GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN<br />
TRONG VIỆC BẢO VỆ VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM<br />
Nguyễn Văn Dũng1<br />
Tóm tắt: Việt Nam là vùng hứng chịu tác động mạnh mẽ của các cơn bão nhiệt đới,<br />
hàng năm có khoảng 4 – 5 cơn bão, trong xu thế biến đổi khí hậu, Việt Nam được<br />
đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động sâu sắc, hiện tượng nước biển<br />
dâng, xói lở, xâm nhập mặn... Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được xem là loài<br />
tiên phong, nơi đầu sóng, ngọn gió, tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt<br />
vùng ven biển, hệ sinh thái RNM được xem như bức tường xanh che chắn những tác<br />
động từ biển lên vùng bờ. Điều đáng quan tâm, trong những năm gần đây nhiều địa<br />
phương ven biển đã có những hoạt động kinh tế làm phá vỡ môi trường tự nhiên ven<br />
biển, dẫn đến suy giảm, biến mất hệ sinh thái RNM, hay chuyển đổi RNM sang mục<br />
đích kinh tế khác, dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường và cư dân vùng ven biển. Vì<br />
thế, bài viết làm rõ vai trò, chức năng và giá trị của hệ sinh thái RNM để người dân<br />
ven biển Việt Nam cần nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái RNM và khai thác bền<br />
vững lợi ích từ hệ sinh thái RNM.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260 km và hơn 1 triệu km2 diện tích mặt<br />
nước biển, nếu so với diện tích đất liền, Việt Nam thuộc các quốc gia có tỷ lệ lớn<br />
trong khu vực và thế giới. Mặt khác vị trí và hình dáng chữ “S”, kéo dài theo chiều<br />
kinh tuyến, hẹp ngang, đặc biệt có 28/64 tỉnh thành tiếp giáp với biển. Trong thời<br />
gian gần đây hiện tượng tự nhiên như: bão, lũ, lụt, thủy triều, hạn hán, xâm nhập<br />
mặn... có diễn biến bất thường, đã tác động trực tiếp lên hầu hết vùng ven biển Việt<br />
Nam, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội.<br />
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng<br />
nặng nề về vấn đề nước biển dâng. Nhằm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu,<br />
Việt Nam cần xác định các nhân tố môi trường tự nhiên có khả năng giảm thiểu được<br />
thiên tai và cân bằng sinh thái cho vùng ven biển Việt Nam.<br />
RNM là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học cao nhất trong các<br />
hệ sinh thái, là môi trường sinh sống của nhiều hệ động thực vật trên cạn, dưới nước<br />
và ngập nước theo mùa. Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên cả<br />
3 vùng ven biển Việt Nam, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, nhiều khu vực khai thác tài<br />
nguyên quá mức, chuyển đổi tài nguyên có giá trị về môi trường thành giá trị kinh tế,<br />
<br />
1<br />
<br />
ThS, khoa Văn hóa – Du lịch, trường Đại học Quảng Nam.<br />
<br />
GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ …<br />
sử dụng lợi ích trước mắt, mà chưa có chiến lược xây dựng các tiêu chí kinh tế - sinh<br />
thái. Vì thế, nhiều khu có hệ sinh thái RNM đã bị biến mất hay suy giảm nghiêm<br />
trọng, dẫn đến suy giảm về sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.<br />
Đặc điểm sinh thái của RNM khác hẳn với các loài thực vật khác, cơ chế loại<br />
bỏ muối trong cây, bám trụ vùng đất yếu (bộ rễ), chịu tác động sóng, thủy triều, dòng<br />
biển. RNM là loài tiên phong trong việc bảo vệ vùng bờ, giảm tác động vật lí từ biển<br />
vào đất liền và xem như “bộ lọc” cân bằng động cho môi trường nước, môi trường<br />
đất, môi trường không khí. Để lượng hóa được những giá trị của RNM cần có những<br />
phương pháp nghiên cứu đặc trưng. Cung cấp những thông tin về vai trò của RNM<br />
cho dân cư ven biển, đưa ra các giải pháp bảo vệ và phát triển hệ sinh thái RNM.<br />
Trong xu thế biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường; động<br />
lực biển tác động làm ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội vùng<br />
ven biển. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh thái RNM có khả năng giảm thiểu được các<br />
tác động của động lực biển lên vùng ven bờ, bảo vệ sinh thái, môi trường tự nhiên<br />
ven biển... Vì thế, bài viết phân tích, đánh giá vai trò của hệ sinh thái RNM trong việc<br />
bảo vệ vùng ven biển Việt Nam trong bối cảnh diễn biến của biến đổi khí hậu tác<br />
động nặng nề lên vùng ven biển Việt Nam.<br />
2. Đặc điểm RNM ven biển Việt Nam<br />
2.1. Sự phân bố<br />
Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260km, trung bình 100km2 diện tích đất<br />
liền có 1km đường bờ biển; hệ thống sông suối dày đặc, trung bình 20km bờ biển là<br />
có một của sông, nhiều đầm phá, bãi triều. Hệ sinh thái RNM chủ yếu tồn tại và phát<br />
triển khu vực nhiệt đới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Vì thế, RNM ở<br />
Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên có sự phân bố không<br />
đồng đều, diện tích hệ sinh thái RNM Việt Nam 152099ha (2013), diện tích hệ sinh<br />
thái RNM lớn nhất ở khu vực Nam Bộ, tiếp sau đó là khu vực Bắc Bộ và vùng có<br />
diện tích hệ sinh thái RNM ít nhất là khu vực Trung Bộ.<br />
Bảng 1. Diện tích RNM phân bố theo 3 vùng ven biển Việt Nam (2013)<br />
Vùng<br />
<br />
Diện tích đất ngập mặn (ha)<br />
<br />
RNM<br />
Diện tích (ha)<br />
<br />
%<br />
<br />
Bắc Bộ<br />
<br />
122335<br />
<br />
42842<br />
<br />
28,2<br />
<br />
Trung Bộ<br />
<br />
40000<br />
<br />
2279<br />
<br />
1,5<br />
<br />
Nam Bộ<br />
<br />
440405<br />
<br />
106979<br />
<br />
70,3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
702740<br />
<br />
152099<br />
<br />
<br />
<br />
100<br />
Nguồn: [1]<br />
23<br />
<br />
NGUYỄN VĂN DŨNG<br />
Sự phân bố hệ sinh thái RNM là kết quả của các yếu tố tự nhiên về điều kiện<br />
đất ngập nước, khí hậu, thủy văn và đặc biệt là yếu tố tác động của con người, hoạt<br />
động kinh tế đã tác động lớn đến sự phân bố hệ sinh thái RNM, đặc biệt trong những<br />
năm qua khu vực Trung Bộ có diện tích hệ sinh thái RNM giảm đáng kể, nguyên<br />
nhân do nhiều địa phương đã chuyển đổi một số khu RNM thành các đầm nuôi tôm,<br />
đất nông nghiệp và quy hoạch hoạt động du lịch biển, khai thác khoáng sản trên diện<br />
tích hệ sinh thái RNM, khai thác RNM lấy gỗ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp.<br />
Hệ quả, khu vực Trung Bộ đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp, du lịch; tuy<br />
nhiên, môi trường ven biển luôn biến đổi theo chiều hướng xấu, nhiều vùng đất bị sa<br />
mạc hóa, ô nhiễm môi trường ven biển (nước, đất), đáng quan tâm là thiên tai bão, lũ,<br />
gió, sóng biển đã làm biến đổi đường bờ như: xói lở, xâm nhập mặn, phá hủy các<br />
công trình ven biển, thiệt hại nhà cửa và người.<br />
Khu vực Nam Bộ, so với trước năm 1943 hệ sinh thái RNM giảm đi đáng kể,<br />
tuy nhiên dân cư ven biển Nam Bộ lại có được những dịch vụ từ hệ sinh thái RNM<br />
lớn. Khai thác thủy hải sản vào mùa nước lũ, hoạt động du lịch phát triển (du lịch tự<br />
nhiên), nuôi trồng thủy hải sản vùng RNM.<br />
Khu vực Bắc Bộ: với truyền thống quai đê lấn biển, nhờ hệ sinh thái RNM là<br />
sinh vật tiên phong, che chắn tác động thiên tai vì thế nhiều vùng đất mới được hình<br />
thành, điển hình là khu vực Hải Phòng trong vòng 50 năm trở lại đây với truyền thống<br />
quai đê lấn biển, toàn tỉnh đã mở rộng được 100.000ha trong đó 4000ha trồng lúa,<br />
1577ha mặt nước nuôi trồng thủy hải sản, hình thành hai xã mới trên đất ngập mặn<br />
với 14.300 nhân khẩu.<br />
Như vậy, từ sự phân bố hệ sinh thái RNM chúng ta cần lượng hóa được những<br />
giá trị về hệ sinh thái RNM, từ được – mất và có – không ở các khu vực có hệ sinh<br />
thái RNM.<br />
2.2. Sinh thái<br />
Môi trường sinh thái RNM tương đối đặc biệt so với các hệ sinh thái khác, thể<br />
hiện ở điều kiện sống của cây ngập mặn và cấu trúc hình thái cây.<br />
a. Rễ: điều kiện sinh sống cây chịu mặn hết sức khắc nghiệt, vì thế hình thái cây<br />
có những đặc điểm riêng. Rễ cây chịu mặn có hai dạng cơ bản là rễ thông khí và rễ<br />
dinh dưỡng.<br />
Rễ hô hấp là cơ quan trao đổi khí cho cây, từ rễ nằm ngang dưới mặt đất mọc<br />
lên các rễ đâm thẳng lên trời, thoát qua khỏi mặt đất. Loại rễ này thường chứa nhiều<br />
chất diệp lục, giúp rễ tăng khả năng quang hợp cho cây. Đặc điểm bị ngập trong bùn,<br />
ngập triều vì thế với cấu trúc mọc từ dưới đất xuyên qua lớp bùn, nhô lên khỏi mặt<br />
nước khi triều xuống; số lượng rễ nhiều, chiếm một diện tích rộng. Rễ hô hấp là bộ<br />
phận quan trọng cho những loài cây trong RNM và được thấy rõ ở các loài Đước.<br />
Rễ chống có chức năng hấp thu dinh dưỡng, khí cho cây, ngoài ra còn có chức<br />
<br />
24 <br />
<br />
GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ …<br />
năng chống đỡ, định vị cây ở khu vực triều trước tác động ngoại lực như: sóng, dòng<br />
triều, gió... Ngoài chức năng thu khí, hấp thu dinh dưỡng, nước cho cây, rễ chống còn<br />
là chức năng định vị, số lượng rễ chống càng nhiều khi cây ở vị trí càng xa bờ, vùng<br />
có nền bùn yếu. Đây là đặc điểm tự thích nghi để đảm bảo được sự tồn tại và phát<br />
triển của những loài cây chịu mặn ở vùng triều.<br />
Rễ đầu gối: là những phần rễ của một số loài cây ngập mặn như Vẹt, phần rễ<br />
gấp khúc được nhô lên khỏi mặt đất, với chức năng tiếp nhận không khí. Rễ có nhiều<br />
lỗ khí khi còn non và khi về già, phần võ bị tách ra tạo thành các đường nứt trên bề<br />
mặt rễ có chức năng thu nhận khí từ ngoài vào cho cây.<br />
Rễ dinh dưỡng dưới bùn: Rễ dinh dưỡng là phần rễ được nằm sâu trong lớp bùn<br />
của bãi triều, rễ có cấu tạo mô mềm rất phát triển, đảm bảo cho việc hô hấp bình<br />
thường của rễ trong môi trường bùn lầy thiếu khí, có các khoảng gian bào chứa khí<br />
lớn. Ở một số loài như Trang, Mắm các tế bào trục vách dày, chạy dọc theo chiều dài<br />
của rễ, hoặc các thể cứng nằm trong các tế bào mô mềm võ như Bần, Vẹt.<br />
Mối quan hệ giữa rễ dưới mặt đất và rễ trên mặt đất: Tạo hóa thật kỳ diệu, mỗi<br />
loài cây chịu mặn vùng triều có những đặc điểm sinh thái khác nhau như cây Mắm từ<br />
hệ thống rễ nằm ngang dưới mặt đất sinh ra hệ thống rễ đâm thẳng lên khỏi mặt đất<br />
và nhược lại đối với các loài như Đước, từ loại rễ nằm ngang trên mặt đất lại xuất<br />
hiện hệ thống rễ đâm thẳng sâu xuống mặt đất. Hai loại rễ này có mối quan hệ chặt<br />
chẽ với nhau cùng chung một mục đích tạo ra sự sống cho các loài cây ngập mặn ở<br />
môi trường khắc nghiệt. Điểm đặc biệt ở chỗ giao nhau của hệ thống rễ nằm ngang và<br />
rễ thẳng là điểm giao nhau có nút thắt (lõm và eo lại) đây có thể là nhằm hạn chế sự<br />
khuếch tán khí ra ngoài.<br />
b. Thân cây: với những loài cây sống ở vùng ngập mặn, cấu tạo thân cây có<br />
nhiều nét đặc trưng để thích nghi với môi trường.<br />
Cấu trúc cơ học thích nghi: nhiều loài cây ngập mặn có thân gỗ, tán lớn. Vì thế,<br />
sự phân bố yếu tố vật lí trong cây cả phần vỏ và phần trụ, tăng cường khả năng chống<br />
chịu cho cây. Những cây sống ở vùng ngập mặn thường có nội bì hóa gỗ như các chi<br />
Mắm, Đước, Bần, Trang. Những cây sống ở vùng ít bị ngập triều như: Cóc, Giá, Dừa<br />
hầu như không có nội bì hóa gỗ.<br />
Các tổ chức thông khí, chứa khí: Phần lớn những cây sống ở vùng ngập mặn<br />
đều có lỗ vỏ, cây có thời gian ngập triều lớn có cấu tạo lỗ vỏ nhiều, kích thước lớn<br />
như Đước, Bần, Mắm, đặc biệt ở cây Vẹt có lỗ vỏ rất lớn. Có những loài còn có cả lỗ<br />
khí tăng cường với những loài khi triều cường bị ngập cả ngọn nhưng vẫn sống bình<br />
thường như Ô rô.<br />
Mạch gỗ thân cây: Cây ngập mặn có số lượng mạch gỗ nhiều, đường kính hẹp,<br />
là khả năng tăng cường thẩm thấu và dẫn truyền nước khi cây ngập mặn sống trong<br />
môi trường khan sinh lí. Mạch nhỏ là khả năng hạn chế tắc nghẽn lòng mạch, tăng<br />
dòng dẫn lưu thông.<br />
<br />
<br />
25<br />
<br />
NGUYỄN VĂN DŨNG<br />
c. Lá: Một đặc điểm dễ nhận thấy ở hình dạng các loại lá của cây chịu mặn, lá<br />
dày, bóng, cutin dày, lỗ khí thường nằm sâu. Đặc điểm sinh sống vùng nước có độ<br />
mặn cao, vì thế lá cây là một bộ phận tạo nên yếu tố thích nghi cho cây chịu mặn.<br />
Trong quá trình hấp thu nước, dinh dưỡng từ rễ của cây đã đưa một lượng muối quá<br />
mức cho phép cây, khả năng tiết muối và loại bỏ muối ngay trên lá là một đặc điểm<br />
hết sức quan trọng của cây ngập mặn tồn tại vùng có điều kiện khắc nghiệt.<br />
Từ đặc điểm sinh thái cây ngập mặn đã thích nghi được vùng ngập triều ven<br />
biển Việt Nam, không những thế, cây ngập mặn còn là yếu tố quan trọng, trong việc<br />
bảo vệ vùng ven biển. Vai trò cây ngập mặn, đặc biệt là hệ sinh thái RNM tạo ra<br />
những giá trị trực tiếp: khai thác nguồn lợi từ RNM và gián tiếp: tạo ra sự đa dạng<br />
sinh học cao, tạo sinh kế cho người dân, tạo việc làm, phát triển kinh tế. Đặc biệt giá<br />
trị hạn chế chống xói lở, tác động của sóng, gió, xâm nhập mặn tác động lên vùng ven<br />
biển Việt Nam.<br />
3. Giá trị hệ sinh thái RNM cho vùng ven biển Việt Nam<br />
- Giá trị hạn chế xói lở đường bờ: Vùng ven biển thường xuyên chịu sự tác<br />
động của động lực sóng, khi sóng từ ngoài khơi khi truyền vào gần bờ (độ sâu nước<br />
biển gấp hai lần độ cao sóng), hiện tượng sóng vỗ bờ hay sóng đập vuông góc với<br />
vách thẳng đứng đường bờ. Năng lượng sóng tác động với lực tương đối lớn khi<br />
1<br />
<br />
2 2<br />
truyền tời bờ E= 2 D. ω h (D là khối lượng riêng của môi trường truyền sóng,<br />
omega là tần số góc, h là độ cao sóng). Vì thế, ở các vùng bờ có độ liên kết yếu sẽ bị<br />
năng lượng sóng làm phá vỡ đường bờ, gây ra hiện tượng xói lở. Thực vật nói chung<br />
và hệ sinh thái RNM nói riêng có chức năng và vai trò quan trọng bảo vệ vùng bờ. Do<br />
điều kiện tự nhiên và môi trường khắc nghiệt chỉ có các loài cây chịu mặn (hệ sinh<br />
thái RNM) tồn tại được ở vùng ven biển, hình thành đặc điểm cấu trúc rễ, thân... tùy<br />
từng loại cây mà có những đặc điểm rễ khác nhau (rễ cọc, rễ ngang), chính bộ rễ của<br />
cây chịu mặn như là bộ “xương” tạo nên sự liên kết trong đất, không bị động lực<br />
sóng, dòng chảy, rửa trôi đất ven bờ. Mặt khác, cây chịu mặn sống ở vùng đất yếu<br />
(bùn, vật chất lơ lửng), thường xuyên chịu tác động của sóng, thủy triều, dòng chảy...<br />
bộ rễ cây phát triển nhanh, rộng nhằm định vị cây. Chính đặc điểm vật lí đó đã trở<br />
thành bức tường xanh, bảo vệ vùng bờ ít bị xói lở.<br />
<br />
Không những ở vùng ven biển, các hàng cây đã được sử dụng hạn chế xói lở<br />
gần như trở thành những nét đặc trưng văn hóa ở các làng quê Việt Nam. Đó là “lũy<br />
tre làng”, đặc điểm các làng quê vùng đồng bằng và ven sông, thấp, trũng, vào mùa<br />
mưa, hiện tượng lũ, lụt, làm bị xói lở quanh làng trở thành quen thuộc. Vì thế, người<br />
dân đã trồng các dãy tre nhằm che chắn, hạn chế xói lở, gió, hiện tượng cát bay... hạn<br />
chế tác động tiêu cực đến các ngôi nhà và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người<br />
dân.<br />
Khu vực ven biển Việt Nam, theo thống kê từ năm 1965 đến năm 2013 có 220<br />
<br />
26 <br />
<br />