Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021-2022
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết "Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021-2022" là xác định giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021-2022
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 53/2022 15. Preston DC, Shapiro BE(2005), Electromyography and neuromuscular disorders: Clinical- electrophysiologic correlations, Butterworth-Heinemann, 2nd edition. (Ngày nhận bài: 26/7/2022 – Ngày duyệt đăng: 06/9/2022) GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ĐỘ THANH THẢI LACTATE MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021-2022 Danh Minh Sung1*, Võ Minh Phương2 1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang 2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ *Email: minhsung225@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong từ 40%-75% trong các trường hợp suy đa cơ quan. Khi thiếu oxy mô kéo dài sẽ dẫn đến suy chức năng cơ quan và tử vong. Nồng độ lactate máu là chỉ dấu hữu ích phản ánh gián tiếp tình trạng tưới máu, cung cấp và tiêu thụ oxy mô. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc trên 33 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo SEPSIS - 3 năm 2016. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 63,6%. Diện tích dưới đường cong ROC của độ thanh thải lactate thời điểm 6 giờ sau vào viện trong tiên lượng chẩn đoán tử vong là 0,738 (0,568-0,908); p=0,025. Với điểm cắt là 17,8% có độ nhạy là 81,0%, độ đặc hiệu là 50,0%, tiên đoán dương 73,9% và tiên đoán âm 60,0%. Diện tích dưới đường cong ROC của độ thanh thải lactate thời điểm 12 giờ sau vào viện trong tiên lượng chẩn đoán tử vong là 0,599 (0,406-0,792); p=0,349. Kết luận: Độ thanh thải lactate ở thời điểm 6 giờ sau vào viện tin cậy hơn so với thời điểm 12 giờ sau vào viện khi sử dụng. Từ khoá: Lactate máu, độ thanh thải lactate, sốc nhiễm khuẩn. ABSTRACT MORTALITY PROGNOSTIC VALUE OF BLOOD LACTATE CLEARANCE IN PATIENTS WITH SEPTIC SHOCK AT KIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2021-2022 Danh Minh Sung1, Vo Minh Phuong2 1. Kien Giang General Hospital 2. Can Tho University of Medicine and Pharmacy Background: Septic shock has a mortality rate of 40%-75% in cases of multi-organ failure. Blood lactate concentration is a useful indicator that indirectly reflects the state of perfusion, tissue oxygenation, and oxygen consumption. Objectives: To determine the mortality prognostic value of blood lactate clearance in patients with septic shock. Materials and methods: A prospective, longitudinal desciptives study was used for 33 patients with septic shock at the Intensive Care Unit - Anti-toxicity. The patients were diagnosed with SEPSIS - 3 septic shock in 2016. Results: The mortality rate was 63.6%. The area under the ROC curve of lactate clearance at 6 hours after hospitalization in the mortality prognosis was 0.738 (0.568-0.908); p=0.025. The cut-off point was 17.8%, with a sensitivity of 81.0%, a specificity of 50.0%, a positive predictive value of 73.9%, and a negative predictive value of 60.0%. The area under the ROC curve of 48
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 53/2022 lactate clearance at 12 hours after hospitalization in the mortality prognosis was 0.599 (0.406- 0.792); p=0.349. Conclusions: The lactate clearance used at 6 hours after hospitalization was more liable than that at 12 hours after hospitalization. Keywords: Blood lactate, lactate clearance, septic shock. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp tại Khoa Hồi sức nói chung, là thách thức hiện hữu cho các bác sĩ điều trị. Ngày nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong hiểu biết sinh lý bệnh cũng như áp dụng các phương pháp điều trị nhưng bệnh lý này vẫn có tiên lượng nặng [2], [4], [7]. Tỷ lệ tử vong trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết và SNK khoảng 40-75% trong các trường hợp suy đa cơ quan [3]. Rối loạn chức năng tế bào do thiếu oxy mô là yếu tố quan trọng khởi phát suy đa cơ quan trong bệnh cảnh SNK. Khi thiếu oxy mô kéo dài sẽ dẫn đến suy chức năng cơ quan và tử vong [1], [5]. Chính vì vậy, những nhà hồi sức nhấn mạnh vai trò theo dõi và điều trị tình trạng thiếu oxy mô là một trong những mục tiêu hàng đầu trong bệnh cảnh SNK. Nồng độ lactate máu là chỉ dấu hữu ích phản ánh gián tiếp tình trạng tưới máu, cung cấp và tiêu thụ oxy mô [8]. Trong hướng dẫn quốc tế về quản lý nhiễm khuẩn nặng và SNK của Hội hồi sức Châu Âu và Hoa Kỳ năm 2016 đã đề cập lactate máu vào tiêu chuẩn chẩn đoán SNK [10]. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán SNK đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Chẩn đoán SNK theo SEPSIS-3 (2016) gồm các tiêu chuẩn như sau [9], [10]: - Nhiễm khuẩn huyết gồm 2 yếu tố: + Có rối loạn chức năng cơ quan (điểm SOFA ≥ 2 điểm) + Có dấu hiệu nhiễm khuẩn. - Sốc nhiễm khuẩn: + Có nhiễm trùng huyết kèm theo, + Tụt huyết áp dai dẳng cần phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp động mạch trung bình ≥ 65 mmHg và, + Kết quả xét nghiệm lactate máu > 2mmol/L dù đã được bồi hoàn thể tích đầy đủ. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính giai đoạn cuối. - Bệnh nhân mắc bệnh lý ác tính. - Bệnh nhân tử vong sớm trước 12 giờ kể từ thời điểm vào viện. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc. Cỡ mẫu: 33 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh từ tháng 12/2021 đến 03/2022. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên không xác suất. Bệnh nhân khám lâm sàng, xét nghiệm lactate máu tại các thời điểm vào viện, 6 giờ sau vào viện và 12 giờ sau vào viện. Ghi nhận kết quả điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. 49
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 53/2022 Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, nguồn vào nhiễm khuẩn. Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải (ĐTT) lactate máu ở bệnh nhân SNK: + Xét nghiệm lactate được thực hiện trên máy xét nghiệm sinh hóa Cobas 6000 theo phương pháp quang phổ so màu tại Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Giá trị lactate máu tĩnh mạch bình thường: 0,5 – 2,2 mmol/L. + ĐTT lactate được tính theo công thức: Lactate thời điểm t – lactate lúc vào viện ĐTT lactate thời điểm t = x 100% Lactate lúc vào viện Trong đó: Thời điểm t là thời điểm xét nghiệm lactate máu. + Kết quả điều trị được phân thành 2 nhóm: ● Tử vong (bệnh nhân chết lâm sàng tại bệnh viện hoặc là bệnh nặng xin về). ● Sống (bệnh nhân thoát sốc ≥ 24 giờ mà không tái sốc). Thông qua vẽ đường cong ROC để xác định diện tích dưới đường cong, điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của các chỉ số nghiên cứu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu Bảng 1. Các đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu Chỉ số Tần số Tỷ lệ (%) Nam 26 78,8 Giới tính Nữ 7 21,2 Tổng 33 100 < 40 tuổi 4 12,1 40-59 tuổi 9 27,3 Tuổi >=60 tuổi 20 60,6 Tổng 33 100 Trung bình: 61,2 ± 17,18 tuổi Da 5 15,2 Nguồn vào Tiêu hóa 20 60,6 nhiễm khuẩn Hô hấp 8 24,2 Tổng 33 100 Nhận xét: Nam giới chiếm đa số. Tuổi trung bình là 61,2 tuổi. Nguồn nhiễm trùng từ đường tiêu hóa chiếm nhiều nhất. 3.2. Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn Bảng 2. Kết quả điều trị ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn Chỉ số Tần số Tỷ lệ (%) Tử vong 21 63,6 Sống 12 36,4 Tổng 33 100 Nhận xét: Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là 63,6%. 50
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 53/2022 Bảng 3. Độ thanh thải trung bình tại các thời điểm theo kết quả điều trị Kết quả điều trị Kết quả điều trị Độ thanh thải p* Tử vong Sống 72,7 25,4 Thời điểm 6 giờ sau vào viện 0,003 (8,6-204,5) (0,9-47,7) 113,2 50,6 Thời điểm 12 giờ sau vào viện 0,071 (0,8-450,0) (2,8-103,3) (*: kiểm định T-test) Nhận xét: Độ thanh thải lactate trung bình tại thời điểm 6 giờ sau vào viện của nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn so với nhóm bệnh nhân sống với p=0,003. Độ thanh thải lactate trung bình tại thời điểm 6 giờ sau vào viện của nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn so với nhóm bệnh nhân sống với p=0,071. Hình 1. Đường cong ROC của độ thanh thải lactate tại các thời điểm Nhận xét: Diện tích dưới đường cong ROC của độ thanh thải lactate tại thời điểm 6 giờ sau vào viện và 12 giờ sau vào viện lần lượt là 0,74 và 0,59. Bảng 4. Điểm cắt chẩn đoán, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của độ thanh thải lactate 6h sau vào viện Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu Tiên đoán dương Tiên đoán âm 10% 81,0% 8,3% 60,7% 20,0% 17,8% 81,0% 50,0% 73,9% 60,0% Nhận xét: Tại điểm cắt tối ưu 17,8% thì độ thanh thải lactate tại thời điểm 6 giờ sau vào viện có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 81,0% và 50,0%. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,2 tuổi và nhóm tuổi ≥ 60 tuổi chiếm đa số với 60,6%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ngô Văn Út năm 2015 ghi nhận tuổi trung bình là 66,4 tuổi và tác giả Dương Thiện Phước năm 2018 ghi nhận tuổi trung bình của bệnh nhân SNK là 75,5 tuổi [3],[6]. Nhìn chung bệnh nhân SNK đều thuộc nhóm bệnh nhân lớn tuổi. 51
