intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" đã phần nào nêu ra được diễn biến của hoạt động này trong nền kinh tế Việt Nam với đa dạng các hình thức khác nhau, đồng thời chỉ ra được những hạn chế trong công tác chống suy giảm và thoái vốn FDI, và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

  1. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đào Duy Thuần*- Cao Minh Hạnh** 1 TÓM TẮT: Thoái vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã và đang diễn ra trên khắp cả nước với nhiều hình thức, ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, đặc biệt xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp FDI bỏ trốn, mất tích để lại những gánh nặng nợ cho nền kinh tế. Qua phân tích và đánh giá thực trạng tình hình thoái vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bài viết đã phần nào nêu ra được diễn biến của hoạt động này trong nền kinh tế Việt Nam với đa dạng các hình thức khác nhau, đồng thời chỉ ra được những hạn chế trong công tác chống suy giảm và thoái vốn FDI, và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Thoái vốn đầu tư, thoái vốn FDI, FDI, …. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và sự kiện Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 đã đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, từ đó Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, môi trường kinh tế của Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi lớn: hàng loạt nước cải cách về kinh tế đã được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện mới, trong đó có hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư nước ngoài được nới lỏng hơn, mở rộng hơn để các dòng vốn dễ dàng di chuyển hơn nhằm tạo hành lang thông thoáng nhất cho hoạt động đầu tư phát triển. Thực tiễn đã chứng minh sự di chuyển vốn giữa các quốc gia ngày càng được tự do hóa trong thời gian qua đã mang lại lợi ích lớn cho toàn bộ nền kinh tế thế giới, kể cả nước cung cấp vốn lẫn nước nhận vốn. Các dòng vốn này được xem là động lực mang lại sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn mà hoạt động đầu tư mang lại cho Việt Nam, các dòng vốn nước ngoài cũng gây ra không ít những thách thức trong việc kiểm soát các dòng vốn vào và đặc biệt là khó khăn với những dòng vốn ra, hay hiện tượng thoái vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi nền kinh tế Việt Nam. Sự đảo chiều dòng vốn này là mối đe dọa lớn đối với tiến trình hội nhập của mỗi quốc gia. Đặc điểm chung dẫn tới sự đảo chiều của dòng vốn ở hầu hết các nước đều do thị trường thiếu niềm tin vào chính sách kinh tế vĩ mô trong nước. Hơn nữa, việc thoái vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dẫn tới sự bất ổn trong điều hành kinh tế vĩ mô của các quốc gia ( liên quan tới lạm phát, biến động tỷ giá,…). Học viện Tài chính, Việt Nam, Học viện Tài chính, Việt Nam. Tel: +84945543318, email: daoduythuan@hvtc.edu.vn * ** Học viện Tài chính, Việt Nam
  2. 1176 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Do vậy để kích thích hoạt động đầu tư mở rộng, hạn chế được sự bất ổn cho nền kinh tế, đặc biệt trong xu thế tự do hóa giao dịch vốn và toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, việc nghiên cứu thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra khỏi nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết. 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THOÁI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. Khái niệm Theo Boddewyn and Torneden (1973), những người đầu tiên nghiên cứu về thoái vốn nước ngoài ở thị trường Mỹ, thoái vốn đầu tư nước ngoài là việc giảm tỉ lệ sở hữu trong một hoạt động đầu tư vốn trực tiếp (doanh nghiệp FDI) trên cơ sở tự nguyện hoặc không tự nguyện. Như vậy, định nghĩa này bao gồm trường hợp tự nguyện ví dụ như bán lại tất cả hoặc một phần cổ phần, thanh lý, và trường hợp không tự nguyện như là sung công và quốc hữu hóa. Thoái vốn không tự nguyện là trường hợp công ty bị buộc phải thực hiện thoái vốn. Nói cách khác, công ty không tự chủ động đưa ra quyết định thoái vốn. Ví dụ của thoái vốn không tự nguyện có thể là sung công, quốc hữu hóa và bắt buộc thuần hóa dần dần. Thoái vốn tự nguyện là trường hợp một công ty sẵn sàng tự nguyện thực hiện thoái vốn. Ví dụ, học giả Boddewyn chủ yếu tập trung nghiên cứu về thoái vốn tự nguyện do các bằng chứng cho thấy số lượng các hoạt động thu hồi vốn không tự nguyện đang giảm. Ngoài ra, các bài nghiên cứu sâu hơn về thoái vốn tự nguyện còn đưa ra sự phân biệt giữa thoái vốn tự nguyện phòng thủ và thoái vốn tự nguyện tấn công. Cụ thể hơn, bên cạnh cách phân loại của Boddewyn giữa thoái vốn tự nguyện và không tự nguyện, McDermott (1996) đã nghiên cứu và phân chia ra thoái vốn tự nguyện phòng thủ và thoái vốn tự nguyện tấn công. Thoái vốn tự nguyện phòng thủ xảy ra khi một công ty đa quốc gia bị suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh, dẫn đến sự mất thị phần đồng thời ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính. Vì vậy, các công ty này tự nguyện thực hiện thoái vốn phòng thủ với mục đích cố gắng bảo vệ sức cạnh tranh của họ khi đối mặt với hiệu suất hoạt động yếu. Nói cách khác, các quyết định thoái vốn tự nguyện phòng thủ được thực hiện khi phải tìm cách khắc phục những tổn thất nặng nề. Thoái vốn tự nguyện tấn công nảy sinh khi một quyết định bán lại cổ phần (thoái vốn) được đưa ra thực hiện để thực hiện tái cơ cấu công ty. Trong bài nghiên cứu của Sachdev năm 1976, học giả này đã chỉ ra một vài công ty rút khỏi hoạt động nước ngoài do nhận thấy triển vọng phát triển tốt hơn ở nơi khác. Có nhiều bằng chứng rõ ràng về hoạt động thoái vốn tự nguyện tấn công xuất hiện vào những năm 1990s trong trường hợp của sự liên hợp sau khi mua lại và có thể tăng đáng kể vì sự bùng nổ trong việc mua bán (các doanh nghiệp, công ty) xuyên biên giới (theo McDermott, 2010 -11). Thực sự hình thức này đã dần trở nên phổ biến, các doanh nghiệp (công ty mẹ, tập đoàn) thu hồi vốn khi hiệu suất của công ty con bị đánh giá yếu kém, nhưng vẫn yêu cầu giá cả phù hợp nếu bán. 2.2. Nguyên nhân của thoái vốn đầu tư nước ngoài Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi một quốc gia. Tuy nhiên, nguyên nhân chung nhất đó là sự thiếu niềm tin vào nền kinh tế vĩ mô của quốc gia đó, làm cho các nhà đầu tư đánh giá tỷ suất sinh lời kỳ vọng giảm xuống so với các quốc gia khác, chính vì vậy thoái vốn đầu tư là khó tránh khỏi. Thoái vốn đầu tư có những nguyên nhân cụ thể nào, sẽ được xem xét kĩ hơn ở phần dưới đây.
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1177 Boddewyn (1979) đã tổng hợp và đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Thứ nhất, những yếu tố kinh tế là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định rút vốn của các nhà đầu tư. Nó có thể do hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh kém kéo dài của một chi nhánh hoặc bộ phận, từ đó dẫn tới lợi nhuận sụt giảm và thua lỗ, mà không dự kiến, không kỳ vọng sẽ có sự cải thiện. Ngoài ra, cũng có thể do công ty mẹ không có khả năng để bù lỗ, duy trì tổn thất thêm, hoặc thiếu vốn để đầu tư cho việc hiện đại hóa hoặc mở rộng cần thiết để tồn tại trong thị trường. Tuy nhiên, một đầu tư không mang lại lợi nhuận ở một quốc gia có thể tiếp tục được duy trì nếu nó giúp phân tán, làm giảm rủi ro cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, hoặc tăng năng suất cho bất kỳ bộ phận nào khác của nó. Thứ hai, vấn đề có thể do chưa phân tích kĩ lưỡng, chính xác trước khi quyết định đầu tư. Hoạt động thoái vốn thường xảy ra với các khoản đầu tư hoặc mua lại doanh nghiệp mà thiếu sự phân tích sơ bộ cẩn thận. Thứ ba, điều kiện môi trường hoạt động bất lợi. Hiệu quả sử dụng và sinh lời của các khoản đầu tư chịu sự ảnh hưởng đáng kể của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa hiện tại và dự kiến trong tương lại ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, cơ hội và rủi ro di chuyển từ nước này sang nước khác, và nền kinh tế của các quốc gia cũng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động và phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới như chi phí năng lượng tăng cao, tăng tính dân chủ (nền chính trị dân chủ hơn), tăng kiểm soát của chính phủ, phản ứng của cộng động đối với các cơ sở gây ô nhiễm, và sự tham gia của người lao động vào quá trình ra quyết định ngày càng tăng. Đối với công ty đa quốc gia, sự suy giảm hoạt động kinh doanh chính của một công ty, chẳng hạn như hiệu suất và lợi nhuận của công ty mẹ bị ảnh hưởng xấu bởi điều kiện kinh tế chính trị của quốc gia nơi công ty đó đang hoạt động, có thể dẫn đến việc bán lại hoặc đóng cửa các chi nhánh, công ty con nước ngoài. Một số công ty đa quốc gia từ bỏ những dự án kinh doanh, liên doanh mà để duy trì hoặc phát triển nó sẽ đòi hỏi họ phải tham gia vào các biện pháp, hoạt động kinh doanh có thể bị phê bình. Họ thường muốn dựa vào các nhà phân phối nước ngoài, đại lý, các đối tác và đại diện được cấp phép, hơn là duy trì sự kiểm soát khoản đầu tư nước ngoài mong manh. Thứ tư, thiếu sự phù hợp và nguồn lực. Thay vì cho rằng có thể đầu tư tài chính và quản lý mọi thứ hiệu quả, các công ty, tập đoàn hiện có xu hướng nhìn vào những gì thực tế phù hợp với khả năng của họ, có tính khả thi, có thể thực hiện được. Vì thế, điều này dẫn đến sự hợp lý hóa và sự thoái vốn có chọn lọc. Xu thế phát triển này có liên quan với sự xuất hiện của các bộ phận lập kế hoạch mạnh mẽ, chắc chắn hơn và đưa ra một cái nhìn chiến lược rõ ràng hơn về cơ hội và nguồn lực của công ty. Hoặc thoái vốn có thể xảy ra khi có sự mua lại (doanh nghiệp) thừa thãi quá độ, sự sụt giảm của hoạt động kinh doanh cốt lõi, hoặc một đội ngũ quản lý mới đòi hỏi xem xét kỹ phương hướng hoạt động của công ty. Sự thiếu thốn nguồn lực quản lý cũng góp phần quan trọng, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Quá trình mở rộng, phát triển nhanh chóng hoặc đa dạng hóa đặt ra những thách thức liên quan đến quy mô và sự phức tạp trong hoạt động đối với khả năng của công ty. Việc phát triển hệ thống kiểm soát hiệu quả tốn nhiều thời gian, và các công ty con, chi nhánh ở nước ngoài thường đối mặt với vấn đề nhân sự và quản lý giám sát (thiếu hụt nhân sự phù hợp, nhất là ở các vị trí quản lý cấp cao). Các công ty cũng có xu hướng đánh giá thấp quá trình tích hợp sau thương vụ mua lại, sáp nhập. Thứ năm, yếu tố cấu trúc và tổ chức. Sachdev đã chú ý đến vấn đề yếu kém trong giao tiếp, truyền đạt thông tin giữa trụ sở chính và các công ty con/ chi nhánh về các mục tiêu, chính sách và điều kiện hoạt động là một nhân tố góp phần vào các quyết định thoái vốn đầu tư. Ông ấy nhận thấy thoái vốn có liên quan đến
