intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị chẩn đoán nhiễm khuẫn huyết của procalcitonin trên bệnh nhân suy thận mạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát sự thay đổi nồng độ procalcitonin nhằm chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy thận mạn là cần thiết, hỗ trợ tiên lượng điều trị, trong khi việc chọn lựa sử dụng kháng sinh ở những bệnh nhân này là hạn chế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị chẩn đoán nhiễm khuẫn huyết của procalcitonin trên bệnh nhân suy thận mạn

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN NHIỄM KHUẪN HUYẾT CỦA PROCALCITONIN TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN Bùi Thị Hồng Châu*, Lê Xuân Trường*, Võ Thanh Thanh**, Lê Quốc Hùng*** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh nhân suy thận mạn ở giai đoạn cuối thì thường phải can thiệp điều trị như chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc được xem là những nguy cơ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy, khảo sát sự thay đổi nồng độ procalcitonin nhằm chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy thận mạn là cần thiết, hỗ trợ tiên lượng điều trị, trong khi việc chọn lựa sử dụng kháng sinh ở những bệnh nhân này là hạn chế. Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Có 62 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối, nhập viện tại Khoa Nội thận – Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, chia thành 2 nhóm: nhóm nhiễm khuẩn huyết gồm những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết, và nhóm so sánh gồm những bệnh nhân không có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết. Kết quả: nhóm nhiễm khuẩn huyết có nồng độ procalcitonin là 24,56 (6,6 – 66,32) ng/mL, cao hơn so với nhóm so sánh là 0,4 (0,2 – 0,55) ng/mL. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 without sepsis in patients with chronic renal failure at the cut off 1.69 ng/mL. Conclusion: Procalcitonin is very valuable in the diagnosis of septicemia in patients with chronic renal failure Keywords: sepsis, procalcitonin, chronic kidney disease/ chronic renal failure ĐẶT VẤN ĐỀ bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn thế giới(1).Vào năm Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý cấp 2010, ước tính có khoảng hai triệu bệnh nhân cứu nội khoa thường do vi khuẩn sinh mủ. suy thận mạn giai đoạn cuối trên toàn thế giới Nếu không được chẩn đoán kịp thời hoặc điều được lọc máu với chi phí vào khoảng một trị không phù hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng nghìn tỉ đô la(9). Tại Việt Nam, tần suất mắc gây tổn thương đa cơ quan hoặc choáng bệnh năm 2000 vào khoảng 120 người/1 triệu nhiễm khuẩn dẫn đến tử vong. Mặc dù với sự dân(11), tăng lên khoảng 930 người/1 triệu dân tiến bộ của nền y học đương đại, tỷ lệ tử vong vào năm 2010, tức là cả nước có khoảng 80.000 trong nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối(12). Khi khuẩn còn cao từ 40 – 50% ở các nước phát bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối bước triển như Mỹ(10) và tới rất cao ở các nước đang vào điều trị thay thế thận bằng các phương phát triển như Việt Nam. Sự tiến triển nhiễm pháp can thiệp như chạy thận nhân tạo, thẩm khuẩn huyết trở thành nhiễm khuẩn huyết phân phúc mạc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nặng, choáng nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và khuẩn huyết. Việc chẩn đoán sớm nhiễm tử vong nhiều khi rất nhanh; đặc biệt nhiễm khuẩn huyết trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trên những bệnh nhân có cơ địa khuẩn huyết là rất quan trọng vì nó liên quan suy giảm miễn dịch như ung thư, đái tháo mật thiết đến kết quả điều trị, trong khi đó đường, suy gan, suy thận, nghiện rượu(13). việc chọn lựa sử dụng kháng sinh ở những Chính vì vậy, công tác chẩn đoán và tiên bệnh nhân này là rất cân nhắc. lượng bệnh trong giai đoạn sớm đóng vai trò Do đó, vấn đề đặt ra là nồng độ PCT trong rất quan trọng, không những giúp phát hiện huyết tương có bị ảnh hưởng bởi một căn và điều trị kịp thời, mà còn giúp giảm tỷ lệ tử bệnh thận mạn tính từ trước và giá trị của PCT vong, giảm việc sử dụng kháng sinh không trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết trên bệnh phù hợp và giảm thiểu chi phí điều trị cho nhân suy thận mạn. bệnh nhân. Procalcitonin (PCT) là dấu ấn sinh học tương đối mới được ứng dụng rộng rãi Mục tiêu nghiên cứu trong chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiễm Khảo sát giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn khuẩn huyết với độ nhạy và độ đặc hiệu khá huyết của procalcitonin trên bệnh nhân suy cao(4). Phần lớn những nghiên cứu về giá trị thận mạn. chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết của PCT được PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU thực hiện trên những bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh trước đó. Những nghiên cứu về Thiết kế nghiên cứu giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết của PCT Cắt ngang, mô tả. trên những bệnh nhân có bệnh nền trước đó Dân số nghiên cứu còn rất hạn chế. Đặc biệt những bệnh nhân có Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nền tổn thương gan, thận có khả năng đang điều trị tại khoa Nội Thận – khoa Bệnh ảnh hưởng tới nồng độ PCT huyết tương do nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/ các bệnh lý này tác động trực tiếp vào quá 2016 đến tháng 05/ 2017. trình hình thành, đào thải PCT. Hiện nay, 196
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Phương pháp chọn mẫu Cận lâm sàng: ghi nhận kết quả xét nghiệm Tiêu chuẩn chọn bệnh PCT: nhóm chứng (đo trước khi chạy thận nhân Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tạo, cách lần chạy thận nhân tạo trước đó tối đang điều trị tại khoa Nội Thận – khoa Bệnh thiểu 2 ngày); nhóm nghiên cứu (đo khi có chẩn nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy, từ 18 tuổi trở lên, đoán lâm sàng NKH và trước khi chạy TNT) và có hồ sơ theo dõi tại khoa phòng và đồng ý xét nghiệm PCT được thực hiện tại Khoa Xét tham gia nghiên cứu. nghiệm bệnh viện Chợ Rẫy ngay sau khi lấy mẫu máu. Ngoài ra, ghi nhận kết quả các xét Tiêu chuẩn loại ra nghiệm số lượng bạch cầu chức năng thận Phụ nữ có thai. (BUN, creatinin), tính độ thanh lọc creatinin BN có bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, ước tính (eCl-cr), và kết quả X quang phổi, siêu ung thư hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn âm, CT tùy theo bệnh lý. dịch như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp Tất cả các thông tin và xét nghiệm được dạng thấp... thực hiện thường qui tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bệnh lý làm tăng PCT nhưng không do Xử lý và phân tích số liệu nhiễm khuẩn (chấn thương cơ học nặng, chấn Nhập liệu bằng phần mềm Epi data 3.1 và thương do phẫu thuật, bỏng nặng...). phân tích số liệu bằng STATA 13.0. Các biến số Phương pháp thu thập số liệu định lượng gồm có: trị số trung bình, độ lệch Cách thu thập số liệu chuẩn hoặc trung vị (khoảng tứ phân vị) trong Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được trường hợp biến số không có phân phối chuẩn. đưa vào nhóm nghiên cứu, ghi nhận: So sánh sự khác biệt giữa các nhóm biến số liên tục thực hiện bằng kiểm định t, ANOVA