Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi ném hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn thì nó tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
B. Ví dụ minh họa Lực đàn hồi Vật lý 6
khi nào xuất hiện lực đàn hồi ? đặc điểm của lực đàn hồi? treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo dc gắn cố định vào giá thí nghiệm ? mô tả hiện tượng xảy ra?
Hướng dẫn trả lời:
Lực đàn hồi :Lực mà lò xo bị biến dạng tác dụng lên vật nặng ( vật làm cho lò xo biến dạng ) gọi là lực đàn hồi
Đặc điểm : Độ mạnh hay yếu của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi : Độ biến dạng nhiều thì lực đàn hồi lớn, độ biến dạng ít thì lực đàn hồi nhỏ. Ngoài ra lực đàn hồi còn phụ thuộc vào bản chất của các vật đàn hồi
Hiện tượng sau khi treo quả nặng vào đầu dưới lò xo : Khi treo vật vào thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ vật đi, chiều dài lò xo lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu. Vật càng nặng thì lò xo sẽ dãn ra càng nhiều. Nếu trọng lượng của vật lớn hơn một giá trị nào đó, lò xo sẽ dãn ra rất nhiều, khi lấy vật ra, lò xo không trở về hình dạng ban đầu được
C. Giải bài tập về Lực đàn hồi Vật lý 6
Dưới đây là 6 bài tập về lực đàn hồi mời các em cùng tham khảo:
Bài C1 trang 31 SGK Vật lý 7
Bài C2 trang 31 SGK Vật lý 7
Bài C3 trang 32 SGK Vật lý 7
Bài C4 trang 32 SGK Vật lý 7
Bài C5 trang 32 SGK Vật lý 7
Bài C6 trang 32 SGK Vật lý 7