intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp cho dự án đầu tư kém hiệu quả

Chia sẻ: Pho Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

75
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tư là lĩnh vực hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự đầu tư cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ từ những dự án đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp cho dự án đầu tư kém hiệu quả

  1. Giải pháp cho dự án đầu tư kém hiệu quả Đầu tư là lĩnh vực hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự đầu tư cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ từ những dự án đầu tư. Bởi dù được tính toán kỹ lưỡng đến đâu thì một dự án đầu tư cũng không thể tránh khỏi những yếu tố tác động như: chính sách của chính phủ, tác động của nền kinh tế, những thay đổi của thị trường... Tại Việt Nam, năm 2004, giá nguyên liệu bất ngờ tăng 60% khiến nhiều công trình điện trong dự án Đại lộ Đông - Tây bị đình trệ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Năm 2008, dự án công nghiệp hóa dầu K- Dow trị giá hàng tỷ USD tại Kuwaiti của tập đoàn Dow Chemical đã thất bại do chính phủ Kuwaiti đột ngột tuyên bố hủy bỏ dự án. Mặt khác, tầm nhìn chiến lược cũng ảnh hưởng tới kết quả đầu tư. Một trong những sai lầm phổ biến của doanh nghiệp là đầu tư vào ngành nghề không thuộc sở trường. Trong hai năm 2008 và 2009, nhiều tập đoàn kinh tế Việt Nam như tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin... đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào chứng khoán nhưng không thu được lợi nhuận. Ngoài ra, nhận định và tiên đoán sai về thị trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các dự án đầu tư. Điển hình như dự án xây dựng nhà máy Ván dăm của công ty Mía đường La Ngà phải đối mặt với sự thua lỗ do thiếu nguyên liệu và chỉ có duy nhất một khách hàng lớn.
  2. Vậy đứng trước những dự án đầu tư kém hiệu quả, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã đưa ra những quyết sách như thế nào để giải quyết tình trạng này? Thông thường, doanh nghiệp sẽ xem xét lại dự án, tìm cách cắt giảm chi phí..., thậm chí ngừng đầu tư để hạn chế thiệt hại. Năm 2000, tập đoàn BMW của Đức đã quyết định từ bỏ thương hiệu Rover mà hãng mua lại với giá rất cao sau 6 năm thua lỗ. Ở một bình diện khác, nhiều doanh nghiệp lại kỳ vọng dự án sẽ khởi sắc trong tương lai. Hơn 4 năm đầu tư cho sản phẩm cafe Moment không đạt hiệu quả, tập đoàn Vinamilk vẫn tiếp tục đầu tư với quyết sách làm mới thương hiệu và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Cùng với quá trình phát triển, các dự án đầu tư mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro. Trong tình hình khó khăn như vậy, các CEO sẽ phải chọn hướng đi như thế nào cho phù hợp với doanh nghiệp mình? Chương trình “Chìa khóa thành công - CEO” với chủ đề "Giải pháp cho dự án đầu tư kém hiệu quả" phát sóng vào lúc 21h15, thứ tư ngày 16/12/2009 sẽ giúp CEO giải quyết vấn đề này. Mời các bạn tham gia và bình chọn cho CEO xuất sắc của chương trình để tìm cơ hội nhận giải thưởng 5 triệu đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2