intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Vinh hiền từ nguồn gốc đến năm 1930; phong trào cách mạng ở Vinh Hiền (1930 - 1945); vinh hiền xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ VINH HIỀN BẢN THẢO LẦN THỨ III LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ VINH HIỀN (1930 – 2015) Vinh Hiền, 8/2017
  2. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................. 1 Chương 1. VINH HIỀN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN NĂM 1930 ................ 4 1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, hành chính .............................................. 4 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 4 1.1.2. Dân cư ................................................................................................................. 7 1.1.3. Hành chính ......................................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm lịch sử và nhân văn- kinh tế ............................................. 11 1.2.1. Đặc điểm lịch sử ............................................................................................. 11 1.2.2. Đặc điểm nhân văn- kinh tế ......................................................................... 13 1.3. Danh thắng và di tích ........................................................................ 17 1.3.1. Danh thắng ....................................................................................................... 17 1.3.1.1. Núi Linh Thái....................................................................... 17 1.3.1.2. Núi Thúy Vân ...................................................................... 22 1.3.1.3 Đầm Cầu Hai- Sông Nhi ....................................................... 28 1.3.1.4. Cửa Tư Hiền ........................................................................ 29 1.3.2. Di tích ................................................................................................................ 36 1.3.2.1. Di tích của người Việt.......................................................... 36 1.3.2.1. Di tích của người Champa ................................................... 43 1.4. Tạo lập xóm làng .............................................................................. 44 1.5. Lược sử từ nguồn gốc đến năm 1930 ............................................... 52 1.5.1. Vinh Hiền từ khi thành lập đến năm 1884 ............................................... 52 1.2.2. Vinh Hiền từ năm 1885 đến năm 1930 ..................................................... 53 Chương 2. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở VINH HIỀN (1930 - 1945) ............................................................................................... 59 2.1. Quá trình vận động thành lập tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Vinh Hiền (1930 - 1939) ............ 59
  3. 2.2. Phong trào cách mạng 1939 - 1945 và khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 - 1945 ở Vinh Hiền ............................................................... 67 Chương 3. VINH HIỀN XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) ......................................................................... 76 3.1. Xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị thế trận kháng chiến trường kỳ ................................................................................. 76 3.1.1. Củng cố sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng chế độ mới ...................... 76 3.1.2. Phục hồi kinh tế, phát triển văn hóa- giáo dục ........................................ 83 3.1.3. Xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp.................................................................................................................... 87 3.2. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ................ 89 3.2.1. Bối cảnh lịch sử và âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp................... 89 3.2.2. Vinh Hiền kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm 1947- 1948 .............................................................................................. 94 3.2.3. Đẩy mạnh kháng chiến, cùng cả nước giành thắng lợi quyết định (1948 - 1954) ................................................................................................. 104 Chương 4. VINH HIỀN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975) ............................................................................................. 118 4.1. Đấu tranh chính trị đòi đế quốc Mỹ - chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Geneve, chống “tố cộng”, “diệt cộng” để bảo vệ và giữ gìn lực lượng cách mạng (1954 - 1959).......................................... 118 4.1.1. Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thiết lập sự thống trị và đàn áp phong trào cách mạngVinh Hiền .............................................................. 118 4.1.2. Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân Vinh Hiền đấu tranh chính trị đòi đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Geneve, chống “tố cộng”, “diệt cộng” để bảo vệ và giữ gìn lực lượng cách mạng (1954 - 1959).............................................................................................................. 125 4.2. Thực hiện nghị quyết 15 của Đảng, chuyển phong trào từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đồng khởi và phá “Ấp chiến lược”, góp
  4. phần đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (1960 - 1965)................................................ 132 4.2.1. Tích cực gây dựng lại tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng ở Vinh Hiền, chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ........................ 132 4.2.2. Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”ở Vinh Hiền ........................................................................ 134 4.2.3. Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân Vinh Hiền đấu tranh phá “ấp chiến lược”, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ...................................................................... 137 4.3. Đẩy mạnh kháng chiến, phối hợp với toàn huyện tiến công và nổi dậy (1965 - 1968)............................................................................ 143 4.3.1. Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Vinh Hiền ........................................................................................... 143 4.3.2. Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân Vinh Hiền đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đẩy mạnh kháng chiến, phối hợp với toàn huyện tiến công và nổi dậy (1965 - 1968) ............................................. 146 4.4. Tham gia đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969 - 1973) ................................................................... 156 4.4.1. Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Vinh Hiền ........................................................................... 156 4.4.2. Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân đánh bại chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh” ở Vinh Hiền ........................................................................... 159 4.5. Tham gia chống địch phá hoại Hiệp định Pari, phối hợp cùng các lực lượng vũ trang giải phóng quê hương (1973 - 1975) ..................... 172 4.5.1. Địch phá hoại Hiệp định Pari, tăng cường “kiểm soát” Vinh Hiền ...................................................................................................... 172 4.5.2. Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân Vinh Hiền chống địch phá hoại Hiệp định Pari, phối hợp cùng các lực lượng vũ trang giải phóng quê hương .......................................................................................................................... 174
