YOMEDIA
ADSENSE
Giải pháp chuỗi cung ứng cà phê ACN
23
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Giải pháp chuỗi cung ứng cà phê ACN đưa ra giải pháp về mô hình chuỗi cung ứng cà phê ACN. Giải pháp tập trung nghiên cứu về chuỗi cung ứng cà phê hiệu quả. Với mong muốn góp phần vào phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê, nâng tầm giá trị của hạt cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp chuỗi cung ứng cà phê ACN
- GIẢI PHÁP CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ ACN Phạm Thị Hà, Đoàn Vũ Linh Chi, Võ Thị Hồng Nhung Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Dương Linh, KS. Bùi Việt Đức TÓM TẮT Không chỉ chú trọng về mặt xuất khẩu, những năm trở lại đây, ngành cà phê đang ngày càng được quan tâm và đầu tư mở rộng trong thị trường nội địa. Văn hóa cà phê ngày càng được lan rộng, xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở giới trẻ, đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất này. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Đặc biệt là về vấn đề chất lượng. Chất lượng tiêu chuẩn của hạt cà phê không chỉ dừng ở khâu chế biến, mà còn bắt đầu từ khâu đầu vào đó chính là quá trình sản xuất, thu hoạch. Nhận thức được những thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất giải pháp Chuỗi cung ứng cà phê ACN. Với mong muốn góp phần vào phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê, nâng tầm giá trị của hạt cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Từ khóa: Cà phê, Chuỗi cung ứng, Logistics, ứng dụng ACN, xuất khẩu. 1. G I Ả I P H Á P C H U Ỗ I C U N G Ứ N G C À P H Ê A C N a. Đặt vấn đề Tiềm năng phát triển ngành cà phê là rất lớn. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Đặc biệt là về vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của hạt cà phê, không chỉ dừng ở khâu chế biến, mà còn bắt đầu từ khâu đầu vào đó chính là quá trình sản xuất, thu hoạch. Thực tế cho thấy, hiện nay ở Việt Nam, trồng cà phê chủ yếu là ở các hộ gia đình, rất ít những nông trại hay cơ sở sản xuất. Điều này gây nên tình trạng sản xuất vì số lượng, khiến cho chất lượng cà phê Việt Nam thấp, giá trị không cao so với cà phê sản xuất ở Brazil hay ở một số quốc gia khác. Tình trạng sản xuất vì số lượng được thể hiện rõ trong quá trình sản xuất cà phê ở Việt Nam và được biểu hiện quanh quy trình thu hoạch, chế biến và bảo quản. Theo đúng tiêu chuẩn, quả cà phê phải được hái chọn lọc những quả chín, chế biến đúng theo quy trình chế biến. Tuy nhiên, vì tiết kiệm chi phí, người dân thường thu hoạch toàn bộ, rồi đem đi phơi, sau đó đóng bao chờ giá ổn định thì bán. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm và dự tính cá nhân không theo bất cứ một tiêu chuẩn nào. Khiến cho chất lượng cà phê không đạt tiêu chuẩn. Không chỉ vậy, các nguồn giống cà phê ở Việt Nam dù đã được nhân giống và cải tiến bởi các cơ quan, viện nghiên cứu cây trồng, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nguồn giống không đảm bảo chất lượng do những nhà vườn tự ươm. Đây cũng là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng hạt cà phê. Và một trong những vấn đề đáng chú ý đó chính là giá cả thu mua. Đa phần việc thu mua cà phê sẽ do các cơ 2945
- sở, đại lý thực hiện nên giá cả thu mua luôn có sự chênh lệch khác nhau. Nên khi bán cà phê thường phải chịu cảnh giá cả chênh lệch, bị ép giá, không nắm rõ được thông tin giá. Để góp phần vào phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê, nâng tầm giá trị của hạt cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, cần thiết có một giải pháp giải quyết vấn đề trên. b. Thực trạng Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã khẳng định vị thế là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, với vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil. Mặc dù sản xuất một lượng lớn cà phê, nhưng nhu cầu trong nước vẫn ở mức khiêm tốn. Và chỉ mới vài năm trở lại đây thì thị trường tiêu thụ trong nước mới có sự thay đổi lớn về mặt tiêu dùng của người dân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam, khi văn hóa cà phê ngày càng lan rộng đã dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt các công ty, chuỗi cửa hàng cà phê. Hiện nay, ở Việt Nam hai giống cà phê chính là Robusta và Arabica đều được gieo trồng và sản xuất. Robusta chiếm 92.9% tổng diện tích canh tác và chiếm đến 97% tổng sản lượng, còn Arabica chỉ có vài phần trăm. Tổng diện tích trồng cà phê hiện nay ở nước ta ước tính vào khoảng 650.000 ha. Tập trung chủ yếu ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Bao gồm: Kon Tum (13.500 ha), Gia Lai (82.000), Ðắk Lắk (135.000), Lâm Đồng (162.000 ha)[1]. Với kế hoạch tổng thể rà soát phân vùng cà phê trên toàn quốc của Chính phủ, tái canh cây cà phê, thay thế cà phê giống cũ đã già cỗi bằng giống mới nâng cao năng suất, chất lượng. Mặc dù đã có những kế hoạch thay đổi nhằm nâng cao chất lượng, tuy nhiên cà phê ở nhiều vườn, trang trại vẫn có năng suất thấp, không đạt chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc lựa chọn sai giống, thu hoạch và chế biến không đúng quy trình, dẫn tới nhân cà phê không đạt chất lượng. Ngoài ra còn làm đảo lộn chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, gây lãng phí trong quá trình chăm sóc[2]. Về mặt phân phối tiêu thụ. Đối với các mô hình kinh doanh hộ gia đình, nhỏ lẻ thì hầu hết cà phê sau khi hoạch và chế biến sẽ được thu mua bởi các đại lý và công ty. Giá cả thu mua tại các cơ sở này thường có sự chênh lệch nhau. Hơn nữa trong quá trình mua bán giữa hai bên, người nông dân thường chịu nhiều thiệt thòi do các hình thức ép giá, thậm chí là lừa đảo dẫn đến mất trắng c. Giải pháp Nhằm góp phần nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giải pháp về mô hình chuỗi cung ứng cà phê ACN. Giải pháp tập trung nghiên cứu về chuỗi cung ứng cà phê hiệu quả. Theo đó, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế một dây chuyền sản xuất cà phê từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Bao gồm từ việc lựa chọn nguồn cung sản phẩm; liên kết hợp tác với nông dân; quản lý chất lượng sản phẩm; sau đó sẽ thu mua, chế biến đóng gói sản phẩm và phân phối đến tay khách hàng[3]. Để hỗ trợ cho dây chuyền sản xuất này, nhóm nghiên cứu đề ra phương án sử dụng công nghệ để hỗ trợ cho toàn bộ quá trình: Ứng dụng ACN – kết nối các vị trí trong chuỗi cung ứng cà phê. 2946
- i.Giới thiệu về ứng dụng ACN là ứng dụng quản lý trực tuyến. Thông qua việc sử dụng ứng dụng này doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động chuỗi cung ứng của mình một cách hiệu quả. Bằng cách kết nối các vị trí trong dây chuyền cung ứng, dòng thông tin sẽ được đảm bảo và đáp ứng nhu cầu kịp thời trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Cụ thể ở đây là kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất với chủ vườn và giữa doanh nghiệp sản xuất với đối tác khách hàng. Là một ứng dụng quản lý trực tuyến, ứng dụng ACN cung cấp đầy đủ các chức năng cần thiết để hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng bao gồm doanh nghiệp, đối tác chủ vườn và khách hàng khác. Theo đó, thông qua việc sử dụng ứng dụng ACN doanh nghiệp sẽ nắm bắt được các thông tin về nguồn sản phẩm đầu vào, quản lý thu mua, quá trình sản xuất, bán hàng, tin tức và hỗ trợ đối tác, khách hàng. Đối với người sử dụng là đối tác chủ vườn hợp tác với doanh nghiệp, ứng dụng ACN cung cấp môi trường kinh doanh buôn bán, kết nối doanh nghiệp, lưu trữ thông tin và tin tức chuyên ngành. Và cuối cùng là đối với các đối tượng khách hàng khác, ứng dụng cung cấp nguồn tài nguyên thông tin và sản phẩm với đầy đủ thông tin xuất xứ. ii.Cách thức vận hành Theo như mô hình của giải pháp, trước khi chọn nguồn cung, doanh nghiệp cần phải tiến hành khảo sát về tình hình sản xuất của các khu vực trồng cà phê. Từ đó tiến hành sàng lọc và lựa chọn những nguồn cung đủ tiêu chuẩn. Sau đó doanh nghiệp sẽ liên hệ với đối tác chủ vườn để thỏa thuận và liên kết cùng hợp tác. Để hỗ trợ cho quá trình liên kết, hợp tác diễn ra một cách hiệu quả, thì mỗi một đối tác chủ vườn sẽ được cung cấp tài khoản sử dụng app ACN để kết nối với doanh nghiệp. Tài khoản đối tác chủ vườn này sẽ lưu trữ các thông tin về lý lịch bản thân và sẽ được liên kết với hệ thống quản lý của doanh nghiệp (CRM). Quản lý và lưu trữ thông tin. Mỗi một tài khoản được tạo trên ứng dụng, thông tin về những tài khoản này trên ứng dụng sẽ được tổng hợp lại và cập nhật vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp (CRM) [4]. Không chỉ có những thông tin về đối tác, khách hàng mà những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất cũng sẽ được cập nhật vào hệ thống này. Thu mua cà phê. Đối tác chủ vườn có thể tạo đơn đăng bán trên ứng dụng (đơn đăng bán nên được tạo trước 2 - 3 ngày thu hoạch). Thông tin này sẽ được chuyển về hệ thống của doanh nghiệp và doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp thông tin đơn bán, để lập kế hoạch vận chuyển thu mua hợp lý và tối ưu. Tiếp theo, bộ phận thu mua sẽ cập nhật thông tin và bố trí nhân viên tới các địa điểm đã được thiết lập lộ trình để thu mua hàng hóa. Những nhân viên này sẽ được phân chia theo từng đội xe nhỏ và có nhiệm vụ cân hàng hóa, lập hóa đơn, vận chuyển hàng về kho để sản xuất. Trong suốt quá trình này, chủ vườn sẽ theo dõi để đảm bảo tính minh bạch. Sau khi hoàn thành việc cân hàng hóa, nhân viên cũng cấp cả hóa đơn giấy và cập nhật hóa đơn điện tử lên ứng dụng cho đối tác chủ vườn. Chủ vườn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hóa đơn và dùng hóa đơn để 2947
- tiến hành thanh toán với phía doanh nghiệp. Hỗ trợ đối tác và khách hàng. Trong quá trình sản xuất, mua bán, đối tác và khách hàng có nhu cầu cần hỗ trợ, có thể vào mục hỗ trợ trên ứng dụng để gửi yêu cầu. Những thông tin này sẽ được chuyển tới hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Tại đây bộ phận Chăm sóc khách hàng (CS) sẽ tiếp nhận thông tin và giải đáp thắc mắc cho đối tác cũng như khách hàng. CS có thể hỗ trợ thông qua 2 hình thức là gọi điện hoặc chat trực tiếp với khách hàng. Cập nhật tin tức. Doanh nghiệp sẽ tổng hợp tin tức về ngành từ những nguồn thông tin chính thống và giá cả thị trường hàng ngày và cập nhật chúng lên ứng dụng. Đối tác cũng như khách hàng đều có thể theo dõi tin tức về thị trường hàng ngày. Bán hàng trên ứng dụng. Doanh nghiệp đăng bán những sản phẩm của mình trên ứng dụng. Khách hàng có nhu cầu sử dụng có thể vào danh mục bán hàng để mua hàng và tiến hành thanh toán tại đây. Thiết lập vận chuyển. Đối với tài khoản đăng ký là bộ phận thu mua của doanh nghiệp sẽ có thêm chức năng “lộ trình thu gom” như đã nêu trên mục chức năng. Kế hoạch và lộ trình thu gom sẽ được gửi tới tài khoản của nhân viên bộ phận thu mua. Theo đó, họ chỉ cần làm theo đúng quy trình bằng việc đi theo lộ trình, cập nhật hóa đơn, cập nhật số liệu vận chuyển, nhập kho trong ứng dụng để hoàn thành công việc. d. Hình Hình 1: Ứng dụng ACN Hình 2: Giao diện đăng ký của ứng dụng 2948
- Hình 3: Giao diện lưu trữ thông tin Hình 4: Giao diện tin tức Hình 5: Giao diện đăng bán Hình 6: Giao diện bán hàng Hình 7: Giao diện hỗ trợ e. Kết luận Từ những thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra Giải pháp chuỗi cung ứng cà phê ACN với mục tiêu là giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng cà phê hiện nay và nâng cao giá trị cà phê Việt. Điều quan trọng nhất của dự án này chính là tính khả thi và lợi ích của nó mang lại. Để chứng minh cho điều đó nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế tại tỉnh Lâm Đồng và xây dựng mô hình dự án. Qua đó thấy được việc vận hành dự án là hoàn toàn khả thi. Mấu chốt của dự án là ứng dụng ACN tham gia vào toàn bộ quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng cà phê với mục đích hỗ trợ và tối ưu. Bao gồm từ việc lựa chọn nguồn cung sản phẩm; liên kết hợp tác với nông dân; quản lý chất lượng sản phẩm; sau đó sẽ thu mua, chế biến đóng gói sản phẩm và phân phối đến tay khách hàng. Từ khâu đầu vào cho đến đầu ra đều được tính toán kỹ lưỡng và phù hợp với các điều kiện thực tiễn. Và có thể nói đây là một bước tiến vượt bậc cho doanh nghiệp kinh doanh mặt cà phê nói riêng 2949
- và nông sản nói chung. Không những giúp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng ngành cà phê qua việc sử dụng ứng dụng ACN, tối ưu hóa trong quá trình hoạt động, vận hành, xây dựng hình ảnh hiện đại cho doanh nghiệp mà còn góp phần giải quyết được tình trạng cải thiện chất lượng mặt hàng nông sản cà phê ở Việt Nam. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đức Quỳnh, Văn Thị Minh Hằng, 2021. Báo cáo Thị trường cà phê năm tháng 11/2021. https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/12/17/2-bao-cao-ca-phe-thang-11-final- 16397331427111541954975.pdf, [03/04/2022] [2] Trần Văn Khơi và các cộng sự, 2018. Kỹ thuật sản xuất cà phê vối bền vững và tái canh cà phê vối. [03/04/2022] [3] Bhambure,K.,et al. (2021). “Coffee Supply Chain Using Blockchan”. International Juornal of Coputer Sience and Mobile Computing 10(6): 69-74 [4] Vivek Kale, 2015. Implementing SAP® CRM The Guide for Business and Technology Managers. Auerbach Publications. 2950
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn