Giải pháp cải tiến phương pháp học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu "Giải pháp cải tiến phương pháp học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về phương học tập môn Tâm lý học của sinh viên HUTECH, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nâng cao tốt hơn chất lượng học tập môn này cho các sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp cải tiến phương pháp học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Diệu Hiền*, Lê Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Nam Phương, Nguyễn Thị Như Ý, Phạm Văn Trí Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì khía cạnh tâm lý con người ngày càng được chú trọng và phát triển. Theo đó, tâm lý học luôn là chủ đề nóng được chú ý, thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp, mọi trình độ nói chung và các nhà khoa học nói riêng. Ngày càng khẳng định được vị trí của mình, môn Tâm lý học được đưa vào giảng đường để giúp các bạn sinh viên tìm hiểu, nâng cao khả năng tâm lý của bản thân. Với mong muốn cải thiện phương pháp học tập môn học Tâm lý học của sinh viên HUTECH tại địa bàn TP.HCM, bài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về phương học tập môn Tâm lý học của sinh viên HUTECH, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nâng cao tốt hơn chất lượng học tập môn này cho các sinh viên. Từ khoá: Chất lượng học tập, Tâm lý học, Sinh viên, HUTECH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trong: gia đình, bạn bè, công việc, học tập,… Những vấn đề này khiến chúng ta bị căng thẳng. Nhiều người lạc quan, mạnh mẽ có thể vượt qua và làm chủ những khó khăn đó. Trong khi đó, cũng có những người họ không vượt qua được dẫn đến mắc các bệnh về tâm lý con người. Nhẹ là chứng rối loạn lo âu. Nặng là bệnh trầm cảm, thậm chí tự tử. Đó cũng là lí do ra đời của chuyên ngành Tâm lý học. Và trong tương lai, chuyên ngành này sẽ rất phát triển ở Việt Nam. Vì dưới áp lực của cuộc sống, nhu cầu được tâm sự và tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần của chúng ta ngày càng cao. Ngành Tâm lý học là một ngành học thuộc lĩnh vực nghiên cứu về xu hướng hành vi, tâm lý, tinh thần của con người dựa trên những hành động và cảm xúc của họ. Chuyên ngành này còn được nhiều bạn trẻ yêu thích vì khát khao đóng góp cho cộng đồng của các bạn. Mong muốn hiểu, cảm thông, giúp đỡ và hỗ trợ những người bị bệnh về tinh thần, tâm lý vượt qua được. Để trên thế giới này, chúng ta không còn nghe thêm ca bệnh nào chết với lí do: tự tử, trầm cảm. Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học, bạn sẽ trở thành: Chuyên viên tâm lý thị trường , nhà tư vấn tâm lý học đường ,chuyên viên ngành Tư vấn tâm lý xã hội, chuyên viên tâm lý vấn đề: hôn nhân, xã hội,.. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học tại HUTECH mang tính ứng dụng cao, định hướng thực hành, bám sát thực tiễn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh 29
- nghiệp, giao lưu cùng chuyên gia, xây dựng nhiều sân chơi học thuật bổ ích, tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện. Các bạn sinh viên theo học ngành Tâm lý học tại HUTECH được đào tạo các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như: Tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xã hội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động,... nhằm nghiên cứu tư duy và hành vi của con người từ sức khỏe, nhận thức, cảm xúc lẫn các khía cạnh xã hội khác. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Để có được điểm cao ở một môn học thì chính bản thân chúng ta phải luôn không ngừng nỗ lực và cố gắng, chăm chỉ và kiên trì … Theo đó, phương pháp học tập đúng đắn sẽ là một bước đệm tốt để các bạn sinh viên dễ dàng chinh phục được môn Tâm lý học này bởi đối với một phần không nhỏ ở các bạn, môn Tâm lý học là một môn học quá trườu tượng và khô khan và còn có ý kiến cho rằng: môn Tâm lý học chỉ thật sự cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Tâm lý. Thông qua nghiên cứu, nhóm em đã thấy được nhiều khía cạnh ưu điểm lẫn khuyết điểm của các bạn sinh viên khi tham gia môn học này và đưa ra các phương pháp để giảng viên lẫn các bạn sinh viên sẽ có được kết quả tốt nhất đối với môn học. 2.1 Phương pháp học Feynman Dựa vào khảo sát có tới 50% các bạn sinh viên cho rằng: “Những câu hỏi của giảng viên giúp sinh viên suy nghĩ và học tập chủ động tích cực “chưa thực sự phát huy hết các tác dụng của nó bởi vì hầu hết các bạn sinh viên khi không hiểu bài sẽ có tâm lý thụ động trong giờ học và phớt lờ đi các hoạt động của giảng viên. Các bạn đi vào lối mòn “Tiếp thu một chiều kiến thức “và không có đầu ra trong khi việc học tập phải là một quá trình hai chiều. Nó không chỉ đơn giản dừng lại tại việc lên lớp nghe giảng, chép bài, học bài và kiểm tra mà phải có sự chủ động, tích cực, trao đổi với giảng viên để hiếu bài tốt hơn và được giải đáp các khúc mắc trong bài học Dựa vào phương pháp Feynman thì các bạn có thể nội dung hóa các điểm kiến thức và hiện thực hóa đầu ra kiến thức bằng cách sau các bạn sinh sẽ chủ động tìm hiểu trước kiến thức và note lại ở sơ đồ tư duy, tự đặt câu hỏi và sẽ thuyết trình lại với lớp bằng sự hiểu biết của chính mình. Từ đó, các bạn dễ nắm chắc kiến thức của bản thân hơn và tạo động lực, kích thích tích cực hơn trong học tập 2.2 Đặt mục tiêu cho bản thân mình Bản thân chúng ta sẽ luôn có 24 giờ mỗi ngày để sống và làm việc. Tuy nhiên để phát huy tốt nhất lượng thời gian và công việc ấy thì đòi hỏi chính bản thân phải có mục tiêu rõ ràng cho mình hằng ngày. Đối với phương pháp học cũng vậy. Muốn có chất lượng học cao thì chính bạn phải đặt bản thân mình vào khuôn khổ để nỗ lực. Ví dụ Bạn muốn có điểm A ở môn tâm lý học thì phải xác định trước bản thân thông qua các tiêu chí. Ở bước đầu phải đo lường và xem xét xem năng lực bản thân đã đủ hay chưa? Các kiến thức nền tảng của môn Tâm Lý Học như Quan điểm sinh học, Quan điểm nhận thức, Quan điểm hành vi, … thì bạn đã thực sự còn nhớ hay đã mất gốc. Tiếp đến, chính bản thân bạn tự đánh giá xem bản thân sẽ thật sự phù hợp với mục tiêu này hay chưa để đưa ra các phương pháp phù hợp hơn. 2.3 Đặt câu hỏi nếu không hiểu 30
- Rất nhiều người sợ việc đặt câu hỏi vì các lí do khác nhau: sợ các bạn nghĩ mình không biết, do thói quen và tâm lý sợ nói trước đám đông ,… Mà không biết được lợi ích của việc đặt câu hỏi khi bản thân không hiểu như xây dựng được mối quan hệ tốt với giảng viên , cho thấy được bạn thực sự quan tâm đến môn học ,truyền tải được sự tinh tế và nhạy bén của bạn… Tại sao đặt câu hỏi cần có mục đích? Khi chúng ta có được mục đích của câu hỏi thì chúng ta mới xác định được vấn đề (What) và xác định được nguyên nhân là Tại sao (Why), thu thập được những thông tin cần thiết là Ở đâu (Where) khi nào (When) và đối tượng là ai (Who) và cuối cùng nó sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp giải quyết vần đề (How). Từ đó, chúng ta sẽ hiểu được nguyên nhân của vấn đè và đư ra được các phương án cho vấn đề của môn học đó. 3. THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC Để bám sát với thực tế, nhóm em đã khảo sát đối với 250 bạn sinh viên tại đại học Công Nghệ TP.HCM để tìm ra các nguyên nhân, khó khăn của các bạn sinh viên trong việc học tập ngành tâm lý học và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Kết quả khảo sát như sau: Bảng 1: Tổng hợp ý kiến của sinh viên về phương pháp học tập môn tâm lý học STT Nội dung đánh giá Tỷ lệ % Các mức đánh