Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Giang (1945-2010): Phần 2
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Giang (1945-2010) phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ xã Xuân Giang lãnh đạo nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985); Đảng bộ xã Xuân Giang lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2010). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Giang (1945-2010): Phần 2
- Chương IV Đảng bộ xã Xuân Giang lãnh đạo nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985) 1. Sắp xếp lại sản xuất, đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (1976 - 1980): Sau 45 năm kiên trì lãnh đạo nhân dân thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo dân tộc giành những thắng lợi vĩ đại, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam bước sang trang lịch sử mới - cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân với khí thế phấn khởi quyết tâm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, xã Xuân Giang đã đạt được một số kết quả như: bước đầu xây dựng và xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng hợp tác xã và phương thức làm ăn tập thể, từng bước khắc phục nạn đói, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, tích cực ủng hộ đồng bào miền Nam chống Mỹ... Tuy nhiên, về cơ bản, tình hình kinh tế - xã hội ở Xuân Giang còn yếu kém và bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật xây dựng được ít và ở trình độ thấp, nền kinh tế sản xuất nhỏ vẫn chưa thoát hẳn tính tự cấp, tự túc; trình độ, năng lực hoạt động của hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng về nhiều mặt còn thấp so với yêu cầu của cách mạng... 88
- Để khắc phục khó khăn, phát huy những mặt thuận lợi, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước đã giành được độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ xã Xuân Giang xác định phải tập trung mọi lực lượng để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước tiến hành tổ chức lại sản xuất, dần dần đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tạo đà cho những năm sau tiến lên mạnh mẽ trong cả nông nghiệp và lâm nghiệp. Để biến quyết tâm trở thành hiện thực, Đảng bộ xã Xuân Giang đã chỉ đạo củng cố lại toàn bộ hệ thống bộ máy tổ chức hành chính từ xã đến các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, các tổ chức quần chúng nhằm tạo sự đoàn kết, nhất trí cao từ trong Đảng, chính quyền tới các tổ chức, các ngành phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của quần chúng, tạo ra không khí mới, sôi nổi, đẩy mạnh mọi phong trào hoạt động của toàn xã đi lên. Đặc biệt, Đảng bộ xã rất chú trọng đến công tác chính trị, tư tưởng, thường xuyên phổ biến, tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, nắm vững tinh thần Nghị quyết của tỉnh, huyện và của xã về việc đẩy mạnh phát triển sản xuất; đồng thời nhận thức rõ vai trò, vị trí và yêu cầu cấp bách của vấn đề sản xuất nông nghiệp, qua đó nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện thắng lợi chương trình, kế hoạch sản xuất lương thực của xã. Trong khi chỉ đạo thực hiện, xã thường có những yêu cầu cao về kế hoạch hoá, duyệt kỹ các kế hoạch sản xuất của từng hợp tác xã, bổ sung kịp thời và tạo điều kiện thuận 89
- lợi giúp các hợp tác xã thực hiện kế hoạch của mình. Đồng thời, đề cao kỷ luật trong việc chấp hành, thực hiện kế hoạch sản xuất đã được duyệt, kiên quyết xử lý những đơn vị, cá nhân làm trái kế hoạch, chủ trương mà tập thể lãnh đạo đã thống nhất. Xã tập trung toàn bộ cán bộ vào việc chỉ đạo sản xuất, bám sát cơ sở đồng ruộng; kiểm tra, đôn đốc cụ thể từng việc từ khâu thời vụ, giống, làm đất, gieo cấy đến chăm sóc, bảo vệ cây trồng, thu hoạch đều nắm thật chắc và động viên kịp thời những nhân tố tích cực. Để đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước, tháng 4 năm 1976, cùng với nhân dân cả nước trên 95% cử tri xã Xuân Giang đã đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Sau khi đất nước thống nhất, thực hiện quyết định của kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa VI, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Tháng 4/1977, Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm là phát huy thế mạnh của tỉnh miền núi, đẩy mạnh việc phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Chỉ thị 208 và Nghị quyết 61 của Hội đồng Chính phủ, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là: vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong năm 1977, xã Xuân Giang đã thành lập Ban quy hoạch tổng thể của xã để chuẩn bị xây dựng hợp tác xã hợp nhất theo quy mô toàn xã vào năm 1978. 90
- Đảng uỷ và chính quyền xã thường xuyên chăm lo củng cố tổ chức các hợp tác xã, xây dựng tốt các cơ sở của hợp tác xã như: xây dựng khu đồng ruộng, đường dân sinh, nhà kho, sân phơi, các cơ sở thuỷ lợi, mua sắm các nông cụ phục vụ sản xuất; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong từng hợp tác xã trên cơ sở phát huy mạnh mẽ tinh thần làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân cùng với việc tăng cường quản lý các hợp tác xã. Để giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, ngoài việc ưu tiên phát triển cây lúa, xã luôn coi trọng và chỉ đạo việc phát triển trồng màu (sắn, ngô, khoai lang...) ở các hợp tác xã và hộ gia đình xã viên. Năm 1977 tổng diện tích cấy lúa của xã đạt 216.184 bó mạ, tổng sản lượng đạt 1.000.249 tấn. So với năm 1976 tăng 9,8 %. Về hoa màu, xã trồng được 1.735.000 gốc sắn (bình quân trên 1kg/gốc), trồng được 20.040 kg ngô giống và 2.440 ha khoai lang. Nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của xã miền núi để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, cân đối, cấp ủy, chính quyền xã Xuân Giang chủ động có kế hoạch phát triển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, với mục tiêu bình quân mỗi ha đất gieo trồng có 01 con trâu; duy trì việc phát triển hai trại chăn nuôi trâu tập thể ở hai hợp tác xã thôn Quyền và thôn Cưởm. Đồng thời, động viên các hộ xã viên phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như dê, lợn, gà... tính trung bình mỗi hộ gia đình có 4 con lợn, toàn xã có khoảng 1.580 con; mỗi hộ có trên 20 con gà, vịt, toàn xã có 7.900 con. 91
- Về lâm nghiệp, xã tiếp tục vận động, chỉ đạo các hợp tác xã trồng mới và chăm sóc rừng theo quy hoạch của Nhà nước. Trong năm 1977, xã trồng mới được 40 ha rừng. Ngoài ra, xã viên các hợp tác xã thường xuyên khai thác lâm sản bán cho Nhà nước như: lá cọ, gỗ tròn, cam quả... Những thắng lợi nhiều mặt trong năm 1977 đã cổ vũ, tạo đà cho những thắng lợi tiếp theo của xã Xuân Giang trên con đường tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Năm 1978, Đảng bộ xã Xuân Giang tiến hành Đại hội lần thứ X, dự Đại hội có 132 đảng viên. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX và đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong nhiệm kỳ tới là: tập trung mọi sức lực, trí tuệ, mọi khả năng sẵn có để đẩy mạnh phát triển kinh tế - chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp, coi trọng cây lương thực nhất là cây lúa. Đi đôi với phát triển kinh tế phải không ngừng củng cố để tiến dần lên hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đưa sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn tiến nhanh, tiến mạnh, vững chắc và tiến kịp các địa phương khác. Để thực hiện được mục tiêu đó, các hợp tác xã phải tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, coi trọng kế hoạch hoá, phát động phong trào quần chúng thi đua lao động sản xuất. Xác định rõ phương hướng sản xuất của hợp tác xã mình (diện tích, số lượng cây, con, vụ sản xuất); quản lý lao động, tư liệu sản xuất, phân phối lao động hợp lý, tăng cường ngày công có ích đi đôi với việc quản lý chặt chẽ về người lao động, tập trung được sức người, sức của cho sản xuất một cách triệt để. Đại 92
- hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí, đồng chí Hoàng Văn Dương được bầu lại làm Bí thư Đảng ủy. Để việc chỉ đạo sản xuất một cách kịp thời, thống nhất, tập trung cao sức lực và trí tuệ của toàn xã vào công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, năm 1978 thực hiện chủ trương của Trung ương và của tỉnh, Xuân Giang đã bước đầu thực hiện và hoàn thành việc xây dựng hợp tác xã hợp nhất theo quy mô toàn xã. Trước đây cả xã có 05 hợp tác xã, trong đó 04 hợp tác xã bậc cao và 01 hợp tác xã bậc thấp. Đến năm 1978, xã Xuân Giang đã đưa 04 hợp tác xã bậc cao thành hợp tác xã hợp nhất Xuân Thành. Riêng hợp tác xã bậc thấp ở thôn Khương, xã cũng có kế hoạch củng cố bộ máy lãnh đạo, cử một đồng chí trong Ban thường vụ Đảng uỷ, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thường xuyên sát sao chỉ đạo thực hiện cuộc vận động định canh, định cư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, để tăng sản lượng lương thực, Đảng bộ rất chú trọng việc chỉ đạo thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích trồng lúa là chủ yếu. Một trong những biện pháp tích cực hàng đầu để thâm canh tăng năng suất là coi trọng công tác thuỷ lợi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn; chăm sóc và diệt trừ sâu bệnh. Riêng trong năm 1979, Xuân Giang đã tu sửa hai đập đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho 7,6 ha diện tích trồng lúa, đồng thời huy động gần 600 công làm kè, cống, tu sửa và đào, đắp mương, phai, chủ động tưới tiêu khi cần thiết. Sau ba năm (1978 - 1980) thực hiện Nghị quyết Trung ương về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, làm ra 93
- nhiều của cải cho xã hội, xã Xuân Giang đã hoàn thành việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo của hợp tác xã Xuân Thành và tổ chức lại sản xuất cho nhân dân. Năm 1980, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm, tổng diện tích gieo cấy lúa toàn xã Xuân Giang đạt 100% kế hoạch, với tổng sản lượng thu hoạch được là 826 tấn; năng suất đã nâng từ 4,8 tấn/ha năm 1977 lên 5 tấn/ha. Diện tích và sản lượng ngô, khoai, sắn đều tăng. Tính trung bình mỗi người dân đạt từ 20 - 25 kg lương thực/tháng. Song song với phát triển sản xuất lương thực, Xuân Giang thường xuyên coi trọng phát triển chăn nuôi, tích cực duy trì đàn trâu tập thể, khuyến khích phát triển chăn nuôi trong các hộ gia đình xã viên. Do phát triển cân đối về sản xuất lương thực và chăn nuôi, thu nhập của nhân dân được tăng lên, xã cân đối được lương thực và thực phẩm đảm bảo đời sống nhân dân và có đóng góp đáng kể cho Nhà nước. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế trong xã không ngừng được củng cố, phát triển. Xã thường xuyên có kế hoạch củng cố các đội văn nghệ ở hợp tác xã, Ban thông tin từ xã đến thôn luôn tích cực viết tin, kẻ khẩu hiệu phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới theo tinh thần Nghị quyết 01 của Trung ương và các Nghị quyết của Đảng bộ địa phương ngày càng được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Bộ mặt xã hội Xuân Giang ngày một đổi mới từ nhà ở, đường đi lối lại đến con người. Ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của 94
- người dân Xuân Giang cũng ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, Xuân Giang là xã đầu tiên trong toàn tỉnh đã xây dựng được một rạp chiếu bóng với 600 chỗ ngồi, thường xuyên chiếu bóng, văn nghệ phục vụ nhân dân trong xã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Công tác giáo dục được quan tâm đúng mức, thu được nhiều thành tựu: cơ sở vật chất được củng cố, số học sinh, số lớp học đều tăng, chất lượng học tập ngày một nâng cao. Trường cấp I, II của xã được đầu tư xây dựng và thường xuyên tu sửa. Năm 1978, thực hiện Nghị quyết 61 của Chính phủ về quy hoạch vùng kinh tế, trường cấp III Xuân Giang di chuyển địa điểm về xã Đồng Yên (huyện Bắc Quang) gây khó khăn cho con em xã Xuân Giang trong việc học tập. Đến năm học 1979 - 1980, trường cấp I và cấp II của xã có 20 lớp với gần 1.000 học sinh. Tỷ lệ lên lớp đạt trung bình 95 đến 97%, nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp học tập với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội; tích cực tham gia mọi hoạt động của xã góp phần xây dựng cuộc sống mới ở địa phương và góp phần đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ở Xuân Giang không ngừng đi lên. Công tác y tế đã đảm nhiệm được việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trạm xá xã luôn được củng cố về đội ngũ cán bộ và phương tiện chữa bệnh. Ban y tế được thành lập từ xã đến thôn để chỉ đạo vệ sinh phòng bệnh, thực hiện bốn công trình vệ sinh trong toàn xã và thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Riêng trong năm 1980, trạm xá xã 95
- đã khám bệnh cho 3.015 lượt người; điều trị 464 người; khám thai cho 100 bà mẹ; đặt vòng tránh thai cho 210 chị em và tiêm chủng cho 2.699 trường hợp. Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, Xuân Giang cũng như nhiều địa phương khác trong toàn huyện trở thành hậu phương của những xã giáp biên giới của tỉnh. Để góp phần cùng quân dân biên giới đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược, Xuân Giang là xã luôn đi đầu trong việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đi dân công phục vụ biên giới. Riêng trong năm 1980 toàn xã có 209 người đi dân công phục vụ quốc phòng, làm đường ở Du Già với tổng số tham gia là 5.364 công; 29 người tham gia phục vụ hỏa tuyến trong thời gian 42 ngày, hoàn thành trước thời hạn 18 ngày. Các đợt tuyển quân hàng năm xã luôn có kế hoạch thực hiện tốt, nhờ làm tốt chính sách hậu phương quân đội, xã đã động viên được tinh thần tự giác thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của thanh niên. Khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” đã trở thành hiệu lệnh và là niềm tự hào lớn của người dân Xuân Giang. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được Đảng ủy quan tâm triển khai, thường xuyên cử cán bộ đi học tập lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn. Qua các kỳ Đại hội, Đảng bộ xã đã đề ra được nhiều giải pháp cụ thể để lãnh đạo nhân dân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Số lượng và chất lượng của tổ chức đảng và đảng viên 96
- được nâng lên rõ rệt, bên cạnh đó Đảng bộ cũng thường xuyên làm tốt công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình, kịp thời chấn chỉnh những đảng viên dao động về tư tưởng, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng. Nhìn lại việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) Xuân Giang đang thực sự chuyển mình, không ngừng đi lên. Xã đã hoàn thành việc tổ chức lại sản xuất, phân bố lại lực lượng lao động, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; văn hóa - xã hội có nhiều đổi mới, trình độ dân trí không ngừng được nâng lên, đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. 2. Trở thành một vùng lúa có năng suất cao, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1981 - 1985): Bước sang năm 1981, cả nước ra sức thực hiện quyết tâm: phấn đấu ổn định và từng bước phát triển kinh tế. Nhiệm vụ cơ bản và cấp bách lúc này là đẩy mạnh sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khắc phục những mặt tiêu cực, yếu kém trong hoạt động kinh tế và xã hội. Căn cứ vào đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4, 5 và Nghị quyết II của Đảng bộ tỉnh, bằng những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, Đảng bộ xã Xuân Giang đã quyết nghị về phương 97
- hướng, nhiệm vụ và những biện pháp quan trọng để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế địa phương, nhằm tạo ra chuyển biến mới trong sản xuất và đời sống, đưa sự nghiệp cách mạng toàn xã tiến lên mạnh mẽ, vững chắc. Ngày 04/10/1981, Đại hội lần thứ XI Đảng bộ xã Xuân Giang được tiến hành. Đại hội đã đề ra mục tiêu cụ thể là: Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, coi trọng lương thực cây lúa, sắn, cây ngô, cây lạc; phấn đấu bình quân lương thực đầu người đạt 25 kg/tháng. Không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng tích luỹ cho hợp tác xã, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; ủng hộ sức người, sức của góp phần bảo vệ vững chắc biên giới phía Bắc Tổ quốc. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, đồng chí Hoàng Văn Dương được bầu lại làm Bí thư Đảng ủy. Trên cơ sở nắm vững đường lối phát triển kinh tế toàn diện của Đảng, vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của xã nhà, phát huy tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, ngành nghề, Đảng bộ xã Xuân Giang đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu đi lên về mọi mặt. Về sản xuất nông nghiệp, xã đã đề ra những biện pháp phát triển kinh tế rất cụ thể, có hiệu quả, trước hết là thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế, cải tiến và chuyển biến rõ rệt về khâu kế hoạch hoá; coi kế hoạch Nhà nước là cương lĩnh thứ hai của Đảng. Đồng thời, chú ý tới các chính sách nhằm kích thích sản xuất phát triển, khuyến khích người lao động, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích nhà nước, tập thể và người lao động. 98
- Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương về “Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động”, trong nông nghiệp, xã đã có kế hoạch vừa chỉ đạo làm điểm để rút kinh nghiệm, vừa kịp thời xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc khoán trong phạm vi toàn xã. Việc chỉ đạo và thực hiện tốt “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” ở Xuân Giang đã khẳng định: phải trên cơ sở chế độ, chính sách đúng thì “khoán” mới thực sự có hiệu quả và sản xuất mới phát triển. Để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng, làm ra nhiều sản phẩm hàng hoá, các hợp tác xã luôn coi trọng việc đưa ra các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Các hợp tác xã thường xuyên có kế hoạch hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân hoá học trong trồng trọt, kỹ thuật sử dụng thuốc trừ sâu cho bà con xã viên. Bên cạnh đó, tăng cường nhập giống mới có năng suất cao, chịu sâu bệnh giỏi; tăng cường xây dựng khu đồng ruộng phù hợp với tưới tiêu khoa học. Ngoài ra, chú trọng việc đúc rút, phổ biến những kinh nghiệm sản xuất tốt để bà con xã viên học tập. Chính việc tập trung chỉ đạo thực hiện tốt ba biện pháp lớn rất cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như: thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích là những tiền đề quan trọng để có những mùa thu hoạch lớn. Thực tế ở Xuân Giang đã cho thấy chỉ có trên cơ sở đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất với những biện pháp cụ thể, thích hợp mới có thể đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế to lớn đã vạch ra. Năm 1984, Đảng bộ xã Xuân Giang tiến hành Đại hội lần thứ XII, Đại hội đã nghiêm túc đánh giá việc triển khai 99
- thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Đại hội XI đề ra, trọng tâm là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn không ít khó khăn, yếu kém, sản xuất của các hợp tác xã có biểu hiện trì trệ, sản xuất không đủ tiêu dùng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; công tác y tế, giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân... Trước tình hình đó, Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ mới và năm cuối của kế hoạch 5 năm là: tiếp tục củng cố các hợp tác xã, thực hiện chính sách khoán đến nhóm hộ gia đình, phát triển hài hòa nông nghiệp, chăn nuôi và nghề rừng; tiếp tục chú trọng lãnh đạo phát triển văn hóa, giáo dục, đặc biệt là lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân số. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, đồng chí Hoàng Văn Ích được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, với tinh thần phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, dựa vào sức dân, đóng góp nhân lực, tài lực khắc phục khó khăn, Đảng bộ xã Xuân Giang đã lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất với mục tiêu hoàn toàn tự túc về lương thực, thực phẩm, hoàn thành các chỉ tiêu dân công, nghĩa vụ lương thực, tuyển quân đối với Nhà nước và ủng hộ tích cực phòng tuyến biên giới. Đồng thời, mỗi năm xã huy động từ hai đến ba lượt dân công làm đường ở Du Già, Nà Chì, Cốc Pài; làm cầu ở Yên Hà, đường Thống Nhất và làm công trình thuỷ điện Thái Hoà; đi dân công hoả tuyến phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu. Riêng năm 1985, xã Xuân Giang đã ủng hộ việc xây dựng phòng tuyến biên giới 100
- 08 con trâu, trị giá 68.000 đồng và ủng hộ 3.846 kg thóc, 80 tấm phản, ủng hộ gạo nếp, cam quả cho Viện 93 phục vụ các thương, bệnh binh. Thành tựu nổi bật nhất trong sản xuất nông nghiệp của xã Xuân Giang trong những năm 1981 - 1985 là đưa tổng sản lượng lương thực năm 1985 đạt 1.478 tấn, tăng hơn năm 1981 là 325 tấn. Bình quân lương thực đầu người là 25 kg/tháng. Từ chỗ phát triển độc canh cây lúa xã đã và đang phát triển các loại hoa màu và cây có giá trị như lạc, đậu tương. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về nông - lâm kết hợp, xã đã bước đầu tổ chức giao đất, giao rừng cho tập thể và các hộ xã viên quản lý, bảo vệ, kinh doanh. Mỗi năm xã giành 50 lao động chuyên kinh doanh ngành lâm nghiệp. Năm 1985 toàn xã trồng được 45 ha rừng bồ đề, khai thác bán cho Nhà nước 473 m3 nguyên liệu giấy, trị giá 83.000 đồng. Song song với trồng trọt, chăn nuôi cũng được chú ý phát triển. Đàn trâu tập thể có 601 con, tăng hơn năm 1981 là 51 con; đàn trâu của các hộ xã viên có 420 con, tăng 102 con. Đàn bò của tập thể và các hộ xã viên cũng đều tăng. Với diện tích 5 ha ao, hồ thả cá hàng năm thu được 5.000 kg cá, trị giá 750.000 đồng. Đồng thời, xã cũng đẩy mạnh hoạt động của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: nung gạch, nung vôi, lò rèn... Với phương châm tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, xã Xuân Giang đã xây dựng cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được sản xuất và 101
- đời sống của nhân dân. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được đảm bảo. Các hoạt động văn hoá, tinh thần, y tế, giáo dục được quan tâm phát triển toàn diện. Xã đã đầu tư xây dựng các phòng học kiên cố và bán kiên cố khang trang. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, trở thành một trong những xã đứng đầu huyện trong phong trào “Dạy tốt và học tốt”, ở xã Xuân Giang cứ 10 người dân có 3,7 người được đi học. Công tác y tế được củng cố thường xuyên, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang hơn, đội ngũ cán bộ y tế cũng được tăng cường với 02 y sĩ, 01 y tá đảm bảo đủ năng lực, thuốc men, điều kiện để khám chữa bệnh tại trạm xá cho nhân dân trên địa bàn xã. Về hoạt động văn hoá, văn nghệ ở Xuân Giang bao giờ cũng sôi nổi, đội văn nghệ của xã kết hợp với các trường học trên địa bàn và đội chiếu bóng dân lập của xã thường xuyên hoạt động, luyện tập, phục vụ nhân dân trong những ngày lễ, ngày tết cổ truyền. Một nếp sống văn hoá mới lành mạnh đang từng bước hình thành, bước đầu thu được những kết quả tốt đẹp. Đảng ủy xã đã chỉ đạo chính quyền, đoàn thể xã phát động phong trào toàn dân thực hiện những quy định về tổ chức lễ cưới, lễ tang, đối với những trường hợp vi phạm quy ước đều được uốn nắn giáo dục kịp thời vì vậy, các tệ nạn mê tín dị đoan, các tập tục lạc hậu gây lãng phí hoặc vi phạm quyền bình đẳng trong đời sống xã hội đều được xoá bỏ trong những năm 1981 - 1985, cả xã có 32 người hành nghề mê tín đã làm đơn tự nguyện bỏ nghề, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền, nhân dân xã Xuân Giang đã đồng tâm nhất trí, tin tưởng vào chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Đó 102
- là điều kiện thuận lợi để cấp ủy, chính quyền xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác khác giành nhiều thắng lợi và với những thành tích to lớn đó năm 1983 Xuân Giang đã được Nhà nước ta tặng Huân chương lao động hạng Ba. Về an ninh quốc phòng, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ xã đã tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập xác định rõ kẻ thù để tăng cường cảnh giác cách mạng, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bảo vệ trị an. Toàn xã thành lập được 22 tổ an ninh nhân dân do đội trưởng sản xuất hoặc Bí thư Chi bộ phụ trách. Bên cạnh đó xã còn tăng cường, củng cố lực lượng công an từ cơ sở thôn, xóm đến ban công an xã. Lực lượng công an kết hợp với dân quân tự vệ thường xuyên tuần tra, canh gác kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, nắm chắc và có phương án giám sát, giáo dục các đối tượng. Do phát động quần chúng tham gia tốt phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong 5 năm 1981 - 1985 ban công an xã đã phát hiện, tịch thu 10 khẩu súng các loại, phá 220 vụ án, thu lại cho tập thể 385.721 đồng. Ở Xuân Giang mọi thanh niên đến tuổi được tham gia vào dân quân tự vệ, luyện tập thường xuyên để sẵn sàng chiến đấu trong đó lấy lực lượng đoàn viên và bộ đội xuất ngũ làm nòng cốt, đảng viên trực tiếp làm cán bộ chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ để làm tốt công tác an ninh quốc phòng. Thực hiện công tác tuyển hàng năm, xã quân Xuân Giang luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Đảng ủy, chính quyền xã luôn thực hiện tốt chính sách hậu phương quân 103
- đội, quan tâm giúp đỡ, thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình bộ đội neo đơn... Những thắng lợi trên các mặt trận sản xuất, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng ở Xuân Giang luôn luôn gắn liền và là kết quả của việc Đảng bộ xã thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng bộ xã xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt cho từng cán bộ, đảng viên nắm vững đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, có quan điểm đúng đắn trong đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, đấu tranh giữa ta và địch; đề ra được mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đánh giá thực tế điều kiện địa phương. Trên cơ sở giáo dục nhận thức, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao làm thước đo để rèn luyện, giáo dục và quản lý hoạt động của mỗi cán bộ, đảng viên. Thông qua các cuộc vận động xây dựng Đảng và việc bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên, Đảng bộ Xuân Giang đã lãnh đạo việc quản lý ruộng đất, quản lý lao động, quản lý việc bảo vệ rừng, cải tạo công thương nghiệp, đồng thời xác định rõ nhiệm vụ cấp bách là: phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế toàn diện, phát triển mạnh hàng xuất khẩu để tăng giá trị sản phẩm hàng hoá, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tích luỹ, làm tròn nghĩa vụ Nhà nước, có hậu cần tại chỗ cho an ninh, quốc phòng, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu thắng lợi. Do đó, từ năm 1983 Đảng bộ xã Xuân Giang luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. 104
- Công tác phát triển Đảng được Đảng bộ xã đặc biệt coi trọng, thông qua phong trào hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể quần chúng khác, Đảng bộ đã chọn lọc được những đoàn viên và quần chúng ưu tú, giàu nhiệt tình cách mạng để bồi dưỡng, giáo dục, thử thách và kết nạp vào Đảng. Tính đến năm 1985, Đảng bộ xã Xuân Giang có 133 đảng viên, mỗi hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có 01 Chi bộ, chất lượng đảng viên được nâng lên rõ rệt. Lớp đảng viên trẻ mới kết nạp đã phát huy được sức trẻ, nhanh nhẹn, sáng tạo góp phần giáo dục và nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Nhiều đồng chí đảng viên trẻ đã giữ những chức vụ chủ chốt trong xã như: xã đội trưởng, phó công an xã, đội trưởng sản xuất... Đồng thời với việc phát triển đảng viên mới bổ sung vào đội ngũ của Đảng, Đảng bộ xã Xuân Giang thường xuyên quan tâm đến việc kiên quyết xử lý, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên vi phạm sai lầm, khuyết điểm, không còn giữ được phẩm chất người đảng viên, nhằm giữ nghiêm kỷ luật Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên; làm cho tổ chức đảng ngày càng vững mạnh, đủ khả năng lãnh đạo mọi phong trào cách mạng địa phương giành thắng lợi. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, Đảng bộ xã nhận thấy còn một số hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó là: sản xuất nông nghiệp thực hiện thâm canh tăng sản có kết quả nhưng chưa có tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời; các biện pháp kỹ thuật liên hoàn chưa thực hiện đồng bộ, làm ảnh hưởng tới năng suất lúa và cây trồng. Bên cạnh đó, xã cũng chưa tập trung 105
- đầu tư phát triển các loại cây xuất khẩu. Đó chính là một nguồn lợi lớn, một nguồn thu nhập đáng kể mà xã Xuân Giang chưa tận dụng khai thác hết thế mạnh của mình. Trong lâm nghiệp, nặng về khai thác mà chưa thật sự coi trọng tu bổ, trồng mới và bảo vệ rừng, do vậy diện tích rừng bị thu hẹp, đặc biệt là các loại gỗ quý không được quản lý chặt chẽ gây thất thoát tài nguyên rừng. Có thể nói trong 5 năm (1981 - 1985), Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Giang đã giành được những thành tích to lớn, sản xuất lương thực luôn tăng đều, năm sau cao hơn năm trước, sản xuất nông nghiệp trong toàn xã đang đi dần vào thế ổn định, vững chắc. Tuy chưa thật toàn diện nhưng đã bước đầu phá thế độc canh và nghèo nàn về sản phẩm hàng hoá. Hợp tác xã nông nghiệp toàn xã đã được ghi tên vào câu lạc bộ năng suất cao của cả nước. Những cơ sở vật chất của các hợp tác xã như nhà kho, cửa hàng... đều được xây dựng bền, đẹp. Các mặt khác trong đời sống xã hội đang dần được thực hiện tốt. Trường phổ thông cơ sở hoàn chỉnh với 40 phòng học; ở tất cả 8 đội sản xuất đều có nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Trạm xá xã với 20 giường bệnh, 01 vườn thuốc nam tập trung nhiều loại cây thuốc quý của địa phương và cả những cây thuốc di thực ở nơi khác về. Đội ngũ y sỹ, dược tá, hộ lý, vệ sinh viên với tinh thần phục vụ người bệnh đầy nhiệt tình, trách nhiệm; phong trào thể dục thể thao khá phát triển; sân vận động của xã đạt tiêu chuẩn là nơi vui chơi, giải trí và luyện tập của hai đội bóng đá trên địa bàn xã. Nhìn lại chặng đường 10 năm (1975 - 1985) cùng cả 106
- nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Giang luôn bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng đại mà lịch sử đã giao phó, đưa xã nhà trở thành một trong những xã có đời sống kinh tế ổn định, vững chắc, đời sống tinh thần phong phú, vui tươi, lành mạnh; an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn đảm bảo tốt. Đó là những điều kiện thuận lợi, là nền tảng và cơ sở vững chắc để Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Giang có đủ khả năng bước tiếp những chặng đường mới trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chương V: Đảng bộ xã Xuân Giang lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2010) 1. Quán triệt và bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995): 1.1. Thực hiện đường lối đổi mới, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1986 - 1990) Sau 10 năm đất nước thống nhất, cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên nhiều khó khăn, thử thách 107
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cúc Đường (1946-2014): Phần 1
94 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 1
131 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đồng Thịnh (1946-2015): Phần 2
184 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phú Tiến (1946-2015): Phần 2
162 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 2
168 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Phương (1947-2014): Phần 2
164 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 2
130 p | 2 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Nung (1947-2020): Phần 1
50 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Điềm Mặc (1946-2015): Phần 2
183 p | 10 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Liên Minh (1937-2015): Phần 1
116 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lâu Thượng (1939-2014): Phần 2
81 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Phương Giao (1946-2014): Phần 2
76 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Cây Gáo (1975-2015): Phần 1
97 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bình Long (1946-2014): Phần 1
126 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Quang Long (1947-2022): Phần 2
163 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 1
78 p | 9 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Đào Xá (1953-2018): Phần 1
150 p | 6 | 1
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Vũ Chấn (1947-2014): Phần 2
146 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn