intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghi điểm trong công việc mới

Chia sẻ: Nguyễn Văn E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ba tháng khởi đầu công việc mới có thể mang lại cho bạn nhiều hứng thú, nhưng đây cũng là thời gian cấp trên và đồng nghiệp đánh giá tiềm năng của bạn. Chỉ cần biết cách, bạn sẽ dễ dàng "ghi điểm" với họ, trở thành thành viên sáng giá của công ty. Tôn trọng phong cách làm việc của công ty mới Không có gì tệ hơn một nhân viên mới nhưng lại cư xử thiếu nghiêm túc, khi thì đi trễ về sớm, lúc lại ăn mặc thiếu nghiêm túc. Là người mới, bạn cần lưu ý đến lề...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghi điểm trong công việc mới

  1. "Ghi điểm" trong công việc mới
  2. Ba tháng khởi đầu công việc mới có thể mang lại cho bạn nhiều hứng thú, nhưng đây cũng là thời gian cấp trên và đồng nghiệp đánh giá tiềm năng của bạn. Chỉ cần biết cách, bạn sẽ dễ dàng "ghi điểm" với họ, trở thành thành viên sáng giá của công ty. Tôn trọng phong cách làm việc của công ty mới Không có gì tệ hơn một nhân viên mới nhưng lại cư xử thiếu nghiêm túc, khi thì đi trễ về sớm, lúc lại ăn mặc thiếu nghiêm túc. Là người mới, bạn cần lưu ý đến lề lối giao tiếp, cư xử của những người đi trước. Nếu có cơ hội, hãy kết bạn với một “lão làng” trong cơ quan để có dịp học hỏi những “luật bất thành văn” của công ty, chẳng hạn như cách thức ăn mặc hay thái độ cư xử. Như vậy bạn sẽ thích nghi mau chóng hơn. Mềm dẻo
  3. Hẳn bạn khó tránh khỏi lạ lẫm với lề lối thực hiện và cách điều hành công việc ở công ty mới. Tuy nhiên, trong những tháng đầu mới gia nhập, hãy cố gắng kiềm chế ý định thuyết phục mọi người phải làm theo cách của bạn cho dù phương cách đó hay ho thế nào đi nữa. Hãy trò chuyện với các đồng nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân tại sao công ty áp dụng quy trình, thủ tục hiện có và nỗ lực học hỏi những điều đó. Bạn phải chiếm được sự tin cậy và nể nang của đồng nghiệp trước khi có ý kiến hay đề nghị cải tiến. Hiểu rõ công việc cần làm Ngay trong những ngày đầu, bạn cần tiếp xúc với lãnh đạo để bàn bạc về nhiệm vụ cũng như vị trí của bạn trong kế hoạch tổng thể của công ty. Bạn có thể đề ra những câu hỏi sau: - Vấn đề nào cần ưu tiên giải quyết trước? - Bao lâu tôi cần cập nhật thông tin về dự án và báo cáo dưới hình thức nào? - Kết quả công việc của tôi sẽ được đánh giá như thế nào? Hiểu rõ mình cần phải làm gì, bạn sẽ thực hiện công việc đúng hướng và hiệu quả. Chấp nhận giúp đỡ
  4. Khi cần được giúp đỡ, bạn không nên tự ái hay tự cao rồi tỏ ra không cần. Chưa quen công việc, bạn sẽ dễ phạm lỗi. Nhận mình kém kinh nghiệm ở mặt nào đó vẫn tốt hơn là tự làm mà hiệu quả kém. Quan sát cách thức trao đổi thông tin trong công ty Hãy để ý xem sếp, đồng nghiệp và lãnh đạo các phòng ban khác trao đổi thông tin bằng cách nào. Hầu như ai cũng có sở thích riêng của mình, người này bằng email, người kia qua điện thoại hay nói chuyện trực tiếp. Nếu sếp bạn cần ra một thông báo trang trọng mà bạn lại soạn thảo một email bình thường, ắt sẽ tạo ra ấn tượng không hay, thậm chí có nguy cơ chẳng ai để ý đến thông tin bạn cần phổ biến. Hội nhập Khi khởi sự nhận công việc mới, nhiều người quá tập trung vào nhiệm vụ, bỏ qua cơ hội tìm hiểu đồng nghiệp. Tỏ ra năng nổ là đúng nhưng cũng cần tạo quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp càng sớm càng tốt. Các đồng nghiệp sẽ là đồng minh mạnh nhất của bạn trong quá trình làm việc. Họ có thể giúp bạn hoàn thành các mục tiêu quan trọng nhất. Hãy dành thời gian tham gia các hội thảo, các hoạt động theo nhóm cũng như cùng ăn trưa với các đồng nghiệp khác để thắt chặt tình thân. Những cuộc trò chuyện đời thường cũng là dịp bạn biết thêm về lề lối sinh hoạt trong cơ quan và hiểu mình phải làm gì để thăng tiến trong công việc.
  5. Gia tăng nỗ lực Bạn có thể trở thành tài sản quý giá của công ty nếu có khả năng hoàn thành vượt mức nhiệm vụ đòi hỏi. Hãy xung phong làm thêm ngoài phần việc bạn được giao. Bạn sẽ vừa có dịp học hỏi về những lãnh vực hoạt động khác, vừa thể hiện tinh thần tương trợ cao. Yêu cầu được hồi đáp từ cấp trên Có thể công ty không tổ chức buổi đánh giá kết quả làm việc của nhân viên mới. Tuy nhiên, sau vài tháng công tác, bạn nên yêu cầu sếp có một cuộc họp ngắn để thảo luận kết quả công tác của bạn. Nếu có được nhận xét của cấp trên, bạn sẽ biết được mình đã làm tốt những gì, cần cải thiện những gì... để đạt được thành công hơn trong thời gian tới. Bạn cũng đừng quá lo nếu chưa thể ổn định hoàn toàn ở vị trí mới. Cần phải vài tuần, có khi đến vài tháng, bạn mới thật sự tự tin, thích nghi với môi trường làm việc và thể hiện mình đóng góp tích cực ra sao trong công ty mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2