Franchise - kênh tiếp thị độc đáo & ưu việt
lượt xem 119
download
Nhượng quyền kinh doanh với tư cách là "khái niệm & mô hình tiếp thị thành công nhất trong tất cả các khái niệm & mô hình đã từng phát minh"
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Franchise - kênh tiếp thị độc đáo & ưu việt
- Tác giả: Trần Anh Tuấn, Giám đốc Dự án the Pathfinder John Ong, Giám đốc Điều hành FT Consulting Bài viết này được thực hiện bởi nhóm công ty tư vấn FT-Pathfinder Consuting Group, bao gồm hai công ty tư vấn the Pathfinder (Vietnam) & FT Consulting (Singapore). FRANCHISE – KÊNH TIẾP THỊ ĐỘC ĐÁO & ƯU VIỆT Nhượng quyền kinh doanh (franchise) - với tư cách là “khái niệm & mô hình tiếp thị thành công nhất trong tất cả các khái niệm & mô hình đã từng phát minh”- hiện được phân loại như thế nào? mối quan hệ giữa franchise với khái niệm kênh tiếp thị (channel marketing) ra sao khi nhìn từ góc nhìn tiếp thị? Bài viết sau nhằm cung cấp một số định nghĩa toàn diện và chi tiết liên quan đến franchise nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng lựa chọn mô hình franchise và kênh tiếp thị phù hợp & hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của mình. Các loại hình franchise cơ bản Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee): 1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise): Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: 1) hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo); 2) bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; 3) hệ thống thương hiệu; 4) sản phẩm/dịch vụ. Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn … 2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise): Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau: - Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên; - Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise) như Coca Cola; - Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi; - Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst & Young, Grant Thornton... Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & 1
- kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm. 3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise) Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh. 4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise) Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống & mức độ bao phủ thị trường – xét về độ lớn & tốc độ (xem Hình 1). Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu. Mức độ Mức độ Chi phí kiểm soát bao phủ Franchise không toàn Franchise cho bên Franchise Franchise tham diện thứ ba tham gia vốn gia quản lý Hình 1 - Các mô hình franchise Nguồn: FT Consulting Đối với các công ty trong nước, franchise là lãnh vực còn mới và chưa được nhiều công ty hiểu biết sâu sắc và áp dụng mô hình franchise này một cách toàn diện & thành công vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài trừ vài trường hợp hiếm hoi như Phở 24. Mặt khác, do những hạn chế về công tác quản trị thương hiệu & cả sức mạnh thương hiệu, công tác quản trị & kiểm soát hệ thống được tiêu chuẩn hóa mọi quy trình và tác vụ, các doanh nghiệp chủ yếu đang áp dụng mô hình franchise không toàn diện, đặc biệt theo phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ như thegioididong, Foci, Cà phê Trung Nguyên... Trên thế giới người ta sử dụng nhiều từ ngữ đẹp đẽ nhất để ca ngợi giá trị của franchise như “phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương tây”, “cách mạng hóa hoạt động phân phối hàng hóa và dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực ngành hàng và ở hầu hết các nước” và được đánh giá là “khái niệm & mô hình tiếp thị thành công nhất trong tất cả các khái niệm & mô hình đã từng phát minh”. Về góc nhìn tiếp thị, franchise có quan hệ & ý nghĩa như thế nào đối với việc lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp? 2
- Quan hệ giữa franchise & tiếp thị theo kênh (channel marketing) Khi xây dựng mô hình tiếp thị và bán hàng, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Thiết kế tiếp thị theo kênh (channel marketing) là công việc quan trọng thuộc về chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp trong nước chưa quen thuộc và thành thạo như các tập đoàn đa quốc gia đang tiếp tục xâm nhập một cách bài bản vào thị trường Việt Nam. Có một số cách thức khác nhau liên quan đến lựa chọn kênh tiếp thị riêng rẽ và kể cả kết hợp các kênh với nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn chỉ định các nhà bán lẻ (retailer hay dealer), tổ chức hệ thống đại lý (agent), chỉ định nhà phân phối/bán sỉ (distributor/wholesaler), tiếp thị trực tiếp (direct marketing) theo kiểu cá nhân hóa tiếp thị hoặc lựa chọn mô hình franchise. Doanh nghiệp có sản phẩm hay dịch vụ có thể sử dụng bất cứ cách nào trong những kênh tiếp thị này khi hợp tác với bên thứ ba để phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Quyết định này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, chiến lược tiếp thị và năng lực quản lý của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần cân nhắc thêm 3 yếu tố quan trọng khi lựa chọn kênh tiếp thị, bao gồm mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí & độ bao phủ thị trường (xem Hình 2). Mức độ Mức độ kiểm soát Chi phí bao phủ Tiếp thị NPP Nhà Sở hữu cửa trực tiếp /bán sỉ /bán lẻ Đại lý Franchise hàng Hình 2 - Các phương thức tiếp thị theo kênh Nguồn: FT Consulting Hình thức buôn bán lẻ (dealership hay retailer) thường dùng để chỉ những người buôn bán nhỏ được giao quyền kinh doanh (có thể để bán lại hay bán lẻ) một sản phẩm đặc thù nào đấy của các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh nhỏ. Thông thường, người buôn bán lẻ không bị doanh nghiệp này ràng buộc phải kinh doanh trên cơ sở “độc quyền” sản phẩm hay khu vực bán hàng nào đó. Đa số họ là các các cửa hàng với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng (end-user). Ví dụ, các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, khí đốt, đồng hồ. Một đặc điểm quan trọng là các loại hình bán lẻ và cả hệ thống đại lý thường hoạt động theo mô hình quản lý kinh doanh lỏng lẻo (loose business format) và thiếu những ràng buộc chặt chẽ về quản lý, tính nhất quán về thương hiệu. Doanh nghiệp không quy định rõ ràng quy trình kinh doanh (ngoại trừ các kỹ thuật, quy định và điều kiện liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm của họ), hệ thống bản sắc thương hiệu (thể hiện qua trang trí nội/ngoại thất cửa hàng, bảng hiệu, thiết kế…), tính đồng nhất & hiệu quả cho toàn hệ thống gặp nhiều hạn chế. Doanh nghiệp cung cấp mức hỗ trợ hạn chế, thường chủ yếu những gì liên quan đến bản thân sản phẩm & dịch vụ liên quan như giao hàng, bảo hành, đổi hàng… Hình thức phân phối (distributorship) thường liên quan đến quyền được trao để bán một sản phẩm hay dịch vụ trong một giới hạn địa lý nào đó. Khách hàng của họ (customer) chính là các nhà bán sỉ, nhà bán lẻ hoặc thậm chí nhà phân phối nhỏ hơn. Nhà phân phối không buộc phải kinh doanh “độc quyền” các sản phẩm của doanh nghiệp (do đó, sự trung thành không được bảo đảm), trừ trường hợp hợp tác phân phối độc quyền. Nhà phân phối có thể sử dụng cửa hàng showroom để trưng bày sản phẩm thay vì các cửa hàng bán hàng như nhà bán lẻ. Nhà phân phối thường được chọn căn cứ trên sức mạnh và độ rộng của mạng lưới phân phối. Tương tự hình thức đại lý hay nhà bán lẻ, nhà phân phối thường không nhận được nhiều những hoạt động hỗ trợ từ công ty chính, ngoại trừ các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh bản thân sản phẩm như cung cấp tài liệu quảng cáo catalogue, huấn luyện sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật (như hệ thống thông tin), trong khi đó còn hạn chế nhiều về tính đồng nhất trong quản lý hệ thống bản sắc thương hiệu. 3
- Franchise thì “độc đáo” hơn nhiều bởi vì nó đòi hỏi sự nhất quán trong cách thể hiện bản sắc thương hiệu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngoài việc tập trung kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Thông thường, việc nhượng quyền được trao độc quyền cho bên nhận quyền trong phạm vi địa lý nào đó. Bên nhận quyền cũng được yêu cầu chỉ kinh doanh sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Thỏa thuận nhượng quyền thường dài hạn hơn (5 đến 20 năm hay hơn nữa), so với hình thức đại lý và phân phối (có thể ký lại từng năm, hoặc 3 đến 5 năm tùy vào khả năng thỏa thuận). Thỏa thuận nhượng quyền cũng chi tiết hơn. Bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ liên tục bên nhận quyền thiết lập & vận hành kinh doanh. Bên nhượng quyền phải tuyệt đối tuân thủ các ràng buộc, quy định, chính sách và hệ thống của bên nhượng quyền (được quy định rất chi tiết trong cẩm nang hoạt động & hệ thống kiểm soát hệ thống). Đổi lại, bên nhượng quyền nhận được các khoản phí cho các hoạt động hỗ trợ từ bên nhận quyền (khác với hình thức đại lý hay phân phối, có thể không có khoản phí đó). Căn cứ vào phân tích trên, quan hệ nhượng quyền đương nhiên chặt chẽ và kỹ lưỡng hơn hình thức đại lý và phân phối. Các mô hình kinh doanh “lòng lẻo” như phân tích trên đây thường được các công ty trong nước áp dụng phù hợp với mục đích chủ yếu là gia tăng doanh thu, độ bao phủ & thị phần nhanh chóng trong điều kiện khả năng quản lý kênh tiếp thị & bán hàng còn hạn chế. Điều lưu ý là bên cạnh gia tăng doanh thu trong ngắn hạn, các doanh nghiệp về lâu dài cần hoàn thiện hơn hệ thống quản lý tiếp thị - bán hàng, gìn giữ và phát triển hình ảnh & giá trị thương hiệu, chăm sóc & quan hệ chặt chẽ với hệ thống các nhà bán lẻ & nhà phân phối để đảm bảo việc kinh doanh có cơ hội phát triển lớn hơn, bền vững & lâu dài hơn. Nhìn xa hơn, tất cả các chiến lược tiếp thị theo kênh như trên sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu kinh doanh các sản phẩm & triết lý kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Franchise sẽ phổ biến & phù hợp đối với doanh nghiệp nào mong muốn xây dựng hệ thống bản sắc thương hiệu và hệ thống quản trị & kiểm soát kinh doanh chặt chẽ. Các hình thức đại lý, nhà bán lẻ hay nhà phân phối sẽ phù hợp & phổ biến với các chủ sở hữu mong muốn xâm nhập hay và dành thị phần nhanh chóng với sản phẩm có giá trị thấp với định hướng chính họ là người bán sản phẩm (như hàng tiêu dùng nhanh FMCG). Từ góc nhìn của bên nhận quyền, tham gia vào một hệ thống franchise đã được thiết lập sẵn & đã được kiểm chứng tính hiệu quả trong thực tế tất nhiên sẽ giúp họ nhanh chóng làm chủ một cửa hàng/đơn vị kinh doanh với xác xuât thành công cao hơn là tự họ thiết lập mô hình kinh doanh cho mình. Hơn nữa, họ sẽ có cơ hội rút ngắn thời gian học hỏi bí quyết & kinh nghiệm kinh doanh thậm chí ngay cả khi họ chưa có kinh nghiệm kinh doanh trước đây. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ từ năm 1974 đến 2002, trung bình chỉ có 5% số doanh nghiệp thất bại trong lĩnh vực franchise, trong khi con số tương ứng ở các doanh nghiệp không nhượng quyền là 30-65%. Ngoài ra, bên nhận quyền sẽ tận dụng được lợi thế có được nhờ quy mô toàn hệ thống như giảm chi phí tiếp thị, khuyến mãi, giảm giá đầu vào nguyên vật liệu… Điều kiện để xây dựng mô hình franchise thành công Theo kinh nghiệm tư vấn thực tiễn của FT Consulting, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược franchise đảm bảo 4 yếu tố quyết định sau cho sự thành công & phát triển bền vững: khả năng phát triển bền vững (sustainablity), khả năng kiểm soát (controllability), khả năng tiếp thị hệ thống (marketability) và khả năng nhân bản (replicability). Theo đó, doanh nghiệp nên thực hiện các bước đi một cách chuyên nghiệp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau: Chất lượng & tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ nhất quán Các ứng dụng tiếp thị truyền thông bản sắc thương hiệu nhất quán thể hiện qua việc thực hiện chiến lược “tài sản sở hữu trí tuệ” phù hợp Mô hình & quy trình kinh doanh được chuẩn hóa chi tiết để có thể dễ dàng & nhanh chóng nhân bản với tỷ lệ sai biệt về chất lượng nhỏ nhất Bên nhượng quyền xây dựng hệ thống đánh giá & kiểm soát chất lượng và tính đồng nhất của hệ thống nhằm đảm bảo các bên nhận quyền luôn thực hiện đúng & nghiêm túc các quy định đã thỏa thuận theo tinh thần “các anh em ruột trong cùng gia đình” Ngành hàng kinh doanh franchise có tiềm năng phát triển ổn định, bền vững và lâu dài Đảm bảo khả năng sinh lợi phù hợp & tương xứng cho cả bên nhượng quyền & nhận quyền 4
- Bên nhượng quyền có triết lý và quan điểm kinh doanh phù hợp với mong muốn hỗ trợ bên nhận quyền thành công theo nguyên tắc đôi bên cùng thắng (win-win) và cung cấp liên tục những hỗ trợ cần thiết. Do đó những điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng phải công bằng & đảm bảo “win’win” cho cả đôi bên. Bên nhượng quyền cam kết liên tục đầu tư vào hoạt động nghiên cứu & phát triển (hoặc sáng tạo) đối với sản phẩm, dich vụ và cả mô hình kinh doanh nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cho các bên nhận quyền & kể cả thương hiệu Bên nhượng quyền lựa chọn cẩn thận các đối tác nhận quyền với triết lý & nguồn lực phù hợp dựa trên các tiêu chí & tiêu chuẩn rõ ràng. Theo thống kế trên thế giới, nguyên nhân thất bại được chia theo tỷ lệ: 25% lỗi do người nhượng quyền, 25% do môi trường và 50% do bên nhận quyền. Trong hợp đồng franchise cũng quy định vai trò & trách nhiệm rõ ràng của các bên tham gia, trong đó bên nhượng quyền chịu trách nhiệm chuyển giao hệ thống, bí quyết, thương hiệu và sản phẩm.dịch vụ, còn bên nhận quyền chịu trách nhiệm quản lý & điều hành trực tiếp cơ sở nhượng quyền với cam kết cao nhất về nguồn lực vật chất & tinh thần. Mua nhượng quyền franchise để đảm bảo xác suất thành công cao & giảm thiểu rủi ro không có nghĩa là thành công chắc chắn 100%. Quan trọng nhất là bên nhận quyền cần phát triển hệ thống kiểm soát tính nhất quán & hiệu quả hệ thống để hạn chế những thay đổi tự phát từ phía bên nhận quyền, như tự ý bới nguyên liệu, cách chế biến món ăn hay thay đổi hệ thống bản sắc thương hiệu… Hơn thế nữa, bên nhượng quyền nên xây dựng chương trình quản lý quan hệ chặt chẽ với bên nhận quyền (relationship mangement) như viếng thăm định kỳ, khảo sát ý kiến và hài lòng, hội thảo/hội nghị khách hàng, huấn luyện nhằm để đảm bảo lắng nghe ý kiến phản hồi, cung cấp sự hỗ trợ kịp thời và liên tục. Điều lưu ý là nhiều doanh nghiệp quốc tế đã không thành công khi xây dựng mô hình kinh doanh franchise do chưa thực hiện tốt & đầy đủ các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình franchise mặc dù họ đã cố gắng tự mình xây dựng hay “bắt chước” các mô hình thành công trên thế giới. Khi đó, các công ty tư vấn franchise sẽ giúp đỡ họ giảm thiểu rủi ro đầu tư và gia tăng cơ hội thành công lớn hơn. Bên nhận quyền cũng cần được đào tạo bài bản hơn về franchise nếu thật sự họ mong muốn kinh doanh thành công bằng mô hình franchise chứ không chỉ ước vọng suông về một mô hình “bách chiến bách thắng’ có sẵn nào đó. Đối với Việt Nam, trước mắt nhu cầu đào tạo là rất cần thiết để nâng cao nhận thức và hiểu biết, đặc biệt cho đối tượng nhượng quyền & nhận quyền kinh doanh tiềm năng. Điển hình nhất là trường hợp Chính Phủ Singapre đã thực hiện rất tốt việc hỗ trợ phát triển mô hình này qua chiến lược franchise quốc gia vào những năm 1990 với nhiều chính sách hỗ trợ rất tích cực & hiểu quả liên quan đến việc miễn thuế cho các công ty tư vấn franchise, ưu đãi thuế & tài trợ phát triển hệ thống các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền bên cạnh việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh & thuận lợi. Bối cảnh thuận lợi cho xúc tiến phát triển franchise tại Việt Nam Luật thương mại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 1/2006 giúp thiết lập một khung pháp lý rõ ràng hơn cho việc quản lý các hoạt động nhượng quyền. Sự phát triển nhanh chóng các công trình xây dựng phục vụ ngành bán lẻ tại các thành phố lớn công với sự kiện ngành bán lẻ Việt Nam đang được thế giới đánh giá cao về tính hấp dẫn & tiềm năng phát triển đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Việt Nam có đầy đủ những điều kiện cần thiết & thu hút phát triển mô hình franchise: nền kinh tế phát triển cao và ổn định hơn 7%/năm, nền chính trị ổn định, cung cấp thị trường tiêu thụ “trẻ” với hơn 84 triệu dân với mức thu nhập đầu người đang gia tăng nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp tiêu dùng trẻ mới nổi có thu nhập khá – cao và cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống & làm việc tại Việt Nam. Trong năm 2006, mối quan tâm đối với loại hình kinh doanh này ngày càng thể hiện rõ và dự kiến sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi hơn nữa trong năm 2007 nhằm xúc tiến các hoạt động nhượng quyền từ các công ty nước ngoài và trong nước có sự tham gia của các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư và cả các hiệp hội nhượng quyền quốc tế. Cuối năm 2006, một đoàn doanh nghiệp Việt Nam với các công ty nhượng quyền (franchisor) như Phở 24, Trung Nguyên, G7Mart đã tham dự sự kiện quốc tế lớn “Nhượng quyền & Cấp phép Kinh doanh Châu Á”(Franchising & Licensing Asia) tại Singapore nhằm quảng bá và tìm kiếm đối tác nhận quyền nước ngoài. Về phía quốc tế, một đoàn doanh nghiệp Singapre hoạt động trong 5
- lãnh vực nhương quyền sẽ viếng thăm và tổ chức Hội thảo về nhượng quyền vào đầu tháng 4 sắp tới dưới sự phối hợp tổ chức của Tổ chức Nhượng Quyền & Cấp phép Kinh doanh Singapore Kinh doanh (FLA) và Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư TP HCM (ITPC). Theo Thương vụ Úc (Austrade), một sự kiện xúc tiến & kết nối kinh doanh (business matching) tương tự cũng sẽ được tổ chức vào tháng 7 sắp tới tại TP HCM nhằm quảng bá năng lực ngành nhượng quyền của Australia tại Việt Nam sau khi xúc tiến thành công các hợp đồng nhượng quyền trong năm 2005-2005 là Cartridge và Gloria Jeans tại Việt Nam. Về phía Thương Vụ Mỹ, franchise được xem như một trong những lãnh vực tiềm năng & ưu tiên xúc tiến nhất của Mỹ, và họ đang sẵn sàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến & kết nối kinh doanh để giúp các công ty Mỹ xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong các lãnh vực khác nhau thông qua con đường franchise. Năm 2007 và 2008 sẽ đánh dấu một cốt mốc quan trọng chuẩn bị cho những đột phá hấp dẫn & mạnh mẽ hơn cho hoạt động franchise trong vài năm tới đây tại Việt Nam. Bên cạnh ngành hàng truyền thống cho nhượng quyền là thực phẩm & giải khát, cơ hội tiềm năng có thể xuất phát từ các lãnh vực dịch vụ như giáo dục & đào tạo, dịch vụ kinh doanh, thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp, bán lẻ, dịch vụ du lịch, bất động sản, khách sạn… Theo nhiều chuyên gia ngành dự báo, thị trường sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 25-30%/năm trong 2-3 năm tới do sự mở rộng mạng lưới kinh doanh của các hệ thống franchise hiện hữu, sự xâm nhập mạnh mẽ & nhiều lãnh vực đa dạng hơn chưa được khai thác từ các công ty nước ngoài sau khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO “mở rộng cửa” cho đầu tư 100% vốn nước ngoài trong các lãnh vực dịch vụ và sự góp mặt của các thương hiệu mới trong nước. Nhiều tập đoàn quốc tế sẽ lựa chọn mô hình franchise như là một công cụ xâm nhập thị trường hiệu quả nhất vào Việt Nam thông qua các mô hình franchise khác nhau. Hàng loạt các công ty quốc tế đã hoàn tất giai đoạn nghiên cứu thị trường và đang tiến hành ráo riết lựa chọn đối tác nhượng quyền để nhanh chóng đặt chân vào thị trường Việt Nam như Charles & Keith Shoes, Celia Loe, Bread Talk, Cavana, and Koufu (Singapore), McDonald’s, Dunkin Donuts, Starbucks Coffee, Hard Rock Café, Athlete’s Foot and Century 21 Real Estate, IKEA, Tesco và Wal-Mart (Mỹ), The Coffee Club, Healthy Habits và Hudsons Coffee (Úc). Vài nét về công ty tư vấn the Pathfinder Là công ty chuyên tư vấn chiến lược thương hiệu, thiết kế hệ thống bản sắc thương hiệu & kế hoạch tiếp thị truyền thông thương hiệu, xây dựng chiến lược công ty, tư vấn chiến lược & kế hoạch phát triển hệ thống bán hàng. Các thành viên của công ty đã được mời và tham gia với vai trò Cố vấn trong Chương trình “20 thương hiệu hạt giống” của Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh do Trung tâm Xúc Tiến Thương Mại TPHCM (ITPC) tổ chức thực hiện 2005-2006. Khách hàng tiêu biểu: Việt Tiến, Kềm Nghĩa, May Phương Đông, VNCI… 6
- Vài nét về công ty tư vấn nhượng quyền FT Consulting, Singapore (www.consultft.com) Là một trong những công ty tư vấn lớn nhất tại Châu Á, chuyên về nhượng quyền kinh doanh, cấp phép kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh. Công ty tư vấn về nhượng quyền duy nhất tại Singapore với kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành hoạt động nhượng quyền. Hiện đang điều hành chuỗi cửa hàng cà phê với gần 50 cửa hàng tại 9 quốc gia Á Châu. FT Consulting tham gia tư vấn cho nhiều công ty lớn nhỏ, từ những doanh nghiệp địa phương nhỏ và trung, đến các công ty đa quốc gia như HP, Siemens, Ascendas, NTUC, Comfort-Delgro, Telekom Malaysia, KPMG và Singapore Press Holdings. Giám đốc điều hành của FT Consulting là thành viên Ủy Ban Điều hành của Hội Nhượng quyền và Cấp phép Singapore. Đội ngũ nhân viên hoàn chỉnh – về luật pháp, tài chính, xây dựng thương hiệu, và kinh doanh. 16 năm hoạt động trong ngành 10 chuyên gia tư vấn Tư vấn hơn 40 ngành nghề khác nhau 80 năm tổng hợp kinh nghiệm về tư vấn nhượng quyền 10 quốc gia – chi nhánh hoặc đối tác Tại Việt Nam FT Consulting đã chọn the Pathfinder làm đối tác để phối hợp và cung cấp dịch vụ Những thành quả của FT Consulting 150 hệ thống nhượng quyền đã được thiết lập và kinh doanh 30% thị phần của thị trường tư vấn nhượng quyền tại Singapore Là đơn vị đào tạo chính thức và hàng đầu cho Hội Nhượng quyền và Cấp phép Singapore Đã đào tạo và cấp bằng về nhượng quyền kinh doanh cho hơn 200 người quản lý và nhân viên trong khu vực Châu Á 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU
13 p | 571 | 378
-
Franchising: nhượng quyền thương hiệu
2 p | 261 | 64
-
Nhượng quyền thương mại: Cần cân nhắc trước khi luật hóa
3 p | 196 | 40
-
Bạn biết gì về franchising? (Phần 1)
12 p | 167 | 32
-
Danh mục những điều khoản hợp đồng đặc quyền kinh tiêu
7 p | 231 | 30
-
Franchising: Hướng mới cho doanh nghiệp Việt
4 p | 64 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn