intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Hiệu quả mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình" nhằm đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP đã bước đầu thúc đẩy kinh tế ở quy mô hộ gia đình và đóng góp thúc đẩy thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo ở địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 7(2)-2023: 3677-3685 HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG LÚA LIÊN KẾT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ QUẢNG TIÊN, THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH Lê Ngọc Phương Quý1*, Dương Thị Thu Hà1, Lê Việt Linh1, Trần Đức Tuân2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế; 2 Uỷ ban nhân dân xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. * Tác giả liên hệ: lengocphuongquy@huaf.edu.vn Nhận bài: 17/05/2022 Hoàn thành phản biện: 23/09/2022 Chấp nhận bài: 12/10/2022 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn hộ bằng bản hỏi bán cấu trúc với 60 hộ dân trồng lúa tại địa bàn vùng nghiên cứu năm 2020 kết hợp với nguồn số liệu thứ cấp. Trên cơ sở đó, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường được phân tích để đánh giá hiệu quả của mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP và mô hình trồng lúa truyền thống. Kết quả cho thấy, mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần giảm chi phí đầu tư cho nông hộ, tăng năng suất. Giá trị sản xuất của mô hình lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 45 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 6,2 triệu đồng/ha/vụ so với lúa truyền thống. Giá trị gia tăng cũng cao hơn 14,5 triệu đồng/ha/vụ so với lúa truyền thống. Ngoài ra, giá trị ngày công lao động của lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn so với lúa truyền thống. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học cũng góp phần cải tạo môi trường đất. Mô hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP đã bước đầu thúc đẩy kinh tế ở quy mô hộ gia đình và đóng góp thúc đẩy thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo ở địa bàn nghiên cứu. Từ khoá: Lúa VietGAP, Hiệu quả sản xuất, Quảng Bình, Liên kết THE EFFICIENCY OF RICE PRODUCTION THROUGH VERTICAL INTEGRATION TOWARD VIETGAP STANDARDS IN QUANG TIEN COMMUNE, BA DON TOWN, QUANG BINH PROVINCE Le Ngoc Phuong Quy1*, Duong Thi Thu Ha1, Le Viet Linh1 , Tran Duc Tuan2 1 University of Agriculture and Forestry, Hue University; 2 People’s Committee of Quang Tien Commune. ABSTRACT This study aims to assess the efficiency of rice production through vertical integration toward VietGAP standards. We used empirical evidence from Quang Tien commune, Ba Don town, Quang Binh province. Data was collected from the semi-structured interview with 60 households at the study site in 2020 combined with the secondary data. We used the indicators for assessing land use – society - environment efficiency to analyze both rice production models' efficiency. The findings show that the rice production through vertical integration toward VietGAP reduced investment costs and increased productivity. Therefore, the average gross output reached 45 million VND/ha/crop, 6.2 million VND/ha/crop higher than the regular rice land-use type. The average value added was 14.5 million/ha/crop, higher than regular rice. In addition, the average added value per labor of rice production through vertical integration toward VietGAP is higher than regular rice. The use of organic fertilizers and biological pesticides also improves the soil environment. Overall, rice production through vertical integration towards VietGAP contributed to promoting the economy at the household scale and promoted the goal of restructuring agriculture toward sustainable agricultural productivity and added value for rice products in the study area. Keywords: VietGAP rice, Production efficiency, Quang Binh, Vertical integration https://tapchidhnlhue.vn DOI: 10.46826/huaf-jasat.v7n2y2023.970 3677
  2. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE AND TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 7(2)-2023: 3677-3685 1. MỞ ĐẦU quả kinh tế, xã hội và môi trường so với sản Việt Nam đang hướng tới công xuất lúa truyền thống? Để trả lời câu hỏi nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước dựa trên này, nghiên cứu của chúng tôi được thực con đường chuyển đổi và phát triển nông hiện tại xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh nghiệp. Đổi mới từ cuối những năm 1980 đã Quảng Bình, nơi nông dân đang được góp phần giúp nước ta gặt hái được nhiều khuyến khích tham gia vào mô hình lúa liên thành tựu trong phát triển nông nghiệp kết theo tiêu chuẩn VietGAP từ đầu năm (Hoàng Xuân Phương và cs., 2015). Tuy 2019. nhiên, hệ quả của nó là làm gia tăng sự phụ 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP thuộc của ngành nông nghiệp vào các hộ NGHIÊN CỨU nông dân sản xuất nhỏ lẻ (Ngân hàng thế 2.1. Mô tả vùng nghiên cứu giới, 2016). Mặc dù lúa là cây trồng chính, Quảng Tiên là một trong những xã quy mô sản xuất trung bình của mỗi hộ chỉ nông thôn thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng khoảng 0,2 ha, chủ yếu dựa trên thành viên Bình (Hình 1). Dân số của xã năm 2020 là hộ gia đình (Thomas, 2017). Các khu vực 4.879 người với 1.308 hộ dân. Dân số trong trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP, độ tuổi lao động là 2.825 người, trong đó, lúa hữu cơ và lúa giống phục vụ mục đích lao động nông nghiệp chiếm hơn 70%. thương mại, xuất khẩu chủ yếu ở khu vực Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, xã là 331,5 ha, chủ yếu là đất trồng lúa với tại khu vực đồng bằng sông Hồng và khu diện tích là 218,5 ha (chiếm 65,9% trong vực miền Trung, nông dân chủ yếu trồng tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của trọt lúa truyền thống quy mô hộ gia đình và xã) (Ủy ban nhân dân xã Quảng Tiên, buôn bán tự phát (Hoàng Xuân Phương và 2020). Nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu cs., 2015). Điều này đặt ra thách thức cho là chuyên canh cây lúa truyền thống ở quy cả các nhà hoạch định chính sách và nông mô hộ gia đình. Tuy nhiên, từ năm 2019 cho hộ là làm thế nào sử dụng có hiệu quả nguồn đến nay, thực hiện chủ trương khuyến khích lực đất đai trong bối cảnh đô thị hóa và biến liên kết sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử đổi khí hậu ngày càng gia tăng. dụng đất, hướng đến mục tiêu tái cơ cấu Từ cuối năm 2013 đến nay, mô hình ngành nông nghiệp của địa phương, một số canh tác lúa liên kết theo tiêu chuẩn hộ dân trên địa bàn đã bắt đầu chuyển sang VietGAP giữa nông dân và các công ty bao loại hình sử dụng đất trồng lúa liên kết theo tiêu sản phẩm được triển khai ở nhiều tỉnh tiêu chuẩn VietGAP. Thực trạng sản xuất miền Trung như một mục tiêu chính của của một số loại cây trồng chính trên địa bàn chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp xã Quảng Tiên được trình bày trong Bảng 1. (Ngô Thu Trang và cs., 2020). Đặc biệt, Ngoài một số cây trồng hàng năm như khoai chương trình này kỳ vọng gia tăng hiệu quả lang, ngô, rau, lúa vẫn là cây trồng chính sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, mô hình mang lại thu nhập và đảm bảo an ninh lương canh tác lúa này có hay không mang lại hiệu thực trên địa bàn xã. 3678 Lê Ngọc Phương Quý và cs.
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 7(2)-2023: 3677-3685 Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu, xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình Nguồn: Tác giả Bảng 1. Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính trên địa bàn xã Quảng Tiên 2016 2018 2020 Loại cây trồng (ha/năm)* (tạ/ha)** (ha/năm) (tạ/ha) (ha/năm) (tạ/ha) Lúa 361,0 56,3 389,0 60,1 390,0 58,4 Khoai lang 60,0 78,0 58,0 83,5 60,0 86,0 Ngô 27,0 50,0 29,0 55,2 28,0 57,1 Rau 32,0 92,8 31,0 101,3 34,0 100,9 * Diện tích gieo trồng 2 vụ/năm. ** Năng suất trung bình cả năm. Nguồn: Chi cục thống kê khu vực Quảng Trạch - Ba Đồn (2020) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ hiệu quả của mô hình trồng lúa 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu này, mẫu nghiên cứu được chia thành 2 nhóm hộ. Cụ thể, 30 hộ sản xuất lúa liên kết Dữ liệu phân tích trong nghiên cứu theo tiêu chuẩn VietGAP và 30 hộ trồng lúa bao gồm cả nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu truyền thống. Nội dung phỏng vấn chủ yếu thứ cấp. (i) Dữ liệu thứ cấp được thu thập tập trung vào tình hình sử dụng đất và sản tại UBND xã Quảng Tiên và chi cục thống xuất của nông hộ. kê Quảng Trạch-Ba Đồn, gồm các báo cáo liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng 2.2.2. Phương pháp phân tích và đánh giá đất; báo cáo tình hình kinh tế-xã hội giai hiệu quả sử dụng đất đoạn 2016-2020 và niên giám thống kê thị Số liệu thu thập được xử lý bằng xã Ba Đồn năm 2020. Ngoài ra, một số Excel (Version 2019) và sử dụng cách tiếp thông tin liên quan đến hiện trạng ngành cận định tính để phân tích và làm rõ vấn đề. nông nghiệp và mô hình lúa liên kết theo Bên cạnh đó, để đánh giá hiệu quả của mô tiêu chuẩn VietGAP cũng được thu thập hình trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn thông qua sách chuyên khảo và bài báo VietGAP, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, khoa học. (ii) Số liệu sơ cấp được thu thập hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường đã thông qua phỏng vấn hộ bằng bản hỏi bán được sử dụng. Cụ thể như sau: cấu trúc phi ngẫu nhiên 60 hộ dân trong Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế tổng số 119 hộ nông dân trồng lúa tại thôn - Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ Tiên Phan. Đây là thôn đầu tiên trên địa bàn giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ xã Quảng Tiên triển khai mô hình lúa liên sử dụng đất (thường tính theo 1 năm cho kết theo tiêu chuẩn VietGAP giữa nông dân và Tổng công ty Sông Gianh từ năm 2019. https://tapchidhnlhue.vn DOI: 10.46826/huaf-jasat.v7n2y2023.970 3679
  4. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE AND TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 7(2)-2023: 3677-3685 từng loại cây trồng). GTSX = Sản lượng x Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Giá bán sản phẩm. Hiệu quả môi trường trong nghiên - Chi phí trung gian (CPTG): là toàn cứu được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu: bộ chi phí vật chất được quy đổi ra bằng mức độ sử dụng thuốc BVTV, phân bón tiền để sử dụng trực tiếp trong quá trình sản trong quá trình canh tác và sự ảnh hưởng xuất (chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ của việc trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn thực vật (BVTV), thuê máy móc,…). VietGAP và lúa truyền thống đến môi CPTG = Tổng chi phí vật tư + Tổng chi phí trường đất dựa trên quan điểm và ý kiến của công lao động. nông dân. - Giá trị gia tăng (GTGT): là giá trị 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN mới được tạo ra trong quá trình sản xuất. 3.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa Giá trị này được xác định bằng công thức: Bảng 2 cho thấy, diện tích đất và loại GTGT = GTSX – CPTG. hình sử dụng đất trồng lúa đã dần có sự thay - Hiệu quả kinh tế trên một ngày đổi trong giai đoạn 2016 đến 2020. Năm công lao động (GTNCLĐ): là kết quả lao 2016, diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã động cho từng loại hình sử dụng đất và từng là 216,1 ha, chủ yếu sử dụng trồng lúa loại cây trồng. Giá trị này được quy đổi truyền thống trong quy mô hộ gia đình nhỏ thành tiền nhằm làm rõ thu nhập của một lẻ. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngày công lao động. Sử dụng công thức: đất và giảm thiểu tối đa tình trạng manh GTNCLĐ = GTGT/LĐ để so sánh chi phí mún ruộng đất, từ đầu năm 2016, xã đã tiến cơ hội cho từng lao động. hành thực hiện chương trình dồn điền đổi Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá thửa. Bên cạnh việc điều chỉnh diện tích đất định lượng bằng tiền theo giá hiện hành và hình thể của từng thửa, công tác chỉnh năm 2020. Các chỉ tiêu đạt được giá trị trang nội đồng đã được triển khai. Do đó, càng cao, đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế một phần diện tích đất trồng lúa (từ năm đạt được càng lớn. 2017 đến năm 2020) đã bị giảm do quy Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội hoạch sang làm đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng và thực hiện dự án đường giao thông Để đánh giá tiêu chí này, nghiên cứu Quảng Hải-Lạc Giao. Từ 2019, dưới định chủ yếu xem xét dựa trên dữ liệu điều tra từ hướng của UBND xã, 7,6 ha đất trồng lúa phỏng vấn nông hộ vì các chỉ tiêu về mặt của 119 hộ dân thôn Tiên Phan đã chuyển xã hội thường khó định lượng hoá. Các tiêu sang loại hình sử dụng đất trồng lúa liên kết chí được đánh giá bao gồm: khả năng thu theo tiêu chuẩn VietGAP dưới hình thức hút lao động (ngày công lao động), giải chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản quyết việc làm đảm bảo thu nhập thường phẩm với Tổng công ty Sông Gianh. Đến xuyên cho nông dân (thông qua sử dụng năm 2020, tổng diện tích đất chuyển đổi từ GTNCLĐ để đánh giá), khả năng tiêu thụ trồng lúa truyền thống sang trồng lúa liên sản phẩm của hai kiểu sử dụng đất và sự kết theo tiêu chuẩn VietGAP là 64,6 ha, với chấp thuận của người sử dụng đất khi sự tham gia của 1.196 hộ dân. Mô hình này chuyển đổi từ trồng lúa truyền thống sang được nhân rộng không chỉ ở địa bàn thôn mô hình lúa liên kết theo tiêu chuẩn Tiên Phan mà còn ở một số thôn khác trên VietGAP. địa bàn xã Quảng Tiên như: thôn Tiên Sơn, thôn Long Trung, thôn Trường Thọ. Mô hình canh tác mới này đã dẫn đến những thay đổi nhất định trong việc sản xuất và sử dụng đất trồng lúa của các hộ dân. 3680 Lê Ngọc Phương Quý và cs.
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 7(2)-2023: 3677-3685 Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa xã Quảng Tiên Diện tích đất trồng lúa (ha) Năm Đất trồng lúa truyền Tổng Đất trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP thống 2016 216,1 216,1 0 2017 194,6 194,6 0 2018 194,6 194,6 0 2019 194,6 187,0 7,6 2020 190,6 126,0 64,6 Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Quảng Tiên (2020) 3.2. Mô hình lúa liên kết theo tiêu chuẩn là 5.500 đồng). Điều này góp phần giúp VietGAP dưới hình thức chuỗi liên kết nông dân giảm được công lao động cho hoạt sản xuất động phơi sấy và tận dụng được thời gian để Việc áp dụng mô hình trồng lúa liên tham gia vào một số hoạt động nông nhàn. kết theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần Việc đảm bảo đầu ra sản phẩm với giá thóc thay đổi đáng kể quá trình sản xuất so với ổn định cũng góp phần bảo vệ nông dân trồng lúa truyền thống. Những thay đổi này trước những rủi ro của thị trường. Các kết cũng góp phần tác động đến hiệu quả sử quả này giống với nghiên cứu của Lê Thanh dụng đất (sẽ thảo luận cụ thể trong phần Phong (2015) và Vũ Anh Pháp và cs. (2015) 3.3). Hình 2 và Bảng 3 cho thấy những khác dựa trên bằng chứng thực nghiệm ở khu vực biệt trong đầu vào, đầu ra và năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình canh của hai hình thức sản xuất lúa. Thay vì trồng tác truyền thống chủ yếu sử dụng phương các giống lúa thường, sử dụng phân bón và pháp sạ lan, bón phân theo kinh nghiệm. thuốc BVTV theo kinh nghiệm truyền Điều này gây ra tình trạng lãng phí giống, thống, 100% nông dân trồng lúa liên kết ảnh hưởng đến môi trường và gia tăng chi theo tiêu chuẩn VietGAP được cung cấp phí sản xuất. Bên cạnh đó, nông dân trồng nguồn giống, phân bón và hỗ trợ kỹ thuật từ lúa truyền thống gặp nhiều khó khăn hơn về công ty. Do đó, sản phẩm sản xuất ra đảm tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật và thị bảo được cả năng suất và chất lượng sản trường. Việc mua bán không có hợp đồng phẩm. Bên cạnh đó, nông dân được thu mua cũng dẫn tới tình trạng tồn đọng lúa đã thu thóc tươi ngay tại ruộng với giá cao hơn giá hoạch hoặc bị thương lái ép giá. Nói cách thóc thường (giá 1 kg lúa tươi liên kết theo khác, mô hình lúa liên kết theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn VietGAP tại thời điểm 2020 là VietGAP đã bước đầu cho thấy hiệu quả so 6.000 đồng, giá 1 kg lúa tươi truyền thống với mô hình canh tác truyền thống. https://tapchidhnlhue.vn DOI: 10.46826/huaf-jasat.v7n2y2023.970 3681
