Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BLATCHFORD SỬA ĐỔI<br />
TRONG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN CẤP<br />
KHÔNG DO TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA:<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU ĐA TRUNG TÂM<br />
Quách Trọng Đức*, Đào Hữu Ngôi**, Đinh Cao Minh***, Nguyễn Hữu Chung*, Hồ Xuân Linh****,<br />
Nguyễn Thị Nhã Đoan*, Lê Đình Quang*, Võ Hồng Minh Công****, Lê Kim Sang*****<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Thang điểm Blatchford đã được xác định là có giá trị hơn so với thang điểm Rockall lâm sàng<br />
trong dự đoán khả năng cần can thiệp nội soi ở các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp tĩnh<br />
mạch cửa (XHTHTKTAC). Một nghiên cứu gần đây cho thấy thang điểm Blatchford sửa đổi (đã loại bỏ bớt các<br />
đánh giá chủ quan trong thang điểm) cũng có giá trị tương đương thang điểm Blatchford gốc.<br />
Mục tiêu: So sánh giá trị của thang điểm Blatchford sửa đổi (BlatchfordSĐ) với thang điểm Blatchford gốc<br />
(BlatchfordG) và thang điểm Rockall lâm sàng (RockallLS) trong tiên đoán can thiệp lâm sảng ở bệnh nhân<br />
XHTHTKTAC.<br />
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, đa trung tâm được thực hiện từ tháng<br />
05/2013 – 02/2014 tại 5 bệnh viện. Thang điểm BlatchfordSĐ, BlatchfordG, và RockallLS được tính ở tất cả bệnh nhân.<br />
Xác định diện tích dưới đường cong ROC của thang điểm BlatchfordSĐ, BlatchfordG và RockallLS về khả năng dự<br />
đoán can thiệp nội soi và can thiệp lâm sàng (cần truyền máu, nội soi can thiệp hoặc phẫu thuật). Sử dụng phép kiểm<br />
2 theo phương pháp của DeLong để so sánh diện tích dưới đường cong ROC của các thang điểm này.<br />
Kết quả: Trên tổng 395 bệnh nhân có 199 (50,4%) cần can thiệp y khoa, bao gồm 128 (32,4%) can thiệp nội<br />
soi, 117 (29,6%) truyền máu và 2 (0,5%) cần phẫu thuật. Khả năng tiên đoán cần can thiệp y khoa của thang<br />
điểm BlatchfordSĐ (diện tích dưới đường cong ROC (DTDĐC) = 0,707), tương đương với thang điểm<br />
BlatchfordG (DTDĐC = 0,708, p = 0,87) và tốt hơn thang điểm RockallLS (DTDĐC = 0,594, p < 0,001). Tuy<br />
nhiên, cả 3 thang điểm này ít có giá trị nhận diện các trường hợp không cần can thiệp nội soi: Tổn thương nội soi<br />
nguy cơ cao cần can thiệp nội soi khi tổng điểm bằng 0 gặp ở 5/32 (15,6%) trường hợp với BlatchfordG, 8/36<br />
(22,2%) với BlatchfordSĐ và 55/141 (39%) với RockallLS.<br />
Kết luận: Thang điểm BlatchfordSĐ có giá trị tương đương với BlatchfordG và tốt hơn RockallLS trong tiên<br />
đoán khả năng can thiệp y khoa. Tuy nhiên cả ba thang điểm đều không có giá trị loại trừ khả năng cần can thiệp<br />
nội soi do một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân vẫn cần nội soi can thiệp khi có tổng thang điểm bằng 0.<br />
Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa, thang điểm Rockall lâm sàng, thang điểm Blatchford, bảng kiểm Blatchford<br />
sửa đổi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PERFORMANCE OF A MODIFIED GLASGOW BLATCHFORD SCORE IN ACUTE<br />
NON-VARICEAL UPPER GASTROINTESTINAL BLEEDING: A PROSPECTIVE MULTICENTER<br />
COHORT STUDY<br />
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** BV Anh Bình<br />
*** BV Đa khoa Đồng Nai<br />
**** Bệnh viện Nhân dân Gia Định<br />
***** Trung tâm cấp cứu Trưng Vương<br />
ĐT: 0918080225<br />
Email: drquachtd@ump.edu.vn<br />
Tác giả liên lạc: TS. Quách Trọng Đức<br />
<br />
80<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Quach Trong Duc, Dao Huu Ngoi, Dinh Cao Minh, Nguyen Huu Chung, Ho Xuan Linh,<br />
Nguyen Thi Nha Doan, Le Dinh Quang, Vo Hong Minh Cong, Lê Kim Sang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 80 - 85<br />
Background: The Glasgow Blatchford Score (GBS) has been reported to outperform the clinical Rockall score<br />
(cRS) to predict the need of endoscopic intervention in patients with non-variceal upper gastrointestinal bleeding<br />
(ANVUGIB). In addition, a modified GBS (mGBS) that eliminates the subjective components of the original GBS<br />
has been reported to perform as well as GBS.<br />
Aim: To compare the performance of the mGBS to the GBS and cRS in predicting clinical intervention in<br />
patients with ANVUGIB.<br />
Methods: A prospective multicenter cohort study was conducted in 5 tertiary hospitals from 05/2013 to<br />
02/2014. The mGBS, GBS and cRS scores were prospectively calculated for all patients. The accuracy of mGBS<br />
was compared with the GBS and cRS using area under the receiver operating characteristics curve (AUC).<br />
Clinical intervention was defined as having blood transfusion, endoscopic treatment or surgery.<br />
Results: There were 395 patients including 128 (32.4%) with the need of endoscopic treatment, 117 (29.6%)<br />
blood transfusion and 2 (0.5%) surgery. In predicting the need for clinical intervention, the mGBS (AUC =<br />
0.707) performed as well as the GBS (AUC = 0.708, P = 0.87), and outperformed the cRS (AUC 0.594, P < 0.001).<br />
In predicting the need for endoscopic treatment, the mGBS (AUC = 0.608) also performed as well as the GBS<br />
(AUC = 0.612, P = 0.55), and better than the cRS (AUC 0.539, P = 0.01). However, none of these scores<br />
effectively excluded the need of endoscopic intervention. The rates of high-risk endoscopic lesions at the threshold<br />
of 0 when using GBS, mGBS and cRS were 15.6% (5/32), 22.2% (8/36) and 39% (55/141), respectively.<br />
Conclusions: mGBS performed as well as GBS and better than cRS for predicting clinical intervention in<br />
Vietnamese patients with ANVUGIB. However, none of these scores effectively excluded the need for endoscopic<br />
treatment at threshold of 0.<br />
Key words: Gastrointestinal bleeding, pre-endoscopic Rockall score, Blatchford score, modified Blatchford score.<br />
đoán cần đến can thiệp y khoa (CTYK) của<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
thang điểm Blatchford tốt hơn thang điểm<br />
Xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp<br />
Rockall lâm sàng(4,6,9). Tuy nhiên, một điểm cản<br />
tĩnh mạch cửa (XHTHTKTAC) rất thường gặp<br />
trở việc áp dụng thang điểm vào trong thực<br />
trong thực hành lâm sàng. Việc phân tầng<br />
hành lâm sàng là thang điểm Blatchford tương<br />
mức độ nguy cơ và xác định khả năng cần can<br />
đối phức tạp, khó nhớ. Hơn nữa, trong thang<br />
thiệp y khoa (truyền máu, điều trị nội soi hoặc<br />
điểm Blatchford có phần đánh giá nhiều yếu<br />
phẫu thuật) là một trong những điểm quan<br />
tố có tính chất chủ quan như: tình trạng ngất,<br />
trọng giúp ích cho chiến lược xử trí cấp cứu,<br />
tiêu phân đen, tiền căn bệnh gan và/hoặc suy<br />
do đó không ngừng nhận được sự quan tâm<br />
tim kèm theo. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ<br />
nghiên cứu. Cho đến hiện tại, Rockall và<br />
cho thấy thang điểm Blatchford sửa đổi<br />
Blatchford là hai thang điểm được nghiên cứu<br />
(BlatchfordSĐ) khi đã lược đi các yếu tố chủ<br />
nhiều nhất, được đánh giá là có giá trị tiên<br />
quan trên thì giá trị tiên đoán can thiệp y khoa<br />
lượng tốt nhất và được chấp nhận rộng rãi.<br />
không khác biệt so với thang điểm Blatchford<br />
Các nghiên cứu trong nước trước đây cũng ghi<br />
gốc (BlatchfordG)(2). Chúng tôi thực hiện<br />
nhận khả năng dự đoán khả năng tiên lượng<br />
nghiên cứu này nhằm thẩm định khả năng dự<br />
tốt của hai thang điểm tuy nhiên, khả năng dự<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
đoán can thiệp y khoa và can thiệp nội soi của<br />
thang điểm BlatchfordSĐ so với thang điểm<br />
BlatchfordG và RockallLS trong XHTHTKTAC<br />
ở bệnh nhân Việt Nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi, nhập viện vì triệu<br />
chứng xuất huyết tiêu hóa (nôn máu và hoặc tiêu<br />
ra máu) tại năm bệnh viện: Nhân Dân Gia Định,<br />
Trưng Vương, Nguyễn Tri Phương, An Bình và<br />
Đa khoa Đồng Nai và được chẩn đoán<br />
XHTHTKTAC và được nội soi tiêu hóa trên.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân đã được hồi sức bằng dịch truyền<br />
và / hoặc máu ở tuyến trước.<br />
Bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa tái<br />
phát trong thời gian lấy mẫu nghiên cứu<br />
Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa trong thời<br />
gian nằm viện khi nhập viện vì lý do khác<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Đây là nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu đa trung<br />
tâm. Mỗi bệnh nhân được thu thập các dữ liệu<br />
về sinh hiệu lúc nhập viện, các bệnh phối hợp,<br />
kết quả xét nghiệm sinh hóa huyết học, kết quả<br />
nội soi và các can thiệp y khoa (bao gồm truyền<br />
máu, can thiệp nội soi và phẫu thuật), tình trạng<br />
tái xuất huyết trong thời gian nằm viện và tử<br />
vong. Thang điểm BlatchfordSĐ và BlatchfordG<br />
được ghi nhận theo bảng 1(1,2)<br />
Bảng 1: Thang điểm BlatchfordSĐ và thang điểm<br />
BlatchfordG<br />
Thang<br />
BlatchfordSĐ<br />
<br />
82<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Chỉ số<br />
Điểm<br />
Mạch (lần/phút)<br />
≥ 100 l/phút 1<br />
Huyết áp tâm thu (mmHg) 100 – 109<br />
1<br />
90 – 99<br />
2<br />
< 90<br />
3<br />
Ure máu (mg/dL)<br />
≥ 19 và <<br />
2<br />
22,4<br />
≥ 22,4 và <<br />
3<br />
28<br />
≥ 28 và <<br />
4<br />
70<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Chỉ số<br />
≥ 70<br />
Hb (nam) (g/dL)<br />
≥ 12 và <<br />
13<br />
≥ 10 và <<br />
12<br />
< 10<br />
Hb (nữ) (g/dL)<br />
≥ 10 và <<br />
12<br />
< 10<br />
Thang<br />
Bệnh mạn tính / bệnh phối Bệnh gan<br />
BlatchfordG<br />
hợp nặng<br />
Suy tim<br />
(bao gồm<br />
Tiêu phân đen<br />
Có<br />
các mục kể<br />
Ngất<br />
Có<br />
trên)<br />
<br />
Điểm<br />
6<br />
1<br />
3<br />
6<br />
1<br />
6<br />
2<br />
2<br />
1<br />
2<br />
<br />
Đây là nghiên cứu quan sát và quyết định<br />
điều trị của các bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
hoàn toàn tùy thuộc vào ý kiến của bác sĩ điều<br />
trị. Ở các trung tâm được nghiên cứu, thuốc ức<br />
chế bơm proton (PPI) thường được cho trước khi<br />
nội soi. Quyết định PPI tĩnh mạch liều thấp hay<br />
liều cao (bolus sau đó truyền liên tục) sẽ tùy<br />
thuộc vào quyết định của bác sĩ điều trị. Chỉ<br />
định truyền máu tại các bệnh viện trong nghiên<br />
cứu là khi Hct < 20% (25% đối với người có bệnh<br />
tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh phổi tắc nghẽn<br />
mạn tính trước đó) hoặc bệnh nhân vẫn còn triệu<br />
chứng rối loạn huyết động mặc dù đã được hồi<br />
sức bằng dịch truyền. Chỉ định can thiệp nội soi<br />
là khi đánh giá loét dạ dày – tá tràng phân loại<br />
Forrest Ia, Ib, IIa và IIb. Đối với các trường hợp<br />
tổn thương khác không phải do loét dạ dày – tá<br />
tràng, việc tiến hành can thiệp nội soi sẽ tùy<br />
thuộc vào bác sĩ trực tiếp thực hiện cuộc soi và<br />
không bị ảnh hưởng bởi nghiên cứu.<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Số liệu được quản lý bằng phần mềm SPSS<br />
18 (SPSS Inc, Chicago, Il). Sử dụng thống kê mô<br />
tả để tính tuổi trung bình và tần suất các triệu<br />
chứng và bệnh lý kèm theo XHTHTKTAC. Đánh<br />
giá độ chính xác khi dự đoán khả năng cần can<br />
thiệp y khoa (và can thiệp nội soi nói riêng) khi<br />
sử dụng các thang điểm BlatchfordG, BlatchfordSĐ,<br />
RockallLS được tính toán bằng diện tích dưới<br />
đường cong ROC, sau đó dùng phép kiểm 2 để<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
so sánh giá trị của các thang điểm nêu trên theo<br />
phương pháp của DeLong(5).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 395 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tham gia<br />
nghiên cứu. Các đặc điểm của bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu được trình bày ở bảng 2. Nguyên<br />
nhân gây xuất huyết thường gặp nhất là loét dạ<br />
dày và loét tá tràng (bảng 3). Có 199 (50,4%)<br />
trường hợp cần can thiệp y khoa, bao gồm 133<br />
(33,7%) can thiệp nội soi, 117 (29,6%) truyền máu<br />
và 2 (0,5%) cần phẫu thuật (bảng 4). Diện tích<br />
dưới đường cong ROC đánh giá khả năng dự<br />
đoán chính xác nguy cơ cần can thiệp y khoa và<br />
can thiệp cầm máu được trình bày ở biểu đồ 1.<br />
Chúng tôi sử dụng phép kiểm 2 theo phương<br />
pháp của DeLong để so sánh giá trị của ba thang<br />
điểm BlatchfordG, BlatchfordSĐ và RockallLS (bảng<br />
5). Khả năng tiên đoán cần can thiệp y khoa của<br />
thang điểm BlatchfordSĐ (diện tích dưới đường<br />
cong ROC (DTDĐC) = 0,707), tương đương với<br />
thang điểm BlatchfordG (DTDĐC = 0,708, p =<br />
0,87) và tốt hơn thang điểm RockallLS (DTDĐC =<br />
0,594, p < 0,001). Tuy nhiên, cả 3 thang điểm này<br />
ít có giá trị nhận diện các trường hợp không cần<br />
can thiệp nội soi: Tổn thương nội soi nguy cơ cao<br />
cần can thiệp nội soi khi tổng điểm bằng 0 gặp ở<br />
5/32 (15,6%) trường hợp với BlatchfordG, 8/36<br />
(22,2%) với BlatchfordSĐ và 55/141 (39%) với<br />
RockallLS.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ung thư<br />
<br />
7 (1,8%)<br />
<br />
Bảng 3: Nguyên nhân gây XHTHTKTAC ở các bệnh<br />
nhân trong nghiên cứu<br />
Nguyên nhân<br />
Loét dạ dày<br />
Loét tá tràng<br />
Hội chứng Mallory-Weiss<br />
Viêm trợt dạ dày xuất huyết<br />
Ung thư dạ dày<br />
Loét thực quản<br />
Dieulafoy<br />
Không rõ nguyên nhân<br />
<br />
n<br />
149<br />
142<br />
38<br />
21<br />
7<br />
7<br />
3<br />
28<br />
<br />
%<br />
37,7<br />
35,9<br />
9,6<br />
5,3<br />
1,8<br />
1,8<br />
0,8<br />
7,1<br />
<br />
Bảng 4: Can thiệp y khoa và các biến cố kết cục<br />
Can thiệp y khoa<br />
Can thiệp nội soi<br />
Truyền máu<br />
Phẫu thuật<br />
Tái xuất huyết trong lúc nằm viện<br />
Tử vong trong bệnh viện<br />
<br />
n (%)<br />
199 (54,4)<br />
133 (33,7)<br />
117 (29,6)<br />
2 (0,5)<br />
14 (3,5)<br />
2 (0,5)<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên<br />
cứu<br />
Tổng số bệnh nhân<br />
Tuổi<br />
Giới Nam<br />
Nữ<br />
Biểu hiện xuất huyết<br />
Nôn máu ± tiêu máu<br />
Tiêu phân đen\<br />
Bệnh phối hợp<br />
Suy tim<br />
Bệnh gan mạn tính<br />
Suy thận<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
395<br />
50,8 ± 19,2<br />
294 (74,4%)<br />
101 (25,6%)<br />
303 (76,7%)<br />
92 (23,3%)<br />
11 (2,8%)<br />
24 (6,1%)<br />
5 (1,3%)<br />
<br />
Biểu đồ 1: Diện tích dưới đường cong (AUC) của các<br />
thang điểm trong dự đoán can thiệp y khoa (trái) và<br />
can thiệp nội soi (phải)<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Bảng 5: So sánh độ chính xác của các thang điểm trong dự đoán can thiệp y khoa & can thiệp nội soi<br />
<br />
Can thiệp y khoa<br />
BlatchfordG<br />
BlatchfordSĐ<br />
RockallLS<br />
Can thiệp nội soi<br />
BlatchfordG<br />
BlatchfordSĐ<br />
RockallLS<br />
<br />
Diện tịch dưới đường cong<br />
ROC (AUC)<br />
<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
<br />
So sánh với BlatchfordG<br />
(giá trị P)<br />
<br />
0,708<br />
0,707<br />
0,594<br />
<br />
0,660 – 0,752<br />
0,661 – 0,753<br />
0,544 – 0,643<br />
<br />
0,8716<br />
0,0001<br />
<br />
0,608<br />
0,612<br />
0,539<br />
<br />
0,562 – 0,660<br />
0,558 – 0,656<br />
0,489 – 0,589<br />
<br />
0,5503<br />
0,0236<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Thực trạng chăm sóc y tế ở Việt Nam cho<br />
thấy có sự quá tải thường xuyên ở các bệnh<br />
viện tuyến cuối, trong khi nhiều bệnh viện<br />
tuyến quận huyện lại vẫn còn chưa sử dụng<br />
hết công suất giường bệnh. Một nguyên nhân<br />
quan trọng dẫn đến nghịch lý này là do nhiều<br />
trường hợp bệnh cấp cứu, trong đó có xuất<br />
huyết tiêu hóa, được quyết định chuyển viện<br />
sớm, do e ngại cơ sở y tế không đủ trang thiết<br />
bị và phương tiện để phục vụ điều trị an toàn,<br />
hiệu quả. Do đó, việc phân tầng nguy cơ luôn<br />
là một là vấn đề cấp bách và thiết thực. Các<br />
nghiên cứu trong nước trước đây đều cho thấy<br />
bảng điểm BlatchfordG bảng đểm RockallLS<br />
trong dự đoán khả năng cần can thiệp y<br />
khoa(4,9). Trong các can thiệp y khoa để điều trị<br />
xuất huyết tiêu hóa, vấn đề điều trị nội soi có<br />
tầm quan trọng chính yếu và đã được chứng<br />
minh là giúp làm đáng kể tỉ lệ tái xuất huyết,<br />
phẫu thuật và tử vong cho bệnh nhân (3). Điểm<br />
quan trọng hơn nữa là các khuyến cáo cũng đề<br />
xuất cần nên được nội soi sớm trong vòng 24<br />
giờ sau nhập viện để đạt được hiệu quả điều<br />
trị cao hơn. Điều nay đặt ra một yêu cầu quan<br />
trọng cho việc phân tầng trong tình hình thực<br />
tế là nội soi can thiệp vẫn còn tập trung ở các<br />
bệnh viện lớn trong nước là liệu bệnh nhân có<br />
cần nội soi can thiệp hay không để ra quyết<br />
định chuyển viện hợp lý, trong khoảng thời<br />
gian có thể can thiệp được nội soi đạt hiệu quả<br />
cao nhất.<br />
Trong tiên đoán khả năng cần can thiệp nội<br />
soi, nghiên cứu của Pang và cộng sự tại Hồng<br />
<br />
84<br />
<br />
Kông cho thấy thang điểm BlatchfordG cũng tốt<br />
hơn thang điểm RockallLS(7). Đặc biệt là trong<br />
nghiên cứu này không có bệnh nhân nào cần can<br />
thiệp nội soi khi tổng điểm BlatchfordG bằng 0.<br />
Một nghiên cứu hồi cứu mới đây của chúng tôi<br />
trên 350 bệnh nhân nhập viện trong 2 năm 2011<br />
– 2012 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định cũng<br />
cho thấy thang điểm BlatchfordG tốt hơn<br />
RockallLS(6). Điểm khác biệt so với nghiên cứu của<br />
Pang là vẫn có một số bệnh nhân có chỉ định<br />
phải can thiệp nội soi ngay cả với điểm<br />
BlatchfordG bằng 0, tuy là tỉ lệ cần phải can thiệp<br />
nội soi sẽ tăng dần theo tổng điểm BlatchfordG.<br />
Với điểm cắt của BlatchfordG là 8, độ nhạy và giá<br />
trị trị tiên đoán dương đối với các trường hợp<br />
cần can thiệp nội soi là 81,4% và 42,3%. Cũng<br />
trong cùng nghiên cứu, chúng tôi có đề xuất sử<br />
dụng bảng kiểm Blatchford tinh giản (Mạch <<br />
100 lần / phút, Huyết áp tâm thu > 110 mmHg,<br />
Urê máu < 6,5 mmol/l và Hb >12g/dl ở nữ và<br />
13g/dl ở nam) để nhận diện nhanh các trường<br />
hợp nguy cơ thấp không cần can thiệp nội soi<br />
với giá trị tiên đoán âm đến 87%. Tuy nhiên tỉ lệ<br />
các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên nhập<br />
viện thỏa tiêu chuẩn của bảng kiểm chỉ chiếm<br />
khoảng 6,6% (23/350) nên tuy đơn giản, dễ nhớ<br />
và dễ áp dụng nhưng lại không giúp ích được<br />
nhiều trên thực tế(6). Từ năm 2011, đồng thuận<br />
của vùng Châu Á – Thái Bình Dương đã khuyến<br />
cáo việc sử dụng thang điểm BlatchfordG để<br />
đánh giá nguy cơ ở bệnh nhân xuất huyết tiêu<br />
hóa không do tăng áp tĩnh mạch cửa (8). Tuy<br />
nhiên, kể từ khi khuyến cáo này ra đời đến nay<br />
việc ứng dụng vào thực tế cũng không được<br />
thường xuyên do thang điểm khá cồng kềnh,<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />