intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

FORTUM (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm khuẩn toàn thân trầm trọng : nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ung thư máu hay tạng đặc có suy giảm miễn dịch, và trên bệnh nhân đang được cấp cứu với các bệnh đặc hiệu như phỏng nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn đường hô hấp : viêm phổi, phế quản phế viêm, viêm màng phổi nhiễm khuẩn, viêm màng phổi mủ, abcès phổi, dãn phế quản bội nhiễm, viêm phế quản và trong nhiễm khuẩn phổi trong bệnh xơ nang. Nhiễm khuẩn tai mũi họng : viêm tai giữa, viêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: FORTUM (Kỳ 2)

  1. FORTUM (Kỳ 2) CHỈ ĐỊNH Nhiễm khuẩn toàn thân trầm trọng : nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, viêm màng não, nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ung thư máu hay tạng đặc có suy giảm miễn dịch, và trên bệnh nhân đang được cấp cứu với các bệnh đặc hiệu như phỏng nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn đường hô hấp : viêm phổi, phế quản phế viêm, viêm màng phổi nhiễm khuẩn, viêm màng phổi mủ, abcès phổi, dãn phế quản bội nhiễm, viêm phế quản và trong nhiễm khuẩn phổi trong bệnh xơ nang. Nhiễm khuẩn tai mũi họng : viêm tai giữa, viêm tai ngoài ác tính, viêm xương chũm, viêm xoang và các nhiễm khuẩn tai và họng nặng khác.
  2. Nhiễm khuẩn đường tiểu : viêm thận-bể thận cấp và mãn, viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm niệu đạo (chỉ viêm niệu đạo nhiễm vi khuẩn), abcès thận và các nhiễm trùng đi kèm với sỏi bàng quang và sỏi thận. Nhiễm khuẩn da và mô mềm : viêm quầng, abcès, viêm tế bào, phỏng và vết thương nhiễm trùng, viêm vú, loét da. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, mật và bụng : viêm đường mật, viêm túi mật, mủ túi mật, abcès ổ bụng, viêm phúc mạc, viêm túi thừa, viêm kết tràng, các bệnh nhiễm trùng hậu sản và vùng chậu. Nhiễm khuẩn xương và khớp : viêm xương, viêm xương cơ, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịnh nhiễm khuẩn. Thẩm phân : nhiễm trùng do thẩm phân máu và phúc mạc và thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục (CAPD). Phòng ngừa trong phẫu thuật tiền liệt tuyến (qua niệu đạo). CHỐNG CHỈ ĐỊNH Quá mẫn đã biết với các kháng sinh céphalosporine.
  3. CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG Giống như những kháng sinh b-lactam, trước khi dùng ceftazidime, nên kiểm tra cẩn thận về tiền sử phản ứng quá mẫn với ceftazidime, céphalosporine, pénicilline hay những thuốc khác. Chỉ nên dùng ceftazidime một cách thận trọng với bệnh nhân có phản ứng quá mẫn loại I hay quá mẫn tức thời với pénicilline. Ngưng thuốc nếu xảy ra phản ứng dị ứng với ceftazidime. Các phản ứng quá mẫn trầm trọng có thể cần dùng tới épinéphrine (adrénaline), hydrocortisone, kháng histamine hay các biện pháp cấp cứu khác. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Nên dùng thận trọng các kháng sinh céphalosporine ở liều cao cho bệnh nhân đang được điều trị đồng thời với các thuốc gây độc trên thận, như các aminoglycoside hay các thuốc lợi tiểu mạnh, như furosémide, do có nghi ngờ rằng các kết hợp này tác động có hại lên thận. Kinh nghiệm lâm sàng sử dụng ceftazidime cho thấy rằng hầu như thuốc không gây nguy hại với liều điều trị được khuyến cáo. Không có bằng chứng rằng ceftazidime có tác động ngoại ý lên thận với liều điều trị thông thường; tuy nhiên, do phần lớn thuốc được đào thải qua đường thận, cần giảm liều tùy theo mức độ
  4. của suy giảm chức năng thận để tránh các hậu quả lâm sàng của việc gia tăng các nồng độ kháng sinh như co giật (xem phần liều lượng trong trường hợp suy thận trong phần Liều lượng). Ceftazidime không can thiệp vào các xét nghiệm dựa trên cơ sở men tìm glucose niệu. Có thể quan sát được sự can thiệp yếu vào các phương pháp khử đồng (các test Benedict, Fehling, Clinitest). Ceftazidime không làm ảnh hưởng thử nghiệm picrate kiềm tìm créatinine. Kết quả dương tính trong test Coombs đi kèm với sự sử dụng ceftazidime trong khoảng 5% bệnh nhân có thể can thiệp vào các xét nghiệm máu chéo. Giống như những kháng sinh phổ rộng khác, sử dụng kéo dài ceftazidime có thể đưa đến bội nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm (như Candida, các Enterococcus) có thể cần gián đoạn việc điều trị hay áp dụng các biện pháp thích hợp. Cần thiết lập lại việc kiểm tra tình trạng bệnh nhân. LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Không có bằng chứng trên thí nghiệm về tác động gây bệnh ở phôi hay sinh quái thai được quy cho ceftazidime. Tuy nhiên, cũng giống như mọi thuốc khác, nên dùng cẩn thận trong những tháng đầu thai kỳ và cho trẻ vừa mới sanh. Chỉ sử dụng trong thai kỳ khi đã cân nhắc giữa lợi ích và những nguy cơ có thể xảy ra.
  5. Ceftazidime được bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp và do đó, nên cẩn thận khi dùng ceftazidime cho người mẹ nuôi con bú.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2