A. Tóm tắt kiến thức Tính chất hóa học của muối Hóa học 9
I. Tính chất hóa học của muối
1. Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
2. Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
Thí dụ: 2KClO3 t0→ 2KCl + 3O2
CaCO3 t0→ CaO + CO2
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Thí dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
Chú thích: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Thí dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
B. Ví dụ minh họa Tính chất hóa học của muối Hóa học 9
Hòa tan 4,04 (g) hỗn hợp 2 muối sunfat kim loại A và B có hóa trị tương ứng I và II vào nước, sau đó thêm lượng BaCl2 vừa đủ thấy xuất hiện kết tủa tủa trắng có khối lượng là 6,99 gam.
a) Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan và cần dùng bao nhiêu gam BaCl2.
b) Xác định tên của 2 muối và thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp biết rắng tỉ lệ số mol mỗi muối là nA2SO4 : nBSO4 = 2 : 1
Hướng dẫn giải:
a) CTHH của muối kim loại hóa trị I: A2SO4, có số mol x (x > 0)
CTHH của muối kim loại hóa trị II: BSO4, có số mol y (y > 0)
nBaSO4 = 0,03 (mol)
Các PTHH:
A2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2ACl (1)
x/////////////////x////////////x//////////2x
BSO4 + BaCl2 → BaSO4 + BCl2 (2)
y//////////////y//////////////y/////////////y
Theo bài ta có:
x(2A + 96) + y(B + 96) = 4,04
= 2Ax + By + 96(x + y) = 4,04 (*)
PT theo số mol BaCl2:
x + y = 0,3 (*) (*)
Thay (*) (*) vào (*) ta có:
2Ax + By = 1,16 (I)
=> m (muối khan) = 3,29 (g)
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m (hỗn hợp) + mBaCl2 = mBaSO4 + m (muối khan)
=> mBaCl2 = 6,24 (g)
b) Theo đề bài ta có: nA2SO4 : nBaSO4 = 2 : 1
=> x = 2y
Và x + y = 0,03 (mol)
=> x = 0,01 (mol); y = 0,02 (mol)
Thay x, y vào (*) ta có:
B = 116 – 4A
Thử lần lượt chọn A = 23 (Na) = B = 24 (Mg) (thỏa mãn)
Vậy tên hai muối là: Na2SO4 và MgSO4
mNa2SO4 = 2,84 (g)
=> %mNa2SO4 ≈ 70,3%
=>%mMgSO4 ≈ 29,7%
C. Giải bài tập về Tính chất hóa học của muối Hóa học 9
Dưới đây là 6 bài tập về Tính chất hóa học của muối mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 33 SGK Hóa học 9
Bài 2 trang 33 SGK Hóa học 9
Bài 3 trang 33 SGK Hóa học 9
Bài 4 trang 33 SGK Hóa học 9
Bài 5 trang 33 SGK Hóa học 9
Bài 6 trang 33 SGK Hóa học 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Một số Bazơ quan trọng (tiếp) SGK Hóa học 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Một số muối quan trọng SGK Hóa học 9