intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà, là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… còn là niềm tự hào chung của cả Buôn làng. Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê Ghế K’pan biểu tượng sung túc K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc, mạnh mẽ. Không phải nhà nào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

  1. Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê
  2. Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà, là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… còn là niềm tự hào chung của cả Buôn làng. Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê Ghế K’pan biểu tượng sung túc K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc, mạnh mẽ. Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong buôn chỉ có 1 đến 2 gia đình, còn buôn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thôi. Gia đình nào muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có kinh tế khá giả, có tấm lòng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh. Bên cạnh đó, gia đình được làm K’pan không chỉ phải lo đủ trâu, lợn, gà, rượu, gạo phục vụ cho bà con trong những ngày làm K’pan, mà theo tục lệ còn phải tổ chức được các lễ hiến sinh, cầu sức khỏe, có nhiều cuộc khoản đãi cộng đồng và có nhiều chiêng ché.
  3. Ghế K'Pan trong nhà dài của người Ê Đê Để làm được một chiếc K’pan cần phải có sự giúp sức của cả buôn làng, chứ một gia đình khó lòng làm nổi, vì thế K’pan cũng có thể xem là biểu tượng thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các gia đình trong cộng đồng buôn làng dân tộc Êđê. Thời gian làm K’pan khoảng một tuần mới có thể hoàn thành. Do đồng bào Êđê theo chế độ mẫu hệ nên việc tìm chặt cây phải được bàn định trước với gia đình bên vợ và cây rừng để làm K’pan phải được người phụ nữ có tiếng nói trong gia đình lựa chọn. Đó là một cây gỗ cổ thụ, cao, to, thẳng, đã được thần linh chứng giám cho phép chặt từ rừng thiêng. Trước khi muốn chặt cây lớn mang về làm K’pan thì chủ nhà phải lấy một mảnh nhỏ vỏ cây mang về cúng thần. Để tránh mọi điều xui xẻo và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ K’pan. Khi đi chặt cây gỗ lớn nhà chủ và thầy cúng phải chọn
  4. ngày đẹp trời, trong buôn không có đám tang. Dẫn đầu đoàn vào rừng chặt gỗ là người lớn tuổi trong nhà cùng thầy cúng, tiếp đó là 7 người con trai khỏe mạnh mang theo dao, búa, rìu. Đi cuối là dân làng và người nhà mang lương thực phục vụ. Đến chỗ cây lớn đã định, thầy cúng và chủ nhà phải chọn chiều cây đổ dọc theo dòng nước chảy rồi mới cho bổ rìu. Chủ nhà là người bổ nhát rìu đầu tiên rồi sau đó mới đến mọi người. Gỗ để làm K’pan phải chọn loại cây rừng lâu năm, cao, to, thẳng, gỗ tốt. Cây ngả xuống, người ta chặt sạch cành lá. Chủ nhà và thầy cúng đi lên thân cây 7 lần để đuổi tà ma, rồi những người thợ mới được dùng rìu đẽo cây thành chiếc K’pan có hình chiếc thuyền với những đường nét khỏe khoắn. Sau khi thầy cúng cầm rìu bổ nhẹ vào K’pan theo tục lệ, mấy chục trai tráng trong buôn cùng khênh K’pan về buôn, còn những thanh niên nam nữ khác vừa đi theo múa hát, gõ chiêng. Đến đầu buôn, đám rước đặt K’pan xuống cho thầy cúng phủ vải