intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Vật liệu Polime SGK Hóa học 12

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em hệ thống lại kiến thức Vật liệu Polime đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập. TaiLieu.VN gửi đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 72,73 tài liệu bao gồm các gợi ý giải với đáp số cụ thể cho từng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Vật liệu Polime SGK Hóa học 12

Để nắm bắt được nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Polime. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 trên website HỌC247.

A. Tóm tắt Lý thuyết Vật liệu Polime Hóa học 12

1. Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo.

Một số polime dùng làm chất dẻo: polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metylmetacrylat), poli(phenol- fomandehit);

2. Vật liệu compozit: là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

Thành phần gồm chất nền và chất độn:

– Chất nền: có thể là nhựa dẻo hay nhựa nhiệt rắn;

– Chất độn: có thể là chất sợi hoặc chất bột.

3. Tơ: là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

Tơ được chia làm 2 loại:

– Tơ tự nhiên: bông, len, tơ tằm, len lông cừu…

– Tơ hóa học: gồm tơ tổng hợp (nilon-6,6, lapsan,..) và tơ bán tổng hợp (visco, xenlulozo axetat).

4. Cao su: là vật liệu polime có tính đàn hồi.

– Cao su thiên nhiên: là polime của isopren với hệ số trùng hợp n = 1500- 15000

– Cao su tổng hợp: cao su buna, cao su buna-N, caosu buna- S,…

5. Keo dán: là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.

Một số loại keo dán thông dụng: keo epoxi, keo dán ure -fomandehit, nhựa săm, keo hồ tinh bột.


B. Ví dụ minh họa Vật liệu Polime Hóa học 12

Câu 1.  Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon – 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ visco và tơ axetat.                                B. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.       

C. Tơ tằm và tơ enang.                                        D. Tơ visco và tơ nilon – 6,6

Câu 2. Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta – 1,3 – đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:

A. (1), (2), (5), (6).                                          B. (1), (2), (3), (4).                

C. (1), (4), (5), (6).                                          D. (2), (3), (4), (5).

Câu 3. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là:

A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.         

B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.    

D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

Đáp án:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: C


C. Giải bài tập về Vật liệu Polime Hóa học 12

Dưới đây là 6 bài tập về Vật liệu Polime mời các em cùng tham khảo:

Bài 1 trang 72 SGK Hóa học 12

Bài 2 trang 72 SGK Hóa học 12

Bài 3 trang 72 SGK Hóa học 12

Bài 4 trang 72 SGK Hóa học 12

Bài 5 trang 73 SGK Hóa học 12

Bài 6 trang 73 SGK Hóa học 12

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài tiếp theo:

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Luyện tập Polime và vật liệu Polime SGK Hóa học 12.

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2