intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Formatted: Centered

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lưỡi giúp con người nếm để phân biệt, thưởng thức các vị khác nhau trong thực phẩm, nuớc uống cũng như dược phẩm hoặc các chất khác. Đó là vị giác, một trong năm giác quan của cơ thể. Mức độ vị giác nhạy cảm khác nhau tùy từng người, trẻ em mạnh hơn người lớn, thanh niên mạnh hơn người già. Tình cảm cũng có quan hệ đến vị giác, khi bực tức, lo sợ, lo nghĩ, đau buồn hay mệt mỏi... vị giác có thể giảm sút, đói lâu ngày vị giác cũng tạm thời mất nhạy....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Formatted: Centered

  1. Formatted: Centered Thay đổi vị giác có đáng sợ? Lưỡi giúp con người nếm để phân biệt, thưởng thức các vị khác nhau trong thực phẩm, nuớc uống cũng như dược phẩm hoặc các chất khác. Đó là vị giác, một trong năm giác quan của cơ thể. Mức độ vị giác nhạy cảm khác nhau tùy từng người, trẻ em mạnh hơn người lớn, thanh niên mạnh hơn người già. Tình cảm cũng có quan hệ đến vị giác, khi bực tức, lo sợ, lo nghĩ, đau buồn hay mệt mỏi... vị giác có thể giảm sút, đói lâu ngày vị giác cũng tạm thời mất nhạy. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến vị giác, ở nhiệt độ 20-30 độ C thì độ nhạy cảm của vị giác là cao nhất. Ngoài ra hút thuốc, uống rượu nhiều, thiếu ngủ cũng làm cho vị giác thay đổi. Lưỡi giữ thức ăn ở gần răng để được nhai nghiền nát rồi lưỡi đưa đẩy thức ăn nhuyễn về thực quản để nuốt xuống dạ dày. Nhai và nuốt là hai giai đoạn sơ khởi nhưng rất quan trọng của sự tiêu hóa. Lưỡi hành động phối hợp với môi, răng và vòm miệng để tạo ra tiếng nói. Chỉ thiếu hụt một phần lưỡi là tiếng nói đã phì phò, ngọng nghịu. Lưỡi giúp con người nếm để phân biệt các vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay,... thưởng thức các vị khác nhau trong thực phẩm, nước uống cũng như dược phẩm hoặc các chất khác. Ðó là vị giác, một trong năm giác quan của cơ thể. Nhưng khi ăn mà trong miệng bạn có cảm giác mùi vị khác hoặc không ăn vào cũng có cảm giác mùi vị thường hoặc có khả năng mắc một bệnh nào đó.
  2. 1: đắng; 2: mặn; 3: chua; 4: ngọt; 5: nụ nếm; 6: tế bào nhận cảm giác; 7: thần kinh cảm giác. Ảnh: M.H Biểu hiện và nguyên nhân Miệng nhạt: Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo. Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài, còn gặp sau ca đại phẫu thuật, người thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là lại xuất hiện ở một người tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác. Cần phân biệt với trường hợp người già, đầu nhũ vị giác thoái hóa, răng rụng, không còn đầy đủ, cũng do xương hàm bị teo với mức độ khác nhau làm cho việc nhai thức ăn không kỹ, thậm chí phải nuốt chửng, thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn tới t ình trạng ăn không biết mùi vị. Miệng mặn: Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn, viêm thận mạn tính, bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng. Miệng chua: Là tự thấy trong miệng có vị chua, khi ăn không có cảm giác ngon miệng và ợ chua, gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày.
  3. Miệng cay: Là trong miệng cảm thấy có vị cay hay đầu lưỡi có cảm giác tê cay. Hiện tượng này thường thấy ở những người tăng huyết áp. Miệng đắng: Miệng đắng là trong miệng có vị đắng, thấy nhiều ở chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật, điều này quan hệ tới sự trao đổi chất của dịch mật. Miệng đắng còn có thể thấy trong chứng bệnh ung thư. Người bệnh ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn có cảm giác đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi. Miệng chát: Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh ở hệ thống thần kinh, mất ngủ, thức đêm không ngủ. Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng. Miệng ngọt: Là trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là "khẩu cam", dù là nước sôi cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt có pha một chút chua chua. Thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, người bị đái tháo đường. Miệng thơm: Tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả gặp trong bệnh đái đường (tiêu khát) nặng, cần đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra, điều trị.
  4. Mất vị giác Mất vị giác không những làm cho đời sống giảm thích thú mà còn nguy hiểm vì mất một hệ thống cảnh báo rủi ro, ảnh hưởng tới sức khỏe. Mất vị giác cảm giác gây ra bởi các bệnh viêm và bệnh thoái hóa trong khoang miệng; tác dụng của một số loại thuốc, nhất là những thứ thuốc có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tế bào như thuốc kháng tuyến giáp, thuốc chống ung thư; dùng xạ trị ở khoang miệng và hầu; nhiễm virut; rối loạ n nội tiết; u tân sinh và rối loạn ở người cao tuổi. Mất vị giác rất nguy hiểm vì không thể phát hiện được mùi vị khi ăn phải thức ăn có chất độc, hư thối, thức ăn gây dị ứng. Mất vị giác cũng đưa tới trầm cảm... tăng rủi ro cho các bệnh tăng huyết áp, đá i tháo đường, tai biến mạch máu não... nguy hiểm đến tính mạng.
  5. Tóm lại, vị giác giúp con người thưởng thức món ăn thức uống đồng thời cũng giúp nhận biết món ăn tốt hay xấu cho sức khỏe. Khi rối loại vị giác ta có khuynh hướng ăn qua loa cho xong bữa, không còn hứng thú với bạn bè. Hậu quả là thiếu dinh dưỡng, xuống cân. Rối loạn có thể điều chỉnh được sau khi được các bác sĩ khám tỷ mỉ và đã xác định rõ nguyên nhân. Do đó, khi chúng ta thay đổi vị giác sau một thời gian không đỡ cần phải đi bác sĩ để được khám càng sớm càng tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2