Những tác động ban đầu đến doanh nghiệp và một số kiến nghị hoàn thiện
lượt xem 2
download
Có thể nói Nghị quyết 11/NQ-CP đã đưa ra các gói giải pháp toàn diện và nếu được thực thi quyết liệt và nghiêm túc sẽ có tác dụng tích cực đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với doanh nghiệp, đây là thời điểm vô cùng khó khăn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho hợp lý và hiệu quả. Phần này sẽ chỉ những tác động ban đầu khi thực hiện các giải pháp chính sách theo Nghị quyết 11 của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những tác động ban đầu đến doanh nghiệp và một số kiến nghị hoàn thiện
- Những tác động ban đầu đến doanh nghiệp và một số kiến nghị hoàn thiện Có thể nói Nghị quyết 11/NQ-CP đã đưa ra các gói giải pháp toàn diện và nếu được thực thi quyết liệt và nghiêm túc sẽ có tác dụng tích cực đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với doanh nghiệp, đây là thời điểm vô cùng khó khăn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho hợp lý và hiệu quả. Phần này sẽ chỉ những tác động ban đầu khi thực hiện các giải pháp chính sách theo Nghị quyết 11 của Chính phủ và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện trong thời gian tới. - Việc thực hiện giải pháp chính sách tiền tệ thắt chặt đã được Ngân hàng Nhà nước triển khai theo đúng Nghị quyết 11 của Chính phủ. Với việc thực hiện chính sách này, 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng trên 5%, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,5%5. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng gây đã nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất - phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay: kinh doanh Việc thắt chặt tín dụng ở mức dưới 20% (năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 30%) buộc các ngân hàng phải lựa chọn những doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn. Một cách khác để các ngân hàng xoay sở trong hạn mức tín dụng trên là đưa lãi suất lên cao. Chính điều này đang khiến doanh nghiệp càng khó khăn và cũng không có lựa chọn nơi nào khác vì hạn mức tín dụng 20% được cào bằng và áp dụng cho tất cả các ngân hàng. Như vậy, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% khiến nguồn vốn tín dụng ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho cả khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó, nhìn theo cơ cấu nguồn vốn của đa số doanh nghiệp hiện nay, vốn vay chiếm gần 60% tổng nguồn vốn.
- Bên cạnh đó, trần lãi suất huy động là 14% hay 15%/ năm là mức hỗ trợ tốt nhất cho chính sách thắt chặt tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước đang thực thi. Với mức lãi suất huy động như vậy thì mức lãi suất cho vay khoảng 17-19%. Tuy nhiên, so với “sức khỏe” của doanh nghiệp hiện nay thì mức lãi suất cho vay 17-19%/ năm lại là quá cao6,7, khiến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp suy giảm, lợi nhuận không đủ bù lãi vay, thậm chí thua lỗ. Với lãi suất quá cao và khó tiếp cận được nguồn vốn, nhiều doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư chiều sâu để phát triển trong dài hạn, thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng; như vậy, sẽ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế, ảnh h ưởng đến công ăn việc làm cho người lao động. Với độ trễ của chính sách tiền tệ thường là 4-5 tháng nên hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nhiều hơn từ cuối quý II do chính sách tiền tệ thắt chặt. - Việc điều chỉnh tỷ giá và lãi suất tiết kiệm USD đã tạo khả năng giải quyết cung cầu USD, tính thanh khoản ngoại tệ tăng lên, góp phần chống nhập siêu, hạn chế việc găm giữ và đầu cơ USD. Việc điều chỉnh tỷ giá đã giúp tỷ giá chính thức sát với giá thị trường và việc mua bán ngoại tệ minh bạch và lành mạnh hơn. Các doanh nghiệp thuần túy sẽ dễ dàng trong việc mua USD để thanh toán. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá cũng những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp mà ảnh hưởng rõ nhất là việc tăng chi phí đối với các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều ngoại tệ nhập khẩu vật tư, nhiên liệu, thiết bị làm tăng giá thành, giá vốn hàng nhập khẩu và hàng sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu, không chỉ những doanh nghiệp nhập khẩu mà cả những doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập nhiều liệu từ nước ngoài như dệt may, cơ khí, dược,… nguyên Đối với doanh nghiệp nhập nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu, việc điều chỉnh tăng tỷ giá đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhìn lại và điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý, tăng tỷ lệ nội địa hóa, sử dụng những nguyên, vật liệu có chất lượng tương đương với nguyên liệu nhập từ nước ngoài. - Việc quy định đối tượng được vay vốn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, dịch theo Thông tư 07/2011/TT-NHNN còn quá chung chung có thể dẫn đến cơ chế xin - cho ngay trong ngân hàng và khiến doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết
- yếu phải “cạnh tranh” với các đơn vị nhập hàng xa xỉ phẩm để có thể vay được ngoại tệ - Việc điều chỉnh tăng giá xăng, giá điện đã tác động đến doanh nghiệp ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Việc tăng giá điện, giá xăng đ ã làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận của các ngành sử dụng nhiều điện và xăng. Để đối phó với việc tăng giá điện, thời gian qua, giải pháp tối ưu được các doanh nghiệp lựa chọn là thay đổi thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động, đồng thời t ìm các giải pháp năng8. cải tiến công nghệ, tiết giảm tiêu hao điện - Việc cắt giảm đầu tư công là giải pháp cần thiết để giảm bội chi ngân sách nhà nước nhằm bảo bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc cắt giảm đầu tư công cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp, những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ví dụ, theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2011 sẽ giảm 50% vốn của các dự án trái phiếu chính phủ cho ngành giao thông từ 20.000 - 25.000 tỉ đồng xuống còn 11.000 tỉ đồng, chỉ ưu tiên vốn cho các dự án có thể hoàn thành trong năm 2011 có phát huy ngay tác dụng về kinh tế - xã hội. Riêng các dự án đang ở khâu chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư và khởi công dự án mới thì hoàn toàn đình hoãn lại. Việc cắt giảm các dự án đầu tư công, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xây dựng tại các địa phương. Các nhà thầu có dự án bị đình hoãn phải đối mặt với nguy cơ không còn nguồn thu, không trả được nợ ngân hàng. Một số xuất, kiến nghị: đề Như trên đã đề cập, bên cạnh những tác động tích cực của nhóm giải pháp chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, các giải pháp này cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoàn thiện các giải pháp chính sách này và giảm thiểu tác động tiêu cực, một
- số vấn đề sau cần được xem xét: Thứ nhất, định hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ nói chung, chính sách tỷ giá nói riêng và một số chính sách khác (giá điện, giá xăng,…) theo hướng nào cần có tính tiên liệu, có tính ổn định để các doanh nghiệp chủ động được trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thứ hai, đối với chính sách tiền tệ thắt chặt: Việc áp dụng hạn mức tín dụng d ưới 20% tại tất cả các ngân hàng là chưa hợp lý. Mức khống chế này không nên quy định chung cho tất cả các ngân hàng mà nên căn cứ vào quy mô hoạt động, cũng như chất lượng hoạt động của từng ngân hàng. Đặc biệt là cần phải xem xét dòng vốn của các ngân hàng vào sản xuất kinh doanh nhiều hay vào lĩnh vực phi sản xuất là chính. Những ngân hàng đã đưa tới 80-90% vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô ngân hàng lớn, làm ăn hiệu quả thì Ngân hàng nhà nước nên xem xét nâng mức dư nợ lên. Còn ngân hàng có quy mô nhỏ, huy động với giá cao và phần lớn vốn đẩy vào lĩnh vực phi sản xuất thì phải hạ thấp hạn mức tín dụng xuống hơn nữa. Thứ ba, quy định về cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú mới cần cụ thể hóa hơn nữa đối tượng được vay ngoại tệ để xác định đúng đối tượng cho vay, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ phẩm và thiết yếu,… không Thứ tư, cần tiếp tục tăng cường kỷ luật tài chính trong đầu tư công, nghiên cứu cụ thể hóa tiêu chí và các dự án cần cắt giảm trong chính sách tài khóa; cải tiến trong khâu thẩm định và ra quyết định đầu tư đảm bảo tính minh bạch, khách quan./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
157 p | 590 | 166
-
Một số yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư tài chính
10 p | 524 | 134
-
Quy tắc 80/20 trong quản lý dòng tiền
5 p | 203 | 114
-
Nhân viên dịch vụ khách hàng tuyển dụng ai?
4 p | 139 | 40
-
Vai trò của văn hóa trong kinh doanh
31 p | 123 | 24
-
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý - ĐH Bách Khoa Hà Nội - Chương 1
10 p | 131 | 20
-
Chinh phục khách hàng bằng bối cảnh
3 p | 116 | 17
-
Quảng cáo nai, quảng cáo cáo
4 p | 125 | 13
-
Một số gợi ý về giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến năm 2020
15 p | 57 | 10
-
Những điều cơ bản về Franchising
3 p | 95 | 9
-
Mẹo hay "khởi động" lại sự nghiệp trong bế tắc
5 p | 64 | 8
-
Nhượng quyền thương hiệu hoặc cơ hội kinh doanh – Đưa ra sự lựa chọn (Phần 1)
11 p | 94 | 7
-
Kiểm soát chuyển giá của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
7 p | 13 | 6
-
Quy chế quản trị nội bộ công ty - Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2
25 p | 65 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong doanh nghiệp ngành may tại Hưng Yên
9 p | 43 | 2
-
Những khác biệt trong tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất của các khu vực doanh nghiệp Việt Nam
11 p | 31 | 2
-
Tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
10 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn