intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo thủ đô giai đoạn 2021 – 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo thủ đô giai đoạn 2021 – 2025 đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025, phục vụ cho nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục và chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện nhiệm vụ Chương trình 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo thủ đô giai đoạn 2021 – 2025

  1. 90 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 Nguyễn Xuân Hải, Vũ Thị Quỳnh, Phan Trung Kiên, Nguyễn Thị Kim Sơn, Trần Thị Hà Giang, Trần Quốc Việt Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chất lượng các cơ sở đào tạo và chất lượng đào tạo được coi là mối quan hệ khăng khít, gắn bó và nhân quả. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã thực hiện nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh của tiến trình tự chủ đại học hiện nay ở nước ta. Nội dung bài viết phản ánh kết quả nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025 với 07 nội dung cụ thể. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025, phục vụ cho nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục và chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện nhiệm vụ Chương trình 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội. Từ khóa: Bồi dưỡng, chất lượng, cơ sở đào tạo, giải pháp, giáo dục và đào tạo, Hà Nội. Nhận bài ngày 14.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022 Liên hệ tác giả: Nguyễn Xuân Hải; Email: nxhai@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TƯ Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tại Thông tư số 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018. Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai Chương trình GDPT 2018, trong đó, chuẩn bị đội ngũ để thực hiện Chương trình là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết của ngành GD&ĐT Thành phố. Thời điểm hiện tại, Thành phố Hà Nội có 2.792 trường mầm non và phổ thông với 62.223 nhóm lớp, hơn 2,1 triệu học sinh. Số lượng học sinh các bậc học tăng hàng năm, đòi hỏi có sự gia tăng về số lượng trường học và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục ở các nhà trường. Nguồn nhân lực giáo viên và CBQL giáo dục của Thành phố Hà Nội một phần được đào tạo và cung cấp từ 02 cơ sở đào tạo là Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 91 Nội dung bài viết phản ánh kết quả nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025 (gồm 02 cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây) do Thành ủy và UBND Thành phố Hà Nội giao [4Error! Reference source not found.][5Error! Reference source not found.]. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lí luận, thực tiễn, đề án đặt trọng tâm vào việc xác định mục tiêu, đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho thực hiện mục tiêu đã được xây dựng. 2. NỘI DUNG 2.1. Các khái niệm cơ bản Chất lượng Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật. Là cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [6Error! Reference source not found.]. Theo đó, chất lượng được hiểu là các thuộc tính tồn tại khách quan trong sự vật. Chất lượng đồng nghĩa với chất lượng cao nhất, tuyệt hảo. Đồng thời, chất lượng không chỉ là những thuộc tính của sản phẩm hay dịch vụ mà còn là mức độ của các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và sử dụng dịch vụ trong những điều kiện cụ thể. Harvey, L., & Green, D. (1993) “Defining Quality - Assessment and Evaluation in Higher Education, 18, pp9-34” đã tập hợp đưa ra năm nhóm quan niệm về chất lượng: (i) là sự vượt trội; (ii) là sự hoàn hảo; (iii) là sự phù hợp với mục tiêu; (iv) là sự đáng giá về đồng tiền; (v) là giá trị chuyển đổi [3]. Chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo. Chất lượng giáo dục được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận tổng thể, chất lượng giáo dục ở phạm vi rộng tương ứng với chính phạm trù giáo dục. Sự hợp thành chất lượng của các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục. Cách tiếp cận bộ phận hay từng phần, chất lượng giáo dục nhấn mạnh vào xem xét chất lượng giáo dục ở từng bộ phận, những khâu, hay lĩnh vực khác nhau của tổng thể quá trình giáo dục. Cả hai cách tiếp cận này chỉ ra các nhân tố chất lượng của chính quá trình giáo dục, có tác động to lớn đến chất lượng nguồn lực đầu vào, tạo ra chất lượng và cải thiện chất lượng giáo dục [2]. Do đó, có thể hiểu, chất lượng giáo dục là tổng thể chất lượng hay sự hợp thành chất lượng các thành tố của toàn bộ quá trình giáo dục trong nhà trường được thể hiện kết quả sự phát triển của người học. Chất lượng đào tạo thường được hiểu là chất lượng sản phẩm đào tạo (con người) của các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng, nghề nghiệp). Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình theo các ngành nghề cụ thể [2]. Qua đó, có thể hiểu, chất lượng đào tạo là mức độ đạt được so với mục tiêu đào tạo đề ra nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Chất lượng cơ sở đào tạo. Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới, chất lượng các cơ sở đào tạo được hiểu và đánh giá theo nhiều hệ tiêu chí và chuẩn khác nhau, tuỳ thuộc vào quan điểm của cơ quan quản lý.
  3. 92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017, Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật Giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước [1]. Trên cơ sở các khái niệm được xây dựng, chúng tôi quan niệm rằng, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô đòi hỏi nâng cao tổng thể chất lượng hay sự hợp thành chất lượng các thành tố của cơ sở đào tạo. 2.2. Tổ chức nghiên cứu Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2022 đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục và chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện nhiệm vụ Chương trình 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội. Nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện theo 07 nội dung sau: 1) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy 02 cơ sở đào tạo giáo viên thành phố Hà Nội; 2) Phát triển đội ngũ giảng viên phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục; 3) Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục; 4) Nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển; 5) Quy mô tuyển sinh, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục; 6) Tài chính và ngân sách đảm bảo cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục; 7) Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục. Địa bàn, đối tượng và cách tiến hành thu thập thông tin, số liệu. Khảo sát được thực hiện tại 02 cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Đối tượng khảo sát: Giáo viên, giảng viên, CBQL của 02 cơ sở đào tạo; các chuyên gia thuộc lĩnh vực; CBQL của các sở, ban ngành Thành phố Hà Nội. Thu thập số liệu được thực hiện bằng cách thức tổng hợp, thống kê và xử lý số liệu thứ cấp thông qua phân tích các báo cáo, số liệu thống kê, ý kiến chuyên gia, ý kiến của các sở, ban ngành Thành phố Hà Nội. 2.3. Kết quả nghiên cứu khảo sát 2.3.1. Về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy 02 cơ sở đào tạo giáo viên thành phố Hà Nội Chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo đều được xác định một cách rõ ràng thông qua các quyết định phê duyệt của Lãnh đạo thành phố Hà Nội. Các cơ sở đào tạo đều cố gắng và đã hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là hướng tới đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của các cơ sở giáo đại học theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Cơ cấu tổ chức, bộ máy đảm bảo sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, sứ mạng và tầm nhìn của mỗi cơ sở đào tạo. Sự vận hành cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi nhà trường đang tạo ra sự ổn định nhất định trong giai đoạn phát triển vừa qua. Việc bổ nhiệm cán bộ, giảng viên, giáo viên của các cơ sở đào tạo được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng tiêu chuẩn, quy trình thủ tục theo quy định của Luật cán bộ, viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Tuy nhiên, nội dung này cho thấy một số hạn chế như: Cơ cấu tổ chức hoạt động còn chưa tinh, gọn, sự phối hợp giữa các đơn vị chưa
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 93 chặt chẽ và hiệu quả; Đội ngũ cán bộ chưa thật sự phát huy được hết năng lực như kỳ vọng; Đội ngũ lãnh đạo còn khuyết một số vị trí chủ chốt. 2.3.2. Phát triển đội ngũ giảng viên phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Bảng 1. Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên của 02 cơ sở đào tạo TT Cơ sở đào tạo Tổng số GS PGS TS ThS NCS CN Trường ĐHTĐ 1 224 01 06 60 150 25 07 Hà Nội Trường CĐSP 2 81 00 00 07 65 - 09 Hà Tây Tổng 305 01 06 67 215 25 16 Số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu chuyên môn của đội ngũ giảng viên cơ bản là phù hợp và đáp ứng hiệu quả của việc phát triển và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL cho các bậc học ở thành phố Hà Nội. Vị trí việc làm trong mỗi cơ sở đào tạo đảm bảo sự phù hợp thực hiện yêu cầu công việc ở vị trí việc làm được đảm nhiệm, bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ giảng viên, chuyên viên chưa đồng bộ, chất lượng chuyên môn của một số giảng viên, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu; còn thiếu nhiều giảng viên ở một số ngành; việc thực hiện tinh giản biên chế (đối với đội ngũ làm việc gián tiếp), sắp xếp lại vị trí việc làm còn lúng túng, nhiều tồn đọng và chưa triệt để. 2.3.3. Về phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Trường ĐHTĐ Hà Nội hiện đang tổ chức 08 mã ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, tiếp tục hoàn thành đào tạo 08 mã ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (chính quy và liên thông), đồng thời, tổ chức chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ về Nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, chú trọng triển các mô hình đào tạo tiên tiến dựa trên các mã ngành đào tạo sẵn có nhằm tạo ra sự khác biệt, hướng tới sản phẩm là các giáo viên có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bảng 2. Các mô hình đào tạo tiên tiến Thời gian bắt đầu STT Tên ngành Mô hình đào tạo Chất lượng cao Khóa 2017 - 2021 1 Giáo dục Tiểu học Song ngữ (GDTH – Tiếng Anh) Khóa 2019-2023 Nghề nghiệp ứng dụng (GDTH POHE) Khóa 2019-2023 2 Sư phạm Toán Song ngữ (Sư phạm Toán – Tiếng Anh) Khóa 2020-2024 Trường CĐSP Hà Tây đang thực hiện các chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng chính quy với 05 ngành học: Sư phạm Toán, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non. Đồng thời, tiến hành thực hiện chương trình đào tạo cùng lúc hai chương trình.
  5. 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Tuy nhiên, còn có một số hạn chế nhất định ở nội dung này như: số lượng mã ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học đã được cấp phép còn ít (8 ngành các mã ngành đào tạo giáo viên khối Trung học phổ thông còn thiếu nhiều; nội dung bồi dưỡng còn chưa giải quyết được triệt để những vấn đề mới liên tục nảy sinh trong thực tiễn giáo dục, còn chồng chéo với nội dung bồi dưỡng của các phòng/ban chuyên môn, của phòng GD&ĐT các quận/huyện;... 2.3.4. Về nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển Các cơ sở đào tạo đã rất chú trọng đến công tác NCKH và hợp tác phát triển, tính tự chủ về nghiên cứu khoa học của mỗi đơn vị và mỗi cán bộ giảng viên được nâng cao, số lượng và chất lượng đề tài tăng lên theo hàng năm, đặc biệt là các đề tài có tính ứng dụng cao. Trường ĐHTĐ Hà Nội đã ra đời Tạp chí Khoa học, được tính điểm đối với Hội đồng chức danh GS Nhà nước; Trường CĐSP Hà Tây đã có Nội san khoa học. Nhiều ấn phẩm khoa học được xuất bản, đăng tải trong và ngoài nước đã tạo nên động lực, đồng thời, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và ảnh hưởng, uy tín của các Nhà trường. Hợp tác phát triển của các cơ sở đào tạo đã mang lại những kết quả hết sức cụ thể trong trao đổi giảng viên, sinh viên trong đào tạo với các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên và CBQL giáo dục của Thủ đô trong những năm qua, cũng như yêu cầu đội ngũ này trong thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, hoạt động này được coi là chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế của mỗi cơ sở đào tạo; chưa gắn kết chặt chẽ giữa các khoa học; nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động NCKH yếu kém; hoạt động nghiên cứu triển khai ở một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao; việc chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn còn thiếu,… 2.3.5. Về quy mô tuyển sinh, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Bảng 3. Kết quả tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng từ năm 2016-2020 Tỷ lệ Năm Số ngành tuyển Tổng chỉ tiêu Tổng nhập học đạt TT tuyển sinh tuyển sinh chung sinh ĐH CĐ ĐH CĐ ĐH CĐ (%) 1. 2016 0 17 0 2170 232 1528 81.11 2. 2017 8 18 495 1516 495 1045 76.58 3. 2018 8 15 390 1045 402 712 77.63 4. 2019 8 11 560 846 434 444 62.45 5. 2020 8 2 600 250 519 112 74.24 (Nguồn: Số liệu thống kê tuyển sinh của Trường ĐHTĐ Hà Nội và Trường CĐSP Hà Tây) Kết quả bảng thống kê trên cho thấy, quy mô tuyển sinh cơ bản được đảm bảo. Số lượng tuyển sinh trình độ đại học tăng dần qua các năm và trình độ cao đẳng giảm dần khi từ năm
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 95 2019, Luật Giáo dục có hiệu lực, trong đó, chuẩn trình độ đào tạo giáo viên phổ thông là đại học và giáo viên mầm non là CĐSP. Bên cạnh sự tăng quy mô không ngừng, chất lượng đào tạo được chú trọng hướng tới, số lượng và tỷ lệ khá cao sinh viên tốt nghiệp có việc làm, đúng với chuyên ngành được đào tạo, đồng thời, các đối tượng giáo viên và CBQL được bồi dưỡng đã đáp ứng hiệu quả các yêu cầu trong công việc ở các nhà trường. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo vẫn cần tiếp tục khắc phục các hạn chế nhất định ở nội dung này như: Tuyển sinh chưa đủ số lượng chỉ tiêu được giao; có sự chênh lệch về quy mô tuyển sinh khá lớn ở một số ngành; một số khâu trong quy trình đào tạo cần tiếp tục được cải tiến, đổi mới, chuyển đổi số mạnh mẽ hơn để quá trình đào tạo hiệu quả hơn, giảm các khâu không cần thiết;… 2.3.6. Về tài chính và ngân sách đảm bảo cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Các cơ sở đào tạo đều đang nỗ lực thực hiện các quy định của Chính phủ và Thành phố về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; lập kế hoạch cho tiến trình tự chủ về tài chính, từ tự chủ một phần hướng đến tự chủ hoàn toàn cho chi thường xuyên. Mỗi cơ sở đào tạo tùy theo điều kiện thực tế cụ thể của mình, từng bước đa dạng hóa các nguồn thu hợp pháp để có thể thực hiện tiến trình tự chủ về chi thường xuyên theo yêu cầu của Thành phố. Kinh phí thu từ các hoạt động của mỗi cơ sở đào tạo đều tăng hàng năm. Tính chủ động, minh bạch, hiệu quả cùng với tiến trình tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính ngày càng được lãnh đạo của mỗi cơ sở đào tạo quan tâm, thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung này còn có những hạn chế nhất định như: Chính sách bình quân về thu nhập kéo dài do tâm lí ngại thay đổi, ít chú ý đến những nội dung gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ trong thực thi nhiệm vụ; khai thác các nguồn lực để tổ chức hoạt động sự nghiệp, tạo nguồn thu chính đáng cho trường còn trong chừng mực khiêm tốn; các ngành đào tạo giáo viên không thu học phí cho nên nguồn thu sự nghiệp rất hạn chế; đời sống và phúc lợi của cán bộ, giảng viên và người lao động tuy đã được quan tâm, song thu nhập thực tế còn thấp so với mặt bằng chung của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hành, tiết kiệm chống lãng phí và việc triển khai thực hiện đối với các cơ sở đào tạo chưa thực sự đạt được hiệu quả. 2.3.7. Về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, can bộ quản lý giáo dục Các cơ sở đào tạo đều đã hoàn thiện quy trình quản lí và sử dụng cơ sở vật chất, tài sản theo mục tiêu quản lí chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, mặc dù Trường ĐHTĐ Hà Nội có 03 cơ sở cách xa nhau. Diện tích sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất, phòng làm việc, phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ cho làm việc của đội ngũ và học tập của học sinh sinh viên được đảm bảo. Đặc biệt, Trường CĐSP Hà Tây có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng tốt cho toàn bộ hoạt động của hai nhà trường. Bên cạnh đó, nội dung này còn bộc lộ khá nhiều bất cập như: Các cơ sở đào tạo đều chưa có hệ thống phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến LMS; hoạt động khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, công tác truyền thông, quảng bá về nhà trường còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; đặc biệt,
  7. 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nhiều cơ sở vật chất, thiết bị làm việc và phục vụ giảng dạy và học tập của Trường ĐHTĐ Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo, cần được sửa chữa hoặc thay thế mới. 2.3. Nguyên nhân thực trạng 2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với hai cơ sở đào tạo trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo viên và CBQL giáo dục, phục vụ sự nghiệp GD&ĐT của Thủ đô giai đoạn 5 năm vừa qua, đặc biệt là khi Chương trình GDPT 2018 được Bộ GD&ĐT ban hành, Luật Giáo dục đại học 2018 và Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực. Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành ngày càng đổi mới theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo. Qua đó, hệ thống văn bản quản lý các lĩnh vực hoạt động của các cơ sở đào tạo được xây dựng và ban hành tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn phát triển của mỗi nhà trường trong giai đoạn vừa qua. Các cơ sở đào tạo đều hướng tới mục tiêu trọng tâm lấy chất lượng là hàng đầu cùng với sự hài lòng của người học, của các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn nhân lực giáo viên và CBQL giáo dục. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm và thực hiện. Đội ngũ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên, nhân viên trách nhiệm, sáng tạo, nhiệt tìn, tâm huyết đối với sự nghiệp đào tạo giáo viên và CBQL giáo dục của Thủ đô; không ngừng học hỏi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đào tạo nguồn nhân lực giáo viên và CBQL giáo dục cho Thành phố. 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Hệ thống đào tạo giáo viên và CBQL của các cơ sở đào tạo của Thủ đô Hà Nội vẫn còn đang trong tiến trình tổ chức lại (theo chủ trương của Thành ủy, Trường CĐSP Hà Tây sẽ thực hiện sáp nhập vào Trường ĐHTĐ Hà Nội). Một số ít các lĩnh vực còn chưa thực sự được các cơ sở đào tạo, giảng viên nhận thức đầy đủ và thực hiện có hiệu quả; vấn đề tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa được coi là vấn đề tự thân, đảm bảo cho sự phát triển của bản thân và sau đó là vì sự phát triển chung của nhà trường. Tiến trình tự chủ đặt ra nhiều cơ hội song cũng rất nhiều thách thức cho định hướng phát triển của mỗi cơ sở đào tạo, đặc biệt là huy động được các nguồn thu hợp pháp đảm bảo cho chi thường xuyên cho các hoạt động. Thu nhập của giảng viên còn thấp so với mặt bằng chung của các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chưa có cơ chế tài chính đủ mạnh để khuyến khích và thu hút giảng viên, CBQL giáo dục có trình độ cao về công tác tại trường cũng như tạo động lực cho đội ngũ hiện đang công tác, làm việc tại các cơ sở đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin,... có nhiều tồn tại, hạn chế, thực sự là một thách thức lớn cho việc nâng cao chất lượng của Trường ĐHTĐ Hà Nội. 2.4. Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025 Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và các
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 97 giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau: 2.4.1. Mục tiêu chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô 1) 100% giảng viên, giáo viên và CBQL giáo dục đạt yêu cầu phẩm chất, trình độ đào tạo, năng lực thực tế và được bồi dưỡng chuyên môn hằng năm; 30-35% đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội; 15% của Trường CĐSP Hà Tây đạt trình độ tiến sỹ vào năm 2025; 2) 04 chương trình đào tạo trình độ đại học, 01 thạc sỹ, 04 chương trình đào tạo chất lượng cao được xây dựng và mở mã ngành; 01 chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học và 01 chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lí giáo dục được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN; 3) Giữ vững quy mô tuyển sinh đối với các ngành hiện có, đồng thời, tăng quy mô tuyển sinh và tổ chức đào tạo đối với 04 ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học mới của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội; 4) Có ít nhất 05 hội thảo quốc gia/quốc tế, 20 seminars về chất lượng cơ sở đào tạo giáo viên và CBQL giáo dục được tổ chức; tối thiểu 08 thỏa thuận hợp tác và 20 thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp được kí kết; 02 nhóm nghiên cứu mạnh về khoa học giáo dục được hình thành và hoạt động; 5) 100% phòng chức năng, phòng làm việc của cán bộ, giảng viên, giáo viên và phòng học của sinh viên, học sinh được trang bị đầy đủ các thiết bị; phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến LMS (Learning Management System) được sử dụng; 6) Đến năm 2025, các cơ sở đào tạo của Thủ đô tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên. 2.4.2. Đề xuất nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo Thủ đô giai đoạn 2021-2025 1) Nhiệm vụ 1: Thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy đã được UBND Thành phố phê duyệt của 03 cơ sở đào tạo giáo viên và CBQL giáo dục thành phố Hà Nội Giải pháp 1.1. Tiếp tục tổ chức hoạt động của mỗi cơ sở đào tạo theo đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại các quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Giải pháp 1.2. Thành lập Hội đồng trường của Trường CĐSP Hà Tây vào năm 2022. Giải pháp 1.3. Xây dựng lộ trình, chuẩn bị phương án cơ cấu tổ chức và hoạt động cho tiến trình sáp nhập Trường CĐSP Hà Tây vào Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong năm 2022. Giải pháp 1.4. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ sở đào tạo. 2) Nhiệm vụ 2: Phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo, đặc biệt tăng cường đội ngũ giảng viên có trình độ cao phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục Giải pháp 2.1. Hàng năm, xây dựng quy hoạch và bổ sung quy hoạch đội ngũ CBQL nhà trường và lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm; bồi dưỡng đội ngũ kế cận các chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; trưởng, phó các đơn vị thuộc trường. Giải pháp 2.2. Rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ giảng viên, giáo viên và CBQL giáo dục đảm bảo đạt yêu cầu phẩm chất, trình độ đào tạo, năng lực thực tế đáp ứng yêu cầu vị trí công việc đảm nhiệm, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của cơ sở đào tạo.
  9. 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Giải pháp 2.3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (trong đó chú trọng bồi dưỡng về năng lực phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, phương pháp nghiên cứu khoa học và năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin). Giải pháp 2.4. Đào tạo và tiếp nhận giảng viên có trình độ tiến sỹ của mỗi cơ sở đào tạo. 3) Nhiệm vụ 3: Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục, chú trọng đến các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Giải pháp 3.1. Xây dựng chương trình đào tạo các mã ngành mới bám sát nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đáp ứng của đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Giải pháp 3.2. Tổ chức rà soát, điều chỉnh hàng năm và theo định kỳ 02 năm/lần chương trình đào tạo, bồi dưỡng tất cả các ngành, đồng thời thực hiện các khuyến nghị của các đợt kiểm định về cải tiến chương trình đào tạo. Giải pháp 3.3. Thực hiện kiểm định theo tiêu chuẩn mạng lưới các trường đại học châu Á (AUN-QA) và thực hiện bởi trung tâm kiểm định được cấp phép trong nước. 4) Nhiệm vụ 4: Hằng năm, tăng quy mô tuyển sinh, chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục Giải pháp 4.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Giải pháp 4.2. Giữ vững quy mô tuyển sinh đối với các ngành hiện có, đồng thời, tăng quy mô tuyển sinh và tổ chức đào tạo đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học mới của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Giải pháp 4.3. Đổi mới phương thức, hình thức tổ chức đào tạo theo hướng áp dụng công nghệ mới, gắn với thực tiễn, yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 và của Thành phố về phát triển nguồn nhân lực giáo viên và CBQL giáo dục. Giải pháp 4.4. Xây dựng mạng lưới liên kết và tổ chức đào tạo theo đặt hàng của nhà tuyển dụng giúp sinh viên có việc làm và làm đúng nghề được đào tạo sau khi tốt nghiệp. 5) Nhiệm vụ 5: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên và trong sinh viên; tăng cường hợp tác phát triển với các đơn vị, cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế Giải pháp 5.1. Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác phát triển của mỗi cơ sở đào tạo giai đoạn 2021-2025. Giải pháp 5.2. Tổ chức các hội thảo quốc gia/quốc tế, seminars về chất lượng cơ sở đào tạo giáo viên và CBQL giáo dục với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo dục thực tiễn, giáo viên trong nước và quốc tế. Giải pháp 5.3. Kí kết các thỏa thuận hợp tác với các trường đại học/viện nghiên cứu trong nước, thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước về trao đổi
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 99 giảng viên, giáo viên, sinh viên; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức đào tạo; nghiên cứu khoa học;... Giải pháp 5.4. Tổ chức hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học nghiên cứu về khoa học giáo dục, quản lý giáo dục. Giải pháp 5.5. Hình thành và tổ chức hoạt động nhóm nghiên cứu mạnh về khoa học giáo dục (Giáo dục học và Quản lý giáo dục); khuyến khích giảng viên đăng tải bài viết trên Tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc kỷ yếu hội thảo trong nước hoặc quốc tế. 6) Nhiệm vụ 6: Xây dựng và ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính, kế hoạch thực hành, tiết kiệm chống lãng phí và đảm bảo tự chủ kinh phí chi thường xuyên theo lộ trình Giải pháp 6.1. Xây dựng và ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ về các quy trình phối hợp công tác, hiệu quả của các hoạt động, tính hợp lí trong phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí của mỗi cơ sở đào tạo. Giải pháp 6.2. Xây dựng và ban hành kế hoạch thực hành, tiết kiệm chống lãng phí của mỗi cơ sở đào tạo. Giải pháp 6.3. Xây dựng mức học phí và giá dịch vụ các hoạt động có thu theo quy định của Nhà nước; tăng quy mô các nguồn thu hợp pháp, điều chỉnh cơ cấu chi; ban hành chính sách về tài chính để tạo động lực cho các cá nhân, đơn vị. 7) Nhiệm vụ 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ hiệu quả cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục Giải pháp 7.1. Tổ chức mua sắm, trang bị các thiết bị đáp ứng yêu cầu làm việc và học tập trong toàn trường, đặc biệt là ở Trường ĐHTĐ Hà Nội. Giải pháp 7.2. Đưa vào sử dụng phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến LMS (Learning Management System), kho học liệu điện tử được số hóa và phần mềm thi trắc nghiệm. Giải pháp 7.3. Trang bị, bổ sung và hoàn thiện hệ thống phòng ghi hình E-learning, phòng thí nghiệm, phòng thực hành; hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, cơ sở dữ liệu trực tuyến phù hợp với nhiệm vụ đào tạo giáo viên, CBQL giáo dục của mỗi cơ sở đào tạo. 3. KẾT LUẬN Ðội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục mầm non và phổ thông. Điều này đã đặt ra việc xác định vai trò, sự đáp ứng đối với đòi hỏi tất yếu trong đào tạo giáo viên, CBQL giáo dục của các cơ sở đào tạo giáo viên của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ giáo viên, CBQL thực hiện có chất lượng và hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Như vậy, muốn có sự thay đổi về “chất” đối với đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục, trước hết, đội ngũ này cần được bảo đảm ngay từ khi còn đang được đào tạo trong các cơ sở đào tạo giáo viên, đồng thời là quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng sau này của họ. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục đòi hỏi cần có sự
  11. 100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo đội ngũ này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng, chúng tôi đã đề xuất 06 mục tiêu cụ thể với 07 nhiệm vụ với 26 giải pháp thực hiện nhiệm vụ và đạt đến mục tiêu đã xây dựng nhằm thực hiện thành công và hiệu quả việc nâng cao chất lượng các thành tố chất lượng, từ đó, nâng cao chất lượng tổng thể của Trường ĐHTĐ Hà Nội, Trường CĐSP Hà Tây, phục vụ cho nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục và chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện nhiệm vụ Chương trình 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội. 2. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và Kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Harvey, L., & Green, D. (1993), Defining Quality - Assessment and Evaluation in Higher Education, 18, pp9-34. 4. Thành ủy Hà Nội (2021), Chương trình số 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội. 5. UBND thành phố Hà Nội (2021), Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 về việc thực hiện Chương trình 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội. 6. Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1998), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF TRAINING INSTITUTIONS IN HANOI DURING 2021-2025 Abstract: The quality of training institutions has a close and cause and effect relationship with the quality of training. Some researches have been conducted on this issue to figure out solutions that helps to improve the training quality of training institutions, especially in the current context of university autonomy in Vietnam. The paper show the result of research on the implementation of a project named: “Improving the Quality of Hanoi Training Institutions During 2021-2025”. Based on the results, we also propose the targets, tasks and solutions for this issue which are expected to contribute for the improvement of training quality of school teachers and managements and educational quality as stated in the Programme No 06/Ctr/TU dated March 17th, 2021 by Hanoi Municipal. Keywords: In-service training, quality, training institution, solution, education and training, Hanoi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0