intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Phong trào công dân và công đoàn tỉnh Hà Giang (1998-2018): Phần 1

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Phong trào công dân và công đoàn tỉnh Hà Giang (1998-2018): phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 1998 - 2003; phong trào công nhân và công đoàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2008;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Phong trào công dân và công đoàn tỉnh Hà Giang (1998-2018): Phần 1

  1. LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ GIANG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN TỈNH HÀ GIANG (GIAI ĐOẠN 1998 - 2018) Xuất bản, năm 2022
  2. Ảnh tư liệu: Cột cờ Lũng Cú, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Hà Giang từ những ngày hình thành và phát triển cho đến nay là quá trình vận động liên tục, không ngừng. Năm 1999, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang (khóa XII) đã nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Hà Giang giai đoạn (1900 - 1998)”. Kế thừa và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân và Công đoàn Hà Giang, trong 20 năm qua (1998 - 2018), đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh Công - Nông - Trí thức và khối đại đoàn kết các dân tộc, luôn khắc phục vượt qua mọi khó khăn thử thách, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững biên cương cực Bắc của Tổ quốc, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang ngày một giàu mạnh, văn minh. Để đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục truyền thống cách mạng trong công nhân, viên chức, lao động, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn mang tính liên tục, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã xin chủ trương và được sự nhất trí của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho phép để biên soạn, xuất bản cuốn sách “Phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 1998 - 2018”. Cuốn sách được nghiên cứu, biên soạn nhằm ghi lại một cách khái quát những kết quả đạt được của công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn toàn tỉnh, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn cho phù hợp với tình hình mới. 3
  4. Cuốn sách được biên soạn và trình bày theo tính hệ thống, bao gồm tập trung đánh giá khái quát cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh có tác động đến công nhân, viên chức, lao động; sự phát triển của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động; kết quả hoạt động của tổ chức Công đoàn gắn với 4 nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2018. Trong quá trình biên soạn, Ban biên tập và các thành viên đã hết sức nỗ lực, cố gắng, nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, cơ quan, đơn vị, cán bộ lãnh đạo công đoàn qua các thời kỳ. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý cơ quan, đơn vị và các đồng chí. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng thu thập thông tin và biên soạn cuốn sách “Phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 1998 - 2018” không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí và bạn đọc, để có cơ sở chỉnh lý cho lần tái bản cuốn sách được hoàn thiện hơn. Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Hà Giang (15/01/1951 - 15/01/2022) và chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2022), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách “Phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 1998 - 2018”./. BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ GIANG 4
  5. THÀNH TÍCH CAO NHẤT ĐẠT ĐƯỢC CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ GIANG Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng năm 2014 Chủ tịch nước Chủ tịch nước Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Cộng hòa xã hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ nghĩa Việt Nam chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng tặng thưởng tặng thưởng năm 1998 năm 2002 năm 2008 5
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động: CNVCLĐ 2. Công nhân, viên chức, lao động: CNVCLĐ ------------------------------------------- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT HOA VỀ TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 1. Công đoàn 2. Tổ chức Công đoàn 3. Liên đoàn Lao động tỉnh 4. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh 5. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh 6. Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh 6
  7. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN TỈNH HÀ GIANG, 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Chương I PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 1998 - 2003 I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN TỈNH HÀ GIANG Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính của tỉnh tại thời điểm giai đoạn 1998 - 2003 ổn định, với 09 huyện và 01 thị xã Hà Giang; có 22 dân tộc cùng sinh sống. Trong giai đoạn này, kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều thành tựu và tiến bộ vượt bậc hơn so với thời kỳ mới tái lập tỉnh 1. Các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh được ban hành đều khẳng định không những tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất để giải quyết cái ăn, cái mặc trước mắt và xóa đói giảm nghèo cho người nông dân, mà đồng thời phải đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và thực hiện các chính sách phát triển toàn diện nông thôn và đã có nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể để xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân, đã có những chương trình tiêu biểu để hỗ trợ nông dân và xây dựng nông thôn mới về mọi mặt. 1 Kể từ khi tái lập tỉnh Hà Giang (năm 1991), kinh tế nông thôn và nông dân Hà Giang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo trong nông dân, nông thôn rất cao (chiếm 46,99%), thiếu thốn đủ bề cả về tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, thiếu những điều kiện tối thiểu về chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ mù chữ cao, trẻ em thất học mang tính phổ biến... 7
  8. Sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh trong giai đoạn này tiếp tục phát triển đồng đều, cả trồng trọt và chăn nuôi, tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả trên 1 ha gieo trồng. Từ một tỉnh thường xuyên thiếu đói về lương thực đến hết năm 2002 đã cơ bản đủ ăn 1. Đặc biệt một trong những chủ trương và quyết sách nổi bật trong thời kỳ này là Chương trình “Mái nhà – Bể nước – Con bò” để hỗ trợ cho nông dân vùng cao, đây là một chính sách sáng tạo, đột phá của Đảng bộ tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh, tạo ra một mô hình xây dựng nông thôn mới một cách cụ thể, thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn nông thôn trong thời điểm này; kết quả có 3,1 vạn hộ đồng bào vùng cao được hỗ trợ xây dựng bể nước sinh hoạt (dung tích từ 6 -12m3), thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay và vận động mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong cả hệ thống chính trị vào cuộc để chung tay, góp sức giúp đỡ đồng bào vùng cao mua, nuôi hàng vạn con bò, dê với nhiều hình thức khác nhau (nuôi luân chuyển, nuôi rẽ, hỗ trợ lãi suất tiền vay...), có 3 vạn hộ được hỗ trợ cấp tấm lợp Fibro xi măng để xóa nhà tạm, khu vực nông thôn, vùng cao có 80% số hộ mái nhà lợp Fibro xi măng. Chương trình “Mái nhà – Bể nước – Con bò” trở thành phong trào rộng lớn trong toàn tỉnh, tạo sự chuyển biến rõ rệt về hỗ trợ nâng cao đời sống của người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa so với thời kỳ đầu tái lập tỉnh. Số hộ đói nghèo giảm từ 35% năm 1998 xuống còn 16% vào năm 2003, toàn tỉnh có 14% hộ khá, giàu, xóa cơ bản được hộ đói, có 61% số hộ sử dụng điện, 31% số hộ có ti vi, 22% số hộ có xe máy. Mô hình “Mái nhà - Bể nước - Con bò” không những 1 Sản lượng thóc, ngô năm 2002 đạt 22,3 vạn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 350kg. 8
  9. chỉ thực hiện ở Hà Giang mà còn trở thành mô hình được nhiều tỉnh miền núi của cả nước áp dụng, thực hiện. Ảnh tư liệu: Phiên chợ bò của đồng bào vùng cao Hà Giang Song song với Chương trình “Mái nhà - Bể nước - Con bò”, các dự án, chương trình đầu tư của Nhà nước được cụ thể hóa với các chính sách của tỉnh Hà Giang về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm), đã triển khai mở mới, nâng cấp được hàng nghìn km đường từ huyện đến xã và đường liên thôn, liên bản; phát triển mạng lưới điện nông thôn; trường học nâng cấp, trạm xá xã đều được xây dựng hai tầng... Những kết quả xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn này đạt được là rất to lớn, trực tiếp giải quyết đúng đắn các vấn đề bức xúc về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với đặc thù của một tỉnh miền núi, thể hiện sự đúng đắn về chủ trương, đường lối, sự sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, về cơ bản, nông thôn Hà 9
  10. Giang ở giai đoạn này vẫn là nông thôn nghèo, đời sống nông dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Về phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 1. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành đi vào ổn định sản xuất có hiệu quả, tiêu biểu như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã đáp ứng phần lớn yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng công suất nhà máy gạch tuy nel đạt 15 triệu viên/năm; nhà máy xi măng đạt 3,5 vạn tấn/năm. Công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản đã bắt đầu được hình thành, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển ngành khai khoáng là thế mạnh của tỉnh. Ảnh tư liệu: Dây chuyền sản xuất gạch tuy nel, Nhà máy gạch tuy nel Vị Xuyên thuộc Công ty TNHH Hoàng Gia (Tháng 5/2003). 1 Khi tái lập tỉnh, kết cấu hạ tầng xây dựng rất nhỏ lẻ và hầu như chưa có gì. Trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xã, trường học, trạm xá hầu hết là nhà gỗ, tranh tre, nứa lá (duy chỉ có nhà trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh là xây 3 tầng). 10
  11. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị của tỉnh đã tập trung mọi nỗ lực xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phát huy mọi tiềm năng về vốn và nhân lực trong các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là tranh thủ được sự quan tâm, giúp đỡ to lớn từ Trung ương về huy động các nguồn lực, các chương trình dự án đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế để tập trung phát triển trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có hơn 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập và đồng loạt triển khai thực hiện hàng nghìn công trình xây dựng, từ năm 1998 toàn tỉnh trở thành phong trào "Đại công trường xây dựng". Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tăng lên hàng năm, đến năm 2000 tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng đạt 748,707 tỷ đồng, đến năm 2002 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lên tới 1.073,956 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước đạt 790,617 tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước đạt trên 283,3 tỷ đồng... Nhờ huy động được vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn, cho nên nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh như cầu Yên Biên II qua sông Lô, cầu Kim Ngọc qua suối Sảo, cầu Yên Hà qua sông Con... Nhất là việc đảm bảo 100% các xã đều có đường ô tô đến trung tâm, đưa tổng số đường ô tô đi được từ huyện đến các xã lên 2.100 km; 100% xã có trường học chính ở trung tâm được xây 2 tầng; 70% số xã có hoặc đang xây dựng trạm xá, trụ sở 2 tầng; 500 thôn, bản có trụ sở xây cấp 4; bệnh viện, công sở được xây dựng khang trang đã làm thay đổi diện mạo thành thị và nông thôn; hàng nghìn công trình thủy lợi mới được xây dựng phục vụ sản xuất và đời sống, nước sinh hoạt cho người dân vùng cao căn bản được giải quyết. Thị xã và các huyện lỵ đều có điện lưới; 140/191 xã, phường, thị trấn đã có điện; 60% số hộ dân được sử dụng điện. 11
  12. Trong giai đoạn này cùng với phong trào "Đại công trường xây dựng", do thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở trên khắp các vùng của tỉnh. Cán bộ, CNVCLĐ và nhân dân đã đóng góp hàng triệu ngày công xây dựng vào khoảng 1.700 công trình lớn, nhỏ, trong đó đặc biệt là phong trào làm đường “Đại đoàn kết”, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bản được tiếp tục mở mới với tổng chiều dài là 1.100 km... Ảnh tư liệu: Công nhân, lao động đang làm đường giao thông lên huyện Đồng Văn, Hà Giang, năm 2000. Trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước, điển hình đó là điện thoại di động (không dây) và trạm thu phát qua vệ tinh đã đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và phục vụ đời sống nhân dân và góp phần quan trọng đưa kinh tế - xã hội ngày một đi lên. Đến năm 2000, toàn tỉnh có 15 tổng đài điện thoại, 3 trạm thu phát từ vệ tinh, số máy điện thoại là 9.453 thuê bao, đặc biệt năm 1997 mới có thuê bao 12
  13. điện thoại di động đầu tiên thì đến năm 2000 đã có 1.027 thuê bao di động. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhất là việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao hướng về cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Duy trì củng cố phong trào văn hóa dưới nhiều hình thức như ngày hội văn hóa thể thao, liên hoan văn nghệ thể thao theo cụm xã, văn hóa chợ, duy trì và phát triển vốn văn hóa cổ truyền tốt đẹp của các dân tộc. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng làng, bản văn hóa, gia đình văn hóa, thực hiện quy ước nếp sống văn hóa của làng, bản, cụm dân cư và việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Năm 1998 có 57 làng văn hóa, đến năm 2000 đã có 669 làng văn hóa trên tổng số 1.974 làng và có 40.268 gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Năm 1998 số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên là 60.277 người, có 91 câu lạc bộ thể thao và 258 điểm nhóm tập thể dục thể thao, đến năm 2001 có 94.620 người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên, 105 câu lạc bộ hoạt động thể dục thể thao, có 5.671 gia đình thể thao. Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động của cơ quan báo chí, truyền hình và thực hiện các hình thức thông tin lưu động để chuyển tải và đưa nhanh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Phát triển giáo dục, đào tạo được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh luôn đặc biệt quan tâm, sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn này tiếp tục có nhiều khởi sắc, cơ sở vật chất và mạng lưới trường lớp được quan tâm đầu tư, xây dựng; số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục Hà Giang ngày càng được nâng cao và đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt nhiều thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã kiên trì bám trường, bám lớp, vận động người đi học, thực hiện tốt phương châm “Một hội đồng hai nhiệm vụ” (vừa giảng dạy chương trình học phổ thông vừa 13
