GIÁ TRỊ CỦA CHỤP ỐNG DẪN SỮA CẢN QUANG BẤT THƯỜNG<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN U TÂN SINH GÂY TIẾT DỊCH NÚM VÚ<br />
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG<br />
Nguyễn Vũ Mỹ Linh*, Trần Thị Lợi**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát giá trị của kết quả Chụp ống dẫn sữa cản quang (CODSCQ) bất thường trong chẩn<br />
đoán các khối u tân sinh gây tiết dịch núm vú.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm chẩn đoán<br />
Phương pháp: Trong thời gian từ tháng 06/1999 đến tháng 04/2008, có 95 phụ nữ bị tiết dịch núm vú bệnh<br />
lý được CODSCQ cho kết quả bất thường tại phòng Nhũ Hoa của Bệnh viện Hùng Vương tham gia nghiên cứu.<br />
Chúng tôi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sang thương gây tiết dịch núm vú gửi chẩn đoán giải phẫu bệnh (GPB),<br />
sau đó so sánh kết quả CODSCQ bất thường và kết quả GPB sau phẫu thuật.<br />
Kết quả: Trong 95 ca CODSCQ, có 86 ca chụp thành công lần đầu và 9 ca thất bại phải tiến hành chụp lần<br />
thứ hai. Các giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn đoán khối u tân sinh gây tiết dịch núm vú: độ nhạy<br />
92,06%, độ đặc hiệu 46,88%, giá trị tiên đoán dương 77,33%, giá trị tiên đoán âm 75%. Các giá trị của<br />
CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú trong OTV: độ nhạy 92,16%, độ đặc hiệu 54,55%, giá trị tiên đoán<br />
dương 70,15%, giá trị tiên đoán âm 85,71%.<br />
Kết luận: CODSCQ là kỹ thuật an toàn, khá đơn giản, chi phí thấp, có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý gây<br />
tiết dịch núm vú nên có thể áp dụng rộng rãi ở những trung tâm có trang bị máy nhũ ảnh và đội ngũ nhân viên<br />
y tế đã qua khóa huấn luyện đào tạo về kỹ thuật này.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION THE ROLE OF ABNORMAL GALACTOGRAPHY IN DIAGNOSIS OF NEOPLASM<br />
CAUSING NIPPLE DISCHARGE IN HUNG VUONG HOSPITAL<br />
Nguyen Vu My Linh, Tran Thi Loi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 23 - 31<br />
Objective: To evaluate the performance of abnormally galactographic findings in diagnosis of neoplasm<br />
causing nipple discharge.<br />
Design: Diagnostic test study<br />
Materials and methods: From Jun 1999 to Apr 2008, 95 cases of pathologic nipple discharge having<br />
abnormal galactography were included. All of these cases underwent a selective excision of ductal-lobular unit,<br />
and the pathologic results were then correlated with the galactographic findings.<br />
Results: Cannulation of nipple discharge was successful in the first attempt in 86 of 95 patients (90.5%).<br />
The performance of abnormal galactography in the diagnosis of neoplasm causing nipple discharge was as follow:<br />
sensitivity 92.1%, specification 46.9%, positive predictive value 77.3%, and negative predictive value 75.0%.<br />
Whereas, the performance in the diagnosis of papilloma was: sensitivity 92.2%, specification 54.6%, positive<br />
predictive value 54.6%, negative predictive value 85.7%.<br />
Conclusion: Galactography is a safe, simple, low-cost procedure and valuable in diagnosis of pathologic<br />
* B.V Hùng Vương, ** Bộ môn Phụ Sản-Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
nipple discharge, therefore it can be widely implemented among settings with adequate equipment and trained<br />
personnel.<br />
tích vú phải phẫu thuật(18).<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiết dịch núm vú là một trong những lý do<br />
khiến bệnh nhân đi khám vú. Theo một nghiên<br />
cứu tiến hành tại phòng khám Nhũ hoa Bệnh<br />
viện Hùng Vương năm 2003 - 2005, tiết dịch<br />
núm vú chiếm 2,4% các lý do khám vú(17) và theo<br />
tổng quan y văn là 4 - 5%(15). Mặc dù hầu hết<br />
nguyên nhân là bệnh lý lành tính, nhưng cũng<br />
có 10 - 15% trường hợp tiết dịch núm vú do ung<br />
thư vú, chủ yếu là carcinoma ống tuyến vú(11,10).<br />
Tiết dịch núm vú thường là dấu hiệu đơn độc<br />
trong các bệnh lý lành tính và đôi khi là dấu hiệu<br />
duy nhất của ung thư vú. Vấn đề đặt ra là làm<br />
sao phân biệt được sang thương lành và ác tính<br />
trong bệnh cảnh tiết dịch núm vú? Đây là một<br />
thách thức đối với các nhà lâm sàng trong chẩn<br />
đoán bệnh lý của vú.<br />
<br />
CODSCQ đã được phát minh năm 1938 bởi<br />
Hicken và cộng sự (cs) nhằm để đánh giá bệnh<br />
lý gây tiết dịch núm vú. Nhưng mãi 30 năm sau,<br />
CODSCQ mới được phát triển rộng rãi ở nhiều<br />
nước trên thế giới nhờ vào cải tiến phương pháp<br />
thông ống tuyến vú và sự xuất hiện của chất cản<br />
quang tan trong nước vào năm 1969. Từ lâu,<br />
CODSCQ đã được xem như một phương pháp<br />
chẩn đoán tốt bệnh lý gây tiết dịch núm vú.<br />
Nhưng cho đến ngày hôm nay, trải qua hơn một<br />
nửa thế kỷ, khi mà nền y học đã có nhiều bước<br />
tiến đáng kể với sự ra đời của chụp cắt lớp điện<br />
toán, chụp cộng hưởng từ và nội soi ống tuyến<br />
vú, CODSCQ liệu có còn hữu dụng nữa hay<br />
không? Đó là vấn đề mà nhiều nhà khoa học<br />
đang quan tâm.<br />
<br />
Trước đây, người ta khuyên nên xét nghiệm<br />
tế bào học dịch tiết núm vú, xét nghiệm này đơn<br />
giản, dễ thực hiện trong quá trình khám vú, tuy<br />
nhiên tỷ lệ âm tính giả rất cao do trên lam hiện<br />
diện nhiều hồng cầu bị ly giải và tế bào thoái hóa<br />
nhiều(19,27). Siêu âm vú có thể thấy u nhú trong<br />
ống tuyến vú với điều kiện khối u phải lớn trên<br />
3-5mm, và siêu âm dễ phát hiện giãn ống tuyến<br />
vú hay nang lớn, loại này ít có biểu hiện tiết dịch<br />
núm vú. Chụp nhũ ảnh có thể phát hiện được u<br />
nhú trong ống tuyến vú có kích thước lớn, có nốt<br />
tròn cản quang đậm, đôi khi kèm vài chấm vôi<br />
hóa, thường là lành tính. Chụp ống dẫn sữa cản<br />
quang (CODSCQ) là một kỹ thuật bơm chất cản<br />
quang tan trong nước vào lòng ống tuyến vú tiết<br />
