intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam" trình bày về: khái quát các vấn đề về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TS. Huỳnh Văn Sinh Khoa Lý luận cơ sở, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Email: h.vsinh@hcmca.edu.vn ThS. Võ Thu Hà Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Email: vothuha312@gmail.com Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và sự phát triển của toàn nhân loại. Chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ thống khí hậu, sử dụng và khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đồng thời thải các chất ô nhiễm vào môi trường tự nhiên hiện nay. Nhận thức được những mối nguy hại do BĐKH đang diễn ra, Chính phủ đã thực hiện những hành động thiết thực, cụ thể thông qua nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển nhằm thích ứng với BĐKH vì sự tăng trưởng xanh (TTX) và phát triển bền vững của đất nước. Từ khóa: biến đổi khí hậu, giảm thiểu, phát triển bền vững, thích ứng, tăng trưởng xanh 1. Khái quát các vấn đề về BĐKH, TTX và phát triển bền vững Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), “BĐKH là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài” (UK Department of Energy and Climate change, 2016). BĐKH sẽ tác động xấu đến mọi hệ sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống người dân nhất là khi xảy ra bão lũ, thảm họa ngày càng khốc liệt, dự báo xuất hiện các mối đe dọa về khan hiếm thực phẩm và nguồn nước, có thể dẫn đến xung đột trong quốc gia, dân tộc. Theo World Bank (2012), “TTX là sự tăng trưởng sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, có tính chống chịu với thiên tai và có vai trò quản lý môi trường và nguồn lực tự nhiên trong phòng chống thiên tai”. TTX là một nội dung của phát triển bền vững, là phương thức phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của BĐKH, tăng cường bảo tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, Economy and Forecast Review 139
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP nâng cao chất lượng môi trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước tạo sự công bằng trong xã hội. Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc định nghĩa “phát triển bền vững” là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Lồng ghép các vấn đề giảm thiểu BĐKH vào quá trình TTX và phát triển bền vững sẽ giúp nâng cao năng lực thích ứng của toàn hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm nhẹ nguy cơ tổn hại không đáng có. Hiện nay, ở Việt Nam đã nghiêm túc triển khai và thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tại Hội nghị lần thứ 7 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH được nâng lên một bước, chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với BĐKH: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”. Đồng thời, thông qua Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 góp phần vừa “thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”, tạo sự cân bằng sinh thái, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh năng lượng, tài nguyên… phục vụ nhu cầu sản xuất trong các lĩnh vực then chốt của đất nước. 2. Tác động của BĐKH đến quá trình TTX và phát triển bền vững BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động có sự khác nhau ở mỗi vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á. Theo IPCC (2007), dự báo đến năm 2080, dự kiến có thêm nhiều triệu người sẽ hứng chịu lũ lụt hàng năm do nước biển dâng, bị ảnh hưởng lớn nhất là vùng đông dân và vùng đồng bằng trũng 140 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP của châu Á và châu Phi và các đảo nhỏ. Tình trạng giảm khối lượng sông băng và lượng tuyết phủ gây nguy cơ làm giảm lượng nước, tiềm năng của thủy điện và đổi mùa của dòng chảy. Nguồn nước ngọt ở khu vực Trung, Nam, Đông và Đông Nam Á, đặc biệt là ở các lưu vực sông lớn, được dự báo giảm. Lũ lụt và hạn hán dự báo là sẽ tăng ở vùng Đông, Nam và Đông Nam Á do những thay đổi trong chu kỳ thủy văn kéo theo bệnh dịch hoành hành và tỷ lệ tử vong cao. Và trong đó, TTX không chỉ là động lực phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng, mà còn là mô hình và công cụ thực hiện sự phát triển bền vững dựa vào 3 thành tố chính: Phát triển kinh tế; Đảm bảo an sinh; Phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Hai chiến lược song song và mỗi phần thực hiện đều có thống nhất về chính sách nhưng cùng nhất quán với nhau giúp ứng phó với BĐKH hiệu quả. Việc gắn kết cần có sự xác định nhiệm vụ rõ ràng và khung kiểm tra giám sát và đánh giá chặt chẽ, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan, việc thực hiện sẽ tối đa hóa lợi ích sẽ đạt kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện. Thực hiện chiến lược BĐKH và chiến lược TTX đều là công cụ xây dựng bộ khung chung về thực hiện trong kế hoạch BĐKH và kế hoạch thực hiện TTX. Mục tiêu thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, đẩy mạnh sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu thay thế. Tái cấu trúc nền kinh tế hướng đến nền kinh tế xanh, ít carbon, làm giàu vốn tự nhiên, thân thiện với môi trường, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân góp phần tạo điều kiện nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Theo ADB (2013), “tăng trưởng ít phát thải carbon không chỉ là vấn đề giảm nhẹ BĐKH, mà nó còn có ý nghĩa to lớn cho việc lập kế hoạch phát triển bền vững”. Việt Nam đang thực hiện theo đuổi chính sách giảm nhẹ và từng bước thích ứng BĐKH trong các hành động TTX thông qua Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về TTX như một phần của định hướng phát triển bền vững và việc thực hiện phân bổ nguồn lực công trong nước phục vụ cho TTX là điều hoàn toàn có cơ sở thực hiện được. BĐKH đối với Việt Nam đã tác động tới môi trường sống trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến con người - nhân tố cảm nhận được rõ ràng sự thay đổi bất thường của thời tiết hiện nay. Những tác động cụ thể có thể kể đến như sau: Một là, tác động của BĐKH đến môi trường sống khiến hệ sinh thái rừng bị suy thoái trầm trọng, tình trạng khai thác quá mức và chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác khiến cho tài nguyên rừng bị “ăn mòn” và đa dạng sinh học rừng trở nên cạn kiệt. Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, tăng lượng phát thải khí nhà kính và có thể ảnh hưởng tới sinh cảnh tự nhiên ở những mức độ nhất định, nhiều loài động thực vật phải thay đổi nơi cư trú, nguồn thức ăn, một số loài có thể sẽ tuyệt chủng trong thế kỷ tới do tác động của BĐKH. Một nghiên cứu dự báo đến năm 2070, các loài cây nhiệt đới vùng núi ở Việt Nam sẽ phát triển ở khu vực cao hơn hiện tại khoảng từ 100 m đến 500 m và dịch chuyển lên vùng phía Bắc khoảng 100 km đến 200 km so với vị trí hiện Economy and Forecast Review 141
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP tại của chúng. Trong khi đó, diện tích có sự phân bố của các loại thực vật mang tính á nhiệt đới có thể bị thu hẹp. Tuy nhiên, các loài động thực vật sinh sống ở các khu vực đất thấp và ven biển sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn khi phải thích nghi với môi trường sống cao hơn và dịch chuyển nhiều hơn về Tây hoặc phía Bắc của Việt Nam (Hải Đăng, 2022). Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển, như: đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển. Làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ, ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng. Hai là, sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những vùng/khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, Việt Nam thường xuyên xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan, như: bão, hạn hán, giông, lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…, tàn phá nghiêm trọng cây lương thực và tài sản của người dân; đồng thời, gây khó khăn trong quá trình trồng lúa và các cây lương thực, gia tăng chi phí cho sản xuất nông nghiệp, kéo theo hệ lụy về nghèo đói gia tăng. Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, năm 2019, tổng hợp thiệt hại do thiên tai của cả nước cho thấy, diện tích cây lương thực bị ảnh hưởng là 40.017 ha; Năm 2020, thiệt hại lên tới 209.378 ha. Điều này cho thấy, thiệt hại do thiên tai ngày càng có xu hướng tăng lên. 142 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Ba là, tác động đến đời sống và nguồn sinh kế của con người. Sau những đợt thiên tai, bão lũ, nhiều hộ gia đình đã rơi vào cảnh “trắng tay”, nợ nần, thiếu đói; đồng thời, tỷ lệ tái nghèo diễn ra mạnh hơn. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Phương Thùy (2019), hiện nay cứ 3 người thoát nghèo lại có 1 người tái nghèo, chủ yếu do hậu quả thiên tai. Cùng với những tác động trực tiếp, BĐKH gây ra những tác động gián tiếp như làm cô lập và hạn chế tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạn chế sự tiếp cận của người dân đến các dịch vụ phúc lợi xã hội, từ đó làm cho tính tổn thương ngày càng trầm trọng hơn. Gia tăng về cường độ và tần số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập mà những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ. 3. Giải pháp thực hiện giảm thiểu và thích ứng với BĐKH Thực hiện giảm thiểu và thích ứng với BĐKH giảm nhẹ các hành động để hạn chế cường độ hoặc tỷ lệ dài hạn của BĐKH (Fisher và cộng sự, 2007) đồng thời phải có sự chủ động thích ứng để phát triển bền vững đất nước. Thích ứng và giảm nhẹ là các hành động bổ trợ cần thiết mà sự thích hợp của chúng sẽ tăng khả năng ngăn cản gia tăng của BĐKH và những rủi ro đặt ra cho cộng đồng (Federal Emergency Management Agency, 2013). Theo chúng tôi, một số giải pháp có tính định hướng trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật chú trọng việc bảo vệ môi trường, hướng đến nền sản xuất carbon thấp, xanh hóa nền sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, thay đổi thói quen tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Thứ hai, nâng cao vai trò điều phối chính sách tập trung, có trọng tâm, đồng thời tăng cường sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã hội và cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện chiến lược chung. Củng cố bộ máy quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên ở các cấp nhằm giảm thiểu và thích ứng BĐKH. Thứ ba, dựa trên khai thác các nguồn lực sẵn có, nâng cao hiệu quả sử dụng và phân bố nguồn lực sử dụng một cách phù hợp. Đồng thời, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nước với nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện phát triển mô hình giảm thiểu sự BĐKH, nỗ lực thực hiện giảm phát thải khí nhà kính. Thứ tư, nâng cao tri thức, khoa học - công nghệ trong quá trình phát triển chung của đất nước, đặc biệt là “phát huy vai trò giáo dục trong thích ứng với BĐKH, lồng ghép các nội dung, xây dựng chương trình đào tạo về thích ứng với BĐKH; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên là những nội dung được thực hiện trong chiến lược quốc gia để thích ứng với BĐKH”. Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc có ý thức bảo tồn môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, hạn chế sự ô nhiễm, duy trì sự sống của toàn nhân loại. Đồng thời, phối hợp hành động giữa các quốc gia trong vấn đề tái cấu trúc kinh tế Economy and Forecast Review 143
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP theo hướng phát triển xanh, giảm thiểu tác động nguy cơ đến các điểm dân cư, các dự án kinh tế - xã hội. Thứ sáu, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và truyền thông về BĐKH, cung cấp cho cộng đồng xã hội và mọi người dân những kiến thức cơ bản liên quan đến BĐKH một cách có hệ thống, nhằm ứng phó có hiệu quả trước các tác động của BĐKH và đóng góp cho sự phát triển bền vững dài hạn của đất nước. Thứ bảy, tăng cường khả năng chống chịu của Việt Nam trước những tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, giúp cho cộng đồng ít bị tổn thương hơn, đồng thời giải quyết những thách thức về phát thải trong hành trình Việt Nam tiến tới một tương lai xanh hơn và thịnh vượng hơn. 4. Kết luận Giảm thiểu và thích ứng BĐKH rất quan trọng trong quá trình thực hiện TTX và phát triển bền vững. Mục tiêu của chính sách ứng phó BĐKH nhằm nâng cao năng lực của con người, hệ sinh thái, hệ thống kinh tế - xã hội và tạo ra khả năng đáp ứng lại với tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Trong thời gian tới, Việt Nam cần định hướng và phát triển các chiến lược thích ứng ngắn và dài hạn (bao gồm các biện pháp kinh tế - xã hội) đóng vai trò quyết định giúp giảm sự phụ thuộc, kết hợp nhiều biện pháp với sự tham gia của cộng đồng xã hội và sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, tăng cường sự chủ động thích ứng khi điều kiện khí hậu thay đổi. Đồng thời, cách thức thực hiện phải thống nhất từ trên xuống và kết hợp nhuần nhuyễn đảm bảo tính khoa học trong hoạt động quản lý BĐKH, luôn đặt trạng thái chủ động lên hàng đầu với phương châm “phòng ngừa hơn chống đỡ” trong ứng phó với BĐKH.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AFD và Cục BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020). Báo cáo tổng hợp “Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2021-2030” 2. Asian Development Bank (ADB) and Asian Development Bank Institute (ADBI) (2013). Low-Carbon Green Growth in Asia: Policies and Practices, ISBN 978-4- 89974-037-3, retrieved from www.adbi.org/publications.books/ 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 4. Bùi Thị Phương Thùy (2019). Đánh giá tác động của BĐKH đến việc thực hiện MTQG giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay, truy cập từ https:// baovemoitruong.org.vn/danh-gia-tac-dong-cua-bdkh-den-viec-thuc-hien- mtqg-giam-ngheo-ben-vung-o-viet-nam-hien-nay 5. Hải Đăng (2022). Nguy cơ lớn từ biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học, truy cập từ https://monre.gov.vn/Pages/nguy-co-lon-tu-bien-doi-khi-hau-toi- da-dang-sinh-hoc.aspx 144 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 6. Fisher, B.S. et al (2007). Ch. 3: Issues related to mitigation in the long- term context”, Contribution of Working Group III to the Fourth Assessment Re- port of the Intergovernmental Panel on Climate Change, retrieved from https:// www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/02/ar4_syr_full_report.pdf 7. Federal Emergency Management Agency (2013). Local Mitigation Planning Handbook, retrieved from http://www.fema.gov/media-libraryda- ta/20130726-1910-25045-9160/fema_local_ mitigation_handbook.pdf 8. IPCC (2007). Climate change 2007 Impacts, adaptations and vulnerabil- ity - IntroductionContribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge, UK: Cambridge University Press, retrieved from https://www.ipcc.ch/site/assets/up- loads/2018/03/ar4_wg2_full_report.pdf 9. Germanwatch, Global Climate Risk Index (2020). Who Suffers Most from Extreme Weather Events? Weather Related Loss Events in 2018 and 1999 to 2018, retrieved from http://germanwatch.org/sites/germanwatch.org files/20201e%20Global%20Climate%20Risk%20Index%202020_14.pdf 10. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (1980). Chiến lược bảo tồn thế giới 11. Nguyễn Hà (2020). Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?, truy cập từ https://laodong.vn/moi-truong/han-han-xam-nhap-man-la-he- qua-cua-bien-doi-khi-hau-788851.ldo 12. Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 13. Trang thông tin điện tử Tổng cục Phòng, chống thiên tai (2019, 2020). Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai năm 2019, năm 2020, truy cập từ http:// phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/bang- thong-ke-thiet-hai-do-thien-tai 14. UK Department of Energy and Climate change (2016). Global Carbon Finance (GLOCAF) model. PMR Technical Workshop on Post-2020 mitigation Scenarios and Carbon Pricing Modelling, retrieved from https://www.thep- mr.org/system/files/documents/Updated_United%20Kingdom%2C%20DEC- C%2C%20Global%20Carbon%20Finance%20model.pdf 15. Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (1987). Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” 16. World Bank (2012). Inclusive Green growth The Pathway to sustain- ble Development, retrieved from https://documents1.worldbank.org/curated/ en/368361468313515918/pdf/691250PUB0Publ067902B09780821395516.pdf Economy and Forecast Review 145
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2