  6. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE AND TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 7(2)-2023: 3677-3685 Bảng 3. Sự khác nhau trong quá trình sản xuất của hai loại hình sử dụng đất trồng lúa Loại hình sử dụng đất trồng lúa liên kết Loại hình sử dụng đất trồng lúa truyền theo tiêu chuẩn VietGAP thống Nông dân sử dụng giống DV108 và phân Nông dân sử dụng giống lúa thông bón hữu cơ do Tổng công ty Sông Gianh thường (DV108 và HT1) và phân bón cung cấp. Đầu vào (hữu cơ và vô cơ), thuốc BVTV dựa trên Sản xuất dựa trên sự hỗ trợ kỹ thuật từ công kinh nghiệm truyền thống. ty. Tự thu hoạch, phơi thóc và bán theo giá Được công ty thu mua thóc tươi ngay tại thị trường (5.500 đồng/kg thóc tươi hoặc thời điểm thu hoạch (6.000 đồng/kg thóc Đầu ra 6.500 đồng/kg thóc khô) cho thương lái tươi tại thời điểm năm 2020). hoặc chợ địa phương. Năng suất 75 tạ/ha/vụ 59 tạ/ha/vụ bình quân Nguồn: Phỏng vấn hộ (2020) 3.3. Hiệu quả sử dụng đất 3.3.1. Hiệu quả kinh tế Bảng 4 cho thấy, chi phí đầu tư trung nhưng vẫn đảm bảo sạ giống đúng mật độ. bình trên 1 vụ cho 1 ha đất trồng lúa liên Điều này góp phần giảm chi phí đầu tư kết theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn 8,4 giống từ 3,2 triệu đồng/ha/vụ xuống còn triệu đồng so với lúa truyền thống. Nguyên 1,9 triệu đồng/ha/vụ. Bên cạnh đó, nông nhân chính là do những thay đổi trong quá dân trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn trình sản xuất (như đã trình bày ở phần 3.2). VietGAP chỉ sử dụng các loại phân bón và Cụ thể, chi phí làm đất, thu hoạch, thuỷ lợi, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, bón thuê máy móc không thay đổi giữa hai loại đúng liều lượng theo hướng dẫn kỹ thuật từ hình sử dụng đất. Tuy nhiên, chi phí giống, công ty. Do vậy, chi phí liên quan đến phân phân bón và thuốc BVTV đã có sự thay đổi bón và thuốc BVTV cũng giảm được gần đáng kể. Dưới sự tư vấn kỹ thuật từ phía một nửa với giống lúa truyền thống, giảm công ty, nông hộ sản xuất lúa liên kết theo từ 12,9 triệu đồng/ha/vụ xuống còn 5,9 tiêu chuẩn VietGAP sử dụng ít giống hơn triệu đồng/ha/vụ. Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của hai loại hình sử dụng đất trồng lúa (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí Giá trị Giá trị Giá trị sản xuất/Chi Loại hình sử dụng đất trung sản xuất gia tăng phí trung gian (lần) gian Lúa liên kết theo tiêu chuẩn 45,0 23,6 21,4 1,9 VietGAP Lúa truyền thống 38,8 32,0 6,9 1,2 Nguồn: Phỏng vấn hộ (2020) Chi phí lao động của canh tác lúa liên phơi sấy thóc, việc chăm sóc lúa liên kết kết theo tiêu chuẩn VietGAP và lúa truyền theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đòi hỏi nhiều thống cũng phản ánh hiệu quả kinh tế giữa thời gian do quy trình sản xuất phải đảm bảo hai loại hình sử dụng đất. Kết quả điều tra không sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu,… Do thu thập số liệu cho thấy, 2 loại hình sử dụng đó, để nâng cao năng suất và đảm bảo chất đất đều sử dụng công lao động từ các thành lượng lúa, nông dân phải bỏ nhiều thời gian viên hộ. Công lao động của loại hình trồng cho quá trình khử lẫn, làm cỏ,... (Lê Thanh lúa truyền thống là 180 công/ha/vụ, công Phong, 2015). Tuy nhiên, năng suất bình lao động của loại hình trồng lúa liên kết theo quân của giống lúa liên kết theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn VietGAP là 160 công/ha/vụ. VietGAP (đạt 75 tạ/ha/vụ) cao hơn so nhiều Trên thực tế, ngoài việc tiết kiệm được công với giống lúa truyền thống (đạt 59 tạ/ha/vụ). 3682 Lê Ngọc Phương Quý và cs.
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 7(2)-2023: 3677-3685 Do đó, lợi nhuận thu được của lúa liên kết hiệu quả kinh tế (năng suất lúa liên kết theo theo tiêu chuẩn VietGAP cũng cao hơn so tiêu chuẩn VietGAP cao hơn, chi phí đầu tư với lúa truyền thống. Các kết quả này cho thấp hơn) mà lúa liên kết theo tiêu chuẩn thấy sự tương đồng về hiệu quả kinh tế của VietGAP mang lại như đã trình bày ở mục mô hình lúa liên kết theo tiêu chuẩn a. Kết quả phỏng vấn sâu một số hộ dân VietGAP so với nghiên cứu của Vũ Anh cũng cho biết, mặc dù việc trồng lúa truyền Pháp và cs. (2015) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của Vũ Anh Pháp thống chỉ lấy công làm lãi, tuy vậy nó có thể và cs. (2015) cho thấy, việc sử dụng giống đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và phục vụ chăn lúa cấp xác nhận với độ nảy mầm tốt và ít nuôi quy mô nhỏ trong gia đình. Điều này sâu bệnh đã giúp năng suất lúa an toàn cao giải thích lý do tại sao nông dân vẫn duy trì hơn 2% so với lúa truyền thống. Bên cạnh trồng lúa truyền thống dù GTNCLĐ chỉ đạt đó, chi phí sản xuất của lúa an toàn thấp hơn 0,8 triệu đồng/ha/vụ. Tuy vậy, 93,3% do chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV và (28/30 hộ) nông hộ trồng lúa truyền thống chi phí lao động thấp hơn lúa truyền thống. cũng cho biết, họ sẵn sàng chuyển sang Giá bán của lúa an toàn cũng cao hơn 200 trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP VNĐ/kg so với lúa truyền thống. Do vậy, lợi nhuận của lúa an toàn cao hơn lúa truyền nếu đất trồng lúa của họ nằm trong vùng thống 28%. Có thể thấy, mô hình lúa liên chuyển đổi và có đầu ra ổn định. Trong khi kết theo tiêu chuẩn VietGAP đang đóng góp đó, việc chuyển sang loại hình sử dụng đất đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế ở quy mô trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP hộ gia đình. đã giúp nông dân thu được lợi nhuận trên 3.3.2. Hiệu quả xã hội chính thửa đất của gia đình. Giá trị ngày Dựa trên dữ liệu phỏng vấn thực địa, công lao động của lúa liên kết theo tiêu các kết quả trong nghiên cứu này cũng cho chuẩn VietGAP đạt 2,7 triệu đồng/ha/vụ. thấy loại hình sử dụng đất trồng lúa liên kết 100% nông dân trồng lúa liên kết theo tiêu theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần gia chuẩn VietGAP cũng cho biết việc họ sẽ tăng hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao tiếp tục duy trì loại hình sản xuất này trong động và đáp ứng mức độ hài lòng của nông mùa vụ tới. Ngoài ra, nông dân trồng lúa dân. Mặc dù công lao động của hai loại hình liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP cũng cho sử dụng đất không chênh lệch quá lớn, tuy biết, việc thu mua thóc tươi ngay tại ruộng nhiên giá trị ngày công lao động của loại giúp họ giảm được thời gian phơi, sấy thóc. hình sử dụng đất trồng lúa liên kết theo tiêu Do đó, họ có nhiều thời gian hơn để trồng chuẩn VietGAP cao hơn so với lúa truyền rau, chăn nuôi nhỏ, làm thợ nề,… cải thiện thống (xem Bảng 5). Điều này xuất phát từ thu nhập cho hộ gia đình Bảng 5. Hiệu quả xã hội của hai loại hình sử dụng đất trồng lúa (tính trên ha/vụ) Lao động Loại hình sử dụng đất Giá trị ngày công lao động (triệu đồng) (công) Lúa liên kết theo tiêu chuẩn 160 2,7 VietGAP Lúa truyền thống 180 0,8 Nguồn: Phỏng vấn hộ (2020) 3.3.3. Hiệu quả môi trường BVTV. Sử dụng tiêu chuẩn bón phân Hiệu quả môi trường được đánh giá khuyến cáo từ nghiên cứu của Nguyễn Văn dựa trên so sánh liều lượng nông hộ bón Đức và cs. (2021), kết quả Bảng 6 và phỏng phân thực tế so với liều lượng tiêu chuẩn vấn nông hộ cho thấy, thông qua việc sử khuyến cáo và mức độ sử dụng thuốc dụng các sản phẩm phân bón hữu cơ, loại hình sử dụng đất trồng lúa liên kết theo tiêu https://tapchidhnlhue.vn DOI: 10.46826/huaf-jasat.v7n2y2023.970 3683
  8. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE AND TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 7(2)-2023: 3677-3685 chuẩn VietGAP đã góp phần cải tạo, phục điều kiện thổ nhưỡng. Do đó, để nâng cao hồi môi trường đất. Từ đó, góp phần bảo vệ năng suất và đạt được lợi nhuận mong môi trường đất, giảm thiểu được tình trạng muốn, họ vẫn duy trì cách bón phân theo thoái hoá do lạm dụng phân bón hoá học kinh nghiệm truyền thống. Mặc dù không có (Vũ Anh Pháp và cs., 2015). Kết quả phỏng tiêu chuẩn sử dụng thuốc BVTV, tuy nhiên vấn nông hộ cũng cho thấy, 100% nông hộ kết quả điều tra thực địa cũng cho thấy, đều sử dụng thuốc BVTV sinh học dựa trên 100% nông dân trồng lúa truyền thống đều sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật. Trong khi đó, sử dụng thuốc BVTV (chủ yếu là thuốc trừ nông hộ trồng lúa truyền thống đều sử dụng sâu, thuốc diệt cỏ) dựa trên kinh nghiệm cá lượng phân bón vượt tiêu chuẩn khuyến nhân. Điều này không chỉ gây ra tác động cáo. Lý giải nguyên nhân này, nông dân cho tiêu cực đến chất lượng nông sản mà còn biết việc sản xuất lúa truyền thống gặp ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước. nhiều khó khăn do sâu bệnh, thiên tai và Bảng 6. Mức độ sử dụng phân bón thực tế so với tiêu chuẩn khuyến cáo (kg/500m2/vụ) Mức độ bón phân thực tế* Tiêu chuẩn khuyến cáo* Phân Phân Loại hình sử dụng đất N NPK K N P2O5 K2O chuồng chuồng Lúa truyền thống 21 23,5 11 0 6-6,5 4-4,5 1,5-3 400-500 Sử dụng phân bón hữu cơ Sông Gianh (28 kg, tỉ lệ 10-10-8) theo đúng Lúa liên kết theo tiêu tiêu chuẩn khuyến cáo và giám sát kỹ thuật của Tổng công ty Sông chuẩn VietGAP Gianh * Phân thương phẩm. Nguồn: Phỏng vấn hộ (2020) Các kết quả ở Bảng 4, 5, và 6 đã cho thống (đạt 0,8 triệu đồng/ha/vụ). Bên cạnh thấy việc chuyển đổi sang mô hình trồng lúa đó, nông dân trồng lúa liên kết theo tiêu an toàn bước đầu mang lại những lợi ích chuẩn VietGAP có đầu ra ổn định. 100% nhất định cho nông dân. Điều này không chỉ nông dân cũng cho biết sẽ tiếp tục duy trì góp phần thúc đẩy kinh tế ở quy mô hộ gia mô hình lúa liên kết theo tiêu chuẩn đình, mà còn đóng góp vào mục tiêu quy VietGAP trong mùa vụ tới. Ngoài ra, việc hoạch vùng trồng lúa liên kết theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô lớn ở địa phương. sử dụng phân bón hữu cơ và các loại thuốc Từ đó, thúc đẩy mục tiêu tái cơ cấu ngành BVTV sinh học theo đúng tiêu chuẩn nông nghiệp theo hướng bền vững và nâng khuyến cáo của loại hình sử dụng đất trồng cao giá trị gia tăng. hữu cơ cũng góp phần cải tạo và bảo vệ môi 4. KẾT LUẬN trường đất. Tuy nhiên, mô hình này tỷ lệ các Loại hình sử dụng đất trồng lúa liên hộ tham gia liên kết sản xuất thấp so với mặt kết theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu góp bằng sản xuất chung. Mối liên kết giữa nông phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất so với dân, doanh nghiệp và nhà phân phối trong giống lúa truyền thống, góp phần giảm chi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn còn lỏng phí đầu tư, tăng giá trị sản xuất và giá trị gia lẻo; sản phẩm chưa tiêu thụ được nhiều và tăng từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho người dân còn tâm lý e ngại chuyển đổi mô nông dân. Bên cạnh đó, mặc dù công lao hình mới. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất động không chênh lệch đáng kể, nhưng giá trồng lúa, cần nghiên cứu các biện pháp thúc trị ngày công lao động của lúa liên kết theo đẩy mối liên kết dọc giữa hộ nông dân với tiêu chuẩn VietGAP (đạt 2,7 triệu hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp. Đồng đồng/ha/vụ) cao hơn so với trồng lúa truyền thời, nhân rộng mô hình trồng lúa liên kết 3684 Lê Ngọc Phương Quý và cs.
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 7(2)-2023: 3677-3685 theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm thực hiện Hoàng Xuân Phương và Hồ Thị Lam Trà. mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo (2015). Giải pháp hợp nhất đất nông nghiệp ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng. nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Thu Trang và Lê Thế Phúc. (2020). Tích tụ, 1. Tài liệu tiếng việt tập trung đất đai ở Việt Nam- Lý luận và Chi cục thống kê khu vực Quảng Trạch - Ba pháp luật hiện hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Đồn. (2020). Niên giám thống kê thị xã Ba Thanh Niên. Đồn 2020. Quảng Bình: Nhà xuất bản Cục Vũ Anh Pháp, Lê Thành Phiêu và Bùi Chúc Ly. thống kê tỉnh Quảng Bình. (2021). Hiệu quả sản xuất lúa gạo theo Lê Thanh Phong và Hà Minh Tâm. (2015). Ảnh hướng VietGAP tại Đồng bằng sông Cửu hưởng môi trường của ba mô hình canh tác Long. Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lúa cánh đồng mẫu lớn, GAP và truyền thống 63(10), 1-4. ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa Ủy ban nhân dân xã Quảng Tiên. (2020). Báo học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông cáo tình hình sử dụng đất và tình hình kinh nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, tế xã hội giai đoạn 2016-2020. Quảng Bình. 38(2), 64-75. 2. Tài liệu nước ngoài Nguyễn Văn Đức, Trần Thị Hải Tú và Châu Võ Thomas, M. (2017). Land issues: Markets, Trung Thông. (2021). Đánh giá hiệu quả sử property rights, and investment in Finn Tarp dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện (ed), Growth, Structural Transformation Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa and Rural Change in Viet Nam: A Rising học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Dragon on the Move, New York, USA: Nông thôn, 130(3A), 55–67. Oxford University Press,117-138. Ngân hàng thế giới. (2016). Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức. https://tapchidhnlhue.vn DOI: 10.46826/huaf-jasat.v7n2y2023.970 3685
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2