A. Tóm tắt Lý thuyết Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Địa lí 11
I. Xu hướng toàn cầu hóa
– Là quá trình liên kết các quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học,… Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội thế giới.
1. Toàn cầu hóa về kinh tế
a. Thương mại phát triển:
– Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao.
– Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chỉ phối 95% hoạt động thương mại thế giới, thúc đẩu tự do hóa thương mại làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động.
b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:
– Từ 1990 – 2004 đầu tư nước ngoài tăng gấp 5 lần, đầu tư chiếm tỉ lệ lớn trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó chủ yếu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm …
– Hướng đầu tư vào các nước phát triển có cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn công nhân với tri thức và tay nghề cao.
c. Thị trường tài chính mở rộng:
– Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
– Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế – xã hội thế giới.
d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
– Số lượng ngày càng nhiều.
– Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
2. Hệ quả của toàn cầu hóa
– Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
– Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
– Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
– Một số tổ chức liên kết khu vực:
+ NAFTA: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ: Hoa Kì, Canada, Mêhicô.
+ EU: Liên minh châu Âu: các nước châu Âu.
+ ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á: 10 nước thành viên ĐNÁ.
+ APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
+ MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mỹ.
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
– Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
– Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.
B. Ví dụ minh họa Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Địa lí 11
Tại sao nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành ở các nước Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản ?
Hướng dẫn trả lời:
Các nước này sớm tiến hành công nghiệp hóa nên có tiềm năng lớn về kinh tế và nghiên cứu kỹ thuật .
Có khả năng đầu tư những nguồn kinh phí cho việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất , nâng cao năng suất lao động .
C. Giải bài tập về Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Địa lí 11
Dưới đây là 2 bài tập về Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 12 SGK Địa lí 11
Bài 2 trang 12 SGK Địa lí 11
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - Xã hội của các nhóm nước - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại SGK Địa lí 11
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu SGK Địa lí 11