Giải pháp phối hợp giữa cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực trình độ đại học nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ
lượt xem 3
download
Nội dung của bài viết trình bày về cơ sở pháp lý đối với tự chủ trong hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục đại học; khái quát thực trạng đào tạo trình độ đại học; đề xuất giải pháp phối hợp trong đào tạo trình độ đại học nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp phối hợp giữa cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực trình độ đại học nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ
- GIẢI PHÁP PHỐI HỢP GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ Hoàng Công Dụng Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT Nguyễn Thế Hà Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu trong thị trường lao động, để tránh tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động hoặc lao động không đáp ứng được yêu cầu thay đổi của xã hội, các nước trên thế giới đang áp dụng nhiều chính sách, hoạch định trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là những thách thức của Việt Nam nhằm đáp ứng cho một giai đoạn mới dựa trên nền tảng khoa học công nghệ 4.0. Trước xu thế máy móc tự động hóa thay thế máy móc con người, nguồn nhân lực phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Cơ chế tự chủ trong hoạt động chuyên môn giúp cơ sở giáo dục đại học chủ động, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo. Khi đó, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp càng có ý nghĩa thiết thực góp phần đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ (KT-CN) nói riêng. Sự phối hợp này cũng là một trong những yếu tố cốt lõi đối với việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở pháp lý đối với tự chủ trong hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục đại học Từ năm 2005, tại Điều 60 của Luật giáo dục đã có quy định về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học. Trong đó có các nội dung (1) Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; (2) Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học đã được nêu rõ tại Luật giáo dục đại học 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018. Cụ thể tại khoản 1 Điều 32: Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. 417
- Về chính sách giáo dục, Khoản 4 Điều 12 cũng nêu rõ: Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp. Khoản 6 Điều 12: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 nêu chi tiết quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục đại học cũng như quyền tự chủ về bộ máy, nhân sự, tài chính và tài sản. Khoản 1 Điều 13: Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn a) Được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật; b) Xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp; c) Quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo; xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam, về chuẩn chương trình đào tạo, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo; biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học (trừ các môn học bắt buộc); tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của giáo dục đại học; thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật; d) Quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; đ) Quyết định hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; quyết định các hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 44 của Luật Giáo dục đại học, phù hợp với quy định của pháp luật; e) Nếu đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại khoản 17 thì được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 18, được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 30, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; (…) g) Thực hiện các quyền tự chủ khác về học thuật và hoạt động chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật. Theo PGS.TS. Trần Quốc Toản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương: “Tự chủ đại học là một cơ chế đồng bộ - phù hợp nhằm tạo cho cơ sở giáo dục đại học là một đơn vị pháp lý có quyền tự chủ cao, gắn hữu cơ - thống nhất về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình với Nhà nước và các chủ thể liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức và nhân sự, huy động và sử dụng các nguồn lực…, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của cơ 418
- giáo dục đại học, thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, đất nước và hội nhập quốc tế.” Một trong những nội dung chủ yếu của cơ chế tự chủ là cơ sở giáo dục tự chủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học… Tự chủ giúp các cơ sở giáo dục đại học được quyết định những vấn đề về chương trình, tài liệu giảng dạy, phương pháp day học, chịu trách nhiệm về chất lượng đầu ra của sinh viên. Cơ chế tự chủ sẽ giúp cơ sở giáo dục chủ động, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo trong các hoạt động đào tạo. 2.2. Khái quát thực trạng đào tạo trình độ đại học 2.2.1. Tình hình đào tạo trình độ đại học trong nước Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính đến hết năm học 2017-2018 hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài). Tổng số sinh viên đại học là 1.707.025 em, giảm nhẹ so với năm học 2016- 2017. Trong đó số sinh viên chính quy là 1.443.000 em. Bảng 1: Quy mô đào tạo trình độ đại học từ năm 2016-2018 Loại hình trường 2015-2016 2016-2017 2017-2018 Tổng cộng 1.753.174 1.767.879 1.707.025 Công lập 1.520.807 1.523.904 1.439.495 Ngoài Công lập 232.367 243.975 267.530 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo) Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc khối ngành V, III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật. Biểu đồ 1: Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành. 419
- Về đội ngũ giảng viên, năm học 2017-2018, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 74.991 người , tăng 3,02% so với năm học 2016-2017, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 20.198 (tăng 22,3%); bác sỹ chuyên khoa I,II là 632 (tăng 20,8%) và thạc sĩ là 44.634 (tăng 3,64%). Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giảng viên là vấn đề đang được quan tâm khi nhiều cán bộ, giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế... Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn ít (15.759 người chiếm khoảng 21% tổng số giảng viên trong toàn quốc) mặc dù có tăng về số lượng nhưng rất ít (xấp xỉ 4.0%) và độ tuổi trung bình cao, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, cũng như đảm bảo về chất lượng để tạo sức hút đối với hệ thống đào tạo ngoài công lập. Trên cơ sở khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, các cơ sở GDĐH đã có sự điều chỉnh về cơ cấu ngành nghề; nhiều trường đã tập trung vào mở mới và nâng cao chất lượng các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sức khỏe và du lịch là những ngành đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở trong nước cũng như việc dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN. Theo số liệu tổng hợp của Vụ GDĐH, năm 2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Pháp luật. Biểu đồ 2: Số lượng ngành mới mở trong năm 2017 theo nhóm ngành (nguồn: Vụ GDĐH) 2.2.2. Tình hình đào tạo nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ Trong những năm gần đây, cuộc CMCN 4.0 tác động rộng khắp các lĩnh vực của xã hội, thực tế xã hội, ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục, người học đã và đang chịu tác động không nhỏ từ nó với xuất hiện nhiều ngành, chuyên ngành liên quan đến 420
- KT-CN rải rác ở hầu hết các lĩnh vực, nhóm ngành. Tuy nhiên, sự quan tâm của nhân loại nói chung đều hướng đến hai nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật và Kỹ thuật ở tất cả các trình độ đào tạo nghề sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; đặc biệt là các ngành, các trình độ đào tạo nhân lực trình độ cao, chất lượng cao. Các cơ sở GDĐH tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo các ngành có khả năng đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở trong nước cũng như việc dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN. Xu thế số lượng và tỷ lệ số ngành đào tạo trình độ đại học theo các nhóm ngành có liên quan đến công nghệ, kỹ thuật tăng, cụ thể năm 2018 với 1.471 lượt ngành tăng 33% so với năm 2017 và chủ yếu thuộc lĩnh vực CNTT, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sức khỏe và du lịch. Như vậy, trong tương lai không xa, Danh mục giáo dục đào tạo các cấp sẽ có điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đảm bảo phù hợp với các xu thế và thực tế trong bối cảnh CMCN 4.0 và nhiều xu thế mới khác. Bảng 2: Số lượng ngành/nghề đào tạo theo trình độ (*_thống kê chưa đầy đủ) Sô ngành/nghề đào tạo tương ứng các trình độ Stt Nhóm ngành/nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 1 Công nghệ kỹ thuật 181 133 39 10 09 (mã lĩnh vực 51) 2 Kỹ thuật 196 146 32 30 26 (mã lĩnh vực 52) 3 Các lĩnh vực khác 314(*) 296(*) 29 22 20 (nhiều mã lĩnh vực) Thực tế trong bối cảnh xã hội chịu tác động của cuộc CMCN 4.0, đã và đang xuất hiện nhiều ngành, chuyên ngành liên quan đến công nghệ - kỹ thuật rải rác ở hầu hết các lĩnh vực, nhóm ngành; theo đó số lượng các ngành/chuyên ngành của 02 nhóm ngành KT-CN tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cung ứng và nhu cầu sử dụng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự quan tâm của nhân loại đều hướng đến hai nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật và Kỹ thuật ở tất cả các trình độ đào tạo nghề sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; đặc biệt là các ngành, các trình độ đào tạo nhân lực trình độ cao, chất lượng cao. Hiện hai nhóm ngành nghề đào tạo Công nghệ kỹ thuật và Kỹ thuật cùng số lượt ngành đào tạo theo các trình độ được mô tả theo bảng dưới đây: Bảng 3: Số lượt ngành đào tạo theo các trình độ đào tạo Mã Tên nhóm ngành Số lượt ngành đào tạo theo các trình độ Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 751 Công nghệ kỹ thuật 24 0 0 Liên quan đến Công nghệ 22 8 03 52 Kỹ thuật 34 23 10 Liên quan đến kỹ thuật 36 12 4 421
- Đối với các nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật và Kỹ thuật các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với số lượt cơ sở GDĐH đã đăng ký mở ngành và tổ chức tuyển sinh, đào tạo, cụ thể như sau: Bảng 4: Số lượt cơ sở GDĐH tham gia tuyển sinh, đào tạo ở các trình độ (Nguồn: Dữ liệu thống kê của Vụ GDĐH) Mã Tên nhóm ngành Số lượt cơ sở GDĐH Đại Thạc Tiến học sĩ sĩ 751 Công nghệ kỹ thuật 555 53 4 75101 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng 44 0 0 75102 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 103 0 0 75103 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 96 0 0 75104 Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường 63 0 0 75105 Quản lý công nghiệp 0 0 0 75106 Công nghệ dầu khí và khai thác 0 0 0 75107 Công nghệ kỹ thuật in 0 0 0 Khác có liên quan đến công nghệ 249 53 4 752 Kỹ thuật 373 200 28 75201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật 60 54 8 75202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 49 60 8 75203 Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường 31 29 3 75204 Vật lý kỹ thuật 7 8 1 75205 Kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa 20 9 1 75206 Kỹ thuật mỏ 8 4 1 Khác có liên quan đến kỹ thuật 198 36 6 Qua thống kê số liệu số ngành trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV, có 18 ngành chung của 02 nhóm ngành trên, ngành có số cơ sở tham gia đào tạo trình độ đại học nhiều nhất là ngành Công nghệ thông tin với 124 lượt cơ sở GDĐH đã đăng ký mở ngành; đồng thời cũng không ít các nhóm ngành, ngành mà các cơ sở GDĐH không tham gia hoặc không đủ điều kiện mở ngành ở tất các các trình độ đào tạo; cụ thể như: Quản lý công nghiệp, Công nghệ dầu khí và khai thác, cộng nghệ in,… trong nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật chưa có cở sở GDĐH nào đăng ký mở ngành cho dù như cầu sử dụng nhân lực hiện không ít. Tính đến tháng 9/2019 cả nước có 114 cơ sở đào tạo có đào tạo nhóm ngành Kỹ thuật và Công nghệ kỹ thuật. Cụ thể như sau: - Khu vực Miền Bắc: 55 cơ sở; - Khu vực Miền Trung: 16 cơ sở; 422
- - Khu vực Miền Nam: 43 cơ sở. Trong đó tập trung vào một số cơ sở đào tạo có quy mô lớn về số ngành đào tạo và số lượng tuyển sinh như: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (47); Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.Hồ Chí Minh (33); Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (32 ngành đào tạo); Trường Đại học Điện lực (17) Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội (16); Trường Đại học Hàng hải (16); Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh (15); Trường ĐH Công nghệ GTVT (15). Bảng 5: Một số trường có quy mô đào tạo nhóm ngành KT-CN nhiều nhất, năm 2019 (Nguồn: Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GDĐT). SL tuyển Loại hình Số ngành đào tạo Stt Cơ sở đào tạo sinh trường 751 752 Khác CL NCL Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG 1 03 15 15 4.680 TP.HCM 2 Trường ĐHSP Kỹ thuật TP.HCM 40 07 0 4.665 x 3 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 01 14 17 4.660 x 4 Trường ĐH Điện lực 16 01 0 2.165 x 5 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM 15 0 0 2.075 x Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - 6 05 06 0 1.755 x ĐH Thái Nguyên 7 Trường ĐH Công nghệ GTVT 15 0 0 1.295 x 8 Trường ĐHGTVT Hà Nội 01 10 0 1.250 x 9 Trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội 03 13 0 1.190 x 10 Trường ĐH Hàng hải 16 0 0 1.005 x TỔNG CỘNG 115 66 32 24.540 10 0 Kết quả tuyển sinh năm 2019, số liệu chỉ tiêu và số thí sinh nhập học các nhóm ngành của 02 nhóm ngành trên cụ thể: Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật có 30 ngành với mã từ 7510102 đến 7519002 có tổng chỉ tiêu được các cơ sở GDĐH xác định là 42,652 chỉ tiêu và có 34,194 thí sinh nhập học đạt tỷ lệ 80,2%; Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật có 28 ngành với mã từ 7520101 đến 7520607 có tổng chỉ tiêu được các cơ sở GDĐH xác định là 26,987 chỉ tiêu và có 22,648 thí sinh nhập học đạt tỷ lệ 83,9%. Theo số liệu tổng hợp kết quả kỳ thi tuyển sinh quốc gia liên quan đến số sinh viên đến nhập học của 02 nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật và Kỹ thuật hai năm 2018, 2019 được cụ thể tại Bảng 4 dưới đây, Theo đó, so với năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật tăng 2,990 thí sinh (tăng 9,58%), nhóm ngành kỹ thuật tăng 1,285 (tăng 5,96%). 2.2.3. Nhân lực trình độ đại học nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động Trong thời gian gần đây, vấn đề đào tạo theo nhu cầu của xã hội ngày càng được quan tâm mạnh mẽ. Để đáp ứng yêu cầu này, việc phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo 423
- với nhà tuyển dụng, đơn vị sử dụng lao động là điều không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay. Tổng hợp một số kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề tài cho thấy, có đến 96 doanh nghiệp trả lời cho rằng cần phải đạo tạo, huấn luyên thêm cho nhân lực ngành kỹ thuật – công nghệ, chỉ có số ít cho rằng không cần đào tạo thêm hoặc không quan tâm. Như vậy, có thể thấy trong nhận thức của các doanh nghiệp đã chủ động trong vấn đề bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng thực tế cho nhân lực ngành này và điều đó sẽ giúp/hỗ trợ các sinh viên mới ra trường có thể tiếp cận công việc một cách nhanh và đem lại hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Biểu đồ 2: Số doanh nghiệp cần đào tạo, huấn luyện thêm cho nhân lực nhóm ngành KT-CN Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề tài Có đến trên 77% doanh nghiệp tự ý thức được rằng cần phải có sự phối hợp tham gia hoạt động đào tạo nhân lực, chỉ có số ít doanh nghiệp cho rằng điều này là không cần thiết hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Đây thực sự là một tín hiệu khá tích cực trong công tác đào tạo nhân lực nói chung và nhân lực ngành kỹ thuật – công nghệ nói riêng và đây cũng là một sự chia sẻ trách nhiệm trong đào tạo cũng như trong trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Biểu đồ 3: Hình thức phối hợp trong đào tạo nhân lực Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề tài Vấn đề trách nhiệm, tự ý thức của các doanh nghiệp trong vấn đề phối hợp đào tạo, huấn luyện càng được thể hiện rõ khi đa số các doanh nghiệp lựa chọn hình thức là tự nguyên chứ số ít lựa chọn hình thức bắt buộc khi tham gia việc này. Như vậy, có 424