dịch, rất cần thiết trong chẩn đoán bệnh lý gây<br />
tiết dịch núm vú(19). Đây là phương pháp duy<br />
nhất xác định bản chất, vị trí và độ lan rộng của<br />
sang thương gây tiết dịch núm vú. CODSCQ đặc<br />
biệt có giá trị khi không có triệu chứng nào khác<br />
ngoài tiết dịch núm vú và không có ghi nhận gì<br />
trên lâm sàng và nhũ ảnh(25). CODSCQ trước<br />
phẫu thuật rất hữu ích để phân biệt sang thương<br />
lành hay ác tính, giúp định vị được ống tuyến vú<br />
bệnh lý và do đó góp phần làm giảm thiểu thể<br />
<br />
Trong tạp chí “La lettre du sénologue” của<br />
Hội Nhũ hoa và Giải phẫu bệnh học của toàn<br />
nước Pháp năm 2006, Tristant H đã đưa ra vấn<br />
đề “CODSCQ là một xét nghiệm của quá khứ<br />
hay là một kỹ thuật của tương lai”. Và tác giả đã<br />
giải đáp rằng giá trị tiên đoán của CODSCQ<br />
trong chẩn đoán các sang thương gây tiết dịch<br />
núm vú so với các xét nghiệm khác vẫn còn cao<br />
trong hoàn cảnh hiện nay, nó vẫn là một xét<br />
nghiệm của quá khứ và của cả tương lai(26).<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
2<br />
<br />
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên<br />
cứu về vai trò của CODSCQ trong chẩn đoán<br />
tiết bệnh lý gây dịch núm vú. Tại Bệnh viện<br />
Hùng Vương, phòng khám Nhũ hoa đã được<br />
thành lập từ năm 1997, với số lượng bệnh<br />
nhân khoảng 10.000-15.000 mỗi năm, với nhiều<br />
bệnh cảnh khác nhau, trong đó tiết dịch núm<br />
vú là bệnh cảnh khó chẩn đoán nhất do triệu<br />
chứng lâm sàng và cận lâm sàng nghèo nàn.<br />
Đến tháng 6 năm 1999, chúng tôi mới có điều<br />
kiện tiến hành CODSCQ nhằm mục đích chẩn<br />
đoán bệnh lý gây tiết dịch núm vú. Từ những<br />
nhu cầu thực tế cần thiết tìm hiểu giá trị của<br />
CODSCQ và mong muốn thực hiện chẩn đoán,<br />
điều trị bệnh lý vú ngày càng chính xác và hoàn<br />
<br />
thiện hơn, cũng như tại bệnh viện Hùng Vương<br />
và nước Việt Nam chưa có công trình nghiên<br />
cứu đầy đủ về vấn đề này nên chúng tôi quyết<br />
định tiến hành nghiên cứu “Giá trị của chụp<br />
ống dẫn sữa cản quang bất thường trong chẩn<br />
đoán u tân sinh gây tiết dịch núm vú tại Bệnh<br />
viện Hùng Vương”.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Khảo sát giá trị của kết quả CODSCQ bất<br />
thường trong chẩn đoán các khối u tân sinh gây<br />
tiết dịch núm vú: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị<br />
tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm.<br />
Khảo sát giá trị của kết quả CODSCQ bất<br />
thường trong chẩn đoán u nhú trong ống<br />
tuyến vú (OTV) gây tiết dịch núm vú: độ nhạy,<br />
độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị<br />
tiên đoán âm.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm chẩn đoán<br />
<br />
trạng viêm nhiễm trùng cấp tính ở vú- Phụ nữ<br />
đang mang thai- Tiền sử dị ứng chất màu xanh<br />
methylen và thuốc cản quang Texlebrix- Co rút<br />
núm vú nhiều - CODSCQ cho kết quả bình<br />
thường.<br />
Thu thập các hồ sơ liên quan từ phòng khám<br />
nhũ hoa, phòng lưu trữ hồ sơ của bệnh viện<br />
Hùng Vương trong thời gian nghiên cứu với<br />
mẫu bảng thu thập số liệu.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Bằng phần mềm SPSS.10 & STATA 8.0 kết<br />
quả được trình bày dưới dạng các bảng và<br />
biểu đồ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám<br />
Nhũ hoa của Bệnh viện Hùng Vương trong thời<br />
gian từ tháng 6/1999 đến tháng 4/2008, chúng tôi<br />
thu nhận được 95 trường hợp.<br />
Bảng 1. Phân bố đặc điểm lâm sàng của đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả phụ nữ có tiết dịch núm vú bệnh lý<br />
được CODSCQ cho kết quả bất thường và được<br />
tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sang thương gửi<br />
chẩn đoán GPB tại bệnh viện Hùng Vương trong<br />
thời gian từ tháng 06/1999 đến tháng 04/2008.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Số con<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Tiêu chuẩn nhận vào<br />
Tất cả các trường hợp thỏa các tiêu chuẩn<br />
trong dân số nghiên cứu: các bệnh nhân có tiết<br />
dịch núm vú bệnh lý (tiết dịch từ 1 lỗ hay 2 lỗ,<br />
dịch trong, huyết thanh, dịch máu, dịch pha lẫn<br />
huyết thanh-máu), được CODSCQ cho kết quả<br />
bất thường và được phẫu thuật cắt bỏ sang<br />
thương làm chẩn đoán GPB.<br />
Tất cả bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tiết dịch núm vú dạng mủ- Tiết sữa- Tiết<br />
dịch núm vú nhiều lỗ hai bên vú- Có tình<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
TS bản thân<br />
TS gia đình<br />
ung thư vú<br />
Lý do khám<br />
Vị trí<br />
Số lỗ<br />
<br />
Cách tiết<br />
<br />
< 30 tuổi<br />
30 – 50 tuổi<br />
> 50 tuổi<br />
Chưa con<br />
1 – 2 con<br />
3 - 4 con<br />
5 con<br />
Bệnh vú lành tính<br />
Bệnh vú ác tính<br />
Không bệnh lý vú<br />
Không<br />
Có<br />
Tiết dịch núm vú<br />
Đau, u, kiểm tra<br />
Vú phải<br />
Vú trái<br />
1 lỗ<br />
2 lỗ<br />
Tự nhiên<br />
BN sờ nặn<br />
BS khám vú<br />
<br />
Tần suất<br />
11<br />
75<br />
9<br />
31<br />
43<br />
16<br />
5<br />
3<br />
0<br />
92<br />
93<br />
2<br />
91<br />
4<br />
49<br />
46<br />
92<br />
3<br />
86<br />
3<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
11,58<br />
78,95<br />
9,47<br />
32,63<br />
45,26<br />
16,84<br />
5,26<br />
3,15<br />
0<br />
96,85<br />
97,89<br />
2,11<br />
95,79%<br />
4,21%<br />
52%<br />
48%<br />
97%<br />
3%<br />
90,53%<br />
3,16%<br />
6,31%<br />
<br />
3<br />
<br />
Kết quả GPB sau phẫu thuật<br />
<br />
Biểu đồ 1. Phân bố kết quả chẩn đoán GPB sau phẫu thuật<br />
<br />
Tỷ lệ thất bại của CODSCQ<br />
1<br />
1<br />
<br />
5<br />
2<br />
Vỡ OTV<br />
<br />
K.thông lỗ<br />
<br />
Thuốc trào<br />
<br />
BN đau<br />
<br />
Biểu đồ 2. Phân bố nguyên nhân thất bại của<br />