hoặc Các thông tin hành chánh: tuổi, giới tính, kiểm định Mann-Whitney, Wilcoxon và số hồ sơ nhập viện, ngày nhập viện, lý do vào Kruskal-Wallis cho biến số không có phân phối viện, nơi điều trị trước khi nhập viện, chẩn chuẩn. Các biến số định tính: tỷ lệ phần trăm, đoán lúc nhập viện, tiền sử các bệnh lý nền so sánh các tỷ lệ thực hiện kiểm định chi bình trước đó, thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc phương, phép kiểm chính xác Fisher để so sánh nhập viện, kháng sinh điều trị trước đó có hay mối tương quan có ý nghĩa thống kê. Đường không, nếu có thì loại kháng sinh nào (uống, cong ROC biểu diễn mối liên quan giữa độ tiêm, thời gian điều trị...). Lâm sàng: ghi nhận nhạy và độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và các triệu chứng, dấu hiệu sinh tồn (mạch, giá trị tiên đoán âm của xét nghiệm PCT. Mức nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, đánh giá độ sai lầm α = 0,05, khoảng tin cậy 95% được thang điểm Glasgow), các cơ quan bị rối loạn, đánh giá là có ý nghĩa thống kê. tổn thương. KẾT QUẢ Bảng 1. Các đặc tính của mẫu nghiên cứu Đặc tính Nhóm nhiễm khuẩn huyết (n=32) Nhóm so sánh (n=30) p Tuổi (trung bình±độ lệch chuẩn) 57 ± 17 52 ± 13 * Nữ 15 (46,9) 19 (63,3) * < 0,5 0 22 (73,3) 0,5 – 2 2 (6,3) 8 (26,7) PCT (ng/mL) < 0,001 2 – 10 10 (31,2) 0 >10 20 (62,5) 0 *Không có sự khác biệt (p>0,05) 197
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Bảng 2. Đường vào NKH ở nhóm nhiễm khuẩn huyết Đường nhiễm khuẩn n (%) PCT* (ng/mL) Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới 15 (47,0) 10,3 (5,0-45,7) Nhiễm khuẩn catheter chạy TNT 8 (25,0) 63,4 (22,3-140,6) Nhiễm khuẩn tiêu hóa 3 (9,4) 49,3 (31,1-68,6) Nhiễm khuẩn da - mô mềm 2 (6,2) 108,4 (9,0-207,8) Các đường khác 4 (12,4) 12,1 (7,8-126,9) Chúng tôi thu thập được 62 bệnh nhân thỏa tỷ lệ nồng độ PCT > 10 ng/mL (62,5%); không có tiêu chuẩn, trong đó, nhóm nhiễm khuẩn huyết nhóm nồng độ PCT < 0,5 ng/mL. Nhiễm khuẩn có 32 bệnh nhân và nhóm so sánh có 30 bệnh đường hô hấp dưới chiếm tỷ lệ cao nhất 47% nhân. Không có sự khác biệt về tuổi trung bình (Bảng 2). và giới tính ở cả hai nhóm (Bảng 1). Nhóm so Nồng độ PCT ≥ 1,69 ng/mL chủ yếu xuất sánh có nồng độ PCT < 0,5 ng/mL chiếm tỷ lệ hiện ở nhóm nhiễm khuẩn huyết, trái ngược ở cao nhất là 73,3%; nồng độ PCT 0,5 – 2 ng/mL nhóm so sánh có nồng độ PCT< 1,69 ng/mL chiếm 26,7%. Nhóm khảo sát chiếm phần lớn là chiếm đa số (Bảng 3). 400 300 Procalcitonin (ng/mL) 200 100 0 Nhóm so sánh Nhóm NKH Biểu đồ 1. Nồng độ PCT ở nhóm so sánh và nhóm NKH Bảng 3. Giá trị của PCT (ng/mL) ở 2 nhóm Nhóm nhiễm khuẩn huyết Nhóm so sánh Tổng cộng PCT ≥ 1,69 31 1 32 PCT < 1,69 1 29 30 Tổng cộng 32 30 62 198
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học 1.00 0.75 0.50 0.25 0.00 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 Biểu đồ 2. Đường cong ROC của xét nghiệm PCT trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy thận mạn So với nồng độ của nhóm so sánh, nồng độ suy giảm hệ miễn dịch, do vậy khả năng nhiễm trung bình PCT của nhóm nhiễm khuẩn huyết khuẩn huyết ở các đối tượng này là như nhau tăng cao gấp 61 lần: 24,56 (6,6 – 66,32) ng/mL so giữa các độ tuổi. Nghiên cứu này không ghi với 0,4 (0,2 – 0,55) ng/mL. Có sự khác biệt về nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nồng độ PCT ở nhóm nhiễm khuẩn huyết và mắc nhiễm khuẩn huyết giữa nam và nữ. nhóm so sánh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Đường vào của vi khuẩn được xem là nơi khởi (p < 0,001) (Biểu đồ 1). phát nguồn bệnh nên khi biết được đường vào Đường cong ROC có diện tích dưới đường sẽ giúp bác sĩ dự đoán được loại vi khuẩn gây cong là 0,99 (AUC = 0,99), cho thấy xét nghiệm bệnh. Vi khuẩn Gram dương thường có nguồn PCT có giá trị rất cao trong phân biệt nhiễm gốc từ da - mô mềm, đường hô hấp, catheter khuẩn huyết và không nhiễm khuẩn huyết trên hoặc các ổ áp xe. Vi khuẩn Gram âm thường có bệnh nhân bệnh nhân suy thận mạn đang điều đường vào từ đường tiêu hóa, viêm đường mật, trị thay thế ở điểm cắt 1,69 ng/mL (Biểu đồ 2). viêm niệu đạo – bàng quang, viêm đáy chậu. Vi khuẩn yếm khí thường nằm ở ổ nhiễm khuẩn BÀN LUẬN từ chân răng, đường tiêu hóa, âm đạo và trên Độ tuổi trung bình của nhóm nhiễm khuẩn da. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhiễm huyết là 57 ± 17 tuổi, nhóm so sánh là 52± 13 khuẩn đường hô hấp dưới chiếm tỷ lệ cao nhất, tuổi. Tuổi không phải là yếu tố tin cậy để tiên đây cũng là một đặc trưng ở bệnh nhân suy lượng khả năng nhiễm khuẩn huyết, trong thận mạn khi phải điều trị kéo dài. nhiều nghiên cứu thì tuổi trung bình của bệnh Ở người bình thường, nồng độ PCT dưới nhân nhiễm khuẩn huyết hầu như không khác 0,05 ng/mL. Các trường hợp nhiễm khuẩn cục biệt(5, 14, 16). Suy thận mạn là bệnh mạn tính gây bộ, PCT có giá trị từ 0,05 – 0,5 ng/mL. Trong 199
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 nhiễm khuẩn hệ thống, đa số PCT nằm ở mức của xét nghiệm là 96,77%, diện tích dưới đường 0,5 – 2 ng/mL. Nồng độ PCT ở bệnh nhân cong là 0,99. Như vậy, trước một bệnh nhân khi nhiễm khuẩn huyết từ khoảng 2 – 10 ng/mL và xét nghiệm PCT có nồng độ > 1,96 ng/mL, bác sĩ khi rơi vào tình trạng choáng nhiễm khuẩn thì lâm sàng có thể tiên lượng bệnh nhân này có PCT > 10 ng/mL(6). Ở nhóm nhiễm khuẩn huyết, khả năng nhiễm khuẩn huyết (3, 7, 14). Có sự khác chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân có nồng độ biệt về nồng độ điểm cắt PCT giữa các nghiên PCT từ 2 – 10 ng/mL và > 10 ng/mL chiếm tỷ lệ cứu, có thể do sử dụng bộ kit để định lượng cao nhất (tổng cộng 93,7%), phù hợp với chẩn nồng độ PCT, tuy nhiên, xét nghiệm PCT đã đoán nhiễm khuẩn huyết – choáng nhiễm được ghi nhận là có giá trị cao trong phân biệt khuẩn trên lâm sàng và các báo cáo gần đây(2, 16). nhiễm khuẩn huyết và không nhiễm khuẩn Ngược lại, nhóm so sánh, tỷ lệ bệnh nhân có huyết trên BN STM giai đoạn cuối đang điều trị nồng độ PCT < 0,5 ng/mL chiếm đa số. thay thế(3,7,14). Ở nhóm nhiễm khuẩn huyết chỉ có 2 bệnh KẾT LUẬN nhân (6,3%) nồng độ PCT 0,5 – 2 ng/mL và qua Procalcitonin có giá trị rất tốt trong chẩn thống kê chúng tôi thấy cả 2 bệnh nhân này đều đoán nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy đã được điều trị kháng sinh trước khi nhập thận mạn. Nồng độ procalcitonin có tăng ở viện. Việc điều trị kháng sinh trước nhập viện bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị thay thế có thể làm giảm nồng độ PCT do đó nồng độ thận (chạy thận nhận tạo, thẩm phân phúc PCT ở 2 bệnh nhân này có thể ở mức > 2ng/mL mạc), tuy nhiên, để sử dụng PCT trong chẩn và điểm cắt thật sự của PCT trong chẩn đoán đoán nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy nhiễm khuẩn huyết trong nghiên cứu chúng tôi thận mạn cũng như làm hướng dẫn trị liệu có thể ở mức nồng độ cao hơn. Tuy vậy, so với kháng sinh thì nên có thêm những nghiên cứu các nghiên cứu đã thực hiện thì nghiên cứu này với số bệnh nhân lớn hơn để xác định giới hạn cũng cho kết quả tương tự về sự gia tăng nồng tham chiếu của PCT trên nhóm bệnh nhâ này. độ PCT rất cao trong nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy thận mạn(8,14). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ayodele OE, Alebiosu CO (2010), “Burden of chronic Hiện nay, xét nghiệm PCT đã được nghiên kidney disease: an international perspective”, Adv Chronic cứu và triển khai rộng rãi ở nhiều bệnh viện để Kidney Dis, 17(3), pp.215-224. phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Nồng 2. Dương Thị Quỳnh Châu (2015), Khảo sát động học procalcitonin trong nhiễm khuẩn huyết, Luận văn Thạc sĩ Y độ PCT tăng vừa phải ở những bệnh nhân suy học, Đại học Y dược TP.HCM. thận mạn không có biểu hiện nhiễm khuẩn(3, 15). 3. Herget-Rosenthal S, et al. (2001), “Procalcitonin for accurate Do đó, một điều quan trọng là làm thế nào để detection of infection in haemodialysis”, Nephrol Dial Transplant, 16(5), pp.975-979. các bác sĩ lâm sàng khi dựa vào kết quả xét 4. Lê Xuân Trường (2011), Giá trị procalcitonin trong chẩn đoán nghiệm PCT có thể đánh giá bệnh nhân suy và theo dõi đáp ứng điều trị nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược TP.HCM. thận mạn có nhiễm khuẩn huyết hay không và 5. Lê Xuân Trường (2011), Giá trị procalcitonin trong chẩn đoán đưa ra hướng xử trí nhanh nhất và tốt nhất. Vì và theo dõi đáp ứng điều trị nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm vậy mà tìm điểm cắt PCT trong chẩn đoán khuẩn, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược TP.HCM. 6. Lê Xuân Trường (2015), Những xét nghiệm hóa sinh hiện đại sử nhiễm khuẩn huyết là một vấn đề mà chúng tôi dụng trong lâm sàng, NXB Y học, TP.HCM, tr.1-26. quan tâm. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 7. Lee WS, Kang DW, Back JH., Kim HL, Chung JH, Shin BC nhóm nhiễm khuẩn huyết và nhóm so sánh có (2015), “Cutoff value of serum procalcitonin as a diagnostic biomarker of infection in end-stage renal disease patients”, điểm cắt PCT là 1,69 ng/mL, với mẫu nghiên Korean J Intern Med, 30(2), pp.198-204. cứu n= 62 thì xét nghiệm có độ nhạy là 96,88%, 8. Luyt CE, et al. (2007), “Usefulness of procalcitonin fordiagnosis of ventilator – associated pneumonia”, Am J độ đặc hiệu là 96,67%, giá trị tiên đoán (+) là Respir Crit Care Med, 175, pp.326. 96,88%, giá trị tiên đoán (-) là 96,67%, tính đúng 200
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học 9. Lysaght MJ (2002), “Maintenance dialysis population 15. Sitter T, et al. (2002), “Differential diagnosis of bacterial dynamics: current trends and long-term implication”, J Am infection and inflammatory response in kidney diseases Soc Nephrol, 13 (1), pp.37-40. using procalcitonin”, J Nephrol, 15(3), pp.297-301. 10. Marty P, Roquilly A, Vallee F (2013), “Lactate clearance as 16. Trần Thị Hương Lý (2014), Giá trị xét nghiệm procalcitonin death predictor in severe sepsis and sepsis shock during the trong theo dõi đáp ứng điều trị kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm first 24 hours in ICU. An observational study”, Annals of khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn, Luận án thạc sĩ y học, Intensive Care, 3 (1): 3. Đại học Y Dược TP. HCM. 11. Pham Van Bui (2008), “How perioneal dialysis has developed in Vietnam”, Perit Dial Int, 28(S3), pp.S63-S66. 12. Quang Huân, Đặng Duy Phương (2010), Sử dụng peptids lợi Ngày nhận bài báo: 24/10/2017 niệu natri (BNP và Pro-BNP) trong chẩn đoán suy tim, Chuyên Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2017 đề Tim Mạch Học, tập 5, tr.3-10. 13. Rau BM, et al. (2007), “Evaluation of Procalcitonin for Ngày bài báo được đăng: 10/03/2018 Predicting Septic Multiorgan Failure and Overrall Prognosis in Secondary Peritonitis”, ARCH SURG, 142, pp.134-142. 14. Shaikh MA, Satyanarayana G (2015), “Serum Procalcitonin as a marker of infection in chronic kidney disease patients on hemodialysis in sepsis”, IOSR-JDMS, 14(1), pp.45-49. 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0