- thể thấy doanh nghiệp không muốn một sự ràng buộc về mặt pháp lý trong vấn đề này. Điều này cũng dễ hiểu và thông cảm cho doanh nghiệp khi mà ngoài mục tiêu về lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng còn phải gánh vác rất nhiều các nghĩa vụ, cũng như trách nhiệm khác đối với cộng đồng và xã hội. Biểu đồ 4: Thời gian đào tạo, huấn luyện lại cho các nhân sự nhóm ngành KT-CN Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề tài Với phần lớn doanh nghiệp cho rằng cần phải đào tạo, huấn luyện thêm cho nhân lực thì việc bố trí, sắp xếp thời gian để đào tạo cũng là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp khi mà phải cân đối với lợi ích và chi phí của các doanh nghiệp. Ý kiến đa số của các doanh nghiệp (trên 72%) cho rằng, khoảng thời gian đào tạo, huấn luyên thêm là từ 1 đến 6 tháng, tiếp đến có thể là dưới 1 tháng (chiếm trên 18%) và số ít là từ 7 tháng trở lên. Biểu đồ 5: Cách thức phối hợp trong đào tạo nhân lực Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề tài Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, đa số các doanh nghiệp lựa chọn cách thức phối hợp là hỗ trợ, tiếp nhận thực tập, xếp thứ hai là cung cấp chuyên gia, tiếp đến là xây dựng giáo trình/chương trình đào tạo, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất và không nhiều các doanh nghiệp lựa chọn chuyển giao công nghệ. Đây là điều dễ hiểu khi vấn đề bí mật công nghệ là sự sống còn của doanh nghiệp và các cách thức mà doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn cũng khá là phù hợp trong điều kiện hiện nay. 425
- Biểu đồ 6: Hình thức ưu đãi cho doanh nghiệp khi tham gia phối hợp đào tạo nhân lực nhóm ngành KT-CN Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề tài Có thể khẳng định là các doanh nghiệp hiện nay đã thực sự chủ động trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực ngành KT-CN khi mà đa số các doanh nghiệp (trên 50%) các doanh nghiệp không cần sự hỗ trợ khi tham gia đào tạo, huấn luyện nhân lực. Nhưng nếu được lựa chọn sự hỗ trợ, thì các doanh nghiệp lựa chọn vấn đề rất căn bản đó chính là Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ chứ không phải là các vấn đề quan trọng khác như vốn, ưu đãi thuế… 2.3. Nhận xét chung Trong quá trình thực hiện tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn, các cơ sở GDDHđã từng bước thích nghi với quan điểm, cơ chế hoạt động mới và chủ động thực hiện có hiệu quả các hoạt động như: - Về việc tuyển sinh: Căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ GDĐT, trên cơ sở năng lực thực tiễn của nhà trường, nhu cầu của thị trường lao động và kết quả đầu ra của sinh viên, các cơ sở GDDH chủ động xây dựng đề án tuyển sinh, xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành đào tạo để công khai và báo cáo, giải trình với Bộ GDĐT. Trên cơ sở khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, các cơ sở đào tạo đã có sự điều chỉnh về cơ cấu ngành nghề; nhiều trường đã tập trung vào mở mới và nâng cao chất lượng các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sức khỏe và du lịch là những ngành đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở trong nước cũng như việc dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN. - Về chương trình đào tạo: Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo các trường đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo, trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra theo từng ngành đào tạo. Nếu như trước đây chương trình, giáo trình thường lạc hậu, nhiều nội dung không phù hợp so với thực tiễn (do có nhiều giáo trình được sử dụng hàng chục năm không hề có cập nhật, thay đổi) thì đến nay nhiều cơ sở GDDH đã được chủ động trong việc xây dựng chương trình, thường xuyên rà soát, cập nhật, điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo. Nhiều cơ sở GDDH đã mời các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng, điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo. 426
- Hầu hết các cơ sở GDDH đã tích cực rà soát, điều chỉnh, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Nhiều cơ sở GDĐH phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế: CDIO, POHE, chương trình tiên tiến, chương trình PFIEV, chương trình chất lượng cao và các chương trình liên kết quốc tế khác; bước đầu rà soát chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN-QA. Về quá trình đào tạo: Đào tạo kết hợp với doanh nghiệp được xem là một yêu cầu đột phá của nhiều trường. Một trong những hoạt động hiệu quả để giảm khoảng cách kỹ năng việc làm, nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp là sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở GDDH với các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đào tạo theo đơn đặt hàng, xây dựng chương trình giảng dạy, định hướng nghề nghiệp, tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên, mời doanh nghiệp tham gia vào quá trình giảng dạy (Ví dụ các trường đại học Bách Khoa, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Quốc tế Hồng Bàng, đại học Tôn Đức Thắng…). Sự hợp tác này sẽ giúp sinh viên được thực hành, thực tập, được làm trực tiếp tại đơn vị tuyển dụng trong quá trình đào tạo. Từ đó giúp sinh viên ra trường có việc làm ngay và nhanh chóng thích ứng với từng vị trí công việc cụ thể. Đối với sinh viên nhóm ngành KT-CN, việc rèn luyện kỹ năng nghề, hoạt động thực hành, thực tập là vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, máy móc, thiết bị luôn luôn được cải tiến, nâng cấp và nhiều phát minh, sáng kiến mới. Việc tự chủ trong hoạt động chuyên môn nêu trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng đầu ra của sinh viên nhóm ngành này. Các cơ sở GDDH đã tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; quan tâm hơn đến phát triển các kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển năng khiếu và tính sáng tạo, chủ động hội nhập và chấp nhận cạnh tranh. Tuy nhiên, việc thực hiện tự chủ về hoạt động chuyên môn vẫn có những bất cập như: - Không ít trường đại học công lập vẫn vận hành hệ thống, hoạt động đào tạo theo cung cách, phương thức “bao cấp”, chưa chủ động bắt nhịp với cơ chế tự chủ. - Nhiều nơi mở ngành đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH của đất nước. - Sức ép về chỉ tiêu tuyển sinh dẫn đến khó tránh khỏi những cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học. Có những mã ngành đào tạo (không phải là thế mạnh của nhà trường) không thể tuyển sinh được hoặc tuyển được rất ít. - Thời gian thực hành, thực tập cũng bị hạn chế dẫn đến sinh viên, nhất là sinh viên nhóm ngành KT-CN khó rèn luyện tốt các kỹ năng nghề cần thiết sau khi tốt nghiệp. - Nhiều cơ sở GDĐH vẫn chưa quan tâm đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để đáp ứng quy mô tuyển sinh; đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng 427
- viên cơ hữu chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; nguồn lực tài chính phân tán; chưa đầu tư dự báo thị trường nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa bàn. - Ở nhiều cơ sở GDĐH, việc phối hợp giữa nhà trường với các nhà tuyển dụng, đơn vị sử dụng lao động còn mang tính hình thức, ước lệ. 2.4. Đề xuất giải pháp phối hợp trong đào tạo trình độ đại học nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ 2.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong GDĐH và cải cách thủ tục hành chính; Xây dựng và ban hành văn bản nhằm nâng cao một số biện pháp đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; hợp tác doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước nhằm cập nhật những công nghệ mới áp dụng vào giảng dạy; tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng, chuyên môn vững vàng; khả năng tự học và khả năng sáng tạo; phương pháp, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Đổi mới phương pháp, hình thức quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục đại học có đào tạo nhóm ngành KT-CN: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác đồng bộ các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết nhu cầu sử dụng lao động trình độ đại học nhóm ngành KT-CN. Phát triển các chương trình nghiên cứu về chính sách thị trường lao động, chính sách đào tạo chú trọng thu hút khu vực tư nhân tham gia các hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội, tạo sự phối hợp chặt chẽ từ trách nhiệm các cơ quan nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, người học và xã hội. Đổi mới cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò kiểm soát sang giám sát; đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển sang áp dụng phương thức quản trị của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo. Quy định về xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn thực tập, thực hành, đánh giá các luận văn theo hướng ứng dụng phải có các nhà quản lý, các chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp tham gia. 2.4.2. Nhóm giải pháp về đào tạo Trong thời gian tới, giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng, đặc biệt là trong đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành KT-CN cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng chất lượng đào tạo, cụ thể: Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo đại học đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0: Các cơ sở GDĐH đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo, trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động, doanh nghiệp; xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia của Việt Nam. Phát triển bền vững các chương trình chất lượng cao, theo đó khuyến khích các cơ sở đào tạo nhập khẩu chương trình phù hợp với năng lực và đặc điểm của từng trường tiến tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế; Dự báo nhu cầu nhân lực theo các phân khúc khác nhau để từ đó xác định rõ mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo cụ thể đáp ứng với từng phân khúc lao động của thị trường. Đẩy mạnh kết nối trường ĐH và doanh nghiệp sử 428
- dụng lao động, giúp các cơ sở GDĐH nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo và khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0: Sự thay đổi hiện nay của sản xuất và cơ cấu nhân lực trong thị trường lao động đặt ra nhiều vấn đề đối với giáo dục Việt Nam, đó là cấp thiết tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình và hướng tới chỉ đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. Theo mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở GDĐH với doanh nghiệp là yêu cầu được đặt ra. Mặc dù, vấn đề này đã được đề cập khá lâu nhưng mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; giữa đào tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo vẫn còn rất lỏng lẻo, chỉ được thực hiện một cách tự phát, trên cơ sở các mối quan hệ thân thiện, chứ chưa trở thành phổ biến, chưa trở thành trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Điều này có nguyên nhân về pháp lý và nhận thức. Các cơ sở GDĐH chủ động tiếp cận và đón đầu xu thế CMCN 4.0, triển khai nghiên cứu, sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ, bước đầu áp dụng để đào tạo nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc CMCN 4.0, với việc bám sát các nội dung: Rà soát, điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy trên cơ sở những thành tựu khoa học công nghệ, khoa học giáo dục; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; hợp tác doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước nhằm cập nhật những công nghệ mới áp dụng vào giảng dạy; tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng, chuyên môn vững vàng; khả năng tự học và khả năng sáng tạo; phương pháp, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; ngoại ngữ và các kỹ năng mềm...; Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, tài liệu học tập dùng chung cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên mở (OER - Open Education Resources; OCW- Open Course Ware) của các trường đại học trên thế giới nhằm giúp sinh viên, giảng viên được tiếp cận, cập nhật thông tin, tri thức toàn cầu; Tổ chức triển khai nghiên cứu các tài liệu về CMCN 4.0 và các nguồn tài liệu liên quan khác làm cơ sở cho việc định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có khả năng thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0 và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học. Bổ sung, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên: Chọn, cử giảng viên đủ tiêu chuẩn để đào tạo trình độ tiến sĩ, ưu tiên gửi giảng viên đi đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới. Trong công tác tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học cần được tự chủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thuộc Bộ GDĐT trong toàn bộ quá trình tuyển sinh. Kinh phí cho việc đào tạo tại nước ngoài sẽ được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa ngân sách nhà nước cấp, chi phí do cơ sở giáo dục chi cho người học và chi phí khác do người học tự túc. Mặt khác, cần chọn lọc, đào tạo những sinh viên giỏi, yêu nghề để tạo nguồn nhân lực GV cho các cơ sở đào tạo. Các cơ sở GDĐH cần tự chủ trong việc xây dựng đề án, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thu hút cá nhân có trình độ tiến sĩ đang công tác ở các trường đại học nước ngoài hoặc đang làm việc ngoài các cơ sở đào tạo khác đến làm việc tại đơn vị mình. Cần có sự ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi đối với các tiến sĩ đang công tác tại cơ sở về nhiều mặt như: Tăng thu nhập, ưu tiên về đề tại dự án, tạo điều kiện thuận cho các nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho các tiến sĩ tham gia các hội thảo/hội nghị quốc tế, có thời nghiên cứu ở nước ngoài; có sự cân nhắc ưu tiên trong việc bổ nhiệm các chức danh nhà giáo (giáo sư, phó giáo sư…), vinh danh những cống hiến của các tiến sĩ. 429
- 2.4.3. Nhóm giải pháp về cơ chế phối hợp trong đào tạo và tuyển dụng của doanh nghiệp Nhằm phát huy, tận dụng hiệu quả những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành KT-CN nói riêng thì mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp luôn được nhấn mạnh là yếu tố cốt lõi trong xây dựng hệ thống GDDH gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Để làm được điều này, cần tập trung vào một số giải pháp sau: Thứ nhất, các cơ sở GDĐH phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhóm ngành KT-CN, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng, phát triển chương trình đào tạo với thời lượng sinh viên thực tập, thực hành tại doanh nghiệp không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo. Thứ hai, doanh nghiệp có thể hỗ trợ trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của người học, nâng cao kỹ năng thực hành cho học viên. Gắn kết các đơn vị nghiệp vụ với Nhà trường, cập nhật thực tiễn công tác; tiếp tục và thường xuyên phối hợp, tổ chức hội thảo khoa học với các doanh nghiệpnhằm đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo chuyên ngành đi vào chiều sâu và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Thứ ba, doanh nghiệp cũng hỗ trợ nhà trường trong việc mở rộng trang bị kiến thức pháp luật quốc tế, xu hướng nghề nghiệp; đồng thời tập trung trang bị các kiến thức, kỹ năng mềm về tin học, Internet, tiếng Anh. Những kiến thức này giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp chủ động hơn trong thực tế. Trong đó, cần chú ý là kiến thức về ngoại ngữ với tiếng Anh là căn bản cần đảm bảo thông thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về các vốn từ giao tiếp phổ thông cũng như các vốn từ vựng chuyên ngành. Thứ tư, cần huy động sự tham gia nhiều hơn nữa của các những người làm việc lâu năm có kinh nghiệm đang công tác, làm việc tại các doanh nghiệp có sử dụng sinh viên ngành KT-CN. Sự gắn kết này sẽ giúp quá trình xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo được tính cập nhật, tính thực tiễn và phù hợp với yêu cầu thực tế đáp ứng nguyên lý trong giáo dục đại học: Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn và đào tạo phải xuất phát và gắn với thực tiễn của doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, cần triển khai việc đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo với sự tham gia của các nhà khoa học. Đánh giá chương trình đào tạo là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo. Đây là quá trình đơn vị thực hiện chương trình đào tạo xem xét, đánh giá trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Nhà nước để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác thuộc chương trình đào tạo làm cơ sở để các cơ sở GDDHtiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra và hoàn thành sứ mạng của cơ sở giao dục đại học trong công tác giáo dục, đào tạo. Thứ năm, doanh nghiệp tích cực hơn trong việc phản hồi về nội dung, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, chất lượng nhân lực được đào tạo. Đây là là chủ trương, quy định của Bộ GDĐT đối với các cơ sở GDĐH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GDĐT và tham khảo hoạt động lấy ý kiến phản hồi của doanh nghiệp, các cơ sở GDDH cần căn cứ cụ thể vào đặc điểm của từng ngành cụ 430
- thể trong nhóm ngành KT-CN để đưa ra các hình thức lấy ý kiến phản hồi từ người học cho phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, có kế hoạch và lộ trình khoảng 2 năm tổ chức thẩm định, lấy ý kiến của các chuyên gia, người lao động lâu năm, có kinh nghiệm trong các doanh nghiệp để đánh giá và bổ sung, cập nhật mới các học phần đáp ứng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. Thứ sáu, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng trong quá trình đào tạo thông qua một số các hoạt động: - Chủ động phối hợp, đề xuất với các cơ sở đào tạo tiến hành tổ chức tham quan, thực hành thực tập tại doanh nghiệp cho cả giảng viên và sinh viên.Đảm bảo 100% sinh viên được đi thực tập tại doanh nghiệp và phải hướng đến các doanh nghiệp có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kỷ luật nghiêm, sinh viên được tham gia trực tiếp vào chu trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, rèn luyện ý thức, tác phòng công nghiệp. - Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình hướng nghiệp, tuyển dụng nhân sự, bồi dưỡng kỹ năng mềm và đẩy mạnh sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên. - Chủ động, hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo trong việc thiết kế chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo ngắn hạn với nhà trường theo các đơn hàng cụ thể gắn với tài trợ thiết bị và trao tặng học bổng cho sinh viên. - Cùng với nhà trường tìm kiếm các đơn hàng, tuyển chọn, bồi dưỡng đưa sinh viên đi học tập, thực tập và làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các quốc gia có nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ. 3. Kết luận và khuyến nghị Nguồn nhân lực trình độ đại học nhóm ngành KT-CN là một trong những yếu tố quan trọng để đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và GDDHViệt Nam cần có có sự chuyển biến tích cực theo hướng mở, ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục, công nghệ số, nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường lao động, việc làm. Đây là yếu tố then chốt tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ khả năng tiếp cận và là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục hiện nay. Trên thực tế chưa có nhiều nghiên cứu gắn kết nhu cầu thị trường lao động và kế hoạch đào tạo, trong thời gian tới cần thực hiện nhiều nghiên cứu gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu xã hội về việc sử dụng lao động đào tạo ở các cấp trình độ. 2.1. Đối với Nhà nước, các bộ ngành Trung ương - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong GDĐH và cải cách thủ tục hành chính. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về GDDHmột cách đồng bộ, trong đó có hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, quản lý và giao các đơn vị chức năng và các đơn vị chuyên môn khai thác và sử dụng vào mục đích quản lý, nghiên cứu và hỗ trợ phát triển GDĐH nói chung, nâng cao chất lượng đào tạo nhóm ngành KT-CN nói riêng, đồng thời giúp định hướng lựa chọn ngành học và việc làm cho người học. - Giao nhiệm vụ cho 02 đề tài nghiên cứu cấp quốc gia: (1) Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025; (2) 431
- Nghiên cứu mô hình trường đại học đáp ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Mô hình “Đại học 4.0” giúp cho việc phân tích, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự thích ứng của các cơ sở GDĐH trong việc đáp ứng nhu cầu này. - Phối hợp với Ngân hàng thế giới để triển khai xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn 2035. Trong đó tiến hành những nghiên cứu dự báo về những kỹ năng, ngành nghề mới trọng tâm trong tương lai để đáp ứng sự thay đổi của khoa học công nghệ và phương thức sản xuất do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. - Phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xây dựng và triển khai chương trình Thu hẹp khoảng cách kỹ năng việc làm. Trong đó giải quyết những khoảng trống kỹ năng giữa đào tạo và yêu cầu của thị trường lao động đối với nhân lực trình độ đại học nhóm ngành KT-CN. - Chỉ đạo các cơ sở GDĐH đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo, trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động, doanh nghiệp. Yêu cầu các cơ sở GDĐH tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhu cầu của thị trường lao động đối với các ngành nghề mở mới mà không chỉ dựa vào năng lực của cơ sở đào tạo. 2.2. Đối với các cơ sở GDDH đào tạo nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ - Đầu tư nâng cao năng lực cho các trung tâm hỗ trợ nghề nghiệp, dự báo nguồn nhân lực của mình. Trung tâm của các cơ sở GDĐH là đơn vị mấu chốt, nền tảng để góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH thông qua khảo sát, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động, xu hướng nghề nghiệp, tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp. - Xây dựng nội dung chương trình đào tạo gắn liền với yêu cầu của thị trường lao động. Yêu cầu khi xây dựng chương trình đào tạo cần gắn nội dung chương trình với đòi hỏi của thị trường lao động là nguyên tắc khi xây dựng chương trình. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này lại chưa tốt vì bản thân cơ sở GDDHchưa nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp, hay những thay đổi nhanh nhạy trên thị trường lao động. Chương trình đào tạo cần được cập nhật và linh hoạt nhằm bắt kịp xu hướng của thị trường lao động và yêu cầu sử dụng nhân lực trình độ đại học nhóm ngành KT-CN hiện tại và trong tương lai. Chương trình đào tạo mang tính liên ngành hoặc xuyên ngành, ngành mang tính dẫn dắt thị trường lao động, những ngành phù hợp và phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện quy trình đào tạo cần tăng cường cung cấp kiến thức, kỹ năng thực tiễn cho sinh viên. Lồng ghép việc trang bị kỹ năng việc làm trong các học phần thuộc chương trình đào tạo. Lồng ghép các kỹ năng công nghệ số và kỹ năng chuyển đổi trong các học phần thuộc chương trình đào tạo nhóm ngành KT-CN. - Tăng cường hợp tác giữa cơ sở GDĐH với doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng và sử dụng lao động nhóm ngành KT-CN. Muốn chương trình đào tạo gắn liền với yêu cầu của thị trường lao động , rất cần sự tham gia sâu rộng của doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng và sử dụng lao động vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo cũng như toàn bộ các khâu của quá trình đào tạo. Thêm vào đó, sự hợp tác này cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn, giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với thị trường và nhà tuyển dụng tiềm năng. 432
- 2.4. Đối với đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhân lực nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ - Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhân lực nhóm ngành KT-CN cần nâng cao nhận thức về phối hợp, gắn kết với cơ sở GDDH trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện chương trình giáo dục, tuyển dụng lao động. Việc phối hợp này vừa là thực hiện trách nhiệm xã hội, vừa giúp giảm thiểu chi phí, khai thác tối đa thế mạnh của từng bên, đem lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo. - Bố trí nhân sự, thời lượng và thời điểm thích hợp cho hoạt động thực hành của sinh viên phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên đạt kết quả tốt nhất. - Cử chuyên gia, kỹ sư tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường, hướng dẫn thực hành, thực tập và trực tiếp giảng dạy một số môn trong chương trình đào tạo. - Hỗ trợ nhân lực, cơ sở vật chất và tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục. Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhân lực nhóm ngành KT-CN tham gia hoạt động nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm khoa học, giúp sản phẩm khoa học mang tính thực tiễn hơn, tăng cơ hội khai thác và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất, kinh doanh của chính đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (2013-2018). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học và nguồn dữ liệu thống kê của Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017, 2018, 2019). Báo cáo và nguồn dữ liệu thống kê Kết quả khảo sát và công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2017, 2018, 2019 (sinh viên tốt nghiệp năm 2016,2017,2018). 4. Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai- Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia. 5. Lại Thị Thu Hường và Lê Thị Thu Phương (2019), Đánh giá thực trạng tuyển dụng và sử dụng nhân lực trình độ đại học nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Mô hình dự báo nhu cầu đào tạo trình độ đại học nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Việt Nam”. 6. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2019), Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp bài toán xác định cung – cầu trong kỷ nguyên số 4.0, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Mô hình dự báo nhu cầu đào tạo trình độ đại học nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Việt Nam”. 7. Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học địa phương. Tạp chí Giáo dục, số 434, tr. 35-39. 433
- 8. Trần Quốc Toản (2018), Một số vấn đề về cơ chế tự chủ của các trường đại học, Hội đồng Lý luận Trung ương. 9. Viện Khoa học ứng dụng Trường Đại ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) (2019), Chia sẽ hoạt động kết nối doanh nghiệp của viện khoa học ứng dụng Hutech, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Mô hình dự báo nhu cầu đào tạo trình độ đại học nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Việt Nam”. 10. Sabine Pfeiffer (2015), Effects of Industry 4.0 on vocational education and training. University of Hohenheim, pages 5-25. Institute of Technology Assessment. 11. Tessaleno Devezas, João Leitão, Askar Sarygulov, In “Industry 4.0: Entrepreneurship and Structural Change in the New Digital Landscape”, Springer International Publishing AG, Switzerland. 434
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các trường, khoa sư phạm với các trường phổ thông và mầm non trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục sau 2015
264 p | 191 | 50
-
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC CÓ HIỆU QUẢ
0 p | 210 | 29
-
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình
150 p | 184 | 26
-
Kinh tế quốc tể - Chương 6
18 p | 163 | 18
-
Bài giảng Sự phối hợp giữa các cơ quan trong tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri - Lương Anh Tế
22 p | 106 | 6
-
Phát triển năng lực hợp tác ở người học thông qua dạy học theo dự án
3 p | 10 | 4
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin
9 p | 14 | 4
-
Triển khai mô hình đào tạo nghề phối hợp tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế Lilama
10 p | 7 | 3
-
Thực tập sư phạm – bài toán còn nhiều ẩn số
6 p | 7 | 2
-
Nhóm từ ngữ thông tục trong Tiếng Việt và một vài đặc điểm của từ thông tục mẹ
7 p | 44 | 2
-
Hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm - kết nối với doanh nghiệp
6 p | 46 | 2
-
Xây dựng quan hệ đối thoại và đối tác với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo
8 p | 45 | 2
-
Giải pháp tăng cường phối hợp giữa Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An với cơ sở mầm non ngoài công lập trong hoạt động thực hành, thực tập sư phạm
3 p | 3 | 2
-
Giảng dạy chuyên ngành kiến trúc trong kỷ nguyên công nghệ - Thực trạng và giải pháp
11 p | 35 | 1
-
Khắc phục quan niệm sai lệch của sinh viên nhờ tiến trình dạy học phối hợp giữa kiểu “thông báo - tái hiện” với kiểu “đặt vấn đề - giải quyết từng phần” để nâng cao hiệu quả dạy học khái niệm công cơ học
5 p | 60 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn