intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát thực trạng nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ về chi tiết nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương

Giải pháp phát triển . . .<br /> <br /> GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP<br /> TỈNH HẢI DƯƠNG<br /> Vũ Văn Thực*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Sau 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã gặt hái được một số thành tựu nhất định, trong đó<br /> nông nghiệp là một trong những ngành có bước phát triển đáng kể. Thực tế cho thấy, trong giai<br /> đoạn vừa qua, nông nghiệp là một trong những ngành đã và đang có đóng góp lớn cho phát triển<br /> kinh tế của đất nước, đặc biệt nông nghiệp còn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế của đất nước trong<br /> những thời điểm kinh tế khó khăn, do đó nông nghiệp vẫn được coi là ngành quan trọng, quyết định<br /> sự thành công trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa,<br /> hiện đại hóa đất nước nói riêng. Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, có quá trình<br /> chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, song nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, đóng góp lớn vào quá<br /> trình phát triển kinh tế của tỉnh, chính vì vậy phát triển nông nghiệp được các cấp, các ngành trong<br /> tỉnh đặc biệt quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khái quát thực trạng nông nghiệp<br /> tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại, tác giả đề xuất các giải<br /> pháp nhằm phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.<br /> Tứ khóa: nông nghiệp, Hải Dương<br /> <br /> AGRICULTURAL DEVELOPMENT SOLUTIONS<br /> HAI DUONG PROVINCE<br /> ABSTRACT<br /> After 30 years of on going innovation, the country’s economy has achieved certain<br /> achievements, in which agriculture is the sectors with significant development. In recent period,<br /> agriculture has contributed substantially to the economic growth of the country. Moreover, it is<br /> considered as pillars of the economy in the difficult times. Therefore, agriculture is considered an<br /> important sector, deciding the success of the process of economic-society development in general,<br /> and of the industrialization and modernization in particular. Hai Duong Province is geographically<br /> located in the Red River Delta. It has been on the process of fast economic restructuring, still<br /> agriculture in the region remains a main sector which plays a part in the province’s economic<br /> development. Hence boosting agriculture sector is particularly concerned by the province’s<br /> authority. The objective of this study is to assess the status of agricultural in Hai Duong province<br /> in recent years. Based on the exist, the authors shall propose measures to develop the agricultural<br /> sector in Hai Duong in the future. <br /> Keywords: agriculture, Hai Duong<br /> *<br /> <br /> TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh, CN. Tân Bình<br /> <br /> 71<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh<br /> tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu<br /> đáng kể, đặc biệt là ngành nông nghiệp, từ<br /> một nước thường xuyên thiếu lương thực,<br /> hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương<br /> thực từ nước ngoài, nhưng đã trở thành nước<br /> xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, GDP<br /> trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng<br /> năm tăng 3,3%. Thực tế cho thấy nông nghiệp<br /> ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn<br /> vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh<br /> tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt<br /> trong những thời điểm khó khăn, nông nghiệp<br /> còn được coi như trụ đỡ của nền kinh tế; nông<br /> nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng<br /> vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn<br /> và nâng cao đời sống của người nông dân,<br /> mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều<br /> hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp<br /> phần tích cực đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế<br /> và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br /> đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước<br /> ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn<br /> ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ<br /> sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội<br /> bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh,<br /> quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá<br /> dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Tỉnh<br /> Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông<br /> Hồng, có diện tích đất nông nghiệp lớn, với<br /> đa số dân số đang sinh sống, lao động và sản<br /> xuất nông nghiệp ở nông thôn. Trong những<br /> năm qua, ngành nông nghiệp Hải Dương đã<br /> có những bước phát triển đáng kể, song so với<br /> tiềm năng, lợi thế sẵn có, ngành nông nghiệp<br /> tỉnh Hải Dương vẫn chưa thực sự phát huy<br /> hết tiềm năng, lợi thế vốn có của nó. Việc ứng<br /> dụng công nghệ vào sản xuất và bảo quản sau<br /> thu hoạch còn khiêm tốn; sản xuất manh mún;<br /> <br /> thị trường tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, thiếu<br /> nguồn lực đáp ứng cho yêu cầu của ngành nông<br /> nghiệp…đang là những rào cản ảnh hưởng trực<br /> tiếp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp<br /> tỉnh Hải Dương. Do đó, tìm ra giải pháp nhằm<br /> phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương có tính<br /> cấp thiết đối với các cấp, các ngành của tỉnh<br /> trong giai đoạn hiện nay.<br /> 2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Hải<br /> Dương<br /> Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng<br /> sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm<br /> Bắc bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 1.651<br /> km2, diện tích chủ yếu là đồng bằng, chiếm<br /> 89% và miền núi chiếm 11%  ; là một tỉnh<br /> nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia<br /> làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào<br /> giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh<br /> (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương<br /> lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai<br /> đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa;<br /> mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười<br /> hàng năm. Tỉnh Hải Dương có tài nguyên<br /> đất phong phú, đa dạng, đặc biệt là đất phù<br /> sa với diện tích 148.929 ha; hệ thống sông<br /> ngòi tự nhiên và sông nội đồng dày đặc cùng<br /> với hàng ngàn ao hồ nhỏ; có hệ thống thủy<br /> lợi, hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thuận<br /> lợi cho phát triển nông nghiệp. Những năm<br /> gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương<br /> đã có những bước phát triển tương đối toàn<br /> diện, giá trị nông, lâm, thủy sản tăng bình<br /> quân hàng năm trên 4,8%, cơ cấu kinh tế có<br /> xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành<br /> chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.<br /> Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp và<br /> đất nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Đặc<br /> biệt, ngành nông nghiệp Hải Dương đã hình<br /> thành nên một số vùng sản xuất hàng hóa tập<br /> trung như vùng vải thiều ở huyện Thanh Hà,<br /> 72<br /> <br /> Giải pháp phát triển . . .<br /> <br /> với diện tích 10.500 ha, sản lượng thu hoạch<br /> trên 30.000 tấn/năm; vùng dưa hấu, rau ngắn<br /> ngày ở huyện Kim Thành, Gia Lộc với diện<br /> tích trên 6.000 ha; vùng trồng lúa nếp cái hoa<br /> vàng ở huyện Kim Thành, Kinh Môn với diện<br /> tích khoảng 800-1000 ha; vùng trồng hành,<br /> tỏi ở huyện Nam Sách, Kinh Môn với diện<br /> tích khoảng 3.500 ha; vùng nuôi cá Basa có<br /> diện tích 100 ha ở huyện Tứ Ký, Cẩm Giàng,<br /> Ninh Giang và Kim Thành; vùng trồng cà rốt<br /> ở huyện Cẩm Giàng với diện tích 420ha, hàng<br /> năm cho thu hoạch sản lượng 12.000 – 13.000<br /> tấn. Dưới đây là thực trạng ngành nông nghiệp<br /> tỉnh Hải Dương trong những năm qua:<br /> 2.1. Về diện tích đất nông nghiệp<br /> Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị<br /> hóa và phát triển công nghiệp của tỉnh Hải<br /> Dương diễn ra với tốc độ nhanh chóng, qua<br /> đó đã góp phần vào công cuộc phát triển kinh<br /> tế của địa phương cũng như của cả nước. Tuy<br /> nhiên, khi đô thị hóa và các khu công nghiệp<br /> ngày càng phát triển thì diện tích đất nông<br /> nghiệp cũng có xu hướng giảm xuống để<br /> nhường đất cho các khu đô thị và công nghiệp.<br /> Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2009-2011,<br /> diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương<br /> đã có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ<br /> thể: năm 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp<br /> trong toàn tỉnh là 108.697 ha, giảm so với<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Hải Dương<br /> Chí Linh<br /> Nam Sách<br /> Kinh Môn<br /> Kim Thành<br /> Thanh Hà<br /> Cẩm Giàng<br /> <br /> năm 2009 là 881 ha, tỷ lệ giảm 0,83%, trong<br /> đó: TP. Hải Dương giảm 1 ha, tỷ lệ giảm<br /> 0,41%; huyện Chí Linh giảm 314 ha, tỷ lệ<br /> giảm 1,5%; huyện Nam Sách giảm 62 ha, tỷ lệ<br /> giảm 0,9%; huyện Kinh Môn giảm 215 ha, tỷ<br /> lệ giảm 2,3%; huyện Kim Thành giảm 618 ha,<br /> tỷ lệ giảm 8,24%; huyện Thanh Hà giảm 3 ha,<br /> tỷ lệ giảm 0,03%; huyện Cẩm Giàng giảm 9<br /> ha, tỷ lệ giảm 0,14%; huyện Bình Giang giảm<br /> 24 ha, tỷ lệ giảm 0,32%; huyện Gia Lộc giảm<br /> 27 ha, tỷ lệ giảm 0,36%; huyện Tứ Kỳ giảm<br /> 58 ha, tỷ lệ giảm 0,5%; huyện Ninh Giang<br /> giảm 50 ha, tỷ lệ giảm 0,56%; huyện Thanh<br /> Miện giảm 30 ha, tỷ lệ giảm 0,34%. Năm<br /> 2011, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa<br /> bàn giảm 463 ha, tỷ lệ giảm 0,44%, trong đó:<br /> TP. Hải Dương giảm 29 ha, tỷ lệ giảm 1,18%;<br /> huyện Chí Linh giảm 141 ha, tỷ lệ giảm 0,7%;<br /> huyện Nam Sách giảm 14 ha, tỷ lệ giảm<br /> 0,2%; huyện Kinh Môn giảm 3 ha, tỷ lệ giảm<br /> 0,03%; huyện Kim Thành giảm 29 ha, tỷ lệ<br /> giảm 0,45%; huyện Thanh Hà giảm 12 ha, tỷ<br /> lệ giảm 0,13%; huyện Cẩm Giàng giảm 28 ha,<br /> tỷ lệ giảm 0,45%; huyện Bình Giang giảm 49<br /> ha, tỷ lệ giảm 0,66%; huyện Gia Lộc giảm 21<br /> ha, tỷ lệ giảm 0,28%; huyện Tứ Kỳ giảm 15<br /> ha, tỷ lệ giảm 0,13%; huyện Ninh Giang giảm<br /> 24 ha, tỷ lệ giảm 0,3%; huyện Thanh Miện<br /> giảm 8 ha, tỷ lệ giảm 0,1% (Bảng 2.1).<br /> <br /> Bảng 2.1. Diện tích đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2011<br /> Năm 2010<br /> Năm 2011<br /> Mức<br /> Tỷ lệ<br /> Diện tích<br /> Mức<br /> Năm<br /> Diện tích<br /> tăng,<br /> tăng,<br /> tăng,<br /> 2009<br /> giảm<br /> giảm (%)<br /> giảm<br /> 2.450<br /> 2.449<br /> (1)<br /> (0,041)<br /> 2.420<br /> (29)<br /> 21.019<br /> 20.705<br /> (314)<br /> (1,5)<br /> 20.564<br /> (141)<br /> 7.081<br /> 7.019<br /> (62)<br /> (0,9)<br /> 7.005<br /> (14)<br /> 9.306<br /> 9.521<br /> (215)<br /> (2,3)<br /> 9.518<br /> (3)<br /> 7.054<br /> 6.436<br /> (618)<br /> (8,24)<br /> 6.407<br /> (29)<br /> 9.468<br /> 9.465<br /> (3)<br /> (0,03)<br /> 9.453<br /> (12)<br /> 6.272<br /> 6.263<br /> (9)<br /> (0,14)<br /> 6.235<br /> (28)<br /> 73<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> tăng,<br /> giảm (%)<br /> (1,18)<br /> (0,7)<br /> (0,2)<br /> (0,03)<br /> (0,45)<br /> (0,13)<br /> (0,45)<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> Bình Giang<br /> <br /> 7.494<br /> <br /> 7.470<br /> <br /> (24)<br /> <br /> 0,32)<br /> <br /> 7.421<br /> <br /> (49)<br /> <br /> (0,66)<br /> <br /> Gia Lộc<br /> <br /> 7.508<br /> <br /> 7.481<br /> <br /> (27)<br /> <br /> (0,36)<br /> <br /> 7.460<br /> <br /> (21)<br /> <br /> (0,28)<br /> <br /> Tứ Kỳ<br /> <br /> 11.285<br /> <br /> 11.227<br /> <br /> (58)<br /> <br /> (0,5)<br /> <br /> 11.212<br /> <br /> (15)<br /> <br /> (0,13)<br /> <br /> Ninh Giang<br /> <br /> 8.924<br /> <br /> 8.974<br /> <br /> (50)<br /> <br /> (0,56)<br /> <br /> 8.950<br /> <br /> (24)<br /> <br /> (0,3)<br /> <br /> Thanh Miện<br /> <br /> 8.717<br /> <br /> 8.687<br /> <br /> (30)<br /> <br /> (0,34)<br /> <br /> 8.679<br /> <br /> (8)<br /> <br /> (0,1)<br /> <br /> TOÀN TỈNH<br /> <br /> 106.578<br /> <br /> 105.697<br /> <br /> (881)<br /> <br /> (0,83)<br /> <br /> 105.324<br /> <br /> (463)<br /> <br /> (0,44)<br /> <br /> Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương [3]<br /> <br /> 2.2. Diện tích các loại cây trồng<br /> Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn<br /> tỉnh Hải Dương tăng nhẹ trong giai đoạn<br /> <br /> Năm<br /> <br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> <br /> <br /> 2009-2011, qua đó đã góp phần làm tăng sản<br /> lượng và giá trị cho ngành nông nghiệp cùa<br /> tỉnh (Bảng 2.2).<br /> <br /> Bảng 2.2. Diện tích đất trồng cây nông nghiệp tỉnh Hải Dương (2009-2011)<br /> Cây hàng năm<br /> Cây lâu năm<br /> Diện tích (ha)<br /> Mức tăng,<br /> Tỷ lệ<br /> Diện tích<br /> Mức<br /> Tỷ lệ<br /> giảm<br /> tăng,<br /> (ha)<br /> tăng,<br /> tăng,<br /> giảm (%)<br /> giảm<br /> giảm (%)<br /> 163.877<br /> 22.499<br /> 166.108<br /> 2.231<br /> 1,36<br /> 22.471<br /> (28)<br /> (0,12)<br /> 164.767<br /> (1.341)<br /> (0,8)<br /> 23.277<br /> 806<br /> 3,6<br /> Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương[3]<br /> <br /> Bảng 2.2 cho thấy, tổng diện tích đất nông<br /> nghiệp tăng nhẹ trong năm 2010 nhưng qua<br /> năm 2011 giảm xuống, cụ thể: năm 2010,<br /> diện tích đất trồng cây hàng năm là 166.108<br /> ha, tăng 2.231 ha so với năm 2009, tỷ lệ tăng<br /> 1,36%; năm 2011, diện tích cây trồng hàng<br /> năm là 164.767 ha, giảm 1.341 ha so với năm<br /> <br /> 2010, tỷ lệ giảm 0,8%. Năm 2010, diện tích<br /> đất trồng cây lâu năm là 22.471 ha, giảm<br /> 28 ha so với năm 2009, tỷ lệ giảm 0,12%;<br /> năm 2011, diện tích đất trồng cây lâu năm là<br /> 23.277 ha, tăng 806 ha so với năm 2010, tỷ<br /> lệ tăng 3,6%.<br /> <br /> 74<br /> <br /> Giải pháp phát triển . . .<br /> <br /> 2.3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm<br /> Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2009-2011 có xu hướng giảm xuống, riêng đàn gia<br /> cầm tăng khá cao trong năm 2011 ( Bảng 2.3)<br /> Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 -2011<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Năm 2010<br /> Năm<br /> 2009<br /> <br /> Số lượng<br /> (con)<br /> <br /> Mức tăng<br /> <br /> Năm 2011<br /> Tỷ lệ<br /> tăng,<br /> giảm<br /> <br /> Số lượng<br /> (con)<br /> <br /> Mức<br /> tăng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> tăng,<br /> giảm<br /> <br /> Đàn trâu<br /> <br /> 8.032<br /> <br /> 7.189<br /> <br /> (843)<br /> <br /> (10,5)<br /> <br /> 6.286<br /> <br /> (903)<br /> <br /> (12,6)<br /> <br /> Đàn bò<br /> <br /> 38.205<br /> <br /> 33.477<br /> <br /> (4.728)<br /> <br /> (12,4)<br /> <br /> 22.864<br /> <br /> (10.613)<br /> <br /> (31,7)<br /> <br /> Đàn lợn<br /> <br /> 597.653<br /> <br /> 586.235<br /> <br /> (11.418)<br /> <br /> (1,9)<br /> <br /> 537.632<br /> <br /> (48.603)<br /> <br /> (8,3)<br /> <br /> Đàn gia cầm<br /> <br /> 7.122.000 8.106.000 (984.000)<br /> <br /> (13,8)<br /> <br /> 9.947.000 1.841.000 22,7<br /> <br /> Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương[3]<br /> <br /> Bảng 2.3 cho thấy số lượng gia súc, gia<br /> cầm trên địa bàn tỉnh Hải Dương có xu hướng<br /> giảm trong giai đoạn 2009-2011, cụ thể: Năm<br /> 2010, số lượng trâu là 7.189 con, giảm 843<br /> con so với năm 2009, tỷ lệ giảm 10,5%; số<br /> lượng bò là 33.477 con, giảm 4.728 con so<br /> với năm 2009, tỷ lệ giảm 12,4%; số lượng lợn<br /> là 586.235 con, giảm 11.418 con so với năm<br /> 2009, tỷ lệ giảm 1,9%; số lượng con gia cầm là<br /> 8.106.000 con, giảm 984.000 con so với năm<br /> 2009, tỷ lệ giảm 13,8%. Năm 2011, số lượng<br /> trâu là 6.286 con, giảm 903 con so với năm<br /> 2010, tỷ lệ giảm 12,6%; số lượng bò là 22.864<br /> con, giảm 10.613 con so với năm 2010, tỷ lệ<br /> giảm 31,7%; số lượng lợn là 537.632 con,<br /> giảm 48.603 con so với năm 2010, tỷ lệ giảm<br /> 8,3%; trong khi đó số lượng con gia cầm là<br /> 9.947.000 con, tăng 1.841.000 con so với năm<br /> 2010, tỷ lệ tăng 22,7%<br /> 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên<br /> 1ha đất nông nghiệp<br /> Thời gian qua, nhờ có sự chỉ đạo sâu sát<br /> của lãnh đạo tỉnh, cũng như việc áp dụng<br /> đồng bộ các giải pháp như dồn điền đổi thửa,<br /> tập trung đẩy mạnh ứng dụng các giống cây<br /> <br /> trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao,<br /> thích hợp với điều kiện sinh thái của từng địa<br /> bàn, mùa vụ và trình độ sản xuất của nông<br /> dân ở các vùng khác nhau của tỉnh. Bên cạnh<br /> đó, các cấp, các ngành đã tăng cường tuyên<br /> truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và triển<br /> khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học<br /> và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từ đó làm<br /> cho năng suất, chất lượng của sản phẩm nông<br /> nghiệp ngày càng được nâng lên. Công tác<br /> xúc tiến thương mại ngày càng chú trọng hơn<br /> để tháo gỡ cho sản phẩm đầu ra cho nông<br /> nghiệp, từ đó giúp cho thu nhập của người<br /> nông dân ngày càng được cải thiện, góp phần<br /> nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần<br /> của đồng bào vùng nông thôn, điều đó có thể<br /> thấy rõ giá trị sản phẩm nông nghiệp trên mỗi<br /> ha hàng năm trên địa bàn tỉnh tăng nhanh qua<br /> các năm, cụ thể: năm 2010, giá trị sản phẩm<br /> trên 1 ha đất trồng trọt đạt 80,1 triệu đồng,<br /> tăng 13 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng<br /> 19,4% và giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nuôi<br /> trồng, thủy sản đạt 105,1 triệu đồng, tăng 13,1<br /> triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,24%; năm 2011 giá<br /> trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt là 96,4<br /> 75<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2