CODSCQ<br />
<br />
chiếm nhiều nhất 92/95 (96,84%), kế đến là hình<br />
cắt cụt 42/95 (44,21%), hình hẹp không hoàn toàn<br />
37/95 (38,95%), hình khuyết đơn độc 17/95<br />
(17,89%), hình khuyết nhiều chỗ 14/95 (14,74%)<br />
và hình cứng ống 4/95 (4,21%). Trong u nhú<br />
trong OTV, các hình ảnh thường gặp nhất là<br />
hình giãn ống, hình cắt cụt, tiếp sau là hình hẹp,<br />
hình khuyết đơn độc. Trong carcinoma OTV,<br />
hình ảnh khuyết nhiều chỗ hay gặp nhất, kế đến<br />
là hình giãn ống, hình cứng ống và hình cắt cụt.<br />
Bệnh sợi bọc, các hình ảnh hay gặp là hình giãn<br />
ống và hẹp ống.<br />
<br />
Trong 95 ca CODSCQ, có 86 ca chụp thành<br />
công lần đầu, có 9 ca phải tiến hành CODSCQ<br />
lần thứ hai do vỡ ống OTV (5 ca), không thông<br />
được lỗ OTV (2 ca), do bệnh nhân đau (1 ca) và<br />
thuốc trào ngược nhanh (1 ca).<br />
<br />
Biến chứng của CODSCQ<br />
Chúng tôi không ghi nhận được biến chứng<br />
nào của CODSCQ như nhiễm trùng, tụ máu, sốc<br />
do thuốc hay do đau vú. Nhưng ở thì thông ống<br />
tuyến vú để bơm thuốc cản quang có làm cho<br />
một bệnh nhân bị đau vú nhiều phải ngưng<br />
ngay thủ thuật.<br />
<br />
Kết quả hình ảnh của CODSCQ<br />
Kết quả CODSCQ bất thường cho đa dạng<br />
hình ảnh và phối hợp nhiều kiểu hình ảnh trong<br />
cùng một sang thương thực thể. Hình giãn ống<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
4<br />
<br />
Kết quả chẩn đoán của CODSCQ<br />
Kết quả u nhú trong OTV chiếm nhiều nhất<br />
(63.16%), kế đến là bệnh sợi bọc (13,68%), ung<br />
thư và nghi ngờ ung thư vú (8,42%), đa u nhú<br />
trong OTV (7,37%), khối u lành ngoài OTV<br />
(4,21%) và ít nhất là giãn OTV (3,16%).<br />
<br />
Giá trị của kết quả CODSCQ bất thường trong<br />
<br />
chẩn đoán các khối u tân sinh gây tiết dịch<br />
núm vú<br />
Bảng 2. So sánh kết quả CODSCQ bất thường và<br />
GPB sau phẫu thuật trong chẩn đoán khối u tân sinh<br />
GPB<br />
Tổng<br />
U tân sinh Không u tân sinh<br />
U tân sinh<br />
58<br />
17<br />
75<br />
Không u tân sinh<br />
5<br />
15<br />
20<br />
Tổng<br />
63<br />
32<br />
95<br />
CODSCQ bất<br />
thường<br />
<br />
Từ bảng 2, chúng tôi tính ra các giá trị của<br />
CODSCQ bất thường trong chẩn đoán khối u tân<br />
sinh gây tiết dịch núm vú như sau: ĐN 92,06%<br />
(86,63-97,5%) - ĐĐH 46,88% (36,84-56,91%) GTTĐD 77,33% (68,91-85,75%) - GTTĐA 75%<br />
(66,29-83,71%).<br />
Trong đó, CODSCQ có u tân sinh (u nhú, đa<br />
u nhú, ung thư, nghi ung thư) và GPB có khối u<br />
tân sinh (u nhú, tăng sản OTV điển hình và<br />
không điển hình, carcinoma OTV tại chỗ và xâm<br />
lấn, bệnh Paget núm vú).<br />
<br />
Giá trị của kết quả CODSCQ bất thường<br />
trong chẩn đoán u nhú trong OTV gây tiết<br />
dịch núm vú<br />
Bảng 3. So sánh kết quả CODSCQ bất thường và<br />
GPB trong chẩn đoán u nhú OTV<br />
CODSCQ<br />
bất thường<br />
U nhú<br />
Không u nhú<br />
Tổng<br />
<br />
GPB<br />
U nhú<br />
Không u nhú<br />
47<br />
20<br />
4<br />
24<br />
51<br />
44<br />
<br />
Tổng<br />
67<br />
28<br />
95<br />
<br />
Từ bảng 3, chúng tôi tính ra các giá trị của<br />
CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú<br />
trong OTV như sau: ĐN 92,16% (81,11-97,82%) ĐĐH 54,55% (38,84-69,6%) - GTTĐD 70,15%<br />
(57,73-80,72%) - GTTĐA 85,71% (67,33-95,96%)<br />
Trong đó, CODSCQ u nhú là có u nhú, đa<br />
u nhú trong OTV và GPB u nhú là có u nhú<br />
trong OTV.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kết quả GPB sau phẫu thuật<br />
Bảng 4. So sánh kết quả GPB sau phẫu thuật<br />
<br />
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Kết quả GPB sau phẫu thuật %<br />
Tác giả<br />
U<br />
Bệnh<br />
Tăng<br />
(Năm –Cỡ<br />
Giãn<br />
Carcino<br />
nhú sợi<br />
sản<br />
Khác<br />
mẫu)<br />
OTV<br />
ma OTV<br />
OTV bọc<br />
OTV<br />
Hou M.F8,9<br />
12,9<br />
4,0<br />
H.C.J (1998 56,4 11,9 5,9<br />
- 101)<br />
Dinkel H.P<br />
39,2 38,5<br />
13,3<br />
7,7<br />
1,3<br />
(2000 - 143)<br />
Hou M.F6,6<br />
20,4<br />
17,2<br />
H.T.J (2001 55,8<br />
- 181)<br />
Steffi Lau<br />
9,3 (tại<br />
57,6<br />
33,1<br />
(2005 - 118)<br />
chỗ 3,4)<br />
N.V.Mỹ Linh<br />
7,4 (tại<br />
53,7 25,3 6,3<br />
5,2<br />
2,1<br />
chỗ 5,3)<br />
(2008 - 95)<br />
<br />
Nghiên cứu cho kết quả u nhú OTV chiếm<br />
nhiều nhất trong các sang thương gây tiết dịch<br />
núm vú bệnh lý, điều này phù hợp với kết quả<br />
của các tác giả khác. Còn tỷ lệ ung thư vú gây ra<br />
tiết dịch núm vú bệnh lý thay đổi nhiều tùy theo<br />
các tác giả.<br />
<br />
Tỷ lệ thất bại của CODSCQ<br />
Nghiên cứu ghi nhận 95 ca CODSCQ, nhưng<br />
chỉ có 86 ca thành công ở lần đầu tiên (90,53%),<br />
và 9 ca (9,47%) bị thất bại phải làm lại lần thứ hai<br />
sau hai tuần do 5 ca làm vỡ OTV, 2 ca không<br />
thông được lỗ OTV, 1 ca thuốc trào ngược nhanh<br />
và 1 ca bệnh nhân đau vú nhiều.<br />
Nghiên cứu của Dinkel H.P ghi nhận tỷ lệ<br />
thất bại của CODSCQ là 9,5% do thuốc cản<br />
quang trào ra ngoài hay không vô được OTV(6).<br />
Saarela A.O thực hiện thành công 29 ca<br />
CODSCQ (trên 30 bệnh nhân tiết dịch núm vú<br />
bệnh lý) với tỷ lệ thành công là 96,7% và thất bại<br />
là 3,3%(21). Tristan H đã đưa ra vấn đề là liệu<br />
CODSCQ có phải là một xét nghiệm gây đau và<br />
khó thực hiện hay không? Nếu xem xét lại lỗ<br />
ngoài OTV thường khó thấy, ngay cả khi có kính<br />
lúp, do đường kính ống quá nhỏ. Đặc biệt khi<br />
không có tiết dịch núm vú thì CODSCQ không<br />
thể thực hiện được. Núm vú rất nhạy cảm và có<br />
thể bị đau khi nong lỗ OTV. Thất bại của xét<br />
nghiệm này thường là do không đúng kỹ thuật,<br />
gây khó chịu cho bệnh nhân. Nếu ta thao tác tốt<br />
thì dễ dàng thực hiện được CODSCQ, hiếm khi<br />
bị thất bại(26). Schwab S.A nhận thấy CODSCQ<br />
<br />
5<br />
<br />