intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh nhằm đảm bảo sinh kế tại vùng ven đô ngoại thành Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh nhằm đảm bảo sinh kế tại vùng ven đô ngoại thành Hà Nội" trình bày những nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh và mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp; Thực trạng phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh tại vùng ven đô ngoại thành Hà Nội; Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh vùng ven đô ngoại thành Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh nhằm đảm bảo sinh kế tại vùng ven đô ngoại thành Hà Nội

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH NHẰM ĐẢM BẢO SINH KẾ TẠI VÙNG VEN ĐÔ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI NCS. Nguyễn Công Nam Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư / Email: congnam21@gmail.com Tóm tắt: Vùng ven đô là vành đai xanh cung cấp trực tiếp thực phẩm cho cư dân nội thành, cho các khu đô thị mới. Sản xuất nông nghiệp tại vùng ven đô ngoại thành Hà Nội là sinh kế chủ yếu của người dân. Tuy nhiên, với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nhiều khu vực vùng ven đô ngày càng bị thu hẹp, phát triển thiếu bền vững. Đồng thời, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, không khí… đang đe dọa môi trường sống, sinh hoạt và sản xuất của cư dân nơi đây. Điều đó khiến cho sản xuất nông nghiệp vùng ven đô đang đứng trước nhiều thách thức phải chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh nhằm đảm bảo sinh kế ven đô bền vững. Từ khóa: phát triển, nông nghiệp, tăng trưởng xanh, đảm bảo sinh kế, ven đô ngoại thành, bền vững, Hà Nội 1. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh và mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Tăng trưởng xanh là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới bởi đây được xem là mô hình tăng trưởng của tương lai. Khái niệm “tăng trưởng xanh” có nguồn gốc từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tăng trưởng xanh được định nghĩa là kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với sự bền vững môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả sinh thái của tăng trưởng kinh tế và tăng cường sự phối hợp giữa yếu tố kinh tế và môi trường (UNDESA, 2012). Năm 2009, các nước thành viên OECD đã thông qua tuyên bố nhận định rằng xanh hóa (green) và tăng trưởng (growth) có thể đi cùng với nhau, theo đó chiến lược tăng trưởng xanh có thể tích hợp các khía cạnh kinh tế, môi trường, công nghệ, tài chính và phát triển vào một khuôn khổ toàn diện. Tại Việt Nam, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2010 đã thông qua chính sách phục hồi và phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh đến chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm đa dạng hóa và bảo đảm khả năng phục hồi kinh tế. Theo quan điểm của World Bank (2012), tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu quả, sạch và có tính đàn hồi (resilient). Cụ thể, hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường, có tính đàn hồi, chống chịu được trước các thiên tai, thảm họa thiên nhiên (natural hazards) do tôn Economy and Forecast Review 359
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP trọng giới hạn tuyệt đối của môi trường sinh thái. Nhìn chung, các định nghĩa đều nhấn mạnh đến phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo môi trường, hiệu quả sử dụng tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng hưởng các công nghệ và dịch vụ, sản phẩm xanh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng xã hội. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO, 2012), khái niệm tăng trưởng xanh trong nông nghiệp được xem xét trong khuôn khổ của xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp (Greening the Economy with Agriculture - GE). Theo đó, xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp bao gồm các nội dung: (i) Đảm bảo yêu cầu môi trường, (ii) Đảm bảo yêu cầu xã hội, (iii) Đảm bảo yêu cầu kinh tế. Theo đó, mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp cũng phải đảm bảo các tiêu chí trên (Bảng 1). Bảng 1: Tiêu chí phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh Tiêu chí môi trường Tiêu chí xã hội Tiêu chí kinh tế XH1. Đáp ứng nhu cầu của địa phương về sản phẩm sạch. Giải MT1. Tiết kiệm năng lượng (sử quyết vấn đề thiếu hụt thực phẩm KT1. Tạo sự liên kết thị trường dụng các nguồn năng lượng tự phải nhập khẩu hoặc sản phẩm (giữa nông dân, doanh nghiệp, nhiên như gió, ánh nắng mặt trời, phải vận chuyển từ nông thôn ra người tiêu dùng, các tổ chức đoàn hệ thống dẫn nước khép kín). thành thị (tốn kém và phải bảo thể địa phương, nhà khoa học). quản), cung cấp nguồn thức ăn tươi sống, có đầy đủ chất dinh dưỡng. MT2. Góp phần bảo tồn, phục XH2. Đảm bảo chất lượng, an tráng và phát triển các giống vật toàn cho người tiêu dùng, giúp cải KT2. Tăng thêm nguồn thu nhập nuôi, cây trồng đặc trưng của địa thiện sức khỏe cho cộng đồng địa mới cho cộng đồng ở ven đô. phương. phương. XH3. Giúp ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, góp phần giải KT3. Tận dụng đất ở ven đô một MT3. Giảm mức độ sử dụng hóa quyết vấn đề việc làm - thất nghiệp cách hiệu quả để tối đa hóa diện chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) ở vùng ven đô, tạo công ăn việc tích sử dụng cho trồng trọt/chăn và phân bón. làm cho người nghèo; nâng cao thu nuôi. nhập người dân, giảm nghèo, tạo điều kiện để người dân có thể chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục và y tế. XH4. Góp phần quản lý hiệu quả KT4. Tiết kiệm chi phí sản xuất: tài nguyên, tận dụng các chất thải, chi phí vận chuyển, chi phí bảo giảm ô nhiễm, cải thiện môi trường quản sản phẩm từ cây trồng, vật MT4. Góp phần điều hòa nhiệt sống, tăng cường không gian xanh, nuôi hoặc các loại chi phí khác độ, giảm sức nóng trong ven đô. tạo vẻ mỹ quan ở ven đô từ đó nâng có liên quan trong quá trình thực cao chất lượng môi trường sống của hành nông nghiệp (chi phí phân cộng đồng dân cư. bón, thức ăn, nước tưới tiêu…). MT5. Sử dụng các vật liệu tự KT5. Giống cây trồng, vật nuôi có nhiên, rác thải không độc, thân năng suất và phẩm chất tốt (khả thiện với môi trường, dễ tái chế, năng thích nghi và chống chịu ít tốn kém, phù hợp với nông tốt với điều kiện ngoại cảnh, dịch XH5. Thúc đẩy xây dựng cộng nghiệp ở ven đô (tận dụng rác bệnh, thời gian nuôi trồng được đồng. thải hữu cơ ven đô cho sản xuất rút ngắn, giúp tăng cường số vụ nông nghiệp như: sản xuất phân mùa có thể thu hoạch được trong trộn từ rác thải ven đô, thuốc trừ một năm từ đó nâng cao hiệu quả sâu hữu cơ, thức ăn cho vật nuôi). kinh tế). 360 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP KT6. Cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cho địa phương, MT6. Tăng cường tính đa dạng các khu vực khác trong cả nước và trong sử dụng đất, cải thiện độ mở rộng thị trường tiến đến xuất phì nhiêu của đất và phù hợp với khẩu các sản phẩm nông nghiệp điều kiện đất đai ở vùng ven đô. ven đô chất lượng cao sang các nước khác trên thế giới. MT7. Tận dụng sử dụng nước thải ở ven đô (chứa nhiều chất KT7. Xây dựng không gian xanh dinh dưỡng, không tốn kém) để thư giãn ở ven đô kết hợp với du phục vụ quá trình sản xuất nông lịch sinh thái phục vụ cho người nghiệp ở ven đô, từ đó giúp cải dân trong nước và du khách. thiện chất lượng nguồn nước. MT8. Sử dụng hiệu quả nguồn chất thải từ mô hình sản xuất cho KT8. Phù hợp với nguồn lực của các hoạt động tiết kiệm chi phí và cư dân ven đô. tăng thu nhập cho nông hộ. KT9. Áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh tại vùng ven đô ngoại thành Hà Nội 2.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh vùng ven đô ngoại thành Hà Nội - Vị trí địa lý: Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía Bắc và phía Tây thành phố. Với diện tích 3.359,82 km² [1] và dân số 8,33 triệu người [3]. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Vùng ven đô Hà Nội gồm 17 huyện ngoại thành và 5 quận như Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Gia Lâm. Hà Nội là trung tâm hàng đầu về khoa học, công nghệ, đào tạo, tài chính - ngân hàng, thương mại, bưu chính - viễn thông. Mặt khác cũng chịu sức ép của đô thị hóa mạnh mẽ (thiếu lao động tay nghề cao, ô nhiễm môi trường). - Địa hình: Hà Nội có địa hình đa dạng (vùng đồi gò; vùng núi; vùng đồng bằng) thuận lợi cho đa dạng hóa cây trồng và phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có dạng địa hình đê sông và bãi bồi thuận lợi để phát triển được nông nghiệp theo hướng nông nghiệp xanh. - Đất đai và sự đa dạng hoá cây trồng: Sau khi mở rộng, Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội có quỹ đất khá đa dạng, được hình thành từ 7 nhóm đất với 21 loại đất khác nhau, trong đó: Đất phù sa chiếm 36,13%, đất đỏ vàng chiếm 14,44%, đất xám bạc màu chiếm 5,65% diện tích tự nhiên [5]. Đất sản xuất nông nghiệp phân bố phần lớn ở các Economy and Forecast Review 361
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP huyện ven đô ngoại thành. Trong nội thành, đất sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các quận như: Long Biên, Hà Đông, Hoàng Mai, Tây Hồ. Hà Nội có nhiều cây trồng đặc sản có giá trị như: bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh, khế Bắc Biên, ổi Đông Dư, đào Nhật Tân, quất Tứ Liên. Bảng 2: Diện tích đất nông nghiệp ở Hà Nội STT Chỉ tiêu Mã 2016 2020 2016-2020 Tổng diện tích tự nhiên 332,889.0 332,889.0 0.0 1 Đất nông nghiệp NNP 168,791.0 152,242.0 -16,549.0 Trong đó: 0.0 0.0 0.0 1.1 Đất trồng lúa LUN 99,956.0 92,120.0 -7,836.0 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 97,197.0 92,000.0 -5,197.0 (2 vụ trở lên) 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 13,593.0 11,459.6 -2,133.4 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 7,782.0 9,000.0 1,218.0 1.4 Đất rừng đặc chủng RDD 12,085.0 13,545.7 1,460.7 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 6,493.0 4,161.2 -2,331.8 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 10,586.0 10,317.9 -268.1 Nguồn: UBND TP. Hà Nội (2013), Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở TP. Hà Nội 2020 - Khí hậu, nguồn nước: Hà Nội có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít. Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày, là nguồn cung cấp phù sa bồi đắp cho đồng ruộng và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (sông Hồng, sông Đáy, sông Tích…). 2.2. Thực tiễn triển khai mô hình nông nghiệp hướng tới tăng trưởng xanh vùng ven đô ngoại thành Hà Nội Trong nông nghiệp, Hà Nội đã hoàn thành dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất gắn với xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu như năm 2008, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn đạt 20.137 tỷ đồng thì đến năm 2021, con số này đã lên tới 57.559 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm từ 48,5% xuống còn 39,78%; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 49% lên 56,87%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 2,5% lên 3,35%. Hà Nội đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, như: vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa (gồm: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25- 30%); vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện: Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng… đạt giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng cây ăn quả ở một số xã thuộc các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Trì, Phúc Thọ đạt giá trị từ 362 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 0,5-1 tỷ/ha/năm. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã sản xuất và xây dựng được thương hiệu cho một số giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như: Phật thủ, nhãn chín muộn, cam canh (Hoài Đức); bưởi tôm vàng (Đan Phượng); vùng trồng hoa, cây cảnh ở các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh, Thạch Thất… Dựa trên quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030, các mô hình nông nghiệp hướng tới tăng trưởng xanh được triển khai khá đa dạng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng khu vực ven đô. Cụ thể như sau: - Vùng trồng rau an toàn: Vùng ven đô có 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung đã thực hiện 37 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng rau an toàn tập trung với diện tích 2.080,9 ha; có 16 dự án được đầu tư và đưa vào sử dụng (trong đó: 10 dự án nguồn vốn của thành phố, 06 dự án QSEAP nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á). - Mô hình trồng hoa, cây cảnh: Hiện nay có 50 vùng sản xuất hoa cây cảnh. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội trên 5.300 ha, tập trung ở một số quận, huyện ven đô như: Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Đan Phượng… - Mô hình trang trại (theo hướng phát triển gắn với sinh thái): TP. Hà Nội hiện có hơn 3.150 trang trại, trong đó có 130 trang trại ứng dụng công nghệ cao. Số lượng trang trại tăng khá nhanh. TP. Hà Nội có 76 xã chăn nuôi trọng điểm. Tuy vậy, quy mô trang trại nhìn chung còn nhỏ, số lao động, số đầu vật nuôi còn ít. - Mô hình nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch: Hiện nay, Thành phố có 8 trang trại, hợp tác xã phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch có quy mô lớn và một số hợp tác xã, trang trại đã manh nha phát triển theo hướng này. Tuy nhiên, nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch cần quỹ đất lớn và những mô hình sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao… - Mô hình nông nghiệp gắn với công nghệ cao: TP. Hà Nội đã xây dựng được 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó, gồm: 109 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt; 40 mô hình chăn nuôi; 15 mô hình thủy sản. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm khoảng 32% giá trị nông nghiệp toàn Thành phố. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao phải thực hiện giải phóng mặt bằng như các dự án đô thị, giao thông khác hoặc thuê đất của nhiều hộ riêng lẻ. Nông nghiệp ven đô ngoại thành Hà Nội đã cung cấp việc làm và tạo thu nhập cho các hộ nông dân các quận, huyện ngoại ô. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê (2020), tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của Hà Nội chiếm 12%. Mặc dù, tỷ trọng này không cao so với các vùng kinh tế khác của cả nước, song việc phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh sẽ là nền tảng tạo sinh kế bền vững cho người lao động vùng ven đô ngoại thành Hà Nội. Như vậy, với kết quả có được dựa trên các tiêu chí phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh (Bảng 1) có thể thấy, mức độ nông nghiệp vùng ven đô ngoại thành Hà Nội đã bước đầu đạt được những điều kiện nhất định Economy and Forecast Review 363
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP theo hướng tăng trưởng xanh (Bảng 3). Tuy vậy, còn nhiều yếu tố cần có nhận thức của các cấp chính quyền địa phương trong hoạch định và tổ chức thực hiện cùng với sự đồng thuận của nhân dân và doanh nghiệp. Bảng 3: Kết quả đo lường các tiêu chí phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh Tiêu chí môi trường Tiêu chí xã hội Tiêu chí kinh tế Tiêu chí Tỷ trọng 100% Tiêu chí Tỷ trọng 100% Tiêu chí Tỷ trọng 100% MT1 74 XH1 88 KT1 91 MT2 70 XH2 85 KT2 81 MT3 89 XH3 78 KT3 84 MT4 78 XH4 78 KT4 86 MT5 79 XH5 85 KT5 82 MT6 75 KT6 65 MT7 75 KT7 76 MT8 82 KT8 84 KT9 79 Nguồn: Tác giả nghiên cứu tổng hợp 2.3. Phân tích SWOT về phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh vùng ven đô ngoại thành Hà Nội Trên cơ sở phân tích, đánh giá về các nguồn lực có liên quan, thực trạng phát triển nông nghiệp của vùng ven đô ngoại thành Hà Nội thời gian qua, tác giả áp dụng phương pháp SWOT xây dựng hệ thống ma trận để phân tích những cơ hội và thách thức trong phát triển ngành nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh của vùng ven đô ngoại thành Hà Nội (Bảng 4). Bảng 4: Kết quả phân tích SWOT về phát triển nông nghiệp vùng ven đô ngoại thành Hà Nội Điểm mạnh Điểm yếu - Nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững ngày càng - Nông dân vẫn sản xuất manh mún, vai trò nhận được sự quan tâm, đầu tư của Thành phố. hợp tác xã còn mờ nhạt trong việc liên kết sản - Các trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành nông xuất và tiêu thụ. nghiệp đóng trên địa bàn nên quá trình phát triển nông - Chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh có ưu thế trong khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công việc tiếp cận và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. nghệ cao. - Lực lượng lao động ở vùng ven đô dồi dào và trình độ - Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn vùng ngày càng được nâng cao. ven đô ngoại thành của Hà Nội còn thiếu tính - Nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh có thị đồng bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và trường hấp dẫn giàu tiềm năng phát triển. phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân khu vực - Với đặc thù của một nền nông nghiệp theo hướng bền ngoại thành. vững, xanh cả về kinh tế lẫn sinh thái môi trường và xã - Quá trình đô thị hóa nhanh làm đất đai trong hội, nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh của nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, gây ô nhiễm vùng ven đô ngoại thành Hà Nội có vai trò quan trọng môi trường. tạo nên vành đai xanh. 364 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Cơ hội Thách thức - Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông - Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và sản Hà Nội đang bị tác động mạnh từ nông sản phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh những địa phương lân cận và ngoại nhập. nói riêng luôn là tâm điểm trong các chủ trương, chính - Tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với các sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. quy hoạch chưa hoàn thiện, sản xuất còn mang - Nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh của vùng tính tự phát chưa có định hướng cho từng ven đô ngoại thành Hà Nội có những bước phát triển liên vùng, từng ngành hàng. tục trong một thời gian dài. - Sự phát triển của nông nghiệp theo mô hình - Nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh của vùng tăng trưởng xanh ở vùng ven đô ngoại thành ven đô ngoại thành Hà Nội dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị, Hà Nội còn những thách thức như: chất lượng nhất là những tiến bộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp nguồn nhân lực, chỉ số về giáo dục - đào tạo, 4.0. dạy nghề trong một số khu vực vùng ven đô thành phố còn thấp. Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả 3. Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh vùng ven đô ngoại thành Hà Nội Phát triển nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung theo hướng xanh, bền vững đã nhận được sự an tâm của cơ quản quản lý nhà nước. Theo đó, Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 và gần đây nhất là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (theo Quyết định 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ). Các chiến lược đã tập trung vào 3 nhiệm vụ, gồm có: (i) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) Xanh hóa sản xuất; (iii) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Trên cơ sở chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phân tích SWOT có thể thấy cơ hội và thách thức đặt ra yêu cầu phải hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh hơn, bền vững hơn của vùng ven đô ngoại thành Hà Nội. Để thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược, cũng như phát triển nông nghiệp vùng ven đô ngoại thành Hà Nội theo hướng xanh, cần thực hiện các nhóm giải pháp sau: 3.1. Nhóm giải pháp đối với chính sách quản lý của nhà nước Một là, về quy hoạch: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có sức cạnh tranh theo hướng nông nghiệp bền vững (hoa cây cảnh, rau an toàn, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, lúa cao sản...). Vùng ven đô, mỗi huyện hình thành vùng kinh tế đặc trưng, kết hợp bố trí lại dân cư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hình thành các làng nghề, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với cải thiện điều kiện sống và môi trường nông thôn, hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh. Hai là, về chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai: Tiếp tục chính sách đất đai, dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt bằng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các khu chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao. Rà soát lại quy hoạch sản Economy and Forecast Review 365
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch nông thôn mới để xây dựng phương án vùng sản xuất tập trung về cây trồng vật nuôi. Ba là, về chính sách ưu tiên, phát triển: khuyến khích hộ dân tham gia các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng sạch, theo các tiêu chí GAP (Global Gap). Hỗ trợ khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp xanh, liên kết hợp tác giữa các hợp tác xã trên địa bàn thành phố, trên cơ sở chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của từng địa phương. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là trung gian kết nối giữa nông dân và nông dân, giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động ổn định của các mắc xích trong chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã, các đối tượng xã hội tham gia phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh. Bốn là, về khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Triển khai áp dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp ven đô ngoại thành. Trên cơ sở xác định các sản phẩm mũi nhọn, tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng các mô hình công nghệ cao cho phát triển nông nghiệp. Xây dựng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực lai tạo giống cây, con chủ lực với từng vùng sinh thái, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu… Năm là, về vấn đề thị trường: Sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp vùng ven đô ngoại thành Hà Nội được xác định tiêu thụ thị trường thành phố là chủ yếu, một phần nông sản đặc sản cung cấp cho các tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu. Khi nhu cầu của cư dân đô thị về các sản phẩm cao cấp và sản phẩm sạch, an toàn ngày càng cao, đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn để tiếp cận dễ dàng người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng biết rõ về xuất xứ nguồn gốc. Nói cách khác, giải pháp thị trường cho nông nghiệp trong mô hình tăng trưởng xanh ven đô phải nhằm vào thúc đẩy việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sạch trên cơ sở kích cầu và tạo cung cho các sản phẩm này. 3.2. Nhóm giải pháp đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp - Nâng cao nhận thức của các hộ dân về biến đổi khí hậu, nông nghiệp xanh. Cụ thể hóa các chương trình hành động về các hoạt động nông nghiệp xanh qua các hội chợ, hội thảo, buổi sinh hoạt hợp tác xã, các buổi tiếp xúc trực tiếp của các cấp quản lý chính quyền với người dân. Phổ biến về thực trạng biến đổi khí hậu, hậu quả, diễn biến thiên tai, các hậu quả môi trường do các phương thức sản xuất truyền thống và truyền bá những nhận thức mới về nâng cao chất lượng đời sống, bảo vệ môi trường, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập qua các mô hình sản xuất theo phương pháp xanh trong tăng trưởng xanh. - Mở các lớp tập huấn miễn phí, khuyến khích các nhóm hộ nông dân tham gia để nâng cao nhận thức, kiến thức về các phương pháp sản xuất xanh. Đẩy mạnh liên kết cộng đồng trong các sản xuất, liên kết giữa các hộ nông dân nhằm chia sẻ thông tin, nhân rộng các mô hính sản xuất xanh. 366 Kinh tế và Dự báo
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP - Hỗ trợ các hộ nông dân tham gia các chương trình ưu đãi vay vốn, ưu đãi chính sách trong mô hình tăng trưởng xanh về thuốc bảo vệ thực vật, về nước, về đất, về phân bón, giống và phương thức sản xuất. 3.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp - Đẩy mạnh thu hút đầu tư, có chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn đối với các ngành nghề liên quan trong chuỗi giá trị nông nghiệp như các dự án sản xuất chế biến nông sản, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm, phát triển thị trường nông nghiệp. - Thúc đẩy các chương trình liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, nhằm rút ngắn các giai đoạn trung gian trong chuỗi cung ứng, giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt ưu tiên tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm và ra mắt các sản phẩm nông nghiệp xanh. 4. Kết luận Phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát triển bền vững tại các nước có nền nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức, cũng như điểm mạnh và điểm yếu trong phát triển nông nghiệp theo mô hình này tại vùng ven đô ngoại thành Hà Nội, các giải pháp đồng bộ được đưa ra từ phía chính sách quản lý của nhà nước, hộ nông dân và doanh nghiệp.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên môi trường (2022). Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020, ban hành theo Quyết định số 387/QĐ-BTNMT, ngày 02/3/2022 2. FAO (2012). Greening the economy with agriculture 3. Tổng cục Thống kê (2021). Niêm giám thống kê năm 2020 4. Tổng cục Thống kê (2020). Điều tra lao động việc làm năm 2020 5. UBND TP Hà Nội (2012), Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030, ban hành theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND, ngày 09/7/2012 6. UNDESA (2012). A guidebook To The Green Economy Issue 1: Green Economy, Green Growth, and Low-Carbon Development, Division for Sustainable Development, retrieved from https://www.greengrowthknowledge. org/research/guidebook-green-economy-issue-2-exploring-green-economy- principles 7. World Bank (2012). Inclusive green growth: The pathway to sustainable development, Washington D.C. Economy and Forecast Review 367
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2