giá Không đồng ý Đồng ý Sự hài lòng của sinh viên qua nội dung thảo luận và phản hồi 1 Buổi học tạo cơ hội để sinh viên có thể đăt câu hỏi giải đáp 29% 71% thắc mắc trong phần thảo luận trao đổi với giảng viên 2 Giảng viên cung cấp phản hồi giúp sinh viên phát triên kỹ 9% 91% năng lý luận và thực hành 3 Những câu hỏi của giảng viên giúp sinh viên suy nghĩ và học 50% 50% tập chủ động tích cực 4 Sinh viên cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong quá trình học 12% 88% 5 Các tài liệu môn học cập nhật kiến thức mới nhất. 5% 95% 6 Gảng viên thật sự quan tâm đến các phản hồi của sinh viên 13% 87% về môn học và giải đáp sớm các khúc mắc 7 Khối lượng giáo trình/ tài liệu (bổ sung, tham khảo) vừa đủ 25% 75% và phù hợp với môn học. Về hoạt động giảng dạy của giảng viên 31
- 8 Giảng viên cung cấp thông tin về ứng dụng thực tiễn của 7% 93% môn học 9 Giảng viên có tổ chức các hoạt động học tập đa dạng như: 63% 37% thuyết trình, thảo luận nhóm, tranh luận tình huống, đóng vai, tìm hiểu thực tiễn, chia sẻ từ doanh nghiệp ngoài trường, đọc và thảo luận tài liệu… 10 Giảng viên hướng dẫn nội dung tự học, tự nghiên cứu và 18% 82% phương pháp học tập cho sinh viên. 11 Các hoạt động hỗ trợ học tập đa dạng trên có làm bạn hứng 15% 85% thú, thoải mái tiếp thu bài giảng 12 Giảng viên nhiệt tình và có trách nhiệm trong giảng dạy 17% 83% 13 Giảng viên khách quan, chính xác trong việc đánh giá năng 11% 89% lực của sinh viên. 14 Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của sinh viên trong 8% 92% học tập Tài liệu học sinh viên 15 Sinh viên được cung cấp đề cương chi tiết. 5% 95% 16 Mục tiêu học tập, cách thức kiểm tra được giảng viên định 2% 98% hướng rõ ràng từ đầu buổi học. 17 Tài liệu cụ thể, khoa học và dễ hiểu 11% 81% 18 Chỉ ra được các ứng dụng thực tiễn (liên hệ thực tế) 2% 98% 19 Khối lượng bài học và bài tập về nhà cân bằng 67% 33% Cảm nhận về kết quả môn học 20 Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết 9% 91% 21 Môn học giúp sinh viên nâng cao được các kỹ năng mềm để 6% 94% áp dụng vào cuộc sống 22 Giảng viên khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá 1% 49% 23 Phương pháp đánh giá phù hợp, đa dạng 8% 92% 32
- 4. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC TÂM LÍ HỌC CỦA SINH VIÊN HUTECH Đối với một môn học đặc biệt thì chúng ta cũng cần thiết kế cho bản thân một phương án học đặc biệt, nó không chỉ dừng lại ở các bài tập, kiến thức cơ bản mà còn phải hợp công não để vừa học vừa áp dụng thực tiễn. Trước khi đến lớp đòi hỏi bản thân sinh viên phải chuẩn bị trước, đọc tước các kiến thức để dễ dàng tiếp thu bài giảng hơn. Học theo nguyên lý 80/20. Nguyên lý này phát biểu như sau: 20% thời gian (nỗ lực) sẽ tạo ra 80% kết quả. Và 80% thời gian (nỗ lực) còn lại sẽ chỉ tạo ra 20% kết quả cuối cùng. Vì môn Tâm lý học không đơn giản dừng lại ở các công thức hay chỉ cần học bài qua môn mà nó cần có nguyên li học tập đặc biệt Ví dụ: Để đạt từ 0 - 8 điểm, bạn chỉ cần học 20% kiến thức và cần 20% sự nỗ lực. Nhưng để đạt được 2 điểm còn lại từ 9-10, bạn phải học gấp 4 lần. Để đạt được 7 điểm, bạn chỉ cần nắm vững lý thuyết trong tài liệu, làm bài tập lý thuyết cho nhuần nhuyễn. Sau đó, tìm hiểu thêm các tình huống tâm lý học con người và đặt bản thân vào tình huống để giải quyết hoặc ở tình huống đó bản thân sẽ áp dụng kiến thức nào. Thay vì chép bài theo phương pháp thông thường thì sẽ sơ đồ tư duy cũng sẽ là một cách tốt để giảm mặt chữ, tiếp thu bài tốt hơn, kích thích sự suy nghĩ, sáng tạo của sinh viên đối với môn học này Lập cho mình một kim tự tháp học tập riêng đối với môn học “Tâm lý học” để giảm bảo phân chia thời gian học tập tốt nhất và não bộ được hoạt động tốt nhất để có thể nhớ bài Sau giờ học, ngoài việc hỏi bải giảng viên thì việc học từ bạn bè cũng sẽ mang lại nhiều kiến thức mới, dễ hiểu bài hơn rất nhiều. Tìm hiểu thêm về các tài liệu: Tâm lý học gia đình; Các liệu pháp trị liệu tâm lý; Tâm bệnh học; Tâm lý học giao tiếp; Tâm lý học nhân cách; Công tác xã hội; Tham vấn học đường để bổ sung, mở mang các kiến thức cho bảng thân mình. Đối với mỗi người thì quỹ thời gian sẽ đều như nhau, tuy nhiên điều quan trọng là bản thân chúng ta phải biết sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Nếu như bản thân chúng ta có thể quản lí tốt được thì mới có thể trở thành vận dụng tốt môn học vào chính cuộc sống của mình để giúp ích. Vì vậy, học tốt Tâm lí học cũng là một cách giúp bản thân các bạn phát triển bản thân, nâng cao chất lượng học tập bản thân 5. KẾT LUẬN Việc học không tốt sẽ không đáng sợ bằng việc bản thân chúng ta không nhìn thấy được khuyết điểm của bản thân mình, thông qua đó các phương pháp học mà nhóm em nghiên cứu sẽ là nền tảng cơ bản để các bạn sinh có thể tự tin hoàn thành tốt học phần của mình, giúp các bạn thấy được rằng môn Tâm lý học tiên quyết, đóng một vai trò quan trọng trọng bất cứ một ngành học nào. Mong rằng vấn đề nghiên cứu các phương pháp nâng cao chất lượng môn học “Tâm lý học” của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. HCM sẽ nhận được sự quan tâm của thầy cô và các bạn sinh viên. 33
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy, Giới Thiệu Một Số Phương Pháp Giảng Dạy Cải Tiến Giúp Sinh viên Học Tập Chủ Động Và Trải Nghiệm,Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Tp.HCM 2. Le Thuy Hang, Vu Hong Van, Building strong teaching and learning strategies through teaching innovations and learners’ creativity: A study of Vietnam Universities, Tra Vinh University, Vietnam. 3. Lê Thị Dung, Nghiên cứu hứng thú học các môn tâm lý học của sinh viên Khoa Công Tác Xã Hội Trường Lao Động Và Xã Hội, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội. 4. ThS. Vũ Thị Như Quỳnh, Nghiên cứu thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Miguel Landa-Blanco, Antonio Cortés-Ramos (2020), Psychology students' attitudes towards research: the role of critical thinking, epistemic orientation, and satisfaction with research courses. 34
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Pháp khí và ứng dụng trong Phong Thuỷ
5 p | 440 | 272
-
CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 2)
8 p | 367 | 126
-
CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 4)
8 p | 380 | 98
-
HƯỚNG DẪN LÀM QUEN VỚI FANBOX CĂN BẢN
33 p | 124 | 32
-
Hỏi Đáp về TMĐT - Những hướng dẫn có tầm quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp part 6
11 p | 119 | 27
-
Cắt giảm chi phí tiếp thị mà không đánh mất tầm nhìn chiến lược
3 p | 109 | 12
-
Giáo trình phân tích phương pháp quản lý nguồn nhân lực với thực trạng và giải pháp về số lượng p3
5 p | 83 | 10
-
5 kỹ năng tiếp thị có thể học ở Google
4 p | 69 | 8
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản trị: Tổng quan về tiến trình lựa chọn và phát triển hệ thống thông tin - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ
12 p | 75 | 6
-
Nghệ thuật khởi nghiệp (phần 2)
4 p | 58 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Vietravel
4 p | 16 | 5
-
Cân bằng để vượt qua thời điểm biến động
5 p | 52 | 4
-
Cải tiến đặc tính cảm quan của viên sủi quách sử dụng phương pháp IPM
8 p | 90 | 3
-
Tác động của tiền lương đến kết quả làm việc của người lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
8 p | 7 | 3
-
Phương pháp kiểm tra chất lượng thành phẩm giày
6 p | 23 | 2
-
Giải pháp giải trí trong giới trẻ cùng bộ bài cải tiến Uma
6 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn