PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO MÔ HÌNH<br />
TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TIỂU VÙNG DUYÊN HẢI<br />
PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
TS. Diệp Thanh Tùng <br />
<br />
TS. Lê Thị Thu Diềm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
iểu vùng Duyên Hải phía Đông (Tiểu vùng DHPĐ) bao gồm 4<br />
tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh thuộc vùng<br />
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có tốc độ phát triển kinh<br />
tế khá cao so với trung bình vùng trong những năm gần đây (năm 2017 tăng<br />
trưởng kinh tế của Trà Vinh là 12,09%, Tiền Giang là 7,4%, Bến Tre là 7,23%,<br />
Vĩnh Long là 5,62%) 1. Đây là những tỉnh có thế mạnh về phát triển nông<br />
nghiệp 2, được thiên nhiên ưu đãi với gần 70% diện tích đất phù sa, hệ thống<br />
sông ngòi nối liền các tỉnh, là cửa ngõ ra biển đông, với tổng dân số hơn 5 triệu<br />
người và có tổng diện tích gần 8.788,9km2, chiếm 21,5% tổng diện tích đất tự<br />
nhiên, 20% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn vùng ĐBSCL. Trong đó có<br />
tới trên 85% diện tích đất là dùng trong sản xuất nông nghiệp (NGTK, 2016).<br />
Hơn nữa, Tiểu vùng DHPĐ dẫn đầu cả vùng ĐBSCL về sản lượng thu hoạch<br />
cây ăn quả, số lượng vật nuôi cũng khá phát triển và đóng vai trò quan trọng<br />
cho ngành chăn nuôi ĐBSCL.<br />
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng các nguồn lực đang có dấu hiệu suy giảm và<br />
được đánh giá là chưa hiệu quả. Các yếu tố đầu vào qui trình sản xuất nông<br />
nghiệp và thủy sản chưa mang tính bền vững. Bên cạnh đó, các tỉnh Tiểu vùng<br />
DHPĐ còn đương đầu với khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu, từ đó sản<br />
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị đe dọa và đời sống nông dân nghèo<br />
trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể thấy rõ, do việc xây dựng<br />
các đập thủy điện của các nước thượng nguồn như: Campuchia, Lào, Thái Lan<br />
và Trung Quốc nên nguồn nước ngọt đổ về từ thượng nguồn sông Mekong hạn<br />
<br />
<br />
Trưởng khoa Kinh tế, Luật – Đại học Trà Vinh.<br />
<br />
Phó Trưởng khoa Kinh tế, Luật – Đại học Trà Vnh.<br />
1<br />
Tác giả tổng hợp từ báo cáo năm 2017 của các tỉnh thuộc tiểu vùng<br />
2<br />
Niên giám thống kê 2016: Khu vực kinh tế nông-lâm-thủy sản chiếm 34,2% GDP toàn tiểu<br />
vùng Duyên Hải Phía Đông.<br />
<br />
<br />
15<br />
chế gây ra tình trạng hạn hán. Tình trạng đất nhiễm mặn ngày càng nghiêm<br />
trọng ở một số tỉnh Tiểu vùng DHPĐ, điển hình, tại tỉnh Trà Vinh hiện nay,<br />
nước mặn dâng cao trên sông Tiền và sông Hậu và xâm nhập sâu hơn 60km và<br />
toàn tỉnh bị nước mặn 6 - 8% bao vây 1; nước trong nội đồng đang cạn kiệt,<br />
không đủ bơm tát trong khi ban ngày nắng gắt kéo dài đã khiến nhiều diện tích<br />
lúa bị chết khô, ngộ độc hữu cơ. Đến nay toàn tỉnh đã có gần 3.000ha lúa bị<br />
mất trắng, trong khi 38.000ha đông xuân không đủ nước bớm tát. Còn tại Bến<br />
Tre, nước ngọt là vấn đề khó khăn nhất hiện nay, hiện địa phương có trên<br />
60.000 hộ dân phải dùng nước sinh hoạt nhiễm mặn. Nhiều nghiên cứu của Bộ<br />
Tài Nguyên và Môi Trường chỉ ra tình trạng suy giảm về nguồn nước ngầm và<br />
sụt lún đất, thách thức về môi trường diễn ra phổ biến ở các tỉnh Tiểu vùng<br />
DHPĐ.<br />
Xuất phát từ những thách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp<br />
trong bối cảnh toàn cầu quá, biến đổi khí hậu, thách thức môi trường của Tiểu<br />
vùng DHPĐ, cho thấy cần thiết phải có phương án sử dụng các nguồn lực nhằm<br />
đảm bảo hiệu quả, năng suất và chất lượng hơn trong tương lai, đặc biệt trong<br />
lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, tác giả thực hiện bài viết nhằm phân tích những<br />
thách thức trong phát triển nông nghiệp hiện nay, qua đó đề xuất một số giải<br />
pháp phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh tại Tiểu vùng<br />
DHPĐ.<br />
<br />
<br />
1. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh và mô hình tăng trưởng xanh<br />
trong nông nghiệp<br />
Tăng trưởng xanh là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều<br />
quốc gia và tổ chức trên thế giới bởi đây được xem là mô hình tăng trưởng của<br />
tương lai. Khái niệm “tăng trưởng xanh” có nguồn gốc từ khu vực Châu Á -<br />
Thái Bình Dương. Tăng trưởng xanh được định nghĩa là kết hợp hài hòa tăng<br />