  14. tham gia xóa mù chữ, vừa phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở). Tháng 10 năm 1999, tỉnh Hà Giang được Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2003, hầu hết các thôn bản đều có lớp học. Ngành học mầm non, tiểu học và phổ thông tăng nhanh, 191/191 xã có trường tiểu học, 117/191 xã có trường trường trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ từ 6 đến 14 tuổi tới trường đạt trên 95%, chất lượng dạy và học được nâng lên. Đến năm 2003, đã có 2/10 huyện, thị xã và 46 xã được công nhận phổ cập trung học cơ sở. Trong lĩnh vực y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: Đến năm 2003, 100% số xã có cơ sở y tế, hệ thống các bệnh viện trong tỉnh được nâng cấp và đầu tư trang thiết bị khá hiện đại, y đức được đề cao, các chương trình quốc gia về phòng, chống dịch bệnh hoạt động có hiệu quả, việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ, công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em được thực hiện tốt. Cán bộ công nhân viên chức làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình hoạt động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,3% năm 1998 xuống còn 1,8% năm 2002. Tháng 9/1998 Trường Trung học Y tế tỉnh Hà Giang được tái thành lập có ý nghĩa quan trọng trong việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu, khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ y tế ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Trước thực trạng thiếu hụt y bác sỹ có trình độ đại học trở lên, cấp ủy, chính quyền tỉnh cũng quan tâm ban hành các cơ chế chính sách và triển khai nhiều chương trình, đề án liên kết đào tạo theo địa chỉ để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế thông qua đào tạo chuyên tu và cử tuyển tại Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên và các chương trình liên kết đào tạo chuyên khoa cấp I, cấp II với Trường Đại học Y Hà Nội và các bệnh viện, đơn vị y tế lớn của Trung ương. Đến 14
  15. năm 2000, số bác sỹ về công tác tại tỉnh có 266 người, toàn tỉnh có 3,64 bác sỹ/10.000 dân và bình quân có 21,3 cán bộ y tế/10.000 dân. Ảnh tư liệu: Các y bác sỹ đang khám bệnh cho nhân dân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng ngày càng được nâng lên; thường xuyên củng cố, kiện toàn và sắp xếp tổ chức Đảng ở cơ sở cho phù hợp với từng loại hình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 6 (khóa VIII) của Đảng. Đồng thời công tác xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh được đặc biệt quan tâm, năm 1999 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 14 về tăng cường cán bộ cho cơ sở, xây dựng và phát triển toàn diện, xóa đói, giảm nghèo, đã có 151 cán bộ là trưởng, phó phòng của các cấp ủy đảng, sở, ban, ngành tỉnh, cơ quan của cấp huyện và các đơn vị lực lượng vũ trang đi tăng cường cho các xã đặc biệt khó khăn 15
  16. và giữ các chức vụ quan trọng làm bí thư hoặc phó bí thư đảng bộ, chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Nghị quyết này đã có kết quả tốt, tạo sự chuyển biến tích cực ở cơ sở. Đến năm 2000 tiếp tục tăng cường, sắp xếp, luân chuyển, đề bạt 75 đồng chí cán bộ cấp tỉnh, 29 đồng chí cán bộ cấp huyện, thị. Song song với thực hiện chủ trương trên, tỉnh triển khai chính sách tăng cường giáo viên và cán bộ y tế xuống cơ sở, qua đó trình độ cán bộ ở cơ sở được nâng lên một bước rõ rệt. Thông qua chủ trương, chính sách của tỉnh, đã hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, đẩy mạnh phát triển đảng ở cơ sở, từng bước xóa xóm, thôn, bản “trắng” đảng viên và thực hiện tốt công tác xây dựng, phát triển, sắp xếp, củng cố, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng theo yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Riêng trong năm 2001, toàn Đảng bộ tỉnh đã thành lập mới 365 chi bộ, nâng 10 chi bộ cơ sở lên thành đảng bộ cơ sở; toàn tỉnh có 651 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 407 chi bộ cơ sở và 244 đảng bộ cơ sở), có 1.836 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, còn 677 thôn, bản chưa có chi bộ. Đến năm 2003, tiếp tục thành lập mới được 303 chi bộ ở các cơ quan, đơn vị, thôn, bản. Trong 5 năm (1998 - 2003), toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp trên 5.000 đảng viên mới. Công tác quốc phòng và an ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, các lực lượng vũ trang được củng cố về mọi mặt, nhất là bản lĩnh chính trị. Số lượng và chất lượng được nâng cao, các kế hoạch phòng thủ được hoàn chỉnh và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, thường xuyên làm tốt công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân một cách vững chắc, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác để phát triển mọi mặt của tỉnh, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo. Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể tỉnh luôn quán triệt, triển khai có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của 16
  17. Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh quốc gia và đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trong tình hình mới, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiêu biểu là “Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự xóm, bản, khu vực biên giới” theo Chỉ thị 39/CT-UB, ngày 18-12-2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Có thể khẳng định trong giai đoạn 1998 – 2003, dưới sự lãnh chỉ đạo sáng tạo, quyết tâm cao độ của Đảng bộ tỉnh, cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc Hà Giang cùng đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vươn lên khắc phục đặc thù của một tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn, tranh thủ sự giúp đỡ to lớn của Trung ương, tạo lập được những kỳ tích cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Những thành tựu và kỳ tích đó, trong đó có vai trò và sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn trong xây dựng và ban hành chính sách, trong thực hiện và triển khai chính sách, với những kết quả cụ thể trên mọi lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh giai đoạn 1998 - 2003 đạt bình quân trên 10,3%/năm, trong đó năm 2002 đạt 10,48%. Thu ngân sách tăng từ 32,8 tỷ đồng năm 1996 lên 74 tỷ đồng năm 2000 và năm 2002 đạt 150 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,75 triệu đồng năm 2000 lên 2,14 triệu đồng năm 2002. Tỷ lệ hộ nghèo đói năm 1998 là 35%, giảm còn 18% năm 2000 và còn 16% năm 2002. Sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ trong giai đoạn này, đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bộ mặt nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hà Giang có bước chuyển mình vượt bậc và thay đổi lớn so với các tỉnh miền núi, vùng cao biên giới trong cả nước, coi đây là 17
  18. một kỳ tích về xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở chưa từng có đối với đồng bào nhân dân các dân tộc của tỉnh. II. TÌNH HÌNH CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG Sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động làm cho đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về cơ cấu. Năm 1998 toàn tỉnh có 21.383 CNVCLĐ, đến năm 2003 phát triển tới 32.000 CNVCLĐ. Đội ngũ cán bộ, công chức, trí thức ở các cơ quan hành chính sự nghiệp tăng lên do đặc điểm, nhu cầu của một tỉnh miền núi, biên giới, dân tộc, đang trong quá trình phát triển. Năm 1998 khu vực hành chính sự nghiệp của tỉnh có 13.000 người, đến 2002 tăng lên 17.850 người (tăng 38%). Một số ngành có sự tăng nhanh như ngành giáo dục và đào tạo từ 8.259 cán bộ, giáo viên năm 1998 tăng lên 13.000 cán bộ, giáo viên năm 2002 (tăng 45%); ngành y tế từ l.600 cán bộ y tế năm 1998 tăng lên trên 2.000 cán bộ y tế năm 2002 (tăng 27%). Trong các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, số CNVCLĐ có xu hướng giảm dần và ngày càng chiếm tỷ lệ thấp trong các thành phần kinh tế. Năm 2003 toàn tỉnh còn 32 doanh nghiệp nhà nước, với 3.856 CNVCLĐ và đang tiến hành thực hiện quá trình sắp xếp đổi mới theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt. Số CNVCLĐ ở các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý do được sự hỗ trợ trực tiếp từ các tổng công ty lớn nên ít có sự biến động. Năm l998 cả tỉnh có 10 doanh nghiệp nhà nước trung ương đóng trên địa bàn với 1.701 CNVCLĐ, đến năm 2003 có 11 doanh nghiệp với 2.209 CNVCLĐ, tăng 29,8%. 18
  19. Ảnh tư liệu: Công nhân, lao động đang mở tuyến đường giao thông đến vùng sâu, vùng xa của Hà Giang Do thực hiện chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, từ năm 1998 toàn tỉnh trở thành “Đại công trường xây dựng”, đã tạo mở cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có sự tăng mạnh về cả số lượng, loại hình doanh nghiệp và công nhân, lao động: Năm 1998 toàn tỉnh có 48 doanh nghiệp với khoảng 2.800 công nhân, lao động, đến 2003 có 248 doanh nghiệp với trên 8.000 công nhân, lao động (tăng 185,7%). Ngoài ra, điều đáng chú ý trong thời kỳ này với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các lĩnh vực sản xuất được mở rộng như: Chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, khai khoáng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí... cũng tạo ra nhiều việc làm mới và thu hút, giải quyết được hàng chục nghìn việc làm cho lao động nông thôn, đồng bào vùng cao. Về chất lượng CNVCLĐ: Đội ngũ CNVCLĐ trong thời kỳ này nhìn chung tuổi đời trẻ và trình độ cũng được nâng lên cả về nhận thức, chuyên môn và tay nghề. Trước những biến 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2