Ebook Lịch sử hình thành, đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vinh Hưng: Phần 2
lượt xem 4
download
Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử hình thành, đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vinh Hưng: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: xây dựng vinh hưng ngày càng giàu đẹp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Lịch sử hình thành, đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vinh Hưng: Phần 2
- CHƯƠNG III XÂY DỰNG VINH HƯNG NGÀY CÀNG GIÀU ĐẸP I. BƯỚC ĐẦU KIẾN THIẾT SAU CHIẾN TRANH (1975 - 1985) 1. Tình hình Vinh Hưng sau tháng 3 - 1975 Chiến thắng mùa xuân 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 25 - 3 - 1975, xã Vinh Hưng được giải phóng. Niềm vui chiến thắng với khát vọng độc lập tự do nay trở thành hiện thực là một thuận lợi rất cơ bản, thế nhưng cũng như bao vùng đất khác từ vĩ tuyến 17 trở vào, hậu quả chiến tranh để lại cho Vinh Hưng là vô cùng nặng nề, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và không thể giải quyết trong thời gian ngắn mà cần phải có quá trình dài lâu, với những nỗ lực vượt bậc. Là vùng đất có vị thế chiến lược quan trọng nằm ở bên kia đầm Cầu Hai, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, Vinh Hưng là quận lỵ của quận Vinh Lộc. Kẻ địch tập trung xây dựng, biến vùng đất Vinh Hưng thành trung tâm tâm đầu não đàn áp phong trào cách mạng ở các xã khu III 187
- và lân cận. Ở đây, có chi khu quân sự, sân bay dã chiến và đồn quận lỵ Vinh Lộc là nơi khởi đầu cho những hoạt động chống phá cách mạng của kẻ thù. Để bảo vệ cơ quan đầu não, sân bay và đồn quận lỵ Vinh Lộc, ngoài việc bố phòng lực lượng quân sự lớn, kẻ địch còn tiến hành xây dựng một hệ thống lô cốt và tường thành kiên cố, được bảo vệ bằng các loại thép gai và đặc biệt là những bãi mìn lớn, trong đó phổ biến nhất là các loại mìn râu đặc biệt nguy hiểm. Chiến tranh đã kết thúc, thế nhưng cái chết do hậu quả chiến tranh để lại vẫn rình rập và là nỗi ám ảnh đối với bao người dân Vinh Hưng. Cũng như các xã ở vùng khu III Phú Lộc, ở Vinh Hưng trong chiến tranh, kẻ địch đã tổ chức hệ thống chính quyền kìm kẹp quy mô và chặt chẽ từ xã đến các thôn làng. Sau ngày giải phóng, có đến 1/7 dân số ở xã Vinh Hưng thuộc các thành phần có những hoạt động liên quan đến chế độ cũ. Sau ngày giải phóng, đa số đều đã chấp hành tốt chính sách cải tạo và nhận được sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên vẫn còn nhiều phần tử ngoan cố, luôn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng. Không ít trong số đó đã lén lút lợi dụng tình hình khó khăn tại địa phương để tiến hành nhiều hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Đây là một khó khăn lớn trong công tác bảo vệ an ninh và trật tự xã hội. Cũng sau ngày giải phóng, xã Vinh Hưng còn có sự biến động lớn về mặt dân số. Tính đến thời điểm năm 1975, xã Vinh Hưng có dân 10.500 người, trong đó có hàng ngàn người phiêu bạt trở về quê hương sau chiến tranh. Trong thời kỳ chiến tranh, rất nhiều người dân Vinh Hưng phải ly tán ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh, nhiều người trong số đó 188
- thuộc thành phần gia đình ngụy quân, ngụy quyền sống chủ yếu dựa vào đồng lương. Trở lại quê hương sau chiến tranh, nhà cửa vườn tược hoang tàn, một số không quen lao động gian khó nên gặp vô vàn khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống và sinh hoạt. Tâm trạng của họ cũng khác nhau khi nhìn nhận về chế độ mới. Nhiều người phấn khởi, hồ hởi khi được trở về quê hương mưu sinh và tham gia tích cực vào hoạt động tái thiết quê nhà. Thế nhưng, cũng có không ít người thờ ơ, sống khép kín và nuối tiếc về những gì đã qua. Sự xáo động dân cư ở Vinh Hưng cũng bắt nguồn từ chỗ trong thời gian chiến tranh, là trung tâm quận lỵ Vinh Lộc, xã Vinh Hưng trở thành nơi tập trung dân cư từ các nơi. Sau ngày giải phóng, một bộ phận khá lớn đã hồi hương, trở về quê cũ, để lại nhiều vấn đề cần giải quyết về mặt quản lý xã hội và tổ chức sản xuất. Ngay tại quê hương, một bộ phận lớn người dân Vinh Hưng sống ở khu vực “quận lỵ”, có nguồn sống và thu nhập chính dựa vào đồng lương, vào công việc “chạy chợ”, kinh doanh các loại hình dịch vụ và buôn bán nhỏ với thu nhập rất thấp và bấp bênh, không có sự ổn định. Sau giải phóng, nguồn thu căn bản bị cắt đứt nên đa số lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nhất là có rất nhiều người trong độ tuổi lao động lâu nay xa rời công việc lao động chân tay nặng nhọc và không có công việc ổn định để sinh sống. Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho chính quyền cách mạng mới được thành lập. Về kinh tế, nằm ven đầm Cầu Hai, xã Vinh Hưng không có nhiều diện tích để canh tác. Thống kê cho thấy, toàn xã Vinh Hưng sau năm 1975 có 1.050 ha đất tự nhiên, trong đó chỉ có 150 ha lúa và 325 ha màu, bình quân mỗi người dân ở Vinh Hưng chỉ có 4 thước ruộng và 10 thước đất. Do ảnh 189
- hưởng nặng nề của chiến tranh, nông dân sống ly tán nên đa số diện tích ruộng lúa bị hoang hóa nhiễm chua phèn nặng, cỏ lác mọc đầy đồng, không thể tổ chức sản xuất ngay đạt hiệu quả được trong điều kiện hệ thống đê dập, tưới tiêu không có hoặc bị xuống cấp trầm trọng và người dân có trình độ dân trí, chưa nắm vững các biện pháp thâm canh kỹ thuật. Việc tổ chức lại đồng ruộng để phát triển sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn gay gắt do thiếu sức kéo, phân bón… là hậu quả của sự trì trệ trong phát triển chăn nuôi do không được chú trọng phát triển trong một thời gian dài. Các thôn làng ở Vinh Hưng có kinh tế nương vườn phát triển, là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình, nổi tiếng với các loại cây trồng như dâu, câu, cam… Do chiến tranh phá hoại nên việc chăm sóc vườn tược không được chú ý mà bị bỏ bê, thậm chí có những vườn trở thành vườn hoang vô chủ. Muốn phục hồi và phát triển cần phải có thời gian và nguồn vốn đầu tư, một vấn đề khó khăn trong bối cảnh đời sống của người dân Vinh Hưng sau ngày giải phóng. Trong khi đó, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp vốn khá phát triển ở Vinh Hưng cũng không được khuyến khích và quan tâm đầu tư nên bị mai một dần. Thu nhập của đại bộ phận nông dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hệ thống đường sá, cầu cống bị hư hại do ảnh hưởng chiến tranh và lâu ngày không được đầu tư, tu bổ và sửa chữa đã ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong đi lại, sinh hoạt mà còn cả trong việc phục hồi, phát triển kinh tế địa phương. Xã Vinh Hưng còn có khoảng 1.000 nhân khẩu là dân thủy diện tập trung chủ yếu ở vạn chài Trung Chánh (sau ngày giải phóng đổi tên thành Trung Hưng). Do không được 190
- quan tâm đúng mức, có chiến lược đầu tư và xây dựng thỏa đáng từ phía chính quyền, lại phải sống trong điều kiện chiến tranh khốc liệt nên đại bộ phận trong số hàng trăm hộ gia đình ở vùng sông nước xung quanh vùng đầm Cầu Hai đang phải sinh sống tạm bợ, lênh đênh trên mặt nước, chưa có sinh kế phát triển, thu nhập chủ yếu dựa vào đánh bắt các loại thủy hải sản bằng các biện pháp thủ công có thu nhập bấp bênh, việc đi lại gặp quá nhiều khó khăn, đời sống văn hóa - xã hội thấp kém và lạc hậu là bài toán khó đặt ra, cần nhanh chóng có ngay lời giải. Nhìn chung về kinh tế, sau thời điểm tháng 4 -1975, xã Vinh Hưng cũng như cũng như nhiều địa phương ở vùng khu III Phú Lộc, đứng trước vô vàn những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Đáng nói là vấn đề lao động và việc làm. Một kết quả khảo sát được tiến hành sau ngày giải phóng cho thấy, có khoảng 80% hộ gia đình ở Vinh Hưng không có ruộng đất để canh tác; toàn xã đã có hơn 70 % số người trong độ tuổi không có có công ăn việc làm cụ thể và đã có khoảng 90% lâm vào cảnh thiếu đói. Bình quân lương thực đầu người toàn xã chỉ đạt 50 kg thóc/năm. Cả xã chỉ có 7 chiếc mô tô và 23 ghe thuyền máy(1). Xã Vinh Hưng đứng trước sức ép phải giải quyết về vấn đề lương thực, thực phẩm, đi lại, cách thức tổ chức sản xuất, qua đó từng bước ổn định cuộc sống người dân và phát triển đi lên. Về văn hóa - xã hội, là trung tâm của một quận, nơi có nhiều đồn bốt của địch, chính sách văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân được du nhập vào miền Nam đã có ảnh hưởng lớn đến lối sống và nếp nghĩ của người dân xã Vinh Hưng, nhất là thế hệ trẻ. Đó là biểu hiện của lối sống xa hoa, (1) Sổ vàng truyền thống cách mạng xã Vinh Hưng. 191
- trụy lạc, với những ấn phẩm sách báo, phim ảnh đồi trụy, ủy mị…vẫn ngấm ngầm được lưu truyền. Các hủ tục mê tín dị đoan, ma chay đình đám linh đình, nạn bói toán, cờ bạc, rượu chè vẫn phổ biến ở các xóm thôn, đã ảnh hưởng đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân. Mức sống và mức hưởng thụ văn hóa của người dân Vinh Hưng nhìn chung là rất thấp. Với hơn 1 vạn dân nhưng toàn xã chỉ 510 ngôi nhà kiên cố và 340 ngôi bán kiên cố. Người dân, đặc biệt vùng thủy diện, chủ yếu sử dụng nguồn nước sông đầm nhiều ô nhiễm trong sinh hoạt ăn uống. Toàn xã chỉ vẻn vẹn có 6 nhà vệ sinh vệ sinh tự hoại, còn lại đều có thói quen đi thải ra đồng, xuống đầm phá rất mất vệ sinh. So với nhiều địa phương, xã Vinh Hưng có thuận lợi là bên cạnh Trường Tiểu học Diêm Trường và cơ sở giáo dục tiểu học Mai Khôi của Thiên Chúa giáo, trên địa bàn xã còn có Trường trung học Vinh Lộc được thành lập từ năm 1959, là trường trung học duy nhất dành cho con em của cả khu III Phú Lộc và các xã vùng biển, đầm phá Phú Vang. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc học hành của con em trong xã, tuy nhiên vẫn còn có không ít những khó khăn. Một là, xã vẫn chưa hệ thống giáo dục mầm non. Hai là, nhận thức của các tầng lớp nhân dân ở địa phương về chuyện học hành còn thấp, lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện chiến tranh và đời sống kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Chính quyền cũ lại chưa có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng trong công tác giáo dục. Người dân Vinh Hưng vốn có truyền thống hiếu học nhưng sau ngày giải phóng đa phần mù chữ hay có trình độ học vấn rất thấp. Về y tế, trước năm 1975, trên địa bàn xã Vinh Hưng có một bệnh xá, là cơ sở khám bệnh của quận Vinh Lộc cũ, 192
- được xây dựng cùng thời điểm với Trường trung học Vinh Lộc. Bệnh xá Vinh Lộc có quy mô nhỏ, trang bị sơ sài, chỉ có vài cán bộ y tế, chủ yếu điều trị những bệnh thông thường. Người dân bệnh tật, ốm đau nặng phải đưa sang vùng khu I và khu II Phú Lộc để chạy chữa, nếu có điều kiện thì lên Huế hay vào tận Đà Nẵng. Việc di chuyển, đi lại gặp vô vàn khó khăn, tốn kém trong điều kiện “cách đò trở giang”, phải vượt đầm Cầu Hai đầy những nguy hiểm rình rập. Các hình thức chữa bệnh bằng cúng bái, mê tín dị đoan, do thế càng có cơ hội hoành hành và phát triển ở địa phương. Là trung tâm đầu não của quận lỵ Vinh Lộc, kẻ địch đã tập trung lực lượng, tìm cách đàn áp và tiêu diệt các lực lượng cách mạng địa phương, trong đó có tổ chức Đảng cơ sở ở Vinh Hưng. Trong điều kiện khó khăn đó, Huyện ủy Phú Lộc bằng nhiều hình thức năng động và sáng tạo gắn với các giai đoạn lịch sử cụ thể đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân Vinh Hưng đứng lên đấu tranh từng bước giành thắng lợi tiến tới giải phóng hoàn toàn quê hương. Tuy nhiên, đó cũng là khó khăn lớn, mang tính đặc thù của Vinh Hưng, một vùng đất vốn có bề dày lịch sử đấu tranh và cách mạng sau ngày giải phóng 1975. Khó khăn và thách thức đặt ra cho Vinh Hưng là không nhỏ. Đó là hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; là tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới cần phải có thời gian dài mới khắc phục được. Tuy nhiên, Vinh Hưng vẫn có những thuận lợi rất căn bản. Đó là vị thế địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với những thế mạnh về đất đai, sông đầm, là điều kiện để Vinh Hưng phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Nhân dân Vinh Hưng vốn có 193
- truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường và bất khuất, truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Trong niềm hân hoan và phấn khởi khi khát vọng lâu đời và cháy bỏng về độc lập - tự do đã được vẹn toàn, truyền thống tốt đẹp đó của địa phương đã được phát huy, các tầng lớp nhân dân sẵn sàng và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng do Đảng khởi xướng và phát động. Cũng như trong những năm tháng chiến tranh, trong điều kiện quê hương mới được giải phóng, xã Vinh Hưng thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và sâu sát của các cấp lãnh đạo mà trực tiếp là Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để vùng đất này vượt qua mọi khó khăn và thử thách, từng bước vươn lên xây dựng quê hương ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sau những năm tháng dài chiến tranh khốc liệt. 2. Bước đầu xây dựng cuộc sống mới (1975 - 1980) Ngay sau khi được giải phóng, ngày 28 - 3 - 1975, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra chỉ thị khẩn cấp, yêu cầu các huyện ủy, thành ủy phải thực hiện nhiệm vụ cấp bách, đó là “lãnh đạo hình thành chính quyền cách mạng ở xã, thôn; ban hành thiết quân luật. Không tổ chức chính quyền tự quản mà phải tổ chức chính quyền Ủy ban Nhân dân cách mạng thực sự có hiệu lực. Thành lập các tổ chức vũ trang, an ninh cơ sở, thi hành các chính sách, các thông báo của chính quyền cách mạng”(1). Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Phú Lộc, thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân Cách mạng xã Vinh Hưng được thành lập, do ông Nguyễn Phiên làm Chủ tịch và Thường trực là ông (1) Ban Chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc gia, hà Nội, 2000, tr 16. 194
