intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng" nhằm phân tích hiện trạng và giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và phương pháp khảo sát thực địa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng

  1. GIÁ TRỊ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CAO BẰNG Hoàng Quốc Dũng1, Hoàng Duy Vũ1 Tóm tắt: Nhằm phân tích hiện trạng và giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và phương pháp khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy, rừng đặc dụng của tỉnh được quy hoạch thành 01 vườn quốc gia, 05 khu bảo tồn loài, 05 khu bảo vệ cảnh quan, 02 hành lang đa dạng sinh học và 01 khu bảo tồn vùng nước nội địa. Các khu bảo tồn thiên nhiên này có giá trị đa dạng sinh học cao, có khí hậu mát mẻ và địa hình, địa chất độc đáo, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Do đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả loại hình du lịch gắn với khu bảo tồn thiên nhiên. Từ khóa: Khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch, tỉnh Cao Bằng. 1. Mở đầu Các khu bảo tồn thiên nhiên có tác dụng quan trọng trong phát triển bền vững của mỗi một lãnh thổ. Chúng vừa có vai trò gìn giữ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, vừa có tác dụng phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân địa phương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên luôn chịu sự tác động và phải đối mặt với những nguy cơ biến đổi. Do đó, khai thác chúng hợp lí và phát triển du lịch là một trong những hướng đi đúng đắn. Cao Bằng là tỉnh biên giới phía bắc của đất nước, thuộc miền núi và trung du Bắc Bộ. Là một tỉnh miền núi nội địa, có tính chất đầu nguồn, thiên nhiên của Cao Bằng còn giữ được nhiều nét “hoang sơ”, chưa bị khai thác quá mức. Diện tích rừng của tỉnh còn khá lớn, tỉ lệ che phủ đạt trên 55%. Các hệ sinh thái tự nhiên được bảo tồn rất tốt và được quy hoạch thành nhiều khu bảo tồn thiên. Tuy nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh chưa được khai thác hợp lí, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, đóng góp chưa nhiều vào sự phát triển của địa phương. Diện tích rừng đặc dụng cũng luôn trong tình trạng bị suy giảm diện tích. Vấn đề đặt ra cho Cao Bằng là cần có những giải pháp phù hợp, vừa bảo vệ sự đa dạng sinh học và cảnh quan của các khu bảo tồn, vừa khai thác chúng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nghiên cứu “Giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng” nhằm đánh giá hiện trạng các khu bảo tồn thiên nhiên, đề xuất định hướng phát triển phù hợp có ý nghĩa thực tiễn to lớn. 2. Nội dung 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Dữ liệu Các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của các tác giả và cơ quan; các kết quả điều tra, khảo sát thực tế; các số liệu thống kê, các quy hoạch của tỉnh Cao Bằng… 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Hải Phòng 3
  2. GIÁ TRỊ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN ... 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính được tác giả sử dụng là phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các quy hoạch đa dạng sinh học, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, tác giả xác định danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên, phân loại và làm rõ những giá trị của chúng đối với ngành du lịch. Đồng thời, tác giả đã thực hiện 3 chuyến khảo sát thực địa tìm hiểu về vườn quốc gia Phia Đén - Phia Oắc, khu du lịch - bảo vệ cảnh quan Pác Bó, khu bảo vệ cảnh quan thác Bản Giốc. Từ đó, tác giả có thể so sánh, đối chiếu và chuẩn hóa kết quả nghiên cứu. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Các khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Cao Bằng Theo Luật Đa dạng sinh học 2018, khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lí được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH). Các khu bảo tồn thiên nhiên được chia thành các loại như: vườn quốc gia (VQG), khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan [4]. Cao Bằng có các hệ sinh thái tự nhiên khá đa dạng và đã được quy hoạch thành các khu bảo tồn thiên nhiên như: vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình), khu bảo tồn sinh cảnh vượn Cao Vít (Trùng Khánh), khu bảo vệ cảnh quan Hồ Thang Hen (Quảng Hòa, Hà Quảng, Hòa An và Trùng Khánh); khu bảo vệ cảnh quan Bản Giốc (Trùng Khánh); khu bảo vệ cảnh quan Lam Sơn (Hòa An); khu bảo vệ cảnh quan núi Lăng Đồn (Thạch An); khu di tích lịch sử Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình); khu bảo vệ cảnh quan Pác Bó (Hà Quảng)… * VQG Phia Oắc - Phia Đén Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén được thành lập ngày 11/1/2018 với tổng diện tích tự nhiên hơn 10.000 ha, trong đó có trên 8.100 ha rừng thuộc địa bàn các xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc (Nguyên Bình). Vườn có địa hình cao, chia cắt mạnh với đỉnh cao nhất là Phia Oắc có độ cao 1931m so với mặt nước biển. Địa hình của vườn phức tạp với nhiều dạng khác nhau: có khu vực núi đá vôi với các dòng sông ngầm; những thung lũng, lòng chảo và dốc tụ nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình. Khí hậu quanh năm trong lành và mát mẻ do ảnh hưởng của quy luật đai cao. Ở đây có các hệ sinh thái (HST) tự nhiên rất đa dạng như: HST rừng kín thường xanh, HST rừng hỗn giao, HST rừng lùn - rừng rêu. Đặc biệt, HST rừng kín thường xanh trên núi đá vôi (> 1.600 m) lưu giữ nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm. Kết quả bước đầu đã xác định được 496 loài động vật có xương sống, hàng nghìn loài động vật không xương sống, côn trùng... trong đó, đã xác định được 58 loài động vật quý hiếm, bao gồm 30 loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; có 12 loài bò sát, trong đó 3 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp; có 3 loài ếch nhái, trong đó 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp. 4
  3. HOÀNG QUỐC DŨNG - HOÀNG DUY VŨ Bảng 1. Diện tích các hệ sinh thái VQG Phia Oắc - Phia Đén [2] Diện tích TT Hệ sinh thái Tỷ lệ (%) (ha) 1 HST rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao (rừng rêu, 467,60 3,91 rừng lùn), độ cao trên 1.600 2 HST rừng kín thường xanh á nhiệt đới hỗn giao trên núi 7.248,40 60,60 (600-1600m) 3 HST rừng trên núi đá vôi 1.096,15 9,16 4 HST rừng trồng 541,95 4,53 5 HST trảng cỏ, cây bụi 2.236,12 18,70 6 HST đất ngập nước 4,88 0,04 7 HST nông nghiệp 363,51 3,04 8 HST khu dân cư 1,39 0,01 Tổng 11.960,0 100,00 * Khu bảo tồn loài Mục đích của khu bảo tồn là nhằm bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, giữ gìn, tôn tạo môi trường sống, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt là các loài rất nguy cấp, nguy cấp. Bên cạnh việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường, các khu bảo tồn còn phục vụ các mục đích giáo dục, nghiên cứu, tham quan, du lịch… Bảng 2. Danh sách quy hoạch các khu bảo tồn loài tỉnh Cao Bằng [2] Diện tích STT Khu bảo tồn Phân bố Ghi chú (ha) Khu bảo tồn loài vượn Cao 1 6.046 Trùng Khánh Vít Trùng Khánh Quảng Hòa, Khu bảo tồn loài Trà Lĩnh Trùng Khánh, Quy hoạch giai đoạn 2 5.164 Thăng Hen Hà Quảng, 2011 - 2030 Hòa An Quy hoạch giai đoạn 3 Khu bảo tồn loài Hạ Lang 10.730 Hạ Lang 2011 - 2030 Quy hoạch giai đoạn 4 Khu bảo tồn loài Bảo Lâm 4.569 Bảo Lâm 2011 - 2030 Quy hoạch giai đoạn 5 Khu bảo tồn loài Bảo Lạc 3.996 Bảo Lạc 2011 - 2030 5
  4. GIÁ TRỊ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN ... - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh có diện tích 2.067 ha trên phạm vi các xã Ngọc Khê, Ngọc Côn và Phong Nặm của huyện Trùng Khánh. Theo một khảo sát tháng 9/2012, phát hiện được lên 24 đàn với 129 cá thể và gần đây nhất là 22 đàn với 134 cá thể. Vượn Cao Vít có tên khoa học là Nomascus nasutus, thuộc loài vượn đen Đông Bắc (tên khoa học là Nomascus nasutus), chỉ có ở vùng Đông Bắc Việt Nam, đảo Hải Nam và vùng Đông Nam Trung Quốc. Loài vượn này là một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới và một trong 5 loài cực kì nguy cấp ở Việt Nam. Hiện nay, chúng chỉ còn được ghi nhận ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh và vùng rừng liền kề thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bang Lượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. - Khu bảo tồn loài hồ Thăng Hen: có diện tích quy hoạch của khu 5.164ha, nằm trên địa huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hà Quảng, Hòa An. Khu có các hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là HST rừng trên núi đá vôi; có 21 loài thực vật quý hiếm và 29 loài động vật quý hiếm. - Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Hạ Lang: được quy hoạch với diện tích 10.730,4 ha với 7 HST, trong đó riêng HST núi đá vôi có diện tích 7.343ha, chiếm 58,96%, trong đó bảo tồn 37 loài thực vật và 39 loài động vật quý hiếm. - Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Bảo Lâm: diện tích tự nhiên khoảng 4.569,0 ha, được quy hoạch trên cơ sở khu rừng nguyên sinh của trong địa bàn xã Vĩnh Phong và Mông Ân (huyện Bảo Lâm). Mục đích của khu bảo tồn là bảo vệ và phát triển HST rừng kín thường xanh hỗn giao trên núi (600 - 1.600m) và HST rừng trên núi đá vôi; bảo vệ môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm; bảo tồn những giá trị ĐDSH của các HST rừng tự nhiên; bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, chú trọng các loài rất nguy cấp và nguy cấp; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ giáo dục, nghiên cứu, và tham quan, du lịch. * Khu bảo vệ cảnh quan - di tích lịch sử Rừng văn hóa lịch sử môi trường hay khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa - lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu. Cho đến nay, Cao Bằng đã có quyết định thành lập 05 khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử, bao gồm: Bản Giốc, Lam Sơn, Lăng Đồn, rừng Trần Hưng Đạo và Pác Bó. Bảng 3. Các khu bảo vệ cảnh quan - di tích lịch sử [2] Diện tích STT Tên Huyện Ghi chú (ha) 1 Bản Giốc 566 Trùng Khánh 2 Lam Sơn 75 Hoà An Thạch An, Thuộc Di tích quốc gia đặc biệt 3 Lăng Đồn 3.997 Quảng Hòa Chiến thắng biên giới 1950 6
  5. HOÀNG QUỐC DŨNG - HOÀNG DUY VŨ Rừng Trần 4 1.143 Nguyên Bình Di tích quốc gia đặc biệt Hưng Đạo 5 Pác Bó 1.137 Hà Quảng Di tích quốc gia đặc biệt - Khu bảo vệ cảnh quan Pác Bó: diện tích tự nhiên là 1.137 ha, nằm trên địa bàn các xã Trường Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Nội Thôn, Thượng Thôn, huyện Hà Quảng. Mục đích thành lập của khu là bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, như: HST rừng trên núi đá vôi; HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình, độ cao 600 - 1.600m; bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của các HST rừng tự nhiên; bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó phục vụ mục đích giáo dục, tham quan du lịch… - Khu bảo vệ cảnh quan Lăng Đồn: diện tích là 3.997 ha, nằm trên địa bàn các xã Đức Long, Danh Sĩ, Lê Lợi, huyện Thạch An; xã Mỹ Hưng, huyện Quảng Hòa. Ngoài việc bảo vệ các HST tự nhiên, khu Lăng Đồn còn có mục đích bảo vệ, tôn tạo Di tích lịch sử đồn Đà Lạn và đài quan sát bộ chỉ huy chiến dịch biên giới năm 1950, phục vụ mục đích giáo dục, tham quan du lịch… - Khu bảo vệ cảnh quan Bản Giốc: diện tích tự nhiên là 566 ha, nằm trong địa bàn xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Mục đích của khu là bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, bảo tồn những giá trị ĐDSH, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của thác Bản Giốc; bảo vệ và phát triển giá trị du lịch, nghệ thuật và tiềm năng thủy điện của khu bảo vệ cảnh quan Bản Giốc phục vụ mục đích tham quan du lịch, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội… - Khu bảo vệ cảnh quan Lam Sơn: có diện tích của khu là là 75ha, nằm trong địa bàn các xã Hồng Việt, Hoàng Tung, huyện Hòa An. Khu có HST rừng tự nhiên, gồm HST rừng trên núi đá vôi và HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, độ cao dưới 600m; rất có giá trị cho phát triển giá trị du lịch. - Khu bảo vệ cảnh quan rừng Trần Hưng Đạo: diện tích tự nhiên khoảng 1.143 ha, nằm trong địa bàn xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình. Khu có các HST rừng tự nhiên, gồm HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình, độ cao 600 - 1.600m; HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, độ cao dưới 600m và HST rừng tre nứa. Rừng Trần Hưng Đạo là di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, có giá trị cao cho việc giáo dục, tham quan du lịch… Đồng thời, tỉnh Cao Bằng đã quy hoạch 01 khu bảo tồn là Vùng nước nước nội địa sông Bằng và 02 Hành lang đa dạng sinh học là Hành lang đa dạng sinh học xuyên biên giới và Hành lang đa dạng sinh học nội tỉnh. Đây là khu vực có chức năng liên kết, nối liền các vùng sinh thái tự nhiên, cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau. 2.2.2. Giá trị các khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng 7
  6. GIÁ TRỊ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN ... Giá trị lớn nhất của các khu bảo tồn thiên nhiên là sự đa dạng sinh học, bao gồm đa dạng về hệ sinh thái, loài và nguồn gen. Các khu bảo tồn ở Cao Bằng còn lưu giữ được các hệ sinh thái rừng nguyên sinh tự nhiên, như: Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, đặc biệt là HST rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao (độ cao trên 1.600m), HST rừng hỗn giao, HST rừng lùn, rừng rêu… Một số loài đặc hữu chỉ nơi đây mới có như: cây vù hương (Phia Đén - Phia Oắc), Vượn Cao Vít (Trùng Khánh),…Sự đa dạng sinh học cũng là cơ sở để ngành nông nghiệp của tỉnh đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, tạo nên những sản phẩm độc đáo hấp dẫn du khách. Tiêu biểu như hạt dẻ Trùng Khánh, lê vàng (Thạch An), mận máu (Bảo Lâm)… Khí hậu của Cao Bằng nói chung và các khu bảo tồn rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Do địa hình đồi núi là chủ yếu và và tác động của gió mùa mùa đông nên Cao Bằng có nền nhiệt thấp hơn nhiều địa phương khác, trên vùng núi cao mang sắc thái á nhiệt. Vào mùa hè, thời tiết ở đây khá mát mẻ. Đó chính là lí do mà người Pháp trước đây đã chọn núi Phia Oắc - Phia Đén làm nơi nghỉ mát, hưởng thụ các tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật độc đáo. Về mùa đông, trên các đỉnh núi cao như Phia Dạ (1.987 m, huyện Bảo Lạc), Phia Oắc (1931m, huyện Nguyên Bình) đã xuất hiện tuyết rơi. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một vài đỉnh núi của miền Bắc nước ta và nó nét đặc sắc hấp dẫn du khách khám phá trải nghiệm. Bảng 4. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm một số trạm (°C)[1], [5] Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Bảo Lạc 14,4 17,4 20,4 24,4 26,4 27,7 27,8 27,3 25,8 23,3 19,4 15,8 22,5 Hà Quảng 13,2 15,1 19,1 22,6 25,9 27,0 27,0 26,3 25,3 22,3 17,9 14,7 21,4 Nguyên Bình 12,1 15,2 17,7 21,8 24,3 26,0 26,7 25,7 24,0 21,6 17,6 13,6 20,5 Cao Bằng 13,5 16,8 19,2 23,3 25,7 27,3 27,4 27,0 25,6 23,1 19,0 14,9 21,9 Trùng Khánh 11,4 14,8 17,3 21,4 24,1 25,8 26,1 25,6 23,9 21,2 17,0 12,9 20,1 Nằm trong Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (đã được UNESSCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu), các khu bảo tồn cũng có địa hình khá đa dạng, độc đáo. Cao Bằng có nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp, đặc biệt là dạng địa hình karst phân bố rộng khắp đã tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp như động Ngườm Ngao, Thác Bản Giốc (Trùng Khánh), hồ Thang Hen (Quảng Hòa)… Kết hợp với giá trị địa chất độc đáo, địa hình của Cao Bằng có những nét “hoang sơ”, hấp dẫn du khách. Nhìn chung, các giá trị về cảnh quan và môi trường, tài nguyên đa dạng sinh học cũng như khí hậu là nền tảng cơ sở để tạo nên các sản phẩm du lịch, xác định các loại hình du lịch. Giá trị cảnh quan của các khu bảo tồn là cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch như: tham quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, … Bên cạnh đó, các khu bảo tồn cũng thường gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng như Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích chiến thắng biên giới … Vì vậy, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng quy hoạch và đề ra định hướng khai thác cho các khu bảo tồn. Đó là hướng phát triển du lịch xanh với loại hình du lịch sinh thái là cốt lõi, kết hợp với du lịch 8
  7. HOÀNG QUỐC DŨNG - HOÀNG DUY VŨ về nguồn. Điều này sẽ giúp khám phá, nâng cao kiến thức về giá trị của hệ tự nhiên, cũng như các bản sắc văn hóa của cư dân địa phương, nâng cao lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu quê hương bản làng của các cộng đồng trên mảnh đất có bề dày lịch sử của cách mạng Việt Nam. 2.2.3 Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Mục tiêu mà tỉnh Cao Bằng đề ra đến năm 2030 là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Cao Bằng, thân thiện với môi trường; Phấn đấu đưa Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực phía Bắc và cả nước [3]. Mặt khác, tỉnh cũng nhấn mạnh định hướng phát triển du lịch phải gắn liền tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển du lịch phải kết hợp việc giữ gìn, bảo tồn với việc khai thác giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên. Vì vậy, việc phát triển các hoạt động du lịch xanh là hướng đi đúng đắn. Để khai thác bền vững các khu bảo tồn, tỉnh cần thực hiện một số các giải pháp sau: Một là, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan tới bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH. Tỉnh cần tiến hành nghiên cứu, điều tra cơ bản, tăng cường bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng; tăng cường hệ thống giám sát ĐDSH và thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về các khu bảo tồn nhằm đảm bảo rừng được bảo vệ và hạn chế nguy cơ xung đột trong quy hoạch sử dụng đất, rừng và các dự án phát triển; Có những chính sách, cơ chế và quy hoạch rõ ràng để huy động tối đa các nguồn lực cho du lịch. Đây là cơ sở cho việc khai thác bền vững các khu bảo tồn. Hai là, phát triển đa dạng các loại hình du lịch và hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Với tiềm năng của các khu bảo tồn thiên nhiên, loại hình du lịch trọng tâm mà Cao Bằng cần phát triển là du lịch sinh thái, nhưng phát triển loại hình du lịch này không có nghĩa là tách rời các loại hình khác. Bên cạnh việc tập trung phát triển du lịch sinh thái với các sản phẩm như tham quan, nghỉ dưỡng, thám hiểm…, thì cần kết hợp với du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng để tận dụng và phát huy tốt giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và văn hóa đặc thù của cộng đồng các dân tộc nơi đây [6]. Ba là, tăng cường bảo tồn ĐDSH và khai thác tiềm năng của các khu bảo tồn bằng sử dụng văn hóa, truyền thống địa phương, hình thành các khu bảo tồn do chính cộng đồng quản lí. Việc khai thác các giá trị các khu bảo tồn cần gắn với người dân địa phương và người dân địa phương vừa là chủ thể chính, vừa là mục tiêu phát triển. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục ý thức, hiểu biết cho người dân, đặc biệt là lớp trẻ thì việc phát triển sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo của chính địa phương sẽ là cách khai thác du lịch mà tỉnh Cao Bằng hướng tới. Bốn là, xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch gắn với cảnh 9
  8. GIÁ TRỊ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN ... quan thiên nhiên độc đáo chỉ có ở địa phương. Ngoài việc sử dụng những kênh quảng bá truyền thống, tỉnh cần tiến hành chuyển đổi số, xây dựng cổng thông tin điện tử, xây dựng các kênh truyền bá trên các ứng dụng công nghệ… Từ đó, tạo ra sự quan tâm của truyền thông, cộng đồng du lịch, tạo ra các hiệu ứng tích cực về du lịch Cao Bằng, kích thích quyết định đi du lịch… Năm là, tỉnh cần tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để bảo tồn và khai thác các khu bảo tồn hiệu quả hơn. Về hợp tác địa phương, cần liên kết với các tỉnh xung quanh như Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang… Về hợp tác quốc tế, tỉnh cần tạo mối quan hệ hợp tác quốc tế với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lí, thu hút đầu tư phát triển du lịch và phát triển thị trường khách du lịch tại thị trường tiềm năng quan trọng này. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy mạnh hợp tác với quốc gia thành viên trong Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu để tổ chức các cuộc tọa đàm, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, từ đó nâng cao hình ảnh của địa phương trong con mắt cộng đồng quốc tế. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, Cao Bằng có cảnh quan tự nhiên rất đa dạng, được quy hoạch thành 01 VQG, 05 khu bảo tồn loài - sinh cảnh, 05 khu bảo vệ cảnh quan… Các khu bảo tồn này đều có mức độ đa dạng sinh học cao, cảnh quan độc đáo. Đây là những giá trị to lớn, tạo nên những nét hấp dẫn cho du khách. Để khai thác cho mục đích kinh tế cũng như bảo tồn, tôn tạo chúng, tỉnh Cao Bằng đã xác định du lịch sinh thái là hoạt động phù hợp và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, du lịch sinh thái cần kết hợp với các loại hình du lịch khác như du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng… Kết quả nghiên cứu này góp phần phục vụ cho công tác quản lí, quy hoạch và khai thác khu bảo tồn cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những đánh giá định tính. Để khai thác hợp lí và bảo tồn hiệu quả các khu bảo tồn, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu, định lượng. Đồng thời, tỉnh Cao Bằng cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để khai thác các khu bảo tồn thiên nhiên theo định hướng phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng (2021), “Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng”. [2] UBND tỉnh Cao Bằng (2015), Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. [3] UBND tỉnh Cao Bằng (2020), Đề án phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2035. [4] Văn phòng Quốc hội (2018), Luật đa dạng sinh học. 10
  9. HOÀNG QUỐC DŨNG - HOÀNG DUY VŨ [5] Viện Địa lí, Số liệu lưu trữ, Phòng Địa lí Khí hậu, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. [6] Cao Thi Thanh Phuong et al (2022), Community-Based Tourism-Sustainable Development Strategy for Non Nuoc Cao Bang, Viet Nam, Journal of Social Commerce, Vol. 2 No. 3, 2022 (Page: 100-107). VALUES OF NATURE RESERVES IN TOURISM DEVELOPMENT IN CAO BANG PROVINCE HOANG QUOC DUNG, HOANG DUY VU Hai Phong Univerity Abstract: In order to analyze the current status and value of nature reserves in tourism development in Cao Bang province, the author has used the analysis, synthesis and field methods. The results show that the province’s special-use forest has been planned into 01 national park, 05 species conservation areas, 05 landscape protection zones, 02 biodiversity corridors and 01 inland water conservation area. These nature reserves have high biodiversity values, a cool climate and a unique topography and geology which are very favorable for tourism development. Therefore, it is necessary to implement synchronous solutions to effectively develop types of tourism associated with nature reserves. Keywords: Natural Reserve, tourism development, Cao Bang province. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2