intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Luyện tập liên kết hoá học SGK Hóa 10

Chia sẻ: Vaolop10 247 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giải bài tập Luyện tập liên kết hoá học SGK Hóa 10 gồm có 2 phần: tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 76 nhằm giúp các em nắm rõ kiến thức trọng tâm của bài học. Để nắm rõ nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Luyện tập liên kết hoá học SGK Hóa 10

Mời các em học sinh cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Luyện tập liên kết hoá học SGK Hóa 10 dưới đây để nắm rõ nội dung hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Hóa trị và số oxi hóa SGK Hóa 10

A. Lý thuyết: Luyện tập liên kết hóa học

Bảng 9. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Loại liên kết

Liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị

Không cực

Có cực

Định nghĩa

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Bản chất của liên kết

Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia

Đôi electron chung không lệch về nguyên tử nào.

Đôi electron chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn.

Hiệu độ âm điện

≥ 1,7

0 →< 0,4

0,4 →< 1,7

Đặc tính

Bền

Bền.

Bảng 10. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử

Khái niệm

Tinh thể ion

Tinh thể nguyên tử

Tinh thể phân tử

Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion.

Ở các điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử.

Ở các điểm nút của mạng tinh thể phân tử là những phân tử

Lực liên kết

Các ion mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn.

Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực này rất lớn.

Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị.

Đặc tính

Bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.

Bền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.

Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 10 trang 76: Luyện tập liên kết hóa học

Bài 1. Luyện tập liên kết hóa học (SGK Hóa 10 trang 76)

a) Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:

Na -> Na+ ; Cl -> Cl

Mg -> Mg2+ ; S -> S2-

Al -> Al3+ ; O -> O2-

b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.

Giải bài 1:

a) Na -> Na+ + 1e ; Cl + 1e -> Cl

Mg -> Mg2+ + 2e ; S + 2e -> S2-

Al -> Al3+ + 3e ; O + 2e -> O2-

b) Cấu hình electron của các nguyên tử và các ion:

11Na: 1s22s22p63s; Na+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

17Cl: 1s22s22p63s23p; Cl – : 1s22s22p63s23p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

12Mg: 1s22s22p63s; Mg2+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

16S: 1s22s22p63s23p; S2- : 1s22s22p63s23p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

13Al: 1s22s22p63s23p51 ; Al3+ : 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

8O: 1s22s22p; O2- : 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.


Bài 2. Luyện tập liên kết hóa học (SGK Hóa 10 trang 76)

Trình bày sự giống và khác nhau của 3 loại liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết cộng hóa trị có cực.

Giải bài 2:

So sánh

Liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị không có cực

Liên kết cộng hóa trị có cực

Giống nhau

Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm ( 2e hoặc 8e ).

Khác nhau về cách hình thành liên kết

Cho và nhận electron

Dùng chung e, cặp e không bị lệch

Dùng chung e, cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn.

Khác nhau về nguyên tố tạo nên liên kết

Giữa kim loại và phi kim

Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim

Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau

Nhận xét

Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Các em vui lòng đăng nhập website TaiLieu.VN để download Giải bài tập Luyện tập liên kết hoá học SGK Hóa 10 về máy tham khảo nội dung tài liệu đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Phản ứng oxi hoá - khử SGK Hóa 10

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1