- Hoàng Nguyên. Đầu năm 1977, ông Nguyễn Phiên được Huyện ủy Phú Lộc điều động lên công tác ở Nam Đông, ông Trần Văn Oanh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Vinh Hưng. Ở các thôn Diêm Trường, Phụng Chánh, Lương Viện, Trung Hưng đã thành lập Ban Cán sự thôn với đội ngũ cán bộ được lựa chọn từ một số cơ sở cốt cán. Xã đội và Ban Công an xã cũng được hình thành để kịp thời các nhiệm vụ cấp thiết ở một vùng đất vừa mới giải phóng. Xã đội trưởng đầu tiên là ông Huỳnh Chạy và Trưởng Công an xã là ông Hoàng Trung. Triển khai thực hiện Chỉ thị ngày 9 - 5 - 1975 của Thường vụ Tỉnh ủy về việc nhanh chóng kiện toàn tổ chức lãnh đạo và xây dựng lực lượng nòng cốt cơ sở, Huyện ủy Phú Lộc đã tăng cường cho Vinh Hưng một đảng viên là ông Lê Nhàn, quê ở xã Vinh Mỹ. Do đặc điểm của tình hình lịch sử để lại, sau ngày giải phóng 1975, Vinh Hưng là một trong số ít địa phương ở huyện Phú Lộc không có tổ chức Đảng. Lúc này toàn xã chỉ có 1 đảng viên tại chỗ là bà Nguyễn Thị Nguyệt, sau đó được bổ sung thêm ông Nguyễn Trác (tập kết về, quê ở làng Phụng Chánh). Với việc tăng cường thêm một đảng viên, Chi bộ Đảng đầu tiên xã Vinh Hưng sau ngày đất nước thống nhất được hình thành. Bí thư Chi bộ là ông Nguyễn Trác. Xã Vinh Hưng cũng đã nhanh chóng thành lập Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng xã do bà Nguyễn Thị Nguyệt làm Chủ tịch, không lâu sau đó được thay thế bằng ông Nguyễn Thiện. Các đoàn thể chính trị, như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ giải phóng, Hội Nông dân Giải phóng, Hội Phụ lão giải phóng cũng nhanh chóng được tổ chức và kiện toàn. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã 195
- là bà Hoàng Thị Chi, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cô Nguyễn Thị Phòng, tiếp theo sau đó là anh Hoàng Tín. Hệ thống tổ chức Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng ra đời đã tập hợp được các tầng lớp nhân dân trong xã, thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc của Đảng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Đầu tháng 4 - 1975, xã Vinh Hưng tổ chức thành công lễ ra mắt chính quyền cách mạng xã, sau đó tổ chức lực lượng tham gia lễ tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân giải phóng xã và dự lễ mắt chính quyền cách mạng huyện Phú Lộc. Chi bộ xã Vinh Hưng cũng lãnh đạo nhân dân triển khai Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tổ chức lễ mừng chiến thắng hoàn toàn giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, đồng thời khẩn trương ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội theo tinh thần Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy ngày 6 - 5 - 1975. Lễ mừng chiến thắng xuân 1975 đã được tổ chức ở xã Vinh Hưng với nhiều hoạt động phong phú và có ý nghĩa thiết thực, sâu sắc. Trên các trục đường liên xã, trụ sở chính quyền và các tuyến đường làng đều có những cổng chào với cờ hoa rực rỡ. Nhân dịp này, các cuộc mít tinh, biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao đã được tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cùng với toàn huyện Phú Lộc, xã Vinh Hưng cử những người con ưu tú của địa phương tham gia đoàn đại biểu nhân dân Phú Lộc dự cuộc mit tinh lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, mừng quê hương miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước từ nay thống nhất, vẹn toàn. 196
- Ngay sau khi thành lập, Chi bộ xã Vinh Hưng xác định nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của địa phương là tập trung lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống, bảo vệ những thành quả giành được trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Một trong những việc làm có ý nghĩa đầu tiên của chi bộ là tổ chức cho nhân dân học tập tốt 10 chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời và 6 thông báo của Ủy ban Nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế; phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, tập trung vào các vấn đề giữ gìn an ninh trật tự, thu giữ vũ khí, thu hồi và quản lý các cơ quan, công sở của chế độ cũ, ghi báo nhân viên ngụy quân, ngụy quyền trình diện. Hàng nghìn người dân các thôn trong xã nô nức tham gia học tập. Là quận lỵ Vinh Lộc cũ, trên địa bàn xã Vinh Hưng có nhiều cơ quan, công sở kho tàng của Mỹ - ngụy để lại. Những cơ sở này nhanh chóng được kiểm định, đánh giá, phân loại và tùy theo tình cụ thể có thể trưng dụng phục vụ cho những nhu cầu hoạt động ở địa phương. Trụ sở quận Vinh Lộc ở làng Phụng Chánh được lấy làm cơ sở nhà ở nội trú cho giáo viên. Trụ sở xã Vinh Hưng tại làng Diêm Trường được chuyển làm trụ sở của UBNDCM xã Vinh Hưng. Bệnh xá quận Vinh Lộc vừa là trụ sở làm việc, vừa là nơi khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Các trường học cũ được tận dụng làm cơ sở giáo dục đào tạo của chế độ mới. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, chính quyền cách mạng xã Vinh Hưng khẩn trương triển khai công tác tiếp quản trên địa bàn. Góp phần giúp người dân nhanh 197
- chóng ổn định cuộc sống, chính quyền xã đã giúp đỡ, giải quyết các thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện cho các gia đình có quê quán ở Vinh Hưng hồi cư, trở về quê cũ, có được chỗ ở và điều kiện làm ăn sinh sống. Chính quyền, công an và xã đội vận động, tổ chức, bảo vệ an toàn tính mạng cho binh sĩ ngụy quân, ngụy quyền, những đối tượng tham gia các tổ chức chính trị phản động ra trình diện, khai báo, nộp vũ khí, các phương tiện hoạt động trong chiến tranh. Số bị cưỡng bức đi lính, làm tay sai cho chế độ cũ được chính quyền cách mạng tổ chức cho học tập, cải tạo tại chỗ. Số đối tượng khác được đưa đi học tập, cải tạo tập trung theo quy định của chính quyền các mạng. Các gia đình có con em tham gia chính quyền cũ được vận động, cảm hóa để sớm ổn định về tinh thần, nhanh chóng hòa nhập với xã hội. Các phần tử có biểu hiện chống đối nhanh chóng bị trấn áp. Công tác quốc phòng được Chi bộ xã Vinh Hưng đặc biệt quan tâm lãnh chỉ đạo. Ban Chỉ huy quân sự xã được thành lập, do đồng chí Huỳnh Chạy phụ trách. Ngay trong năm 1976, đại diện cho Ban Chỉ huy quân sự xã Vinh Hưng đã tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ các cấp đầu tiên do UBNDCM huyện Phú Lộc tổ chức về kế hoạch đăng ký nghĩa vụ quân sự và tuyển quân cho đợt năm 1977; đồng thời, thực hiện thống kê quản lý quân dự bị từ hạng 1 đến hạng 2. Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, xã Vinh Hưng nhanh chóng xây dựng lực lượng cơ động tại chỗ, gồm một trung đội làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân cách mạng 198
- huyện Phú Lộc phát động chiến dịch tháo gỡ bom mìn để giải phóng đất đai phục vụ nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Tư tưởng chỉ đạo là “Giải phóng đất đai, bảo toàn tính mạng của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tháo gỡ bom mìn”. Vinh Hưng với tư cách là quận lỵ Vinh Lộc được xem là một địa bàn trọng điểm của huyện Phú Lộc. Trong chiến tranh, để bảo vệ đồn bốt, trụ sở và nhằm ngăn cản hoạt động của lực lượng cách mạng trên địa bàn, kẻ thù đã gài đặt một khối lượng khá lớn bom mìn, hàng rào kẽm gai. Ở trụ sở quận lỵ Vinh Lộc, kẻ địch đã bố trí 5 lớp hàng rào kẽm gai, mỗi lớp cách nhau 3 mét và đều gài mìn và lựu đạn. Tháo gỡ bom mìn là công việc khó khăn và rất nguy hiểm đến tính mạng, đòi phải phải có nghiệp vụ nên cùng với lực lượng công binh của huyện, lực lượng du kích xã và thanh niên được điều động học tập các thao tác kỹ thuật và các thao tác kỹ thuật, đi tiên phong trên mặt trận này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng cũng đã xảy ra nhiều mất mát, hy sinh trong khi thực hiện công tác tháo gỡ bom mìn trên địa bàn. Đáng tiếc nhất là vào đầu năm 1976, trong khi tiến hành rà phá bom mìn tại khu vực xung quanh quận lỵ Vinh Lộc cũ xảy ra một vụ nổ mìn làm chết một thanh niên xung phong và làm bị thương đồng chí Xã đội trưởng Vinh Hưng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần vượt khó và quyết tâm cao, hàng trăm quả bom mìn các loại ở Vinh Hưng còn sót lại sau chiến tranh được tháo gỡ an toàn, hàng trăm ha đất đai nông nghiệp được giải phóng. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Chi bộ xã Vinh Hưng lãnh đạo nhân dân thực hiện các phong trào tiến quân vào đồng ruộng với các chiến dịch làm thủy lợi, khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích ở cồn Rau Câu, 199
- cồn Giá, vùng ô đầm, vùng thượng nguồn sông Truồi… biến ruộng một vụ thành nhiều vụ, vùng đất trắng bạc màu thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh màu và cây công nghiệp. Chính quyền cách mạng vận động nhân dân áp dụng những biện pháp kỹ thuật vào quá trình chăm sóc lúa và hoa màu, như xen canh, làm cỏ, bón phân, bón vôi, đưa các giống lúa mới vào gieo trồng. Đây là chuyển biến rất tích cực khi biết rằng trước đây người dân Vinh Hưng có các tập quán cổ hủ, như không làm cỏ, bón phân cho lúa. Việc khai thác các nguồn lợi thủy sản ở đầm Cầu Hai được tạo điều kiện phát triển. Chính quyền mới vận động ngư dân tận dụng và phát huy hiệu quả các nghề đánh bắt cá trên sông đầm trên cơ sở duy trì các nghề đánh bắt hợp lý, như sáo, đáy, lưới; không dùng các ngư luới cụ đánh bắt mang tính hủy diệt; đồng thời, kịp thời giải quyết các nhu cầu về thu mua, chế biến sản phẩm và cũng ứng các loại lương thực, nhiên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân làm nghề đánh bắt thủy sản ở đầm Cầu Hai bước đầu ổn định sản xuất và đời sống. Xã Vinh Hưng chú trọng khôi phục và phát triển chăn nuôi và ngành nghề thủ công vốn có tiềm năng dồi dào trên địa bàn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nhân dân được đẩy mạnh trên cơ sở tận dụng lợi thế về đầm phá và các nguồn lương thực hoa màu, như khoai, sắn… Các loại hình dịch vụ buôn bán cũng được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, thực hiện cuộc vận động chính trị lớn của Đảng và Nhà nước, ngay từ đầu năm 1976, Chi bộ xã Vinh Hưng lãnh đạo đưa bà con nông dân địa phương bước vào làm ăn tập thể theo hướng xã hội chủ nghĩa. Ban đầu là những tổ 200
- đổi công, vần công và sau đó là các tập đoàn sản xuất. Năm 1977, toàn xã Vinh Hưng đã có 24 tập đoàn sản xuất. Các tập đoàn sản xuất có quy mô khá lớn, với khoảng 100 hộ gia đình, hình thành theo khu vực địa giới hành chính. Dưới sự điều hành của các tập đoàn trưởng và tập đoàn phó, các tập đoàn trong xã có kế hoạch tổ chức chỉ đạo sản xuất, điều hành lực lượng lao động, thực hiện phân phối ăn chia (theo chế độ công điểm) cho nông dân một cách công bằng và hợp lý, phát huy được tinh thần làm chủ tập thể của người dân. Thông qua hoạt động của mô hình làm ăn tập thể này, xã Vinh Hưng thực hiện đẩy mạnh triển khai công tác thủy lợi để thâm canh tăng vụ, tổ chức đi phân (vớt rong) vào mùa hè để chủ động nguồn phân bón hữu cơ trong trồng trọt, từng buớc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhằm chủ động trong việc nắm bắt và quản lý thị trường, cuối năm 1976, xã Vinh Hưng đã mở cuộc vận động nhân dân đóng góp xây dựng Hợp tác xã mua bán với số cổ phần ban đầu 12.500 đồng. Hợp tác xã mua bán Vinh Hưng có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là đại lý bán hàng phân phối theo sổ cho bà con xã viên về những mặt hàng công nghệ phẩm và thực phẩm thiết yếu theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Đồng thời, tổ chức thu mua các mặt hàng nông sản, như heo, gà, thủy sản, đậu màu, rau mè… mà người dân có nghĩa vụ bán cho Nhà nước. Kết quả mà Chi bộ và nhân dân xã Vinh Hưng đạt được trong nhiệm vụ ổn định, khôi phục và phát triển kinh tế những năm sau giải phóng là rất đáng phấn khởi. Thế độc canh cây lúa trong phát triển nông nghiệp bước đầu được xóa bỏ. Các ngành nghề thủ công, dịch vụ, sản xuất ngư nghiệp được tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nên 201
- có nhiều chuyển biến tích cực. Thống kê cho thấy, diện tích gieo trồng toàn xã tăng từ 470,5 ha (năm 1976) lên 580 ha (năm 1980). Cũng cùng thời gian kể trên, diện lúa tăng từ 280 ha lên 300 ha; diện tích màu tăng từ 150 ha lên 170 ha; diện tích cây công nghiệp tăng từ 15 ha lên 30 ha; diện tích cây thực phẩm tăng từ 15 ha lên 18ha. Năm 1980, toàn xã trồng được 2 ha cây lâm nghiệp. So với năm 1976, sản lượng lương thực toàn xã vào năm 1980 đạt 765 tấn, tăng 215 tấn; sản lượng lúa đạt 240 tấn, tăng 50 tấn; màu đạt 425 tấn, tăng 125 tấn; ớt đạt 12 tấn, tăng 3 tấn; lạc 10 tấn, tăng 5 tấn. Đáng chú ý là nhiều loại cây trồng mới được đưa vào sản xuất cho thu hoạch khá, như củ đậu đạt 10 tấn (năm 1980). Sản lượng đánh bắt tôm cá năm 1980 đạt 100 tấn. Từ chỗ là con số không đến năm 1980, nhân dân xã Vinh Hưng đã làm nghĩa vụ lương thực cho Nhà nước đạt 75 tấn và thực phẩm đạt 5 tấn. Cùng với việc tổ chức sản xuất và phân công lại lực lượng lao động trên địa bàn, Chi bộ Đảng và chính quyền xã Vinh Hưng tích cực vận động nhân dân hăng hái thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ở những vùng đất mới giải phóng là tham gia xây dựng vùng kinh tế mới trong tỉnh và các vùng đất núi đồi phía nam của Tổ quốc. Kết quả từ năm 1976 đến 1980, toàn xã Vinh Hưng vận động gần 1.000 hộ gia đình với khoảng 5.000 nhân khẩu đi kinh tế mới, chiếm gần ½ dân số toàn xã thời điểm sau ngày giải phóng. Địa điểm kinh tế mới của bà con nhân dân Vinh Hưng là các vùng đất, như Xuân Lộc (trong huyện Phú Lộc), Khe Tre, Ka Đe (Nam Đông), hay các vùng đất mới ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đắc Lắc. Nhìn chung, được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của địa phương, trên quê 202
- hương mới, bà con nhân dân xã Vinh Hưng vẫn giữ được mối liên hệ gắn bó mật thiết với quê cũ, nỗ lực vượt khó, hăng hái lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc. Sự nghiệp văn hóa - xã hội được Chi bộ, chính quyền và các đoàn thể tích cực chăm lo. Ngay trong tháng 4 - 1975, cùng với các cơ sở trường học trong toàn tỉnh, các trường học trên địa bàn xã Vinh Hưng nhanh chóng mở cửa để chào đón sự trở lại của các học sinh sau một thời gian gián đoạn với chương trình giảng dạy và học tập mới. Trường cấp II + III Vinh Lộc đóng trên địa bàn xã Vinh Hưng tiếp tục là địa chỉ học tập của học sinh cấp II và III (trung học phổ thông) ở khu III và nhiều địa phương thuộc huyện Phú Vang. Năm 1976, xã Vinh Hưng có số lượng học sinh cấp I và II là 1.005 em, nhưng không có hệ thống nhà trẻ mẫu giáo. Đến năm 1980, xã đã có hệ thống hệ thống giáo dục cơ sở hoàn chỉnh, bao gồm giáo dục phổ thông cơ sở với 27 lớp, 1.620 học sinh (khoảng ¾ trong số đó là học sinh địa phương); giáo dục mẫu giáo có 11 cơ sở trải khắp ở 4 thôn với 480 học sinh và 1 cơ sở nhà trẻ với 20 cháu. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học thường xuyên được chăm lo. Đã xuất hiện nhiều gương học sinh giỏi và giáo viên tận tụy với nghề. Chi bộ xã Vinh Hưng cũng đã lãnh đạo chính quyền, trường học và các đoàn thể trong xã nhanh chóng tổ chức các lớp bổ túc văn hóa, xóa mù ở khắp thôn xóm trên địa bàn trên cơ sở tận dụng các phương tiện nhà cửa và đội ngũ hiện có. Một không khí học tập, sinh hoạt diễn ra sôi nổi trong toàn xã. Kết quả, chỉ trong một thời gian ngắn, xã Vinh Hưng đã có hàng người dân thoát khỏi nạn mù chữ. 203
- Nhận thức vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, Chi bộ xã Vinh Hưng lãnh đạo chính quyền xã thành lập Ban Y tế xã; đồng thời, chuyển cơ sở Bệnh xá Vinh Lộc thành trạm y tế xã với 5 giường bệnh, 6 nhân viên y tế (trong đó có 1 y sĩ). Mặt khác, cũng chỉ trong thời gian ngắn, chi bộ, chính quyền và các đoàn thể phát động trong toàn dân phong trào vệ sinh, phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh gắn với những việc làm cụ thể, như thường xuyên làm vệ môi trường, ăn chín uống sôi, xây dựng bến nước, giếng nước và các công trình vệ sinh gia đình và cá nhân, vốn trước đó bị xem thường và tập quán người dân không quen sử dụng. Việc bài trừ các loại hình văn hóa phản động, đồi trụy cùng các tai tệ nạn xã hội phát sinh dưới chế độ cũ được phát động sâu rộng trong toàn xã và nhân được sự hưởng ứng tích cực của đoàn thể và người dân. Bên cạnh đó là việc chú trọng các phong trào văn hóa, văn nghệ và xây dựng nếp sống mới tại nông thôn. Ban Văn hóa thông tin xã được thành lập nhanh chóng tổ chức các đội văn nghệ thể thao. Đã có nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ, thể thao thu hút được sự quan tâm của đông đảo bà con nhân dân được tổ chức vào các dịp các ngày lễ kỷ niệm trong năm. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của xã Vinh Hưng ngày đầu mới giải phóng nhìn chung gặp muôn vàn những khó khăn và thử thách. Ba năm liền 1975 - 1977, nạn thiếu đói xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn toàn xã. Nhà nước đã phải đưa về Vinh Hưng mỗi năm hàng trăm tấn lương thực cứu đói và ổn định tình hình đời sống cho bà con nhân dân nơi đây. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau đó, nhờ sự chỉ đạo kịp thời và sâu sát của tỉnh và huyện, 204
- sự lãnh đạo và điều hành có hiệu quả của tổ chức Đảng và chính quyền cùng tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm của các tầng lớp nhân dân trong xã nên chỉ sau 5 năm tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 1980, xã Vinh Hưng cơ bản giải quyết được nạn đói. Cũng vào thời điểm này, nhiều gia đình xây dựng được nhà ngói kiên cố. Điều đó chứng tỏ người dân Vinh Hưng bước đầu đã có được “của ăn của để”. Từ 1975 đến 1980, cả nước và địa phương diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Ngày 23 - 8 - 1975, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức đại hội đại biểu nhân dân toàn tỉnh tại Huế, quyết tâm đưa Thừa Thiên Huế đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong các ngày 25 - 4 - 1976 và 7 - 11 -1976, diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Cùng với cả nước, cử tri và nhân dân xã Vinh Hưng nô nức, hăng hái đi bỏ phiếu. Sau 30 năm (1946 - 1976), người dân Vinh Hưng, bên kia đầm Cầu Hai mới thực sự được hưởng quyền lợi của công dân một nước độc lập, dân chủ và thống nhất. Đặc biệt, cuối năm 1976, từ ngày 14 đến 20 - 12 - 1976, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng Lao động Việt Nam diễn ra tại Hà Nội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam và quyết định đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở Việt Nam. Ngày 2 - 7 - 1976, kỳ họp thứ 56 của Quốc hội đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Trung ương, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên từ tháng 5 - 1976. Gần 1 năm đó, vào ngày 5 - 3 -1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên có nghị quyết về hợp nhất các huyện, trong đó có sự hợp nhất 205
- 2 huyện Nam Đông và Phú Lộc thành huyện Phú Lộc. Chi bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng xã Vinh Hưng đã tích cực hăng hái tham gia vào các sự kiện lịch sử quan trọng đó. Giữa lúc nhân dân Vinh Hưng cùng với cả huyện, cả tỉnh và cả nước tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thì ở hai đầu biên giới phía bắc và tây nam, các thế lực thù địch tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, lấn chiếm đất đai của Tổ quốc ta. Tháng 6 - 1978, Tỉnh ủy ra nghị quyết về công tác quân sự địa phương, trong đó nhấn mạnh ở các huyện phía nam cần tăng cường xây dựng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Nghị quyết chỉ rõ: “Dù trong tình huống nào của chiến tranh cũng phải giữ vững địa bàn, giữ vững thế tiến công, phải đập tan bằng được âm mưu chia cắt chiến lược của địch, giữ vững và phát huy thế liên hoàn Bắc Nam của Tổ quốc cũng như giữa nước ta và nước bạn Lào, sẵn sàng chi viện cho các chiến trường khác”. Chấp hành Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước, nghị quyết của Tỉnh ủy, dưới sự chỉ đao của Huyện ủy Phú Lộc, cấp ủy Đảng xã Vinh Hưng lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể chuyển hướng các hoạt động vào hoàn cảnh vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh. 3. Đẩy mạnh phong trào tập thể hóa (1980 - 1985) Căn bản ổn định được tình hình khó khăn sau ngày giải phóng, Chi bộ xã Vinh Hưng tiếp tục lãnh đạo nhân dân địa phương bước vào thời kỳ cách mạng mới với nhiệm vụ được xác định rõ, đó là khơi dậy tinh thần lao động sản xuất hăng hái của nhân dân trong toàn xã; xây dựng và củng cố hoạt động của các hợp tác xã; xây dựng nếp sống mới; hoàn 206
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử hình thành: Phần 1
219 p | 93 | 15
-
Ebook Lịch sử đặc công tỉnh Bình Thuận (1952-1975): Phần 1
77 p | 11 | 4
-
Ebook Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và nhân dân xã Thiện Nghiệp, phường Hàm Tiến (1930-1975): Phần 1
196 p | 8 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Lộc (1977-2017): Phần 2
130 p | 9 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 1
224 p | 9 | 4
-
Ebook Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Hưng (1930-1975): Phần 1 (Tập 1)
97 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử hình thành, đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vinh Hưng: Phần 1
186 p | 9 | 3
-
Kỷ yếu lịch sử hình thành vùng đất An Giang: Phần 1
46 p | 22 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Hàm Thuận Bắc (1975-2005): Phần 1
132 p | 6 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (1975-2010): Phần 1
114 p | 9 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu (1930-2000): Phần 1
99 p | 9 | 2
-
Ebook Lịch sử bộ đội biên phòng Quảng Nam-Đà Nẵng (1959-1997): Phần 1
365 p | 13 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Sông Trầu (1994-2015): Phần 1
107 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã An Viễn (1975-2015): Phần 1
129 p | 5 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Núi Thành (1975-2020): Phần 1
162 p | 12 | 2
-
Ebook Lịch sử truyền thống xã Suối Kiết (1945-2010): Phần 1
102 p | 7 | 2
-
Ebook Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường 13 (1930-2015): Phần 1
85 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn