intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp nâng cao đạo đức trong nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp nâng cao đạo đức trong nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, trường Đại học Thủ đô Hà Nội trình bày cơ sở phân tích thực trạng, chúng tôi đề xuất 12 biện pháp nhằm giảm thiểu các vi phạm đạo đức khoa học. Các giải pháp được khảo sát để đánh giá mức độ cần thiết và hiệu quả, qua đó nhận thấy rằng nếu các giải pháp được triển khai, các vi phạm đạo đức khoa học chắc chắn được giảm thiểu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Khoa sư phạm, trường Đại học thủ đô Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp nâng cao đạo đức trong nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, trường Đại học Thủ đô Hà Nội

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 101 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Đỗ Hoài Thương, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Đón, Đỗ Tiến Dũng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của sinh viên, hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp. Tuy vậy, việc vi phạm đạo đức khoa học đang có xu hướng gia tăng, điều này ảnh hưởng không tốt đến bản thân sinh viên và cả nhà trường. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích thực trạng, chúng tôi đề xuất 12 biện pháp nhằm giảm thiểu các vi phạm đạo đức khoa học. Các giải pháp được khảo sát để đánh giá mức độ cần thiết và hiệu quả, qua đó nhận thấy rằng nếu các giải pháp được triển khai, các vi phạm đạo đức khoa học chắc chắn được giảm thiểu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Khoa sư phạm, trường Đại học thủ đô Hà Nội. Từ khoá: Đạo đức khoa học, nghiên cứu khoa học, vi phạm đạo đức, sư phạm Nhận bài ngày 5.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022 Liên hệ tác giả: Phạm Ngọc Sơn; Email: pnson@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu khoa học (NCKH) giúp sinh viên hoàn thiện tri thức nghề nghiệp tại trường đại học, việc triển khai các đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển một số năng lực như tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo,… Ở các cơ sở giáo dục đại học, hoạt động NCKH luôn được quan tâm, xem đó như là một nhiệm vụ trọng tâm của mỗi sinh viên, kết quả nghiên cứu được đánh giá như một thành tích trong học tập của mỗi sinh viên. Cũng chính vì vậy, việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên cũng đã nảy sinh nhiều yếu tố mặt trái, khi đó đạo đức trong NCKH cần được xem xét một cách cụ thể để kết quả nghiên cứu được thực chất và có chất lượng. Với mục tiêu tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức trong NCKH, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng việc vi phạm đạo đức trong NCKH đối với nhóm sinh viên khoa sư phạm, trường đại học Thủ đô Hà Nội. Kết quả khảo sát là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức
  2. 102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI trong NCKH, các giải pháp này được khảo sát ý kiến nhằm đánh giá tính khả thi khi triển khai cũng như tầm quan trọng của từng giải pháp. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số khái niệm cơ bản về đạo đức trong nghiên cứu khoa học Đạo đức đề cập đến hành vi của con người, là hoạt động thực tiễn phản ánh giá trị niềm tin, thái độ, hành vi của con người (Churchill, 1982). Đạo đức trong NCKH là một bộ phận của đạo đức xã hội, là những quy tắc, những chuẩn mực nhằm điều tiết hành vi một cách tự giác, tự nguyện của nhà khoa học trong hoạt động NCKH (Cao Thu Hằng, 2021). Vấn đề đạo đức khoa học hiện diện ở tất cả các bước của quá trình NCKH, đạo đức khoa học thúc đẩy nhà nghiên cứu thực hiện hoạt động nghiên cứu một cách có trách nhiệm (Phạm Thị Ly, 2015), nghiên cứu có trách nhiệm thể hiện sự trung thực, tôn trọng đối với vấn đề được nghiên cứu và những người sử dụng kết quả nghiên cứu. Đạo đức khoa học có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, thể hiện ở 6 đặc tính là tính khoa học; tính đa chiều; quyền lợi của con người; trách nhiệm xã hội; quy tắc xã hội và quyền lợi tự nhiên (Kenneth D. Pimple, 2002) Một trong những nguyên tắc căn bản của đạo đức khoa học là trung thực, những người nghiên cứu không nên làm sai lệch hay xuyên tạc dữ liệu hoặc kết quả. Thực tế nhiều sinh viên chưa hiểu hoặc chưa thấy hết tác hại của việc bịa đặt, làm sai lệch hay nguỵ tạo trong NCKH (David B.Resnik, 1998). Việc thu thập dữ liệu và xử lí thông tin phải được thực hiện nghiên cứu và chính xác nhất. Tính chính xác và tính xác thực trong báo cáo dữ liệu là quan trọng nhất đối với nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu (Marco et al., 2000). Việc nguỵ tạo, làm sai lệch, che dấu hoặc trình bày sai dữ liệu là hành vi sai trái về mặt khoa học (Callaham, 2003) Có nhiều hành vi được coi là vi phạm đạo đức khoa học như giả mạo dữ liệu, đạo văn, vi phạm quyền tác giả, xung đột lợi ích,… việc thảo luận các hành vi này nhằm tăng cường giáo dục và nhận thức về các vấn đề đạo đức liên quan sẽ giảm thiểu vi phạm (Benos et al., 2005). Trong những năm gần đây, thế giới ghi nhận ngày càng nhiều các vụ bê bối về đạo đức khoa học, và dường như với sự phát triển của công nghệ càng làm cho sự gian dối trong nghiên cứu phát triển, tìm thực trạng và hiểu nguyên nhân là một trong những cách để ngăn chặn và kiểm soát vi phạm đạo đức khoa học (Tùng, 2020). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tác hại của các vi phạm đạo đức khoa học không chỉ hủy hoại sự nghiệp của nhà nghiên cứu có vi phạm, mà còn ảnh hưởng tới đồng tác giả và các tổ chức liên quan; thậm chí ảnh hướng lên chính niềm tin xã hội vào toàn bộ hệ thống khoa học dẫn tới cắt giảm đầu tư vào khoa học (Hussinger & Pellens, 2019). Giảng viên có vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu của sinh viên, quan điểm của giảng viên về vị trí của đạo đức khoa học, cách xử lí của giảng viên đối với việc vi phạm của sinh viên là các yếu tố quan trọng để hạn chế tình trạng vi phạm (Troy D. Sadler, 2006). Bên cạnh đó, cơ chế quản lí của Nhà trường cũng đóng vai trò then chốt, các nhà quản lí giáo dục cần xác định nội dung của vấn đề đạo đức trong NCKH, từ đó xác định các giải pháp hạn chế phù hợp với từng đối tượng thì mới đạt hiệu quả cao (Bùi Hồng Việt, 2017).
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 103 2.2. Thực trạng vi phạm đạo đức trong nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa sư phạm Khoa sư phạm của trường Đại học Thủ đô Hà Nội là nơi đào tạo đội ngũ giáo viên cho thành phố Hà Nội ở tất cả các cấp học từ mầm non đến trung học. Hàng năm luôn có khoảng 2000 sinh viên tham gia học tập tại Khoa. Bên cạnh học tập, công tác NCKH luôn được tạo điều kiện và khuyến khích triển khai thông qua nhiều hình thức khác nhau như làm bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận, các đề tài tham gia cuộc thi sinh viên NCKH, sáng tạo khởi nghiệp các cấp. Kết quả các đề tài nghiên cứu được Khoa và Nhà trường ghi nhận thành tích, tạo điều kiện để phát triển nghiên cứu, do đó phong trào NCKH của sinh viên Khoa sư phạm hàng năm đều tăng cả về chất và lượng (bảng 1) Bảng 1. Số lượng đề tài nghiên cứu của SV (Nguồn: Khoa Sư phạm – Trường ĐH Thủ đô Hà Nội) Năm học 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 Thể loại Khoá luận tốt nghiệp 60 72 117 Sinh viên NCKH 26 58 61 Sáng tạo khởi nghiệp 0 3 5 Để tìm hiểu thực trạng đạo đức khoa học đối với sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát với sinh viên khối giáo dục tiểu học ở cả khoá 2018, 2019 và 2020 (phụ lục 1). Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi không thu thập thông tin của các đáp viên, kết quả thu thập từ 63 sinh viên có thể tổng hợp một số nội dung sau đây. Hiểu biết về đạo đức khoa học còn hạn chế. Khi được hỏi về các nguyên tắc cơ bản của đạo đức khoa học, số sinh viên nắm được chỉ chiếm 20,63%, còn lại dường như là không biết đến các nguyên tắc này; Chưa nhận thức được mối nguy hại của việc vi phạm đạo đức trong NCKH. Có đến 34,9% cho rằng việc vi phạm đạo đức trong NCKH là không nghiêm trọng, 52,4% cho rằng việc vi phạm là bình thường, chỉ có 12,7% cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nhiêm trọng. Điều này cũng phản ánh thực tế là vấn nạn vi phạm đạo đức khoa học đang diễn ra rất phổ biến. Nhận thức về các hành vi vi phạm đạo đức khoa học còn hạn chế. Nhiều sinh viên “hồn nhiên” sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, sao chép hay lấy thông tin từ các nguồn khác mà không có trích dẫn, coi đó là chuyện bình thường; Mong muốn của sinh viên về các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm đạo đức khoa học. Nhận thức được vấn đề vi phạm đạo đức khoa học và mong muốn có những giải pháp nhằm hạn chế thực trạng này là nhu cầu của đa số sinh viên. Một trong các giải pháp được sinh viên lựa chọn nhiều là nâng cao năng lực NCKH cho sinh viên, bên cạnh đó là các giải pháp về mặt chế tài quản lí nhằm hạn chế việc vi phạm đạo đức khoa học. Có thể thấy rằng, dù ít hay nhiều, thì việc vi phạm đạo đức trong NCKH vẫn đang tồn tại trong sinh viên khoa sư phạm. Chúng tôi nhận định một số nguyên nhân chính sau đây: Nguyên nhân khách quan: Nhà trường chưa chú trọng nhiều vào giáo dục đạo đức trong NCKH dẫn đến sinh viên hạn chế về hiểu biết và vô tình vi phạm. Công tác kiểm tra, đánh giá các sản phẩm NCKH vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa có chế tài cho những vi
  4. 104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI phạm đạo đức khoa học. Nhiều sinh viên vô tình vi phạm đạo đức khoa học, tức là sinh viên không biết hành vi của mình là đang vi phạm, như sinh viên không biết việc bắt buộc phải ghi nguồn khi trích dẫn. Môi trường, không gian và các điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của sinh viên, nguồn kinh phí eo hẹp, không hỗ trợ nhiều. Ngoài ra, các cuộc thi NCKH vẫn còn mang nhiều tính phong trào, chưa thực sự đóng góp nhiều để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên. 80 60.3 60 40 23.8 Hình 1. Nhận định vai trò của NCKH đối với 20 6.4 7.9 quá trình học tập và rèn luyện nghề nghiệp 1.6 0 Tỉ lệ (%) Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về vai Rất quan trọng Quan trọng trò của NCKH trong việc phát triển chuyên Bình thường Không quan trọng môn và năng lực còn yếu. Năng lực NCKH Rất không quan trọng của sinh viên còn hạn chế, dẫn đến chất lượng nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu, kĩ năng tìm kiếm, khai thác và xử lí thông tin vẫn còn yếu. Xuất phát từ nguyện vọng đạt điểm cao, chạy theo thành tích của sinh viên nên cố tình vi phạm. 2.3. Một số biện pháp nhằm giảm thiểu vi phạm đạo đức trong nghiên cứu khoa học Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của sinh viên về đạo đức nghiên cứu khoa học. Mục đích: Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để sinh viên nhận thức rõ hơn về đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Nội dung: Để giảm thiểu hành vi vi phạm đạo đức trong NCKH, việc nâng cao và củng cố nhận thức về vấn đề cho sinh viên cần ưu tiên trước hết. Vì một khi sinh viên đã có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa của hoạt động NCKH, về tầm quan trọng của “đạo đức” trong mọi lĩnh vực khi tham gia, ở đây là hoạt động NCKH; thì sinh viên sẽ có thái độ coi trọng, nghiêm túc và tiếp thu những nội dung cũng như giá trị đạo đức trong NCKH. Một số hình thức triển khai giải pháp là: Đưa việc thực hiện các đề tài NCKH thành điều kiện bắt buộc với sinh viên sư phạm. Tổ chức các buổi toạ đàm liên quan tới đạo đức NCKH, tăng cường truyền thông về đạo đức khoa học. Điều kiện thực hiện: Cần có sự phối hợp giữa các hoạt động khác nhau. Từ việc đưa các quy định bắt buộc trong hoạt động NCKH, đến sự phối hợp của Nhà trường, Khoa và các đoàn thể, hội sinh viên,… tuyên truyền để sinh viên hiểu rõ hơn vấn đề này. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực NCKH cho sinh viên. Mục đích: Năng lực và kĩ năng để thực hiện các đề tài nghiên cứu của sinh viên còn yếu, việc nâng cao năng lực và kĩ năng giúp sinh viên có nền tảng kiến thức nghiên cứu, biết cách xử lí thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Nội dung: Để thực hiện giải pháp, cần thực hiện đồng bộ các công việc cụ thể, gồm: Xây dựng và triển khai các chuyên đề học tập về đạo đức trong NCKH. Triển khai giảng dạy học phần phương pháp NCKH. Tổ chức
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 105 buổi tạo đàm về kinh nghiệm thực hiện đề tài NCKH, viết bài báo khoa học. Tạo lập các nhóm NCKH của sinh viên, tổ chức các cuộc thi sinh viên NCKH thường xuyên. Tăng cường sự hỗ trợ của giảng viên trong việc giúp đỡ sinh viên triển khai các đề tài NCKH. Tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ sinh viên NCKH. Điều kiện thực hiện: Nhà trường cần tăng cường giảng dạy học phần về phương pháp NCKH; lồng ghép nội dung NCKH trong các học phần giảng dạy; các đơn vị chức năng, đoàn, hội, câu lạc bộ,… tăng cường tổ chức các buổi toạ đàm, hướng dẫn, trao đổi chuyên môn về NCKH. Biện pháp 3: Tăng cường công tác quản lí trong hoạt động NCKH. Mục đích: Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra không chỉ ngăn ngừa các vi phạm mà còn giúp các nghiên cứu đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao hơn. Nội dung: Để triển khai biện pháp này cần được triển khai bằng một số hoạt động cụ thể, đó là: Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử về đạo đức trong NCKH. Tăng cường khen thưởng và xử phạt nghiêm minh với các vi phạm. Tạo điều kiện để sinh viên cùng tham gia các đề tài NCKH của giảng viên. Tăng cường sử dụng các biện pháp, các phần mềm phát hiện đạo văn. Điều kiện thực hiện: Để hoạt động NCKH trong sinh viên đạt chất lượng cao, vai trò của nhà quản lí, của Nhà trường là rất quan trọng. Nhà trường cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử về đạo đức trong NCKH để sinh viên có thang đo để soi chiếu, tăng cường công tác khen thưởng và xử phạt nghiêm minh để làm tạo môi trường công bằng, trong sạch trong hoạt động NCKH của sinh viên. 2.4. Đánh giá mức độ quan trọng, cần thiết của các biện pháp Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bộ câu hỏi trực tuyến (phụ lục 2, 3), sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (Rất quan trọng; Quan trọng; Bình thường; Không quan trọng; Rất không quan trọng). Đối tượng là sinh viên khoa sư phạm thuộc tất cả các chuyên ngành, các khoá từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Kết quả thu nhận được từ 2016 câu trả lời của đáp viên. Bảng 2. Thống kê mô tả các biện pháp N Mean Std. Deviation S1 2016 3.809 .9196 S12 2016 3.991 .8308 S6 2016 4.033 .7932 S5 2016 4.133 .7532 S2 2016 4.141 .7301 S4 2016 4.177 .7388 S3 2016 4.216 .7279 S10 2016 4.221 .7269 S11 2016 4.229 .7157 S9 2016 4.253 .6908 S7 2016 4.375 .7095 S8 2016 4.395 .6719 Median = 4.000
  6. 106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lí số liệu thu thập được, N là tổng số câu trả lời của sinh viên, giá trị trung vị Median = 4,0; giá trị độ lệch chuẩn Sdt. Deviation và giá trị trung bình Mean của từng giải pháp. Kết quả phân tích thống kê (bảng 2) cho thấy, chỉ có hoạt động 1 và 12 (S1 và S12) được nhận định ở mức không quan trọng và rất không quan trọng (có giá trị Mean < 4,0), còn lại các hoạt động khác đều được đánh giá từ mức bình thường trở lên (giá trị Mean > 4,0). Bảng 2 được sắp theo thứ tự tăng dần giá trị trung bình Mean, điều này có thể nhận định, 3 hoạt động được đánh quan trọng nhất, có giá trị Mean cao nhất là S9, S7 và S8. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng, khi sinh viên có sự hiểu biết về đạo đức khoa học còn hạn chế, cần phải có một bộ quy tắc ứng xử để sinh viên có thể soi chiếu, qua đó xác định được các hành vi đúng mực trong hoạt động NCKH (S9). Năng lực nghiên cứu và các kỹ năng xử lí số liệu hay tổng hợp kết quả nghiên cứu còn hạn chế, do đó sinh viên cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các giảng viên, là những người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu (S7). Một mong muốn không chỉ của sinh viên mà của tất cả người nghiên cứu đó là kinh phí đầu tư. Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH rất thấp, với sinh viên lại càng thấp, do vậy nhiều đề tài nghiên cứu, đặc biệt có thực nghiệm cần kinh phí rất khó triển khai, đây cũng là biện pháp được đánh giá là quan trọng nhất. 3. KẾT LUẬN Để giảm thiểu hành vi vi phạm đạo đức khoa học cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều biện pháp. Bên cạnh tìm hiểu rõ nguyên nhân, đặc thù ngành học thì việc lựa chọn các biện pháp phù hợp cho từng đối tượng cũng là yếu tố quan trọng. Đối với sinh viên sư phạm, đặc thù chuyên môn sinh viên được học tập các học phần liên quan đến đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, cũng như rèn luyện năng lực tự học, tự nhiên cứu, chủ động sáng tạo nên bản thân sinh viên đã có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa của hoạt động NCKH. Khi đó, thực hiện các biện pháp như nâng cao năng lực, kĩ năng nghiên cứu là phù hợp. Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích thực trạng vấn đề đạo đức khoa học của sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Thủ đô Hà Nội, chúng tôi đã đề xuất được các biện pháp với nhiều hoạt động cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm đạo đức khoa học. Các biện pháp này được giảng viên khoa sư phạm góp ý, sau đó được khảo nghiệm tính cần thiết đối với số lượng lớn sinh viên tham gia, kết quả thu thập được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS, điều đó cho thấy mức độ tin cậy của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Phương pháp và công cụ nghiên cứu có thể mở rộng ra đối với đối tượng sinh viên thuộc các chuyên ngành khác, số liệu thống kê có thể được phân tích sâu hơn như tách nhóm sinh viên sư phạm các khối giáo dục mầm non, tiểu học, trung học hay theo khoá học. Qua đó, sẽ có những phân tích kĩ hơn, phù hợp hơn cho từng đối tượng. Phụ lục 1: https://forms.gle/yuSbi8qk9BubFcmRA Phụ lục 2: https://forms.gle/8AKecCSVCAaTESBi7
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 107 Phụ lục 3: Khảo sát sự cần thiết của các hoạt động nhằm giảm thiểu vi phạm đạo đức Mã trong NCKH hoá Mức Mức Mức Mức Mức 1 2 3 4 5 Đưa việc thực hiện các đề tài NCKH thành S1 điều kiện bắt buộc với sinh viên sư phạm. Tổ chức các buổi toạ đàm liên quan tới đạo S2 đức NCKH, tăng cường truyền thông về đạo đức khoa học. Xây dựng và triển khai các chuyên đề học S3 tập về đạo đức trong NCKH. Triển khai giảng dạy học phần phương pháp S4 NCKH Tổ chức buổi tạo đàm về kinh nghiệm thực S5 hiện đề tài NCKH, viết bài báo khoa học. Tạo lập các nhóm NCKH của sinh viên, tổ S6 chức các cuộc thi sinh viên NCKH thường xuyên. Tăng cường sự hỗ trợ của giảng viên trong S7 việc giúp đỡ sinh viên triển khai các đề tài NCKH. Tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, tài S8 chính hỗ trợ sinh viên NCKH. Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử S9 về đạo đức trong NCKH. Tăng cường khen thưởng và xử phạt S10 nghiêm minh với các vi phạm. Tạo điều kiện để sinh viên cùng tham gia S11 các đề tài NCKH của giảng viên. Tăng cường sử dụng các biện pháp, các S12 phần mềm phát hiện đạo văn. Mức 1: Rất quan trọng; Mức 2: Quan trọng; Mức 3: Bình thường; Mức 4: Không quan trọng; Mức 5: Rất không quan trọng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benos, D. J., Fabres, J., Farmer, J., Gutierrez, J. P., Hennessy, K., Kosek, D., Lee, J. H., Olteanu, D., Russell, T., Shaikh, F., Wang, K., & Gutier-Rez, J. P. (2005), Ethics and scientific publication, Adv Physiol Educ, 29, 59–74, DOI: https://doi.org/10.1152/advan.00056.2004.-This 2. Bùi Hồng Việt (2017), “Về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học”, Thông Tin Khoa học Xã hội, 4, 18–23.
  8. 108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3. Callaham, M. L. (2003), Journal policy on ethics in scientific publication, In Annals of Emergency Medicine (Vol. 41, Issue 1, pp. 82–89). Mosby Inc, DOI: https://doi.org/10.1067/mem.2003.42 4. Cao Thu Hằng (2021), Đạo đức trong nghiên cứu khoa học: kinh nghiệm thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam. 5. Churchill, L. R. (1982), “The Teaching of Ethics and Moral Values in Teaching: Some Contemporary Confusions”, The Journal of Higher Education, 53(3), 296, DOI: https://doi.org/10.2307/1981749 6. Hussinger, K., & Pellens, M. (2019), “Guilt by association: How scientific misconduct harms prior collaborators”, Research Policy, 48(2), 516–530, DOI: https://doi.org/10.1016/j.respol.2018.01.012 7. Kenneth D. Pimple. (2002), “Six domains of research ethics Eng”, Science and Engineering Ethics, 8, 191–205. 8. Marco, C. A., Larkin, G. L., & Vincent, S. (2000), Research Ethics: Ethical Issues of Data Reporting and the Quest for Authenticity, Academic Emergency Medicine, 7(6), 691–694. 9. Phạm Thị Ly. (2015), “Một số vấn đề cơ bản về đạo đức khoa học và văn hóa nghiên cứu”, Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, 6, 62–64. 10. Troy D. Sadler, A. A. M. K. K. M. A. (2006), “Socioscience and Ethics in Science Classrooms: Teacher Perspectives and Strategies”, Journal of Research in Science Teaching, 43(4), 395–418, DOI: https://doi.org/10.1002/tea.20137 11. Tùng, H. M. (2020), “Các vấn đề đương đại về đạo đức trong nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản và bài học cho Việt Nam”, DOI: https://doi.org/https://doi.org/10.31219/osf.io/hnukw A RESEARCH ON THE SITUATION AND SOLUTION TO IMPROVE SCIENTIFIC ETHICS FOR STUDENTS OF THE FACULTY OF PEDAGOGY AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abtract: Scientific research is one of two main tasks for univeristy students which contributes to the improvement of the training quality of educational institutions such as universities or colleges, as well as the comprehension of students’ professional knowledge and skills. However, the increasing violation of scientific ethics negatively affects not only students themselves, but also the school as a whole. Based on analyzing the current situation, we propose 12 solutions to minimize the violation of scientific ethics. The necessity and effectiveness of these solutions were assessed through reliable surveys, thereby realizing that if the solutions are implemented, the violation of scientific ethics will certainly be minimized, which enables educational institutions to improve the quality of training. Keywords: Scientific ethics, scientific research, ethical violations.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2