  4. 1178 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION cơ cấu tổ chức địa lý, bao gồm hình thức phân chia quốc tế. Khuynh hướng thoái vốn cũng cao hơn trong các hoạt động (sản xuất kinh doanh) được hợp nhất; trong các công ty chiếm sự thống trị về thị phần và dễ bị tác động, dễ tổn thương bởi chính trị; và trong các doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn và muốn giữ quyền kiểm soát hoặc sẽ rút khỏi nếu họ không thể đảm bảo điều đó. Thứ sáu, áp lực từ bên ngoài. Áp lực bên ngoài dẫn đến thoái vốn có thể từ các chính sách đang phát triển của quốc gia hoặc khu vực mà các công ty con/ chi nhánh phải đối mặt. Sachdev đã nêu ra nhiều trường hợp mà chính phủ từ chối cấp phép mở rộng, hiện đại hóa, và tăng giá cả cũng như áp lực liên quan đến việc sử dụng và đào tạo lao động địa phương và vấn đề phát triển xuất khẩu và công nghệ địa phương, từ đó đã dẫn tới việc bán lại, rút vốn tự nguyện hoặc bán tự nguyện. Ngoài ra, ưu tiên các công ty địa phương cũng mang lại kết quả này. Cuối cùng, tính ngoại lai và sự khác biệt quốc gia. Van Den Bulcke và một số học giả khác đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy các công ty đa quốc gia có vốn và thuộc quyền sở hữu nước ngoài có xu hướng thoái vốn nhiều hơn các công ty thuộc sở hữu địa phương ở các nước trong Cộng đồng liên minh kinh tế Châu Âu. 3. THỰC TRẠNG THOÁI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Thực trạng thoái vốn trong khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, khi nó chiếm khoảng 22 – 25% tổng vốn đầu tư xã hội tính từ năm 1991 đến 2017, tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 161 tỉ USD; FDI chiếm khoảng 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Những công trình lớn nhất của chúng ta từ điện nước, sắt thép, hóa dầu… đều của FDI mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại có quá nhiều bất cập, dẫn tới việc các doanh nghiệp FDI mặc dù đã đăng ký đầu tư nhưng không thể triển khai thực hiện được để rồi bị rút giấy pháp đầu tư, hay khi hết thời gian đầu tư, thậm chí đang trong giai đoạn thực hiện cũng bỏ dở giữa chừng, và để rồi không còn muốn quay lại đầu tư tại Việt Nam. Thực tế, hàng năm có rất nhiều các doanh nghiệp FDI mất tích mà không thể tìm thấy, hay bị rút giấy phép đầu tư khá nhiều, do đó trong phần này, nhóm tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng thoái vốn đầu tư nước ngoài trong khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay, để thấy được tình hình thực tế cũng như nguyên nhân của việc các doanh nghiệp FDI lựa chọn nơi khác thay vì Việt Nam. Kết quả giải ngân FDI chính là thước đo hiệu quả thu hút thực tế của dòng vốn FDI. Tuy nhiên, những năm qua, dòng vốn FDI giải ngân của Việt Nam vẫn thấp, chưa tương xứng với kết quả vốn đăng ký và nhu cầu của nền kinh tế. Cụ thể, năm 2006, FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 12 tỷ USD thì vốn giải ngân chỉ dừng lại ở con số 4,1 tỷ USD, bằng 34% tổng vốn đăng ký; năm 2007, vốn đăng ký đạt 21,34 tỷ USD thì vốn đăng ký chỉ đạt 8,03 tỷ USD, bằng 37,5% tổng vốn đăng ký; năm 2008, vốn đăng ký đạt 64 tỷ USD thì vốn giải ngân cũng chỉ đạt 11,5 tỷ USD, đạt 17,9%; năm 2009, vốn đăng ký là 23,1 tỷ USD thì vốn giải ngân cũng chỉ đạt 10 tỷ USD, đạt 43,2%; năm 2010 vốn đăng ký đạt 18,6 tỷ thì giải ngân là 11,5 tỷ, đạt 61,8%; năm 2011 vốn đăng ký 14,7 tỷ thì giải ngân vẫn chỉ 11 tỷ, đạt 74,8% và 2012 dự kiến vốn giải ngân đạt 13 tỷ USD thì vốn giải ngân vẫn chỉ đạt 10,5 tỷ USD, bằng 80,7% tổng vốn đăng ký. Cho đến hết năm 2016, Việt Nam đã thu hút được 22.509 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 293,5 tỷ USD. Trong đó, vốn thực hiện chỉ đạt trên 115,9 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 40% vốn đăng ký. Tức là còn đến 60% tổng vốn FDI đăng ký chưa được giải ngân.
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1179 Điều đó cho thấy, mặc dù kết quả giải ngân những năm gần đây đã được cải thiện hơn so với trước, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn giải ngân từ năm 2010 đến nay đã ngắn lại, nhưng con số giải ngân cao nhất vẫn chỉ dừng lại ở 15,8 tỷ USD. Phải chăng đây là nguyên nhân làm cho hơn nửa số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ nằm trên “giấy tờ”? thậm chí có những dự án đã bị khai tử, bị rút giấy phép khoặc các nhà đầu tư đã thoái vốn nhưng vẫn còn trên sổ sách? Bảng 1: Số dự án hết hiệu lực và rút giấy phép giai đoạn 2011 – 2016 Số dự án được cấp mới và Số dự án hế thiệu lực Lũy kế đến thời điểm tăng thêm và rút giấy phép cuối mỗi năm Vốn thực Năm Số dự hiện Số vốn được cấp Số dự án Vốn Số dự án Vốn án 2011 1,598 15,598.10 144 10,498.10 13,667 198,000.00 11000.1 2012 1,535 16,348.00 771 6,411.85 14,431 207,936.15 10046.6 2013 2,120 22,352.20 619 3,832.63 15,932 234,120.98 11500 2014 2,592 21,921.70 756 3,327.68 17,768 252,715.00 12500 2015 3,038 24,115.00 737 5,052.47 20,069 281,882.47 14500 2016 2,613 24,373.00 173 13,008.92 22,509 293,246.55 15800 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư Bảng trên cho thấy, giai đoạn 2012 – 2015 số dự án bị rút giấy phép hoặc hết hiệu lực không tiếp tục đầu tư là lớn nhất, với bình quân 700 dự án, nhưng nếu xét về số vốn thì năm 2016 lại là năm số vốn FDI rút ra khỏi Việt Nam là lớn nhất với chỉ 173 dự án và số vốn lên tới 13 tỷ USD, đây thực sự là một con số rất lớn, nó đã gần bằng với số vốn giải ngân kỷ lục thực hiện được trong năm 2016 là 15,8 tỷ USD. Nếu xét đến từng ngành nghề, từ năm 2011 đến nay, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; và xây dựng là những ngành có sự biến động các dự án mạnh mẽ nhất, trong khi đó các ngành nghề khác số dự án và vốn đầu tư đều có sự ổn định và gia tăng đều đặn hàng năm. Điều này, có phần hợp lý khi tỷ suất lợi nhuận của hai ngành nghề trên là thấp hơn so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế và chịu sự tác động của nhiều nhân tố cũng như khung chính sách thay đổi của Chính phủ trong những năm gần đây. Với lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2011 còn có đến 481 dự án còn hiệu lực, nhưng ngay năm sau đó lại chỉ còn 78 dự án, những năm tiếp sau đó thu hút được số lượng vốn FDI đáng kể với các dự án mới, tuy nhiên cho đến năm 2016, số dự án chỉ còn lại 103 dự án với tổng số vốn đăng ký là 3,5 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số vốn FDI đăng ký còn hiệu tại Việt Nam. Điều này cho thấy, FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng sụt giảm đến mức báo động. Nếu cách đây 15 năm, FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư FDI, thì trong những năm trở lại đây con số này chỉ dao động từ 0,5 – 1%. Hầu hết các dự án FDI nông nghiệp có quy mô nhỏ, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào một số địa phương có nguồn nguyên liệu và lợi thế về cơ sở hạ tầng, thổ nhưỡng tốt. Phần lớn dự án FDI vào nông nghiệp tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, trong khi các tỉnh vùng sâu, vùng xa hầu như chưa thu hút được dự án nào. Lĩnh vực xây dựng cũng là ngành chịu sự biến động mạnh mẽ, khi số vốn cũng như các dự án của các doanh nghiệp FDI thay đổi liên tục qua các năm. Nếu như năm 2011 còn tới 684 dự án có hiệu lực với số vốn đăng ký là trên 11,5 tỷ USD, thì ngay năm sau đó chỉ còn 86 dự án còn hoạt động với số vốn đăng ký là 7,5 tỷ USD, tiếp tục 2 năm tiếp theo là năm 2013 – 2014 số dự án hoạt động cũng không hơn nhiều với lần lượt 92 và 98 dự án, cùng số vốn trên 9,5 tỷ USD. Nhưng đến năm 2015 – 2016 thì số dự án cùng với
  6. 1180 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION vốn đầu tư tăng vọt, tính đến cuối năm 2016, số dự án lũy kế còn hiệu lực là 1.376 với số vốn 10,6 tỷ USD đăng ký. Điều này cũng là hợp lý, khi giai đoạn trước từ năm 2011 – 2014, khi nền kinh tế thế giới chưa hồi phục sau khủng hoảng 2008 – 2010, thì nền kinh tế Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, do đó một số ngành nghề không mang lại tỷ suất lợi nhuận cao cho nhà đầu tư thường có xu hướng giảm xuống. Doanh nghiệp FDI bỏ trốn về nước, bỏ lại những dự án còn dang dở, những nhà máy sản xuất bỏ hoang. Không chỉ nhức nhối vấn nạn chuyển giá, lỗ giả, lãi thật, từ năm 2011 đến nay hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn gọi là doanh nghiệp FDI đã tranh thủ sự thông thoáng của chính sách xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nợ thuế hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn về nước. Hiện nay, có hiện tượng một số doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức vốn ”mồi”. Sau khi có được giấy phép làm dự án, họ tiến hành vay vốn trong nước. Chuyện kinh doanh vay vốn là bình thường nhưng đi đầu tư trực tiếp vào nước người ta mà lại vay vốn từ trong chính nước đó để làm thì đây là chuyện ngược đời. Doanh nghiệp FDI thế chấp thế nào để vay được tiền thì là việc của giữa họ và những ngân hàng quốc tế. Nhưng về mặt nguyên tắc, là doanh nghiệp FDI thì phải mang vốn vào, và họ vay vốn ở đâu không cần biết, nhưng nếu là vốn ngân hàng Việt Nam thì quả là một nghịch lý. Thống kê mới đây của Tổng cục Hải quan cho thấy con số doanh nghiệp mất tích trong cả nước đã lên tới con số hơn 1000. Tình trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động cho công tác quản lý, giám sát khối doanh nghiệp này tại Việt Nam. Có rất nhiều dự án đã bị thu hồi do chủ đầu tư không triển khai hoặc chỉ giữ đất. Như dự án xây dựng nhà máy lọc dầu tại Nhơn Hội, Bình Định của chủ đầu tư Thái Lan chính thức bị rút giấy phép. Dự án đăng ký vốn đầu tư khoảng 28 tỷ USD, dự kiến được xây dựng tại Khu kinh tế Nhơn Hội với tổng diện tích 2.000 ha, công suất 660.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 30 triệu tấn/năm. Nhưng tại phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định vào cuối tháng 7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, Thường vụ Tỉnh uỷ chấm dứt tổ hợp dự án lọc hoá dầu Nhơn Hội do nhà đầu tư và đối tác chậm trễ, dự án dường như không còn khả thi. Hơn nữa, thoái vốn còn diễn ra trên lĩnh vực M&A, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, khi mà nhà đầu tư nước ngoài không quản lý được chính vốn đầu tư của mình, đã khiến hàng loạt ngân hàng ngoại chạy ra khỏi thị trường Việt Nam. Trong năm 2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt bán một phần hoặc toàn bộ vốn từ các công ty lớn ở Việt Nam để thu hồi lợi nhuận từ vốn đầu tư. Vào tháng 3 và tháng 8/2016, Deutsche Bank AG đã bán tổng cộng gần 6.6 triệu cổ phiếu của công ty chứng khoán Sài Gòn SSI. Sau đấy đến tháng 9/2016, Deutsche Bank AG lại bán tiếp hơn 3.9 triệu cổ phiếu của SSI, khiến cho tổng số lượng cổ phiếu của SSI do Deutsche Bank nắm giữ giảm xuống còn 23.6 triệu cổ phần, tương ứng với 4.93%. Red River Holding (RRH), một quỹ đầu tư được thành lập bởi tập đoàn Artemis vào năm 2008 và sở hữu bởi tỷ phú người Pháp Francois Pinault đã bán 3.6 triệu cổ phiếu của FPT. Vì vậy, RRH không còn là cổ đông lớn của FPT do lượng cổ phiếu của FPT được sở hữu bởi RRH đã giảm từ 24.7 triệu (tương ứng với 5.38%) xuống 21 triệu (4.58%). RRH cũng đã đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu của công ty chế biến thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) và chuyển hơn 3 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú (MPC) sang công ty con. Trước đây RRH đã đổ 243 triệu đô Mỹ vốn đầu tư vào 27 công ty ở Việt Nam. Tuy nhiên, quỹ này đã và đang thu hồi vốn từ công ty nhựa Tiền Phong.
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1181 Một số ngân hàng nước ngoài đã và đang giảm quy mô hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hoặc rút vốn từ các ngân hàng Việt Nam. Những cái tên đình đám trên thị trường tài chính thế giới và khu vực như Citibank, HSBC, Stanchard Chartered, ANZ, Deuchbank, BTMU, Bank of misubishi, Shinhanbank.... đã có những động thái rất máu lửa và hăm hở bước vào thị trường Việt Nam. Ví như thương vụ mua cổ phần ngân hàng nội như Stanchard Chartered mua 15% cổ phần ACB, HSBC mua 20% cổ phần Techcombank, ANZ kết duyên với Sacombank… Đồng thời, HSBC, ANZ cũng trở thành ngân hàng ngoại 100% vốn tại Việt Nam với mục tiêu mở rộng mạng lưới, mở rộng sự hiện diện của họ tại VN. Họ đến Việt Nam với mục đích chính là phục vụ các khách hàng của họ, khi số lượng các khách hàng của họ đủ lớn. Ví dụ như UOB mở chi nhánh tại Việt Nam từ năm 1995 và cho đến hôm nay, hơn 20 năm sau họ cũng chỉ phục vụ chủ yếu cho trên 30 khách hàng có trụ sở tại Singapore mà có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nhiều ngân hàng đến Việt Nam theo quá trình toàn cầu hóa và cần có sự hiện diện của họ tại khắp nơi trên thế giới. Mục đích của họ là tăng thị phần, khách hàng và lượng giao dịch với đối tượng khách hàng nội địa (gồm cá nhân và tổ chức). Với kinh nghiệm lâu đời, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, tính chuyên nghiệp cao, khách hàng sẵn có, nguồn vốn giá rẻ và trên hết uy tín của tổ chức lớn, các ngân hàng ngoại nhìn thị trường Việt nam với con mắt hết sức tiềm năng và tốc độ tăng trưởng tốt kèm kỳ vọng hết sức lạc quan về thị trường nội địa. Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Phát súng đầu tiên là ANZ thoát khỏi Sacombank, thời điểm đó thị trường và các chuyên gia nghĩ rằng động thái này thể hiện ANZ muốn tự chủ và tự phát triển mạng lưới của hộ mà không cần 1 đối tác chiến lược là Sacombank nữa. Nhưng đến HSBC xác nhận muốn rút vốn khỏi Techcombank và rút toàn bộ cán bộ quản lý về lại ngân hàng mẹ, Stanchard Chartered cũng công bố muốn rút vốn khỏi ACB, Hongleong bán toàn bộ thị trường Việt Nam cho CIMB, Commomwelth bán cho VIB. CitiBank sau khi mở dịch vụ ngân hàng thương mại (chủ yếu nhắm vào đối tượng khách hàng nội địa) được khoảng 1 năm thì bắt đầu co cụm lại. Họ không còn nhắm vào phân khúc này nữa, mà quay trở lại mô hình truyền thống là phục vụ các khách hàng toàn cầu của họ. ANZ đóng cũng đóng cửa dịch vụ ngân hàng thương mại và bán lại mảng bán lẻ cho 1 ngân hàng khác, HSBC cũng không còn mặn mà với các mảng khách hàng nội địa này, còn Stanchard Chartered thì chưa thật sự có 1 định hướng rõ ràng cho mảng khách hàng này. Và như vậy, họ bắt đầu có nhiều bước chuẩn bị để rút lui kèm theo đó là rất nhiều hình thức thoát khỏi thị trường Việt Nam. Qua những phân tích trên cho thấy, việc thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khối doanh nghiệp FDI đang diễn ra rất nhanh chóng, đặc biệt một lượng lớn các doanh nghiệp hàng năm trong nhiều ngành nghề khác nhau đã bỏ trốn về nước, để lại những hệ lụy lớn cho nền kinh tế. 3.2. Những hạn chế trong công tác chống thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua - Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đồng thời với đó tiến độ giải ngân chậm vốn FDI còn chậm trễ, dẫn tới nhiều dự án không thực hiện được, phải rút giấy phép, hay các nhà đầu tư không còn mặn mà với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Chậm trễ giải ngân FDI cũng làm giảm sức hấp dẫn môi trường đầu tư tại Việt Nam, làm cho nhà đầu tư lo ngại về khả năng hấp thụ
  8. 1182 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION vốn của nền kinh tế, và có lẽ đây cũng là nguyên nhân làm cho dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây đang giảm dần. Khắc phục tình trạng chậm giải ngân FDI là vấn đề vô cùng cần thiết. - Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản. Tăng trưởng thời gian qua phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ. - Hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, chậm đổi mới chính sách liên quan đến thu hút FDI. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trong những lĩnh vực Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng. - Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm. - Việc phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường bất động sản, tài chính, lao động, khoa học - công nghệ tuy đã hình thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự cải thiện. - Đã xuất hiện các điểm “cổ chai” về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... gây cản trở cho quá trình phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là các nội dung đặc biệt quan trọng, cần lưu tâm để có thể vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế. - Công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập. Tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa thật phù hợp với quy hoạch, chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề an ninh quốc gia, chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản. 3.3. Một số nguyên nhân của những hạn chế trên Những tồn tại, hạn chế trên là do nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể để khắc phục dần trong thời gian tới. 3.3.1. Nguyên nhân khách quan: - Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới những năm 2008-2009 đã khiến các quốc gia điều chỉnh cơ cấu đầu tư, các tập đoàn, công ty trên thế giới tái cấu trúc lại doanh nghiệp, điều chỉnh định hướng phát triển, từ đó dẫn đến những thay đổi trong chiến lược đầu tư theo hướng quan tâm nhiều hơn đến đầu tư chiều sâu, giảm đầu tư mở rộng và đầu tư ra nước ngoài. Bất ổn kinh tế trong nước làm tỷ lệ lạm phát gia tăng, lợi nhuận đầu tư giảm, từ đó dẫn đến giảm sức hấp dẫn trong thu hút FDI. Bên cạnh đó, việc chuyển từ mục tiêu tăng trưởng sang mục tiêu kiềm chế lạm phát đã dẫn đến việc Chính phủ thắt chặt đầu tư công, ảnh hưởng đến việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông làm cho năng lực đáp ứng nhu cầu của hệ thống giao thông không cao, từ đó giảm sức hút với FDI cũng như ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Mặt khác một phần nguyên nhân khiến tốc độ giải ngân FDI chậm do thời gian qua, Chính phủ thắt chặt yêu cầu đảm bảo môi trường với dự án đầu tư nên quá trình giải ngân của dự án chậm, nhằm chờ khoản đầu tư máy móc, thiết bị xử lý môi trường. - Thứ hai, hệ thống phát luật nước ta đối với FDI còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán. Về thành lập doanh nghiệp, so sánh quốc tế và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh
  9. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1183 ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Theo cách tính của Ngân hàng thế giới năm 2013, khởi sự kinh doanh ở nước ta gồm 10 thủ tục với tổng thời gian khoảng 34 ngày, và xếp hạng thứ 109 trên 189 quốc gia và nền kinh tế. Ngoài ra còn có sự khác biệt không cần thiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm trụ sở chính…giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách ưu đãi đầu tư còn quy định phân tán ở nhiều hệ thống pháp luật, nghị định, dẫn đến khó tìm hiểu, áp dụng, một số điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO. Các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng cam kết WTO và các điều kiện đầu tư còn thiếu - Thứ ba, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút FDI ngày càng gay gắt trong khi môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự được cải thiện, sức cạnh tranh của Việt Nam được đánh giá là hạn chế hơn so với các quốc gia láng giềng. Cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt hơn khi năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong các năm 2013-2014 mặc dù có tăng hơn so với 2012-2013 nhưng vẫn thấp hơn các năm 2011-2012. Ngày 26/9/2017 vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố Báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh (NLCT) toàn cầu (GCR 2017-2018), trong đó Việt Nam tăng năm bậc so với năm 2016. Theo báo cáo này, Việt Nam được xếp hạng 55 trên 137 quốc gia, là thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi WEF đưa ra chỉ số “Năng lực cạnh tranh” toàn cầu tổng hợp vào năm 2006. Với thứ hạng này, Việt Nam xếp trên một số nước ASEAN như Philippines (56), Campuchia (94), Lào (98), nhưng xếp dưới Indonesia (36), Thái Lan (32), Malaysia (23), Singapore (3), và hai nền kinh tế lớn của châu Á là Trung Quốc (27) và Ấn Độ (40). 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất, công tác quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, chồng chéo, mâu thuẫn. Nhìn chung chất lượng nhiều quy hoạch chưa cao, tính dự báo của quy hoạch có mới, có lúc chưa chính xác, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế, có sự chồng chéo, không đồng bộ giữa các loại quy hoạch, dẫn đến khó định lượng trong việc thu hút đầu tư. Tiến độ triển khai xây dựng, rà soát, điều chỉnh nhiều quy hoạch còn chậm, tính công khai, minh bạch còn nhiều hạn chế và thường xuyên bị điều chỉnh, làm giảm vai trò định hướng đầu tư của quy hoạch. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo quy hoạch chưa cao, việc thẩm tra, cấp phép các dự án FDI đôi khi không bám sát theo quy hoạch. - Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa đồng bộ, kém tính kết nối, chưa theo kịp sự phát triển của đất nước. Có thể thấy, mạng lưới giao thông còn chưa liên kết giữa các loại hình giao thông, giữa các vùng, không phát huy khả năng vận tải đa phương thức, hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, năng lực vận tải thủy và chất lượng giao thông nông thôn thấp, công tác quản lý giao thông chưa được coi trọng đúng mức, hệ thống đường sắt hạn chế về kỹ thuật, tốc độ chạy tàu thấp, kém an toàn. - Thứ ba, lượng vốn FDI vào ngành nông, lâm, thủy sản còn hạn chế là do ngành này đem lại lợi nhuận thấp cho nhà đầu tư nước ngoài. Đặc điểm nội tại của ngành nông, lâm, thủy sản là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý. Mặt khác việc áp dụng khoa học công nghệ cao trong ngành này còn khó khăn, cơ sở hạ tầng cho nông, lâm thủy sản như điện, nước, giao thông chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đây là nguyên nhân các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà với lĩnh vực này, do đó có khá nhiều dự án đã được cấp giấy phép nhưng không thể thực hiện được. - Thứ tư, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ chưa thực sự được quan tâm phát triển. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc sở hữu nhà nước, vẫn còn thói quen bao cấp nên rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng và “ngại” đổi mới. Hơn nữa, chất lượng của các sản phẩm của các doanh
  10. 1184 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION nghiệp sản xuất trong ngành CNPT rất thấp và kém ổn định, do đó tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp Việt Nam là rất thấp. Chính vì vậy, đa số các hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản như Toyota, Mazda, Honda, Suzuki,… có thể sẽ tính tới chuyện rút khỏi Việt Nam, chuyển sang các nước lân cận trong khu vực như Indonesia hay Thái Lan , Malaysia... - Thứ năm, nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu. Thị trường lao động của Việt Nam được đánh giá là khá dồi dào, giá lao động rẻ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ở Việt Nam về cơ bản có chất lượng chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, kinh nghiệm thực tế còn thiếu, chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế khi hoạt động phân chia lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên chưa cao (khoảng trên 20%), lao động phổ thông, hoặc lao động chỉ có chứng chỉ nghề sơ cấp còn khá phổ biến. Cơ cấu lao động đang làm việc theo trình độ đại học và trên đại học với cao đẳng và sơ cấp của thành phố đang thể hiện sự mất cân đối rõ nét, phản ánh tình trạng thừa thầy- thiếu thợ, số chuyên gia và công nhân lành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao còn ít, trong khi lao động chưa qua đào tạo và lao động ở các trình độ khác tăng chậm thì lao động trình độ đại học tăng gần 3 lần và hiện chiếm số lượng nhiều nhất trong các trình độ đào tạo. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THOÁI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. Hoàn thiện khung chính sách, pháp lý hỗ trợ hoạt động đầu tư và phù hợp với thông lệ quốc tế, luật pháp quốc tế cũng như các cam kết quốc tế khi gia nhập các tổ chức quốc tế. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong việc thu hút, sử dụng vốn FDI, đó là hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghiệp hỗ trợ... chưa tốt. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật, chính sách chồng chéo, mâu thuẫn; thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới và các điều kiện đầu tư. Một số quy định hiện hành chưa phù hợp như: chính sách ưu đãi đầu tư, vấn đề lao động và quản lý lao động nước ngoài; quy định về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp chưa rõ ràng, khó thực hiện; chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa đủ hấp dẫn; cơ chế giải quyết tranh chấp chưa rõ ràng… Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hầu hết các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn về thủ tục hành chính. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi phải phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực cho đầu tư, phát triển, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày một gay gắt, việc rà soát, đánh giá những vướng mắc trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhất là các bất cập của quy định về điều kiện, thủ tục đầu tư tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản liên quan khác là một nhiệm vụ quan trọng, làm sao bảo đảm cho các nhà đầu tư một môi trường hoạt động lành mạnh và an toàn. 4.2. Tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp FDI Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI, cũng vừa là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, vừa là yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp. Việc tăng cường quản lý hoạt động FDI làm cho bộ máy quản lý có hiệu lực, quản lý theo luật pháp, tăng cường vai trò chủ động và trách nhiệm của doanh nghiệp, không gây phiền hà cho doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm của cơ quan chính quyền các cấp, chung tay cùng nhà đầu tư vượt qua khó khăn, triển khai đầu tư, kinh doanh thành công.
  11. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1185 - Tăng cường công tác hậu kiểm đối với các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư với nhiệm vụ chính là đánh giá được bản chất của dự án, giữa những đăng ký ban đầu và cam kết của nhà đầu tư với hiện thực; kiểm tra xem nhà đầu tư có đạt được các tiêu chí đề ra, có thực hiện đúng cam kết và xứng đáng được hưởng ưu đãi trong quá trình hoạt động hay không, nhất là những cam kết về môi trường và công nghệ. Để thực hiện công tác hậu kiểm các dự án FDI có hiệu quả, cần phải có quy định, tiêu chí về hậu kiểm rõ ràng, tránh gây phiền hà, khó khăn cho nhà đầu tư; đồng thời cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ kết hợp với kiểm tra đột xuất tại các doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, cam kết bảo vệ môi trường… - Tăng cường thanh, kiểm tra thường xuyên gồm việc thực hiện các nội dung quy định tại giấy chứng nhận đầu tư; tiến độ góp vốn điều lệ/vốn đầu tư; tình hình góp vốn pháp định đối với ngành có quy định bắt buộc vốn pháp định; tiến độ triển khai dự án; việc thực hiện và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ theo cam kết của dự án; việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, mặt nước,…); việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động, quản lý ngoại hối, bảo vệ môi trường, tình hình thuê đất và sử dụng đất… - Kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, bao gồm các nội dung như trị giá tài sản góp vốn của các bên; tình hình sử dụng máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu; kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; các giao dịch với công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty có quan hệ liên kết, tình hình thực hiện các khoản nợ, việc chia lợi nhuận đối với phần vốn góp của Nhà nước trong liên doanh,… 4.3. Xem xét lại chiến lược thu hút các dòng vốn nước ngoài theo hướng ưu tiên cho chất lượng dòng vốn. Nếu có được định hướng mới trong thu hút đầu tư nước ngoài, theo đó tập trung vào những nguồn vốn có chất lượng cao hơn, hướng tới những công nghệ và dịch vụ của tương lai thì sẽ là cơ hội quan trọng giúp chúng ta nhanh chóng bắt kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến trong khu vực. Đó là giải pháp hiệu quả để hạn chế việc các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường Việt Nam 4.4. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài mới và mở rộng tại Việt Nam. Đồng thời với đó là Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được các nhà đầu tư nước ngoài 4.5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam đồng bộ, đảm bảo tính liên kết cao giữa các loại hình giao thông, giữa các vùng miền trên cả nước. Kinh nghiệm phát triển từ các quốc gia trên thế giới cho thấy, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội yếu kém, chưa được xây dựng đồng bộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp dẫn quốc tế của địa điểm đầu tư. Đối với Việt Nam, đây sẽ là yếu tố tạo nên sự thuận lợi và cạnh tranh trong thu hút FDI và tăng cường mở rộng đầu tư, trong đó, hạ tầng bên trong khu công nghiệp, hạ tầng cung cấp điện nước, hạ tầng thông tin, truyền thông, hạ tầng giao thông, hệ thống ngân hàng, kiểm toán có mức đóng góp như nhau tạo nên sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Tô Thị Ánh Dương (2009), Kiểm soát các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế và giải pháp kiểm soát quản lý trong điều kiện hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của NHNN Việt Nam, mã số KNH2 2008-2009.
  12. 1186 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 2. IMF, Balance of Payments and International Investment Position Manual 3. Nguyễn Văn Sĩ (2006), Kiểm soát dòng vốn nhằm ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. 4. Ái Vân, Xu thế đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt ( 2013) Tiếng Anh 1. Benito, G.R.G, 2005, ‘Divestment and International business strategy’, Journal of Economic Geography, 5, 235-251 2. Boddewyn, J.J., and Torneden, R., 1973, ‘US Foreign Divestment: A Preliminary Survey’, Columbia Journal of World Business, Summer, 25-29 3. Boddewyn, J.J., 1979, ‘Foreign Divestment: Magnitude and Factors’, Journal of International Business Studies, 10 (1), 21-27 4. Kobrin, S.J., 1980, ‘Foreign enterprise and forced divestment in LDCs’, International Organizations, 34, 65-88 5. McDermott, M.C., 2010, ‘Foreign Divestment: The Neglected Area of International Business’, International Studies of Management & Organization’, 40 (4), 37-53
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2