A. Tóm tắt Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình Địa lí 8
1. Khu vực đồi núi
a) Vùng núi Đông Bắc:
- Là vùng đồi núi thấp,nằm ở tả ngạn Sông Hồng, nổi bật với các dãy núi cánh cung.
Địa hình cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.
b﴿ Vùng núi Tây Bắc:
- Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo
hướng tây bắc - đông nam, có 1 số đồng bằng nhỏ trù phú.
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc:
- Từ Sông Cả đến dãy núi Bạch Mã
- Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ngang ra biển.
d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam:
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ , lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao
nguyên rộng lớn.
e) Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi núi Trung Du Bắc
Bộ:
2. Khu vực Đồng Bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn:
- Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng.
- Các Đồng bằng nhỏ duyên Hải Trung Bộ có tổng diện tích = 15.000 km2. Đồng
bằng kém màu mỡ.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
‐ Đường bờ biển nước ta dài 3260 km.
‐ Có 2 dạng bờ biển chính:
+ Bờ biển bồi tụ
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
‐ Thềm lục địa: Mở rộng ở vùng biển Bắc bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ.
B. Ví dụ minh họa Đặc điểm các khu vực địa hình Địa lí 8
Hãy nêu thế mạnh va hạn chế của khu vực đồi núi trong phát triển kinh tế?
Hướng dẫn trả lời:
-Các thế mạnh:
+ Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.
- Các mặt hạn chế:
Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
C. Giải bài tập về Đặc điểm các khu vực địa hình Địa lí 8
Dưới đây là 4 bài tập về Đặc điểm các khu vực địa hình mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 108 SGK Địa lí 8
Bài 2 trang 108 SGK Địa lí 8
Bài 3 trang 108 SGK Địa lí 8
Bài 4 trang 108 SGK Địa lí 8
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Đặc điểm địa hình Việt Nam SGK Địa lí 8
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam SGK Địa lí 8