trưởng kinh tế với sự bền vững môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả sinh<br />
thái của tăng trưởng kinh tế và tăng cường sự phối hợp giữa yếu tố kinh tế và<br />
môi trường (UNDESA, 2012). Năm 2009, nước thành viên OECD đã thông qua<br />
tuyên bố nhận định rằng xanh hóa (green) và tăng trưởng (growth) có thể đi<br />
cùng với nhau, theo đó chiến lược tăng trưởng xanh mà có thể tích hợp các khía<br />
<br />
1<br />
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh. Trích: https://vov.vn/tin-24h/tra-<br />
vinh-ben-tre-no-luc-tiep-nuoc-khac-phuc-han-man-489516.vov<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cạnh kinh tế, môi trường, công nghệ, tài chính và phát triển vào một khuôn khổ<br />
toàn diện. Tại Việt Nam, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2010 đã thông qua<br />
chính sách phục hồi và phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh đến chiến lược<br />
dài hạn nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường và sử dụng tài nguyên thiên<br />
nhiên nhằm đa dạng hóa và bảo đảm khả năng phục hồi kinh tế. Theo quan<br />
điểm của World Bank (2012), tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu<br />
quả, sạch và có tính đàn hồi (resilient) – hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên<br />
thiên nhiên, sạch trong giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường, và có tính<br />
đàn hồi, chống chịu được trước các thiên tai, thảm họa thiên nhiên (natural<br />
hazards) do tôn trọng giới hạn tuyệt đối của môi trường sinh thái. Nhìn chung,<br />
các định nghĩa đều nhấn mạnh đến phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo môi<br />
trường, hiệu quả sử dụng tài nguyên, đối phó với biến đổi khí hậu, cộng hưởng<br />
các công nghệ và dịch vụ, sản phẩm xanh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản<br />
xuất và chất lượng xã hội.<br />
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 2012),<br />
khái niệm tăng trưởng xanh trong nông nghiệp được xem xét trong khuôn khổ<br />
của Xanh hóa nền kinh tế với Nông nghiệp (Greening the Economy with<br />
Agriculture - GE). Theo đó, xanh hóa nền kinh tế với Nông nghiệp (GEA) bao<br />
gồm các nội dung: (i) đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng thông qua sự<br />
cân bằng thích hợp giữa sản lượng sản xuất và thương mại, (ii) đảm bảo sinh kế<br />
ở khu vực nông thôn, (iii) sử dụng kiến thức truyền thống và khoa học để duy<br />
trì bền vững các hệ sinh thái.<br />
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp được thực hiện<br />
nhiều tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Chỉnh (2010) đã đưa ra<br />
các giải pháp đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, khía cạnh này chỉ<br />
mới đề cập đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên trong nông nghiệp nhằm tạo<br />
ra hiệu quả cho khu vực nông nghiệp tốt hơn. Tương tự Lê Thu Hoa (2011)<br />
cũng nghiên cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững liên quan đến biến đổi<br />
khí hậu ở Việt Nam, về nội dung vẫn chỉ dừng lại ở phát triển bền vững và biến<br />
đổi khí hậu là hệ quả theo xu thế phát triển chung, chưa đề cập nhiều đến tăng<br />
trưởng xanh một cách cụ thể. Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Dũng (2010) về<br />
biến đổi khí hậu và sản xuất vùng đồng bằng sông Hồng đã nêu ra tầm quan<br />
trọng cho ngành nông nghiệp của một vùng, và đây là một trong những gợi ý<br />
quan trọng cho các vùng đồng bằng khác như là ĐBSCL về tính bền vững trong<br />
quá trình phát triển. Nguyễn Trọng Hoài và các tác giả (2013) nghiên cứu đề<br />
<br />
<br />
17<br />
xuất khung phân tích tăng trưởng xanh cho vùng ĐBSCL dựa trên các chỉ tiêu<br />
phổ quát nhất, đồng thời đưa ra các định hướng chung cho từng khu vực nông<br />
nghiệp, công nghiệp và hộ nông dân (sản xuất nông nghiệp và hành vi tiêu<br />
dùng). Khung phân tích đề xuất từ nghiên cứu này có thể vận dụng cho một địa<br />
phương thuộc vùng ĐBSCL.<br />
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước trong thời gian gần đây vẫn chỉ<br />
đề cập đến các phân tích về phát triển bền vững, sinh thái, chính sách môi<br />
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình đô thị<br />
hóa và công nghiệp hóa, tuy nhiên, chưa mang tính cập nhật hay có thể vận<br />
dụng vào thực tiễn theo các vùng đặc thù, và phù hợp với cơ chế chính sách<br />
phát triển từng thời kỳ.<br />
Qua các lược khảo một lần nữa cho thấy việc nghiên cứu mô hình tăng<br />
trưởng xanh trong nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay là thật sự cần thiết, góp<br />
phần điều chỉnh trong sử dụng nhân lực, nguồn lực tài chính trong ngắn hạn,<br />
đồng thời có tác động tích cực trong củng cố về môi trường bền vững, tăng<br />
trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội trong dài hạn.<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng và những thách thức trong phát triển nông nghiệp theo<br />
mô hình tăng trưởng xanh<br />
Tiểu vùng DHPĐ là nơi có sản lượng lúa và thủy sản lớn nhất vùng<br />
ĐBSCL. Tiểu vùng DHPĐ cũng đã chủ động xây dựng, thực hiện các quy<br />
hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất lúa, chiến<br />
lược phát triển nông thôn, chương trình nông thôn mới… Đến nay Tiểu vùng<br />
DHPĐ đã đạt được những kết quả đáng tự hào như: thuộc nhóm các địa phương<br />
dẫn đầu ĐBSCL về sản lượng cây ăn trái, sản lượng thủy sản nuôi trồng, và giá<br />
trị xuất khẩu hàng nông thủy sản.Về trồng trọt, vùng DHPĐ đóng góp 3.487<br />
ngàn tấn (khoảng 14% sản lượng ĐBSCL), cây ăn quả có diện tích 157 ngàn ha<br />
(chiếm 51% tổng diện tích trồng ĐBSCL), dừa có sản lượng 1.014 ngàn trái<br />
(chiếm 94% tổng sản lượng ĐBSCL). Lĩnh vực chăn nuôi của Tiểu vùng DHPĐ<br />
cũng khá phát triển, chiếm 50% sản lượng heo, 45% sản lượng gia cầm, 64%<br />
sản lượng bò trong ngành chăn nuôi của ĐBSCL. Về thủy sản, sản lượng khai<br />
thác đạt 347 ngàn tấn (chiếm 27% sản lượng ĐBSCL) và sản lượng nuôi trồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đạt 613 ngàn tấn (15% sản lượng ĐBSCL) 1. Tuy nhiên, đi kèm với những thành<br />
tựu trên là những thách thức về môi trường, cùng những áp lực từ tình trạng<br />
biến đổi khí hậu đang diễn ra, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển<br />
nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân Tiểu vùng DHPĐ.<br />
<br />
<br />
Biến đổi khí hậu<br />
Biến đổi khí hậu là quá trình nhiệt độ tăng lên, thay đổi mực nước biển,<br />
sự suy giảm tổng lượng mưa, sẽ dẫn đến gia tăng quá trình xâm nhập mặn, từ<br />
đó các vấn đề cấp thoát nước, xử lý môi trường gặp khó khăn.<br />
Bảng: Nhiệt độ trung bình khá cao các tháng trong năm tại ĐBSCL<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Bộ Khoa học và Công Nghệ (2016)<br />
Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-350 C lên<br />
35-370 C, cụ thể như hình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Dự thảo tầm nhìn chiến lược Đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên Hải Phía<br />
Đông”<br />
<br />
<br />
19<br />
Hình: Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2030 so với<br />
thập niên 1980. Nguồn: Lê Anh Tuấn (2009)<br />
Các ước lượng cho thấy nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1-30 C, kết<br />
hợp với nồng độ cao hơn của khí carbon dioxide và thay đổi lượng mưa có thể<br />
làm giảm sản lượng nông nghiệp ở những nước nằm ở vĩ độ thấp. Nếu nhiệt độ<br />
trung bình toàn cầu tăng vượt quá 3 0 C, có thể làm giảm năng suất ở mọi khu<br />
vực trên thế giới (Parry và cộng sự, 2007). Ngoài tác động tiêu cực làm giảm<br />
sản lượng nông nghiệp, biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất các sự kiện khí<br />
hậu cực đoan như stress nhiệt, hạn hán, lũ lụt, cũng như tăng nguy cơ cháy và<br />
bùng phát dịch hại và mầm bệnh; do đó, làm tăng sự bất ổn của sản xuất nông<br />
nghiệp trên toàn cầu (OECD, 2012)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình: Sự suy giảm tổng lượng mưa thập niên 2030 so với thập niên 1980<br />
Việc suy giảm trữ lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là<br />
trong điều kiện nắng nóng kéo dài, nhu cầu nước của cây trồng cao, cùng với<br />
tác động của nước biển dâng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất<br />
lượng cây ăn quả, lúa, và nuôi trồng thủy sản. Như hình… cho thấy lượng mưa<br />
đầu vụ Hè Thu sẽ giảm chừng 10-20% (Lê Anh Tuấn, 2009).<br />
Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống người dân và phát triển kinh<br />
tế xã hội sẽ được thể hiện qua sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình: Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu lên hệ sinh<br />
thái, sản xuất và đời sống (Lê Anh Tuấn, 2009)<br />
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bền vững với môi trường<br />
Trong sản xuất nông nghiệp, một trong những vấn đề nổi cộm là việc sử<br />
dụng thuốc bảo vệ thực vật không bền vững với môi trường. Hàng năm có hàng<br />
chục ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, tỷ<br />
lệ hấp thụ qua cây trồng chỉ khoảng 20%, bốc hơi 15-20%, còn lại thấm vào đất<br />
và hòa vào nước, gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng (Bộ TN&MT, 2012).<br />
Đối với người nông dân trực tiếp phun xịt, việc tiếp xúc cường độ cao với<br />
thuốc bảo vệ thực vật mà thiếu các biện pháp bảo hộ lao động cần thiết gây<br />
nguy cơ nhiễm độc, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, có thể dẫn đến các bệnh<br />
như ung thư, rối loạn nội tiết tố, bệnh ngoài da, bệnh phổi, v.v. Một bộ phận<br />
nông dân thường có xu hướng sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật không rõ<br />
<br />
<br />
21<br />
nguồn gốc với giá rẻ và công dụng mạnh mà ít quan tâm đến tính an toàn cho<br />
nông sản, bản thân, và môi trường (Bộ TN&MT, 2010).<br />
Ô nhiễm nguồn nước<br />
Nước thải từ sản xuất công nghiệp phần lớn chưa được xử lý, làm cho<br />
sông rạch gần các đô thị vùng ĐBSCL như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ,<br />
Long An, Hậu Giang, Cà Mau, ... đều có hàm lượng các chất thải BOD, SS, N-<br />
NH3, amoniac, coliforms, ... cao hơn tiêu chuẩn cho phép, làm ô nhiễm nghiêm<br />
trọng các sông, kênh rạch ĐBSCL(TTXVN, 2013)<br />
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn gia tăng do hoạt động nông<br />
nghiệp. Mỗi năm, nông dân ĐBSCL sử dụng đến hàng ngàn tấn thuốc bảo vệ<br />
thực vật, lượng phân bón dư thừa trong sản xuất lúa tại ĐBSCL đã phát thải<br />
gần 140.000 tấn/năm và ô nhiễm môi trường trong ngành thủy sản cũng đang ở<br />
mức báo động với khoảng 5.000ha mặt nước nuôi cá tra, ước tính mỗi năm có<br />
gần 1 triệu tấn chất thải có nguồn gốc từ thức ăn nuôi cá trong các ao thải ra<br />
môi trường, đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe của chính bà<br />
con 1.<br />
Thêm vào đó, nguồn nước dưới đất có vai trò đặc biệt trò quan trọng cho<br />
cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn, công nghiệp ở ĐBSCL (80% dân số nông<br />
thôn sử dụng nguồn nước dưới đất, nhiều đô thị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn<br />
nước dưới đất, như các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh….). Tuy<br />
nhiên, việc tiếp cận các nguồn nước sạch của người dân ĐBSCL còn hạn chế và<br />
gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước mưa làm nguồn nước ăn<br />
uống chính chiếm đến 14,6% (cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước<br />
12,8%). Ngoài ra, có 17,9% hộ gia đình chọn nguồn nước sinh hoạt khác, chủ<br />
yếu trong bối cảnh ĐBSCL là nước từ sông, kênh rạch không đảm bảo vệ sinh<br />
(Tổng Cục Thống kê, 2010).<br />
Suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm<br />
Hiện trạng sử dụng nước ngầm tại Trà Vinh cho các hoạt động nông<br />
nghiệp (canh tác hoa màu) chăn nuôi heo, thuỷ sản (nuôi tôm), công nghiệp-<br />
tiểu thủ công nghiệp (chế biến thuỷ sản, nước lọc, nước đá); dịch vụ (nhà hàng,<br />
khách sạn) và sinh hoạt (bệnh viện, trường học, cơ quan,...) cho thấy nguồn<br />
<br />
<br />
1<br />
http://vtv.vn/trong-nuoc/o-nhiem-moi-truong-do-hoat-dong-nong-nghiep-o-dbscl-<br />
20170704101130785.htm<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nước ngầm được người dân khai thác liên tục trên khu vực đất giồng cát trong<br />
thời gian khoảng 6 tháng mùa khô cho thâm canh màu đang ở mức báo động.<br />
Số lượng nước ngầm khai thác cho sinh hoạt và dịch vụ liên tục tăng hàng năm.<br />
Kết quả nghiên cứu của (Nguyễn Văn Sánh, 2010) cho thấy lượng nước sử<br />
dụng trong năm 2004 là khoảng 80.000 m3 /tháng và lượng nước tiêu thu liên<br />
tục tăng trung bình/tháng là 180.000 m 3 /tháng và hơn 200.000 m 3 /tháng tương<br />
ứng với năm 2006 và năm 2008. Tốc độ gia tăng khai thác và sử dụng nước<br />
ngầm tăng gấp 10 lần trong khoảng 2 năm 2004-2006. Tổng khối lượng nước<br />
sinh hoạt của cả năm 2004 là 1 triệu m3 /năm, trong khi đó lượng nước sinh<br />
hoạt năm 2008 là hơn 2.5 triệu m3 /năm. Chất lượng nước ngầm đối với các chỉ<br />
tiêu hóa lý đều đạt tiêu chuẩn (TCVN 5944-1995). Tuy nhiên, trong nước ngầm<br />
tại hầu hết các điểm trên địa bàn tỉnh đều nhiễm vi sinh vật Coliform khá cao.<br />
Công tác quản lý và sử dụng nguồn nước ngầm đối với chính quyền địa phương<br />
chưa chặt chẽ do nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện và quản lý. Hiện tại<br />
và tương lai các thách thức cho người dân đó là sự sụt giảm mực nước ngầm do<br />
khai thác gần như quá mức. Người dân cần thiết được tiếp cận với các biện<br />
pháp kỹ thuật nhằm giảm chi phí bơm tưới và tiết kiệm nước nhằm bảo về tài<br />
nguyên nước ngầm bền vững (Nguyễn Văn Sánh, 2010).<br />
Thách thức về đất nhiễm mặn<br />
Vùng DHPĐ là vùng có tài nguyên đất đai đa dạng với tỷ trọng đất phù<br />
sa chiếm 26,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, diện<br />
tích đất nhiễm mặn của tiểu vùng cũng khá lớn, tập trung tại Bến Tre (24,1%),<br />
Tiền Giang (14,6%) và Trà Vinh (25,7%). Bên cạnh đó, đất phèn cũng khá lớn,<br />
chiếm khoảng 17,8% diện tích toàn vùng (trong đó Vĩnh Long (29,7%), Tiền<br />
Giang (19,4%) và Trà Vinh (18%). Trong đó, toàn ĐBSCL có đến 92 ngàn ha<br />
diện tích rừng ngập mặn (Cà Mau chiếm 70,2%, còn lại phân bố rải rác dọc<br />
theo ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,<br />
Bạc Liêu và Tiền Giang) (Tổng Cục Thống kê, 2017). Việc tăng diện tích đấ<br />
nhiễm mặn sẽ dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng đất cũng như làm gia tăng tăng<br />
giá thành chi phí cho cải tạo đất. Bên cạnh đó, xâm nhập mặn cũng làm biến<br />
đổi hệ sinh thái ven biển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Nguồn: Viện Thủy Lợi Việt Nam (2016)<br />
Thực tiễn trên cho thấy thách thức về môi trường và sự suy giảm về chất<br />
lượng các nguồn lực tự nhiên đã kéo theo là môi trường sống của người dân<br />
ngày càng suy thoái trầm trọng. Thật vậy, sự ô nhiễm này thách thức chất lượng<br />
tăng trưởng, chất lượng cuộc sống người dân và tính bền vững của môi trường.<br />
Vì vậy, để thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp thì rất cần có các giải<br />
pháp để nhân rộng mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.<br />
Qua phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp như trên cho thấy tiểu<br />
vùng DHPĐ đang theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố<br />
đầu vào là đất đai, nguồn nước sông Mekong, nguồn lực tự nhiên, bên cạnh<br />
điều kiện sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, giá cả các nguyên liệu<br />
đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, qui trình sản xuất nông<br />
nghiệp và thủy sản chưa mang tính bền vững, khả năng gây phương hại môi<br />
trường còn cao đã bộc lộ quá nhiều bất cập trong khi những sản phẩm nông,<br />
lâm nghiệp và thủy sản thế mạnh của tiểu vùng DHPĐ đang phải chịu sức ép<br />
lớn từ cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Điều này tạo áp<br />
lực đòi hỏi tiểu vùng DHPĐ phải chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới,<br />
hiệu quả và bền vững hơn cho tỉnh, một mô hình tăng trưởng theo chiều sâu<br />
theo điều kiện đặc thù của tỉnh.<br />
Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế và đổi mới môi hình tăng trưởng, tiểu<br />
vùng DHPĐ cũng phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, tái cơ cấu nền kinh tế<br />
gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu<br />
quả và năng lực cạnh tranh...UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Chương trình<br />
<br />
<br />
24<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hành động số 604/CTr-UBND thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển<br />
đổi mô hình tăng trương theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực<br />
cạnh tranh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020, tỉnh Vĩnh Long ban hành kế<br />
hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo<br />
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020,<br />
tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Tiền Giang đã có Kế hoạch hành động<br />
83/KH-UBND tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ<br />
lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, hạ<br />
tầng kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để<br />
tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền<br />
vững, góp phần xây dựng nông thôn mới và tỉnh Trà Vinh cũng ban hành kế<br />
hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị<br />
gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, các đề án trên chỉ mới dừng lại ở<br />