đỏ lên rồi mới đưa về, đặt ở vườn sau của chủ nhà. Các ngày sau đó, những người thợ khéo tay nhất buôn sẽ chạm khắc những hoa văn có tính biểu tượng truyền thống Êđê lên chiếc K’pan và họ được chủ nhà nuôi cơm rượu. Khi chiếc K’pan chính thức hoàn thành, mọi người trong buôn tập trung đưa ra cửa trước, đặt một đầu lên sàn nhà. Người chủ ăn mặc đẹp, cầm lấy khiên, kiếm đã được bày sẵn trên chiếu, đi lại 7 lần trên K’pan để xua đuổi điều xấu và không may mắn rồi đặt tên cho K’pan như một sự thông báo chính thức mình là chủ của K’pan. Lúc này, thầy cúng làm lễ khấn báo thần linh rằng, K’pan đã có chủ và cho khiêng vào gian khách, đặt dọc vách phía tây nhà và khi ấy lễ cầu Yang mới chính thức diễn ra. Lễ rước Ghế K’pan
  5. Sau khi hoàn thành ghế K’pan thì tiến hành lễ rước về nhà. Tất cả mọi người tham gia buổi lễ đều mặc trang phục truyền thống của người Êđê. Những Nghệ nhân mang theo các loại nhạc cụ như đinh năm, đinh tút, tù và. Trước khi vào hành lễ, thầy cúng mặc khố, áo truyền thống đi trước, theo sau là một tốp nam thanh niên gồm 14 đến 20 người ghé vai cùng khiêng chiếc K’pan. Tiếp đến là thanh niên nam, nữ đi thành hai hàng dọc, còn các Nghệ nhân thì vừa đi vừa diễn tấu, múa các loại nhạc cụ. Khi rước K’pan về đến nhà, trên sàn nhà đã được trải chiếu và bày sẵn một bát cơm, vòng đồng, áo. Thầy cúng hoặc chủ nhà cầm khiên, kiếm đạp lên đầu ghế K’pan bảy lần hoặc múa khiên, kiếm đi dọc K’pan để “đuổi thần xấu” ra khỏi K’pan. Múa xong, thầy cúng báo cho dân làng và những người đến dự biết tên của K’pan là gì. Ghế K’pan được quay đầu đưa vào nhà và được kê vào đúng vị trí dọc theo vách phía tây tại gian tiếp khách, sát với hàng cột. Khi được kê xong xuôi, thầy cúng bắt đầu cúng báo cho tổ tiên biết ghế K’pan đã được đưa vào nhà.
  6. Cùng đưa K'Pan về làng Lễ vật cúng gồm 5 ché rượu, 5 chén cơm, 5 chén rượu, 5 chén đựng thịt (mỗi thứ một ít), một đầu heo, một miếng lá chuối cắt tròn. Khi lễ vật được bày xong, thầy cúng ngồi trước lễ vật, chủ nhà ngồi bên cạnh, dàn chiêng đánh bài Tông Ngă Yang khoảng 5 đến 10 phút thì dừng lại để thầy cúng khấn. Cúng xong, thầy cúng cầm cần uống rượu trước, sau đó đưa cần cho chủ nhà và những người trong gia đình vừa uống vừa ăn thịt. Khi những người trong nhà uống xong thì mời mọi người dự lễ cùng ăn uống. Tiếng chiêng vang dội khắp buôn làng, những điệu múa nhịp nhàng ngân mãi cho đến khi rượu nhạt thì buổi lễ mới chấm dứt. Theo quan niệm cổ xưa, gia đình nào làm được K’pan, chủ nhà nghỉ 2 ngày không đi làm nhưng đến ngày thứ ba mở một ché rượu ngon mời người thân tới uống mừng sự hoàn thành tốt đẹp của K’pan. Ngày nay, họ không thực hiện nhiều thủ tục kiêng kị như trước, nhưng những bữa liên hoan chúc mừng vẫn diễn ra suốt đêm... Lễ rước K’pan là nghi lễ đặc trưng, mang tính sinh hoạt cộng đồng, thể hiện sự đoàn kết của đồng bào Êđê. Vì thế, việc bảo tồn lễ rước K’pan là cơ hội để đồng bào nhớ lại và gìn giữ những nét đẹp văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc mình, đồng thời giáo dục con cháu phải luôn nhớ đến những thể thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang bản sắc dân tộc Ê đê.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2