intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào “Ta” làm việc thế nào? (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất khẩu lao động và di chuyển thể nhân Thương mại dịch vụ trong WTO cũng như trong các hiệp định thương mại (ví dụ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) được quy định bao gồm 4 thể thức (tiếng Anh gọi là Mode) sau: Cung cấp qua biên giới: đó là việc nhà cung cấp dịch vụ bán dịch vụ từ lãnh thổ của nước mình sang lãnh thổ của nước khác. Ở thể thức này, dịch vụ và tiền thanh toán dịch vụ có đi qua biên giới, còn con người (cả người bán và người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào “Ta” làm việc thế nào? (Kỳ 2)

  1. Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào “Ta” làm việc thế nào? (Kỳ 2) Xuất khẩu lao động và di chuyển thể nhân Thương mại dịch vụ trong WTO cũng như trong các hiệp định thương mại (ví dụ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) được quy định bao gồm 4 thể thức (tiếng Anh gọi là Mode) sau: Cung cấp qua biên giới: đó là việc nhà cung cấp dịch vụ bán dịch vụ từ lãnh thổ của nước mình sang lãnh thổ của nước khác. Ở thể thức này, dịch vụ và tiền thanh toán dịch vụ có đi qua biên giới, còn con người (cả người bán và người mua dịch vụ) thì không. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: là thể thức thương mại dịch vụ mà người tiêu dùng của một nước này tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ nước khác. Trong thể thức
  2. này, người bán dịch vụ vẫn ở tại nước mình, chỉ có người mua dịch vụ là đi ra nước ngoài. Trong trường hợp này, cũng không có di chuyển thể nhân. Hiện diện thương mại: đây là thể thức mà nhà cung cấp dịch vụ của một nước thiết lập cơ sở cung cấp dịch vụ tại lãnh thổ của nước khác như chi nhánh, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài... Trong thể thức dịch vụ này, hiện diện thương mại mới là cơ sở cam kết, chứ không phải là hiện diện thể nhân, nên việc di chuyển thể nhân của hiện diện th ương mại sẽ được điều chỉnh trong cam kết chung ở Thể thức 4. Hiện diện thể nhân (hay còn gọi tắt là Thể thức 4 - Mode 4): đây là thể thức thương mại dịch vụ gắn liền với việc con người di chuyển từ nước này sang nước khác để cung cấp dịch vụ và việc di chuyển như vậy được gọi là di chuyển thể nhân. Như vậy, trong 4 thể thức cung cấp dịch vụ của thương mại quốc tế, chỉ có Thể thức 4 - thể thức hiện diện thể nhân, và một phần của Thể thức 3 - thể thức hiện diện thương mại, là liên quan tới việc “ta” sang “Tây” và “Tây” sang “ta” làm việc. Câu chuyện khó nhất có lẽ là làm thế nào phân biệt được ai là diện “xuất khẩu lao động” và ai là diện “di chuyển thể nhân”? Đó chính là công việc của những nhà làm chính sách. Một đối tượng được điều chỉnh bởi “luật chơi” về lao động, còn đối tượng kia lại được điều chỉnh bởi “luật chơi” về thương mại. Hai đối tượng này không
  3. thể nhập làm một, vì mục đích, tính chất, cương vị di chuyển qua biên giới quốc gia của họ là khác nhau, nên cũng không thể có một “luật chơi” áp dụng cho cả hai đối tượng trên. Nói chung, các quốc gia đều có các quy định riêng để điều chỉnh hai đối tượng này. Ví dụ như Hoa Kỳ nổi tiếng là “chặt” đối với đối tượng nhập cảnh theo diện “xuất khẩu lao động”, nhưng lại tương đối “thoáng” đối với diện “di chuyển thể nhân”. Bởi vậy, ta tuy chưa có lao động sang Hoa Kỳ làm việc theo diện “xuất khẩu lao động”, nhưng hiện có không ít công dân VN đang làm việc tại Hoa Kỳ theo diện “di chuyển thể nhân” - những người làm việc cho các công ty đa quốc gia đến Hoa Kỳ làm việc theo sự điều động của các công ty này. Cái tiêu chí “lao động bậc cao” để phân biệt hai loại này xem chừng chưa ổn, vì cái khác của hai loại hình lao động trên chủ yếu không phải nằm ở trình độ cao hay thấp, mà là ở cương vị của họ. Ví dụ, có hai người nước ngoài đều nhập cảnh VN để làm công việc quản lý với thời hạn là 3 năm. Người thứ nhất được một công ty của VN thuê làm trưởng phòng kinh doanh. Người thứ hai là nhân viên của một công ty đa quốc gia đang hiện diện thương mại tại VN được công ty cử sang cũng để đảm đương chức trưởng phòng kinh doanh của chi nhánh công ty đó tại VN. Như vậy, nếu căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc thì cả hai người đều được coi là lao động bậc cao, nhưng nếu căn cứ vào cương vị làm việc thì
  4. người thứ nhất thuộc diện “lao động nhập khẩu”, vì mục đích nhập cảnh là để đáp ứng nhu cầu trên thị trường lao động VN là tìm một người để đảm đương công việc trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp. Nói cách khác, nhu cầu của thị trường lao động tại VN là điều kiện để người này nhập cảnh vào VN làm việc. Còn người thứ hai là đối tượng “di chuyển trong nội bộ công ty” (intra-corporate transferee) được công ty chủ sử dụng lao động cử vào VN để thực hiện một nhiệm vụ được giao. Công việc này không xuất phát từ nhu cầu trên thị trường lao động của VN, mà là từ yêu cầu kinh doanh của công ty nước ngoài. Để phân biệt hai loại di chuyển lao động nói trên, WTO đưa ra những tiêu chí nhất định để xác định những người thuộc diện “di chuyển thể nhân”, gồm 3 đối tượng chính: thứ nhất là những người lưu chuyển trong nội bộ công ty (intra- corporate transferee); thứ hai là khách kinh doanh (bussiness visitor) và người chào bán dịch vụ (service sales person); và thứ ba là nhà cung ứng dịch vụ theo hợp đồng (contractual sevices supplier). Đối tượng của nhóm di chuyển trong nội bộ công ty chủ yếu li ên quan tới 3 đối tượng là giám đốc điều hành, quản lý và chuyên gia. Đây là nhóm mà các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn đặc biệt quan tâm. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động của các công ty đa quốc gia thực sự mang tính toàn cầu: nhà máy được thành lập ở nhiều quốc gia khác nhau,
  5. nguyên liệu đầu vào có thể được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, các linh kiện của một cỗ máy có thể đ ược gia công ở các quốc gia khác nhau, sản phẩm được tiêu thụ trên toàn thế giới. Và, nhân sự của công ty cũng được luân chuyển giữa những chi nhánh và các công ty con ở các quốc gia. Bởi vậy, yêu cầu về việc cho phép các nhân sự cao cấp của một công ty di chuyển giữa các quốc gia trong nội bộ công ty là một yêu cầu thiết yếu để bảo đảm hoạt động bình thường của công ty đó. Những quy định của một quốc gia về di chuyển thể nhân là một trong những yếu tố để các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư của nước đó. Cái khó đối với các nhà làm chính sách trong bối cảnh hội nhập là làm sao các quy định quản lý thị trường lao động trong nước không làm ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại quốc tế và đặc biệt là tuân theo những “luật chơi” chung của quốc tế. Để làm được việc đó, chúng ta phải đưa ra được định nghĩa rõ ràng về những đối tượng di chuyển thuộc Thể thức 4 và điều kiện để thực hiện việc di chuyển đó và sau khi gia nhập WTO, những cam kết và điều kiện đó lại phải được thể hiện trong luật pháp quốc gia. (Theo Đầu tư)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2