việc thúc đẩy dịch chuyển tỷ trọng đóng góp về lượng giữa các ngành mà chưa<br />
đề cập đến mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, gắn với những thách thức về<br />
biến đổi khí hậu. Do đó, việc đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển nông<br />
nghiệp theo mô hình là thật sự cần thiết và qua đó đảm bảo phát triển nông<br />
nghiệp bền vững của tiểu vùng DHPĐ trong điều kiện thích ứng với biến đổi<br />
khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, đó là mô hình tăng trưởng xanh.<br />
<br />
<br />
4. Kết luận và giải pháp phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng<br />
trưởng xanh<br />
Những thách thức trên đặt ra yêu cầu phải hướng đến một nền sản xuất<br />
nông nghiệp xanh hơn, bền vững hơn, và hướng đến tất cả mọi người. Theo<br />
“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến<br />
2050” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, tập trung vào 3 nhiệm<br />
vụ chiến lược: (i) giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng<br />
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) xanh hóa sản xuất; (iii) xanh hóa lối<br />
sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Trên cơ sở chiến lược quốc gia về tăng<br />
trưởng xanh và những thách thức trong phát triển nông nghiệp của Tiểu vùng<br />
DHPĐ, bài viết này xin đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển<br />
nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh, cụ thể như sau:<br />
4.1. Nhóm giải pháp thể chế, chính sách, quản lý nhà nước<br />
Về thể chế, chính sách, quản lý nhà nước đối với phát triển bền vững<br />
<br />
<br />
25<br />
nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh, một số giải pháp đề xuất như sau:<br />
- Tăng cường hợp tác toàn diện, liên tỉnh trong tiểu vùng DHPĐ, vùng<br />
ĐBSCL và toàn khu vực phía nam trên nhiều mặt, trên cơ sở tài nguyên nước,<br />
đảm bảo cân bằng nước phù hợp với các xu thế diễn biến nguồn nước trong<br />
tương lai và phải bảo đảm tính tổng thể, thống nhất. Gỉai pháp cấp nước quy<br />
mô vùng bằng cách kết hợp giữa các nhà máy cấp nước ở các tỉnh, đảm bảo hài<br />
hòa, phù hợp với điều kiện nguồn nước của khu vực.<br />
- Thực hiện rà soát lại các quy hoạch liên quan bao gồm các quy hoạch<br />
hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biến, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát<br />
triển các ngành nghề. Cụ thể rà soát thống nhất quản lý giữa lâm nghiệp, thủy<br />
lợi, đê điều, thủy sản; đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề nuôi trồng<br />
thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, vạng, các loài có giá trị kinh tế cao<br />
để dần thay thế nghề nuôi trồng thủy, hải sản trong vùng rừng ngập mặn; đánh<br />
giá thực trạng nông nghiệp hiện tại về nguồn lực, năng suất và tiềm năng tương<br />
lại; đánh giá các nguồn tài nguyên kinh tế, các tác động tới môi trường của các<br />
mô hình kinh tế nông nghiệp đã thực hiện trước đây nhằm rút ra bài học kinh<br />
nghiệp, tập trung thực hiện, phát triển những mô hình hiệu quả, xóa bỏ, thay<br />
thế những mô hình kém hiệu quả.<br />
- Tăng cường công tác quản lý sản xuất, cụ thể có kế hoạch chủ động<br />
trong bố trí mùa vụ phù hợp trên cơ sở các kịch bản ứng phó biến đổi khí và<br />
các dự báo đánh giá tác động của môi trường lên vùng sản xuất nông nghiệp.<br />
- Có chính sách ưu tiên, phát triển, khuyến khích hộ dân tham gia các mô<br />
hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng sạch, theo các tiêu chí GAP<br />
(Global Gap). Hỗ trợ khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp xanh,<br />
liên kết hợp tác giữa các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, trong tiểu vùng, trên cơ<br />
sở chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của từng<br />
địa phương cũng như của toàn tiểu vùng. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, mạnh<br />
mẽ, là trung gian kết nối giữa nông dân và nông dẫn, giữa nông dân và doanh<br />
nghiệp, đảm bảo hoạt động ổn định của các mắc xích trong chuỗi cung ứng,<br />
chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã, các đối tượng xã hội tham gia phát triển<br />
nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa,<br />
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, liên kết "4 nhà" để đáp ứng<br />
các điều kiện cần và đủ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.<br />
- Tập trung rà soát lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản<br />
<br />
<br />
26<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
xuất nông nghiệp. Đặc biệt, cần hướng tới những công trình đảm bảo được mục<br />
tiêu phát triển nông nghiệp xanh, sạch. Có kế hoạch xây dựng hạ tầng đảm bảo<br />
phục vụ phát triển sản xuất hiện đại, tăng năng xuất, chất lượng theo hướng<br />
xanh, chuẩn quốc tế.<br />
- Quy hoạch một cách đồng bộ, hoàn chỉnh trong khâu bố trí, xây dựng<br />
các khu công nghiệp, sao cho đảm bảo không gây ra những hậu quả với môi<br />
trường.<br />
- Đưa ra các quy định chế tài xử lý những đối tượng cố tình gây ô<br />
nhiễm, nhất là các cơ sở sản xuất cố tình không chịu xử lý nước thải trước khi<br />
đổ ra sông, rạch.<br />
- Có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật chuyên môn cho cán<br />
bộ quản lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp<br />
xanh.<br />
- Có kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo đủ nguồn ngân sách trong các<br />
chương trình mục tiêu cho phát triển nông nghiệp xanh.<br />
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho các hoạt động tăng trưởng<br />
xanh, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh đến các cơ quan,<br />
công sở, các tổ chức xã hội đại diện cho các nhóm cộng đồng trong xã hội.<br />
- Tạo trang web, cung cấp thông tin các dữ liệu được thu thập về sản xuất<br />
nông nghiệp xanh trong đó bao gồm các dữ liệu về phía cung, cầu trong phát<br />
triển nông nghiệp xanh. Cụ thể cung cấp các thông tin liên quan về đất, nước,<br />
phân bón, giống, kỹ thuật sản xuất, phương pháp nuôi trồng, các mô hình sản<br />
xuất hiệu quả, thông tin của các doanh nghiệp thu mua, đầu ra, các doanh<br />
nghiệp cung ứng các dịch vụ nông nghiệp. Coi đây như một diễn đàn, đóng vai<br />
trong cung cấp thông tin, kết nối tất cả các nhà trong nền sản xuất của cách<br />
mạng 4.0.<br />
- Xây dựng các kế hoạch về thông tin, truyền thông nhằm tuyên truyền,<br />
nâng cao nhận thức, đưa thông tin về tình trạng biến đổi khí hậu, về tăng trưởng<br />
xanh đến toàn bộ các tầng lớp xã hội.<br />
4.2. Nhóm giải pháp đối với các hộ dân sản xuất nông nghiệp<br />
- Nâng cao nhận thức của các hộ dân về biến đổi khí hậu, nông nghiệp<br />
xanh. Cụ thể hóa các chương trình hành động về các hoạt động nông nghiệp<br />
xanh qua các hội chợ, hội thảo, buổi sinh hoạt hợp tác xã, các buổi tiếp xúc trực<br />
<br />
<br />
27<br />
tiếp của các cấp quản lý chính quyền với người dân. Phổ biến về thực trạng<br />
biến đổi khí hậu, hậu quả, diễn biến thiên tai, các hậu quả môi trường do các<br />
phương thức sản xuất truyền thống và truyền bá những nhận thức mới về nâng<br />
cao chất lượng đời sống, bảo vệ môi trường, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu<br />
nhập qua các mô hình sản xuất theo phương pháp xanh trong tăng trưởng xanh.<br />
- Mở các lớp tập huấn miễn phí, khuyến khích các nhóm hộ dân tham gia<br />
để nâng cao nhận thức, kiến thức về các phương pháp sản xuất xanh.<br />
- Đẩy mạnh liên kết cộng đồng trong các sản xuất, liên kết giữa các hộ<br />
nông dân nhằm chia sẻ thông tin, nhân rộng các mô hính sản xuất xanh.<br />
- Hỗ trợ các hộ dân tham gia các chương trình ưu đãi vay vốn, ưu đãi<br />
chính sách trong mô hình tăng trưởng xanh về thuốc bảo vệ thực vật, về nước,<br />
về đất, về phân bón, giống và phương thức sản xuất.<br />
4.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp<br />
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, có chính sách ưu đãi về thuế, về vay vốn đối<br />
với các ngành nghề liên quan trong chuỗi giá trị nông nghiệp như các dự án sản<br />
xuất chế biến nông sản, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nông nghiệp,<br />
bao tiêu sản phẩm, phát triển thị trường nông nghiệp.<br />
- Có các chương trình liên kết, mang doanh nghiệp với hộ nông dân trực<br />
tiếp làm việc với nhau, nhằm rút ngắn các giai đoạn trung gian trong chuỗi<br />
cung ứng, giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế.<br />
Đặc biệt ưu tiên tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm và ra mắt các sản<br />
phẩm nông nghiệp xanh.<br />
4.4. Nhóm giải pháp khác<br />
- Xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa -<br />
tôm theo hướng liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm: Trà Vinh hiện là tỉnh<br />
có diện tích đất ngập mặn ven biển khá lớn, thích hợp cho sản xuất lúa hữu cơ<br />
theo phương pháp luân canh tôm - lúa. Phát triển nông nghiệp theo phương<br />
pháp canh tác hữu cơ không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm có lợi cho sức<br />
khỏe con người mà còn góp phần cải tạo thổ nhưỡng, bảo vệ môi trường sinh<br />
thái. Từ vùng biển sản xuất lúa-tôm, nông dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre<br />
đã liên kết với doanh nghiệp phát triển sản xuất lúa hữu cơ mang lại hiệu quả<br />
kinh tế cao.<br />
- Trong lĩnh vực chăn nuôi, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán từng bước<br />
<br />
<br />
28<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chuyển sang chăn nuôi tập trung, trang trại theo quy hoạch. Ngành cũng khuyến<br />
khích chăn nuôi tập trung an toàn sinh học để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi<br />
trường và kiểm soát được dịch bệnh… ./.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (2010). Tác động biến đổi<br />
khí hậu ở các tỉnh ĐBSCL (https://www.mard.gov.vn/Pages/tac-dong-bien-doi-<br />
khi-hau-o-cac-tinh-dbscl-1538.aspx)<br />
2. Bộ Khoa học và Công Nghệ. (2016). Xâm nhập mặn tại Đồng Bằng<br />
Sông Cửu Long, nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó.<br />
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2010). Báo cáo môi trường quốc gia<br />
năm 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam.<br />
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2012). Thuốc bảo vệ thực vật – mối<br />
nguy hại lớn tới môi trường và sức khỏe.<br />
5. Dự thảo tầm nhìn chiến lược Đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu<br />
vùng Duyên Hải Phía Đông”.<br />
6. FAO (Food and agriculture organization of the United Nations).<br />
(2012). Greening the economy with agriculture.<br />
7. Hoàng Thị Chỉnh. (2010). Để nông nghiệp VN phát triển bền vững.<br />
Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 273.<br />
8. Lê Trung Kiên. (2009). Lựa chọn nào đối với phát triển bền vững<br />
trong du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 148.<br />
9. Lê Thu Hoa. (2011). Mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững trong<br />
chiến lược phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tạp<br />
chí Kinh tế và Phát triển, số 173.<br />
10. Lê Anh Tuấn (2009). Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái<br />
và phát triển nông thôn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Viện nghiên cứu Biến<br />
đổi Khí Hậu, Đại học Cần Thơ.<br />
11. Ngô Thắng Lợi. (2010). Đô thị hoá ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát<br />
triển bền vững. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 160.<br />
12. Nguyễn Mậu Dũng. (2010). Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp<br />
vùng đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Phát<br />
triển, số 159.<br />
13. Nguyễn Trọng Hoài và các tác giả (2013). Tiếp cận tăng trưởng xanh<br />
cho cho khu vực ĐBSCL.<br />
14. Nguyễn Văn Sánh. (2010). Nghiên cứu tài nguyên nước Trà Vinh:<br />
<br />
<br />
29<br />
Hiện trạng khai thác, sử dụng và các giải pháp quản lý sử dụng bền vững. Đại<br />
học Cần Thơ<br />
15. OECD. (2012b). OECD Green Growth Studies Food and Agriculture.<br />
OECD Publishing<br />
16. Parry, M. L. và cộng sự. (2007). Contribution of Working Group II to<br />
the Fourth Assessment Report on Climate Change, 2007. Cambridge University<br />
Press, Cambridge, UK.<br />
17. Tổng Cục Thống kê. (2010). Khảo sát mức sống Hộ gia đình Việt<br />
Nam (VHLSS) 2010.<br />
18. Tổng cục thống kê Việt Nam. (2017). Niên giám thống kê.<br />
19. Thông tấn xã Việt Nam. (2013). Đồng bằng sông Cửu Long suy thoái<br />
môi trường ở mức đáng báo động.<br />
20. World Bank. (2012). Inclusive green growth: The pathway to<br />
sustainable development. Washington D.C. - The Worldbank.<br />
21. UNDESA (UN Department of Economic and Social Affairs). (2012).<br />
A guidebook To The Green Economy Issue 1: Green Economy, Green Growth,<br />
and Low-Carbon Development -history, definitions and a guide to recent<br />
publications. Division for Sustainable Development, UNDESA.<br />
22. Viện Thủy Lợi Việt Nam. (2016). Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa<br />
sông vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đề Xuất các giải pháp chống<br />
hạn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30<br />