  5. Chương 5. ĐẢNG BỘ XÃ VINH HIỀN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG, ĐỔI MỚI QUÊ HƯƠNG (1976 – 2015) ........................ 183 5.1. Chi bộ xã Vinh Hiền lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội ................................. 184 5.1.1. Tình hình Vinh Hiền sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng......... 184 5.1.2. Chi bộ xã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống, khôi phục kinh tế -xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng (1975-1976).................................................................................................... 186 5.1.3. Chi bộ xã Vinh Hiền lãnh đạo nhân dân từng bước xây dựng quê hương (1977 - 1985) .................................................................................... 191 5.2. Chi bộ xã Vinh Hiền lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển quê hương (1986 - 2000) ........................................... 199 5.2.1. Chi bộ xã Vinh Hiền lãnh đạo nhân dân bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1990)........................................................................ 199 5.2.2. Chi bộ xã Vinh Hiền lãnh đạo nhân dân tiếp tục sự nghiệp đổi mới, ra sức xây dựng quê hương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1990 - 2005) ......................................................................................... 205 5.2.2.1. Thời kỳ (1990 - 1995) ........................................................ 205 5.2.2.2. Thời kỳ 1996 - 2000........................................................... 209 5.3. Đảng bộ xã Vinh Hiền lãnh đạo nhân dân xây dựng và phát triển quê hương (2001 - 2015) ....................................................................... 216 5.3.1. Thời kỳ 2001 - 2005..................................................................................... 216 5.3.3 Thời kỳ 2010-2015 ........................................................................................ 230 KẾT LUẬN .............................................................................................. 239 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 243
  6. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vinh Hiền, khóa XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Đồng chí Lâm Văn Sơn- Bí thư Đảng ủy xã Vinh Hiền Đồng chí Văn Thế Minh- Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Vinh Hiền Đồng chí Nguyễn Văn Lợi- HUV, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền BAN BIÊN SOẠN Khoa Lịch sử- Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế PGS. TS. Đặng Văn Chương- Th.s Trần Đình Hùng - Th.s Ngô Hoàng Long
  7. LỜI NÓI ĐẦU Vinh Hiền là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời của huyện Phú Lộc. Từ lâu, ở Vinh Hiền đã xây dựng và phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó tiêu biểu nhất là truyền thống đấu tranh cách mạng quật cường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu lịch sử cách mạng của quê hương Vinh Hiền qua các thời kỳ là việc làm có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng lòng mong đợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà, góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, khơi thêm niềm tin và tình yêu quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên, cho nhân dân lao động và đặc biệt cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Nhằm đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng nói trên, cũng như thực hiện chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Lộc về biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, nhằm tổng kết thực tiễn lịch sử, nêu bật những thành tựu và cả những hạn chế của cách mạng trong đấu tranh và xây dựng của xã nhà; qua đó, rút ra bài học, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới; được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vinh Hiền tổ chức biên soạn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015) làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương đất nước cho nhân dân xã nhà, nhất là đối với thế hệ trẻ. Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015) hoàn thành là nhờ kết quả nỗ lực của Ban Chấp hành Đảng bộ xã trong công tác chỉ đạo biên soạn, đảm bảo đúng qui trình; là sự nhiệt tình cung cấp nhiều tư liệu quý về sự kiện, nhân chứng… của các đồng chí lão thành cách mạng và các bậc cao niên; là các ý kiến đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí lãnh đạo của huyện, xã qua các thời kỳ lịch sử; là phương pháp, tư duy làm việc khoa học của các đồng chí trong Ban biên soạn. 1
  8. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vinh Hiền xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Phú Lộc, các đồng chí lão thành cách mạng của huyện, xã qua các thời kỳ lịch sử, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, các đồng chí biên soạn… đã giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành cuốn sách này. Về kết cấu, Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930 - 2015) gồm 5 chương: Chương 1. Vinh Hiền từ nguồn gốc đến năm 1930 Chương 2. Phong trào cách mạng Vinh Hiền (1930 - 1945) Chương 3. Vinh Hiền xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Chương 4. Vinh Hiền kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Chương 5. Đảng bộ xã Vinh Hiền lãnh đạo nhân dân xây dựng, đổi mới quê hương (1976 - 2015) Trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, như tư liệu và nhân chứng lịch sử mất mát nhiều, nhiều sự kiện quan trọng không còn hồ sơ lưu trữ nên việc nghiên cứu, biên soạn gặp nhiều trở ngại. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn, sự hỗ trợ của Huyện ủy, nhất là sự đóng góp của những đồng chí cán bộ lão thành, các đồng chí từng lãnh đạo, chỉ huy qua các thời kỳ, Ban Biên soạn đã hoàn thành công việc với tinh thần trách nhiệm cao. Mặc dù công tác tổ chức, biên soạn có nhiều cố gắng, song chắc chắn cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015) không thể tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí, cán bộ, đảng viên và nhân dân để có sự bổ sung hoàn chỉnh vào những lần xuất bản sau. Ban Chấp hành Đảng bộ tin rằng, cuốn sách sau khi xuất bản sẽ góp phần quan trọng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo đồng chí và bạn đọc, giúp vào việc nâng cao lòng tự hào, xây dựng niềm tin, lý tưởng vào sự nghiệp cách mạng, cung cấp tri thức để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng nâng cao hơn nữa truyền thống yêu nước, rèn 2
  9. luyện bản lĩnh chính trị, ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cách mạng ở thời kỳ lịch sử mới, chung tay xây dựng xã Vinh Hiền ngày càng giàu mạnh, văn minh. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vinh Hiền xin trân trọng giới thiệu cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Hiền (1930-2015) cùng đồng bào, đồng chí và bạn đọc. Vinh Hiền, ngày…., tháng…. năm 2017 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ VINH HIỀN 3
  10. Chương 1 VINH HIỀN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN NĂM 1930 1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, hành chính 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vinh Hiền là xã ven biển và đầm phá, là một trong năm xã Khu 3 (gồm Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Giang, Vinh Mỹ, Vinh Hưng), thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ven bờ Đông Bắc đầm phá Cầu Hai, ở vào 16020’10’’ đến 16022’15” vĩ độ Bắc và từ 107052’50” đến 107056’ 46” kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Đông của xã giáp biển Đông. Phía Nam giáp đầm Cầu Hai. Phía Tây giáp hai xã Vinh Hải và Vinh Giang. Vinh Hiền nằm cách trung tâm huyện khoảng 10 km đường chim bay theo hướng Đông Bắc, cách thành phố Huế khoảng 40 km theo hướng Đông Nam, là một trong những xã có lịch sử hình thành lâu đời của huyện Phú Lộc, là một địa bàn có vị trí địa- chính trị quan trọng trên dải đất liên xã dọc quốc lộ 49B. Mặc dù ở vùng đồng bằng, nhưng do đặc điểm cấu trúc địa hình chung của khu vực miền Trung nên Vinh Hiền ở sát biển và cách rừng cũng không xa. Địa hình Vinh Hiền thấp, có độ dốc thấp dần từ Tây sang Đông, nằm trải dọc theo biển Đông và đầm Cầu Hai. Đồng ruộng Vinh Hiền xen lẫn với nhiều gò, bãi cát, chia ra thành nhiều ô, vùng khác nhau. Tổng diện tích tự nhiên của xã Vinh Hiền là 2.179,05 ha. Trong đó, diện tích đất ở : 60,75 ha, đất sản xuất 378,52 ha, đất lâm nghiệp 70,81 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 67,62 ha, diện tích mặt nước 1.547,44 ha1. Về thổ nhưỡng, vùng đất này vốn do biển thoái mà thành. Phân tích các mẫu đất mặt đến độ sâu 40cm ở những vùng đất nhiễm mặn ven đầm Cầu Hai thuộc xã Vinh Hiền, đất đai chủ yếu là đất sét pha bùn, thích hợp 1 Số liệu thống kê của UBND xã Vinh Hiền năm 2016. 4
  11. cho việc xây dựng ao nuôi và chất đáy phù hợp với nuôi trồng thủy sản, độ PH từ 5,3 đến 6,0%. Qua khảo sát cho thấy lớp đất bùn sét tập trung cao nhất ở lớp đất mặn đến 30cm, xuống sâu tỉ lệ cát càng lớn (lớp đất mùn chủ yếu do bồi lắng). Càng đi về phía biển, đất đai chủ yếu là đất cát trắng hoặc đất thịt pha cát trắng, kém màu mỡ, không mấy thích hợp cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung, đất đai ở Vinh Hiền chủ yếu là đất cát nội đồng và đất có dạng bồi tụ trên cát, được chia làm 2 loại chính. Loại thứ nhất là nhóm đất cát có tầng đất dày, bao gồm các loại đất cát nội đồng, đất cát bãi bằng nội đồng, đất cát vùng trũng… chủ yếu dùng làm đất ở, trồng lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Loại thứ hai là nhóm đất nhiễm mặn ven đầm Cầu Hai, chủ yếu dùng để nuôi trồng thủy sản, một phần nhỏ dùng làm đất ở. Về khí hậu, Vinh Hiền nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của vùng duyên hải Trung Trung Bộ, chịu ảnh hưởng rõ rệt của hỗn hợp khí hậu biển và lục địa. Ở đây, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, tương ứng với hai mùa này là mùa hạ và mùa đông. Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, chiếm 22% lượng mưa cả năm. Tháng ít mưa nhất là từ tháng 2 đến tháng 4. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, chiếm 78% lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 10 và 11. Lượng mưa trung bình 580 – 795,6mm/ tháng và 3.200mm/năm. Mùa đông có gió Đông Bắc mà người dân trong vùng hay gọi là gió Bấc, mang theo hơi lạnh nhưng nhờ Vinh Hiền có biển Đông bao la ở phía đông và phía bắc nên đã hạn chế bớt tính chất lạnh buốt của loại gió này.. Mùa hạ có gió Tây Nam hay còn gọi là gió Lào, gió Nam, gây nóng, khô nắng, nhiệt độ cao nhất lên tới 39- 40 độ C. Tuy nhiên, nhờ có đầm Cầu Hai rộng lớn nên gió Tây Nam đã mang hơi nước ở nơi đây trước khi thổi đến Vinh Hiền nhờ đó ngọn gió Tây Nam khủng khiếp của các vùng khác trở thành ngọn gió tương đối hiền hòa, không khắc nghiệt lắm với Vinh Hiền. Ngoài ra, gió biển và gió núi cũng là hai ngọn gió thường xuyên thổi ở Vinh 5
  12. Hiền. Chính nhờ vị trí, phía sau là biển Đông, phía trước là đầm Cầu Hai, bên kia đầm là núi Truồi, núi Bạch Mã… thuộc dãy Trường Sơn kỳ vỹ đã tạo nên môi trường cao hạ áp nghịch nhau giữa ban đêm và ban ngày vì thế Vinh Hiền luôn có gió biển và gió núi. Ban ngày, gió từ biển thổi vào (không nóng) nhờ mang theo hơi nước. Ban đêm, gió từ núi thổi qua (không lạnh) nhờ sự tỏa nhiệt của đầm Cầu Hai. Nhiệt độ trung bình hằng năm của Vinh Hiền vào khoảng 24- 250C. Số giờ nắng trung bình từ 1800- 2000 giờ nắng/ năm, cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 7. Chế độ mưa ở Vinh Hiền tương đối lớn, lượng mưa trung bình là 2.880 mm/năm. Ẩm độ trung bình là 84%. Là xã ven biển và đầm phá nên hệ thống kênh, hói ở Vinh Hiền chỉ phát triển vào mùa mưa, chủ yếu tiếp nhận nguồn nước mặt từ núi Túy Vân, Linh Thái, các gò cát cao trong vùng đổ xuống để chảy ra đầm Cầu Hai và ngược lại vào mùa khô, lượng nước mặt, nước ngầm giảm thì nguồn nước mặn từ đầm Cầu Hai có thể xâm nhập sâu vào đất liền. Hệ sinh thái ở Vinh Hiền rất đa dạng, bao gồm hệ sinh thái biển, đầm phá và đất liền. Về động vật, có các loài thú nhỏ như chồn, sóc, nhiều loại chim như le le, ác là, bìm bịp… Đặc biệt, ở đầm Cầu Hai, là địa bàn đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của ngư dân xã nhà có nhiều loại cá ngon như cá kình, cá mú, cá liệt, cá hanh, cá dìa, cá vẫu… và nhiều loại tôm cua. Ở biển với nhiều loại cá như cá cu, cá cam, cá chim, cá ngứa, cá bớp, các loại mực…Về thực vật với các cây dược liệu quý được người dân dùng làm thuốc nam và nhiều cây gỗ có giá trị như mít nài, thông, rỏi… ở khu vực núi Linh Thái và Túy Vân. Tuy vậy, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ấy cũng gây nên những khó khăn không nhỏ trên bước đường phát triển của xã Vinh Hiền. Trước đây, do cách trở sông đò, nên đời sống sinh hoạt của nhân dân thường bị bó hẹp trong địa bàn của 5 xã Khu 3, những thành tựu văn hóa của nhân loại truyền đến Vinh Hiền hạn chế và chậm trễ nên nhân dân ít nhạy bén trong việc tiếp 6
  13. thu những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Ngày nay, mặc dù phương tiện giao thông đã tiến bộ, nhưng quan hệ kinh tế, văn hóa của Vinh Hiền vẫn chưa kết nối chặt chẽ với các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, hằng năm ở Vinh Hiền còn xảy ra nhiều thiên tai như gió bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… làm cho đời sống nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn. 1.1.2. Dân cư Trước thời kỳ Nam tiến của dân tộc Việt (khoảng thế XIV trở về trước), Vinh Hiền là địa bàn sinh sống của người Champa. Nhiều dấu tích văn hóa Champa vẫn còn lưu giữ cho đến tận ngày nay như phế tích tháp Champa trên núi Linh Thái, phù điêu Champa ở chùa Hải Triều... Về sau, cùng với sự suy yếu của vương triều Champa, đặc biệt là sau cuộc hôn nhân giữa công chúa Đại Việt là Huyền Trân và vua Champa là Chế Mân (1306) thì người Champa lùi dần vào phía nam. Từ đó, các thế hệ người Việt bắt đầu di cư dần vào nam, cùng chung lưng đấu cật khai phá, mở mang những vùng đất mới, trong đó có vùng đất Vinh Hiền. Tiếp đến là những đợt di dân dưới thời vua Lê Thánh Tông (sau năm 1471) và nhiều nhất là đợt theo chúa Nguyễn Hoàng vào nam (1558) đã góp phần tạo nên cộng đồng dân cư ở Vinh Hiền nói riêng và vùng Khu 3, Phú Lộc nói chung. Họ từ nhiều vùng quê khác nhau, chủ yếu ở vùng Thanh- Nghệ- Tĩnh đã đến đây tụ họp, tạo lập xóm làng, cùng nhau xây dựng quê hương mới. Đa số tổ tiên của người Vinh Hiền đến đây trong ba đợt di dân lớn. Đợt thứ nhất sau là sau cuộc hôn nhân của công chúa Huyền Trân (1306), đợt thứ hai dưới thời Lê Thánh Tông (sau năm 1471) và đợt thứ ba là khi Nguyễn Hoàng vào nam trấn thủ Thuận Hóa (1558). Dù có khác nhau về nguyên quán hay thời gian di cư, nhưng tất cả cư dân đều mang trong mình một vốn liếng chung, đó là những giá trị truyền thống, tinh hoa tốt đẹp của dân tộc, của văn hóa Đại Việt được hun đúc, củng cố từ hàng ngàn năm trước. Do vậy, khi đặt chân đến vùng đất mới, tất 7
  14. cả họ đã nhanh chóng hòa đồng, hội nhập với nhau để cùng sinh tồn và phát triển. Bên cạnh các truyền thống đoàn kết, nhân ái, vị tha, nhân dân xã nhà còn là những người nhẫn nại, cần cù, chịu khó, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. Người Vinh Hiền sống gần gũi với thiên nhiên, tính tình cởi mở, chất phác và giản dị, trọng tình bằng hữu và nặng nghĩa họ tộc, xóm làng. Trong quá trình khai phá, họ đã đoàn kết với nhau trên tinh thần huyết thống, cộng đồng làng xã sâu nặng để chinh phục thiên nhiên, tạo dựng xóm làng. Do có cùng chung cảnh ngộ, họ đã đồng cảm, tận tình giúp đỡ, gắn bó với nhau ngay từ buổi ban đầu. 1.1.3. Hành chính Theo sử cũ, thời Văn Lang- Âu Lạc, cả nước ta chia làm 15 bộ và vùng đất Vinh Hiền lúc đó thuộc bộ Việt Thường. Nhà Tần xâm chiếm (246- 201 TCN) nước ta, đất Việt Thường thuộc về Tượng Quận. Năm 116 TCN, nhà Hán đổi làm quận Nhật Nam. Quận này chia ra 5 thành là Tây Quyển, Tỷ Cảnh, Châu Ngô, Lư Dung và Tượng Lâm. Năm 192- 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã đứng lên lật đổ ách thống trị của nhà Hán, thành lập nhà nước Lâm Ấp. Năm 757, quốc hiệu Lâm Ấp đổi làm Chiêm Thành. Từ khi thuộc Lâm Ấp- Chiêm Thành, Tỷ Cảnh trở thành Ô Châu và Châu Ngô trở thành Lý Châu. Khi này Vinh Hiền thuộc đất Lý Châu của vương quốc Champa (Chiêm Thành). Tính đến trước năm 1306, toàn bộ phần đất từ phía nam sông Hiếu (Đông Hà, Quảng Trị) cho đến phần đất phía bắc sông Thu Bồn (Quảng Nam) thuộc đất Ô châu và Lý châu của Champa. Ô châu nguyên là đất Ô Mã. Lý châu nguyên là đất Việt Lý. Đây là hai châu ở phía bắc của Champa, tiếp giáp vùng đất phía nam của Đại Việt. Tháng 6 năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân và khi ấy Ô châu và Lý châu sáp nhập vào đất của 8
  15. Đại Việt. Tháng Giêng, năm Đinh Mùi (1307), nhà Trần đổi Ô châu, Lý châu thành châu Thuận, châu Hóa1, đồng thời tổ chức cho người dân vào đây để định cư khai phá. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 6, tờ 22a, b chép việc “đổi hai châu Ô, Lý làm Thuận châu và Hóa châu, sai hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến ổn định dân chúng. Trước đó, chúa Chiêm Thành là Chế Mân đã đem đất ấy làm lễ vật dẫn cưới. Những người thôn La Thủy, Tác Đồng và Đà Hồng không chịu. Vua sai Nhữ Hài đến tuyên bố đất ấy của triều đình, lựa chọn người chúng bổ cho làm quan, đồng thời cấp ruộng đất, miễn tô thuế ba năm để vỗ về”. Khi này, địa bàn của xã Vinh Hiền thuộc huyện Tư Dung, châu Hóa. Năm 1404, nhà Trần lập phủ Thuận Hóa coi cả châu Thuận và châu Hóa và Vinh Hiền thuộc huyện Tư Dung, phủ Thuận Hóa. Đến đầu đời Lê, phủ Thuận Hóa đổi làm lộ Thuận Hóa, thuộc đạo Hải Tây (cả nước chia làm 5 đạo). Năm Bính Ngọ (1466), vua Lê Thánh Tông chia nước làm 12 đạo thừa tuyên và Vinh Hiền thuộc đạo thừa tuyên Thuận Hóa. Đến năm Canh Tuất (1490), vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ, chia cả nước thành 13 xứ thừa tuyên. Theo đó, xứ Thuận Hóa chia làm hai phủ: Tân Bình và Triệu Phong. Phủ Triệu Phong gồm 6 huyện và 3 châu. Vinh Hiền thuộc huyện Tư Vang, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Huyện Tư Vang gồm huyện Phú Lộc và Phú Vang ngày nay. Năm 1527, nhà Mạc thành lập, đã đổi huyện Tư Vang thành huyện Tư Vinh và về mặt hành chính khi đó, Vinh Hiền thuộc huyện Tư Vinh, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Năm Mậu Ngọ (1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng được cử vào cai quản Thuận Hóa, đổi tên huyện Tư Vinh thành huyện Phú Vinh cho nên Vinh Hiền lúc ấy thuộc huyện Phú Vinh, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Một thời gian sau, huyện Phú Vinh đổi tên thành huyện Phú Vang và Vinh 1 Châu Thuận là đất Quảng Trị. Châu Hóa là đất của Thừa Thiên Huế và một bộ phận của Đà Nẵng ngày nay. 9
  16. Hiền thuộc xã Hoài Vang, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Chính vì vậy, trong Phủ biên tạp lục, Lê Qúy Đôn viết: “Núi Quy Sơn ở huyện Phú Vang, xã Hoài Vang, biển cả bao phía đông, biển cạn (đầm) bao phía tây. Phía nam là cửa Tư Dung”. Năm 1801, Nguyễn Ánh lấy 3 huyện của phủ Triệu Phong là Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang đặt làm dinh Quảng Đức. Đến năm 1806, Gia Long định cho Quảng Đức và Quảng Trị làm dinh trực lệ. Theo địa bạ lập dưới thời vua Gia Long, đất Vinh Hiền lúc đó bao gồm đất của Vinh Hòa xã, Đông Dương thôn, Phụ An ấp, Phụ Lũy khách phường, Đông Am khách phường. Năm 1822, vua Minh Mạng đổi dinh trực lệ Quảng Đức làm phủ Thừa Thiên, gồm 3 huyện Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang. Vinh Hiền khi ấy thuộc huyện Phú Vang. Trong hai năm 1831- 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đến cuối năm 1835, vua Minh Mạng cắt một phần đất của các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang để lập thêm 3 huyện mới là Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc. Khi này, địa bàn của xã Vinh Hiền thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, về mặt hành chính, địa bàn của xã Vinh Hiền ngày nay thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt tên mới cho một số địa phương của huyện Phú Lộc. Lúc này, Vinh Hiền có tên là xã Đại Hiền, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Trong giai đoạn 1945- 1948, tên các xã ở huyện Phú Lộc thường gắn với chữ “Đại” như Đại Hiền (Vinh Hiền), Đại Đồng (Vinh Giang), Đại Lợi (Vinh Mỹ), Đại An (Lộc An), Đại Phố và Đại Định (Lộc Điền)… ý nói lên thành công vĩ đại, lớn lao của nhân dân ta trong cách mạng tháng Tám năm 1945. 10
  17. Tháng 8 năm 1948, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho nên hai xã Đại Hiền (Vinh Hiền) và Đại Đồng (Vinh Giang) hợp thành xã Thế Lộc. Xã Thế Lộc (1948-1954) gồm địa bàn các xã Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Giang ngày nay. Sau năm 1954, đất nước tạm thời chia thành hai miền nam và bắc vĩ tuyến 17. Vinh Hiền khi ấy thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa “ấn định phân chia lãnh thổ Việt Nam” (SL 24 -10- 1956) và chính thức đổi phủ Thừa Thiên thành tỉnh Thừa Thiên nhưng trong thực tế, trước đó chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đổi phủ Thừa Thiên thành tỉnh Nguyễn Tri Phương và sau đó thành tỉnh Thừa Thiên rồi. Năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chia xã Thế Lộc thành 3 xã với các tên là Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Giang. Danh xưng Vinh Hiền được chính thức xuất hiện từ thời gian đó. Lúc này, về mặt hành chính xã Vinh Hiền thuộc quận Vinh Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, 3 tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị- Thừa Thiên được nhập lại tỉnh Bình Trị Thiên và Vinh Hiền thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Bình Trị Thiên. Ngày 30- 6- 1989, tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa VIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách Bình Trị Thiên ra làm ba tỉnh như cũ. Tỉnh Thừa Thiên mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên- Huế. Từ đó cho đến nay, xã Vinh Hiền thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế. 1.2. Đặc điểm lịch sử và nhân văn- kinh tế 1.2.1. Đặc điểm lịch sử Vinh Hiền, Phú Lộc nói riêng và Thừa Thiên- Huế nói chung là vùng đất lịch sử có từ lâu đời. Những phát hiện của khảo cổ cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnh đất này. Những di vật như rìu đá, đồ gốm được tìm thấy ở Phú Ổ, Bàu Đưng (Hương Chữ- Hương Trà), các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ (A lưới), Phong Thu (Phong Điền) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đất này cách đây trên dưới 5.000 năm. Di tích khảo cổ 11
  18. gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầu tiên ở Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (Hương Chữ- Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độ cao trong đời sống vật chất và tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, ở Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diện của nền văn hóa Đông Sơn với việc phát hiện nhiều trống đồng loại một ở Phong Mỹ (Phong Điền) vào năm 1994. Đây là một trong những di vật độc đáo của người Việt cổ. Tại Phú Lộc, năm 1997, giới nghiên cứu đã phát hiện nhiều hiện vật như rìu đá, bôn đá ở Lộc An, nhiều mảnh gốm ở Lộc Thủy thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 1. Điều đặc biệt, trên địa bàn xã Vinh Hiền nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện: năm 1999 phát hiện chiếc bôn đá ở khu vực núi Linh Thái (thôn Đông Dương), năm 2017, phát hiện chiếc khuyên tai hình hai đầu thú ở Vinh Hòa (thôn Hiền Hòa 1)… Trong đó, chiếc khuyên tai hình hai đầu thú là một loại trang sức cổ độc đáo, được coi là đặc trưng của nền văn hóa Sa Huỳnh vào thời đại kim khí ở ven biển miền Trung. Theo đó, chiếc khuyên tai hình hai đầu thú phát hiện ở Vinh Hiền vào tháng 5 năm 2017 có chất liệu bằng đá, chiều ngang 6 cm, chiều cao 5cm, có hình thù đối xứng, ở hai đầu khuyên tai là hình đầu trâu với chiếc sừng nhọn, dài, kèm với hoa văn hình chiếc lá ở mắt. Nhiều nhà nghiên cứu, nhận định bước đầu về chiếc khuyên tai hình hai đầu thú này thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, cách ngày nay 2.500- 3.000 năm. Với việc tìm thấy các cổ vật như rùi đá, khuyên tai hình hai đầu thú ở Vinh Hiền là dấu hiệu đáng tin cậy cho biết những mối giao lưu và sự lan tỏa của các nền văn hóa nổi tiếng cũng như sự tồn tại của con người Việt cổ trên vùng đất Vinh Hiền nói riêng và Phú Lộc nói chung. Do từng là địa bàn sinh sống của người Champa nên trên vùng đất 1 UBND huyện Phú Lộc, Hồ sơ danh mục di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Phú Lộc năm 2014 . 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0