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 53/2022 Về giới tính, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nam giới chiếm đa số với 78,8%. Kết quả này khác hơn so với nghiên cứu của tác giả Ngô Văn Út năm 2015 ghi nhận bệnh nhân là nữ chiếm đa số với 65,4% và tác giả Dương Thiện Phước năm 2018 ghi nhận tỷ lệ nam/nữ là 1/1 [3],[6]. Sự khác biệt này có thể do khác nhau về cơ cấu dân số mỗi địa phương, cũng như theo thời điểm khảo sát nghiên cứu. Về nguồn vào của nhiễm khuẩn, chúng tôi ghi nhận tác nhân nhiễm khuẩn vào từ đường tiêu hóa chiếm đa số. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ngô Văn Út cũng ghi nhận đường tiêu hóa là đường để tác nhân nhiễm khuẩn vào chiếm nhiều nhất. Tuy nhiên, tác giả Dương Thiện Phước nghiên cứu năm 2018 ghi nhận đường hô hấp là đường vào của tác nhân nhiễm khuẩn chiếm nhiều nhất [3],[6]. 4.2. Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân SNK Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân SNK trong nghiên cứu của chúng tôi là 63,6%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Dương Thiện Phước ghi nhận là 71,7%; tác giả Trương Văn Tiển ghi nhận là 57,7% [3],[5]. Ngày nay, mặc dù có nhiều tiến bộ trong hiểu biết sinh lý bệnh cũng như áp dụng các phương pháp điều trị nhưng SNK vẫn có tiên lượng nặng [2],[4],[7]. Tỷ lệ tử vong trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết và SNK khoảng 40%-75% trong các trường hợp suy đa cơ quan. Độ thanh thải của lactate máu trung bình tại các thời điểm theo kết quả điều trị, chúng tôi thấy rằng độ thanh thải lactate 6 giờ sau vào viện ở nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn và nhóm bệnh nhân sống, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,003. Độ thanh thải lactate 12 giờ sau vào viện ở 2 nhóm bệnh nhân tử vong và nhóm bệnh nhân sống, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,071. Kết quả này của chúng tôi ngược lại so với tác giả Trương Văn Tiển ghi nhận độ thanh thải lactate 6 giờ sau vào viện ở 2 nhóm bệnh nhân tử vong và nhóm bệnh nhân sống, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,69. Độ thanh thải lactate 12 giờ sau vào viện ở nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn và nhóm bệnh nhân sống, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,0018 [5]. Sự khác biệt có thể do sự khác nhau về cỡ mẫu nghiên cứu. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá khách quan. Về tiên lượng tử vong, độ thanh thải lactate 6 giờ sau vào viện có diện tích dưới đường cong ROC là 0,783 (0,568-0,908), p=0,025 và độ thanh thải lactate 12 giờ sau vào viện có diện tích dưới đường cong ROC là 0,599 (0,406-0,792), p=0,349. Tại điểm cắt tối ưu là 17,8% thì độ thanh thải lactate 6 giờ sau vào viện có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 81,0%; 50,0%; 73,9% và 60,0%. Bên cạnh đó, với điểm cắt là 10% thì độ thanh thải lactate 6 giờ sau vào viện có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 81,0%; 8,3%; 60,7% và 20,0%. Kết quả này của chúng tôi ngược lại so với tác giả Trương Văn Tiển ghi nhận độ thanh thải lactate 12 giờ sau vào viện có diện tích dưới đường cong ROC là 0,719 (0,58-0,85) [5]. Sự khác biệt có thể do sự khác nhau về cỡ mẫu nghiên cứu. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá khách quan. V. KẾT LUẬN Độ thanh thải lactate có giá trị trong tiên đoán tử vong ở bệnh nhân SNK. Trong đó, độ thanh thải lactate ở thời điểm 6 giờ sau vào viện tin cậy hơn so với thời điểm 12 giờ sau vào viện khi sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Viết Quang Hiển, 2019. Nghiên cứu giá trị của presepsin huyết tương trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn. Tạp chí Y Dược lâm sàng 52
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 53/2022 108, 13(8), tr.14-18. 2. Huỳnh Vân Khanh, Nguyễn Thị Thanh, 2018. Giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu và độ bão hoà oxy máu tĩnh mạch trung tâm trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Tạp chí học Thành phố Hồ Chí Minh, 22 (3), tr.121-125 3. Dương Thiện Phước, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Tấn Đạt, 2018. Nghiên cứu nguyên nhân, một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giá kết quả điều trị choáng nhiễm trùng tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2016 – 2017. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 11-12, tr.1-8. 4. Nguyễn Hữu Quân, 2016. Nghiên cứu hiệu quả huyết động với sự hỗ trợ của phương pháp Picco trong xử trí sốc nhiễm khuẩn. Luận văn tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội. 5. Trương Dương Tiển, 2018. Vai trò độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm và độ thanh thải lactate máu động mạch trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Luận văn tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ngô Văn Út, 2015. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị bệnh nhiễm trùng huyết người lớn tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2014 – 2015. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Cần Thơ. 7. Ali F.T., Ali M.A., Elnakeeb M.M., et al., 2016. Presepsin is an early monitoring biomarker for predicting clinical outcome in patients with sepsis. Clin Chim Acta, 460, pp.93-101. 8. Lee Y K, Hwang S Y, Shin T G, et al., 2016. Prognostic Value of Lactate and Central Venous Oxygen Saturation after Early Resuscitation in Sepsis Patients. PLoS One,11(4). 9. Qiao Q., Lu G., Li M., et al., 2012. Prediction of outcome in critically ill elderly patients using APACHE II and SOFA scores. J Int Med Res, 40(3), pp.1114-21. 10. Singer M., Deutschman C., Seymour C., et al., 2016. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, 315(8), pp.801-810. (Ngày nhận bài: 29/7/2022 – Ngày duyệt đăng: 28/8/2022) NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM, LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG NHIỄM HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH Dương Hiền Thảo Lan1*, Kha Hữu Nhân2 1. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ 2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ *Email: bsthaolanbvdktpct@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm, loét dạ dày – tá tràng và tình trạng nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là vấn đề quan tâm của các nhà lâm sàng cũng như nội soi. Hiện nay, với tỷ lệ kháng Clarithromycin và Metronidazole cao hơn 15% như nước ta thì vai trò của phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong tiệt trừ Helicobacter pylori là cần thiết để xem xét áp dụng vào thực tế lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và đánh giá kết quả điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth (EBTT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân viêm, loét dạ dày – tá tràng nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả: Hiệu quả phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori đạt 95,29%. Triệu chứng lâm sàng đều có cải thiện sau điều trị, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê 53
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát nồng độ neutrophil gelatinase-associated lipocalin huyết tương và giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy thận cấp tính
8 p | 66 | 4
-
Đặc điểm lâm sàng và giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm GAP ở bệnh nhân đa chấn thương
10 p | 7 | 4
-
nh giá nồng độ và giá trị tiên lượng tử vong của procalcitonin 24 giờ đầu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
3 p | 39 | 4
-
Giá trị tiên lượng tử vong của lactat máu ở người bệnh sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2018-2022
6 p | 9 | 4
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị tiên lượng tử vong ngắn hạn của hạ natri máu ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023
8 p | 11 | 3
-
Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
6 p | 7 | 2
-
Vai trò của vitamin D và sắt huyết tương trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
8 p | 8 | 2
-
Giá trị tiên lượng tử vong của chỉ số khác biệt áp lực riêng phần CO2 máu tĩnh mạch trung tâm - động mạch ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng
8 p | 10 | 2
-
Giá trị tiên lượng của thang điểm AARC ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền mạn tính
6 p | 13 | 2
-
Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị tiên lượng tử vong sau ghép gan của nồng độ lactate máu
6 p | 3 | 2
-
Giá trị tiên lượng tử vong của chỉ số PBTO2 trên bệnh nhân hồi sức thần kinh tại trung tâm cấp cứu
5 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu tiên lượng tử vong bằng thang điểm FOUR ở bệnh nhân hôn mê
5 p | 79 | 2
-
Giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm SAPS II ở bệnh nhân hồi sức tích cực nội khoa
6 p | 30 | 1
-
Đánh giá vai trò tiên lượng tử vong của nồng độ N-Terminal pro brain natriuretic peptide huyết tương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn
7 p | 46 | 1
-
Giá trị tiên lượng tử vong bệnh nhân phẫu thuật tim mở bệnh van hai lá theo thang điểm Euroscore II
8 p | 80 | 1
-
Nghiên cứu sự biến đổi của độ phân bố hồng cầu và giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
7 p | 6 | 1
-
Giá trị tiên lượng tử vong của tỷ lệ Neutrophil/Lymphocyte và điểm Glasgow thời điểm nhập viện ở bệnh nhân chấn thương sọ não
11 p | 6 | 1
-
Khảo sát nồng độ Neutrophil gelatinaseassociated lipocalin huyết tương và giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy thận cấp tính
8 p | 60 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn