A. Tóm tắt Lý thuyết Vùng Đông Nam Bộ Địa lí 9
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
‐ Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh , thành phố với diện tích 23.550km2 và 10,9 triệu dân
‐ Vị trí có nhiều lợi thế như là cầu nối giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt là dầu khí trên thềm lục địa .
‐ Thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm của khu vực Đông Nam Á, do đó Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong khu vực ASEAN.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Vùng đất liền
‐ Địa hình : Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng , chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long với những vùng gò đồi lượn sóng , địa hình thoải ﴾độ dốc không quá 15o﴿ do đó rất thuận lợi cho việc xây dựng những khu công nghiệp , đô thị và giao thông vân tải
‐ Khí hậu : cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm ,đặc biệt là sự phân hoá theo mùa phù hợp với hoạt động của gió mùa, nguồn thuỷ sinh tốt. Nhìn chung đây lànơi có khí hậu tương đối điều hoà, ít thiên tai nhưng về mùa khô cũng hay bị thiếu nước
* Tài nguyên :
+ Đất : đất badan và đất xám trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn nhất rất thích hợp với các loài cây công nghiệp và cây ăn quả
+ Rừng : tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước nhưng diện tích không nhiều. Việc bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng vì : bảo vệ môi trường sinh thái, không bị mất nước ở các hồ chứa, giữ mực nước ngầm bảm bảo nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
· Vùng biền : rộng ấm thềm lục địa nông, tài nguyên biển phong phú, nguồn dầu khí ở thềm lục địa , thuỷ sản dồi dào, giao thông và du lịch biển phát triển .
* Khó khăn :
‐ Trên đất liền ít khoáng sản
‐ Mất rừng đầu nguồn, tỉ lệ che phủ rừng thấp
‐ Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng đặc biệt là môi trường nước thuộc phần hạ lưu sông Đồng Nai. Do đó việc bảo vệ môi trường cả trên đất liền và trên biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng .
3. Đặc điểm dân cư xã hội
‐ Đông Nam Bộ là vùng đông dân 10,9 triệu người ﴾2002﴿ có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động có kĩ thuật, thị trường tiêu dùng rộng lớn
- Vấn đề nổi bặc là sự phát triển đô thị, công nghiệp trong một môi trường khá thuận lợi tạo sức hút ngày càng lớn, lao động từ nhiều vùng đất nước tới để tìm kiếm cơ hội việc làm dẫn đến nguy cơ quá tải dân độ thị đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh
‐ Người dân năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển khoa học kĩ thuật
‐ Trên nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội Đông Nam Bộ là vùng phát triển cao hơn mức trung bình cả nước
‐ Đông Nam Bộ có nhiều địa danh về lịch sử và văn hoá : nhà Bè, bến Sài Gòn, toà thánh Tây Ninh, dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo,… là cơ sở để phát triển ngành du lịch .
B. Ví dụ minh họa Vùng Đông Nam Bộ Địa lí 9
Vì sao tổng mức bán lẻ hàng hóa và số lượng hành khách vận chuyển ở vùng đông nam bộ lại chiếm tỷ trọng cao so với cả nước ?
Hướng dẫn trả lời:
Vì :
-Là khu vực tập trung đông dân cư.
- Người dân có mức sống cao hơn so với các vùng khác --> nhu cầu mua hàng và đi lại cũng cao hơn.
- Là khu vực công nghiệp phát triển năng động --> có sự giao lưu sâu rộng với các vùng và các nước khác --> hành khách vận chuyển chiếm tỉ lệ cao hơn.
- Sự đa dạng phong phúc trong các mặt hàng + sự hiện đại tiện nghi của ĐNBộ --> tỉ lệ cao hơn về tổng mức bán lẻ hàng hóa và số lượng hành khách vận chuyển.
C. Giải bài tập về Vùng Đông Nam Bộ Địa lí 9
Dưới đây là 3 bài tập về Vùng Đông Nam Bộ mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 116 SGK Địa lí 9
Bài 2 trang 116 SGK Địa lí 9
Bài 3 trang 116 SGK Địa lí 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên SGK Địa lí 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) SGK Địa lí 9