Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG KÉO DÃN<br />
ĐỐT SỐNG CỔ SỬ DỤNG LUẬT ĐIỀU KHIỂN PID<br />
<br />
Phạm Văn Hòa*, Trần Công Thìn,<br />
Đặng Việt Hùng, Vũ Ngọc Tuấn<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả trong việc nghiên cứu thiết kế hệ thống<br />
kéo dãn đốt sống cổ, trên cơ sở phân tích nguyên tắc của luật điều khiển PID để xây<br />
dựng hệ thống điều khiển động cơ kéo. Giải pháp đã được mô phỏng trên MatLab,<br />
thử nghiệm thực tế để lựa chọn các hệ số điều khiển phù hợp với yêu cầu đặt ra, có<br />
thể thực hiện trên các hệ vi điều khiển cấu hình và giá thành thấp sẵn có trên thị<br />
trường hiện nay.<br />
Từ khóa: Kéo dãn, đốt sống cổ, Điều khiển PID.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Gần đây, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về đốt sống cổ trên thế giới nói chung và<br />
ở Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh<br />
hưởng không nhỏ đến chất lượng sống và làm việc của con người. Nhiều nước phát<br />
triển đã nghiên cứu các giải pháp, chế tạo các hệ thống, thiết bị dựa trên các tác<br />
nhân vật lý khác nhau nhằm ngăn chặn và điều trị các bệnh này. Trong đó, yếu tố<br />
cơ bản và đạt hiệu quả điều trị cao nhất là tác nhân kéo cơ học, có thể kết hợp với<br />
các tác nhân hỗ trợ khác. Lực kéo dãn có tác dụng làm dãn cơ, giảm co cứng và cắt<br />
đứt cơn đau. Việc sử dụng lực kéo luôn phải tuân thủ chặt chẽ các phác đồ và quy<br />
định trị liệu như: giữ ổn định lực kéo, không được tăng hay giảm lực kéo quá đột<br />
ngột, luôn duy trì khoảng thời gian nghỉ giữa các bước... [1]. Bài báo sẽ trình bày<br />
một giải pháp thiết kế hệ thống kéo dãn đốt sống cổ, sử dụng luật điều khiển PID<br />
(Propotional Integral Derivative) để xây dựng hệ thống điều khiển động cơ kéo.<br />
2. LUẬT PID VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC<br />
2.1. Cấu trúc hệ điều khiển PID<br />
<br />
<br />
K p .e(t )<br />
<br />
<br />
t<br />
r (t ) e(t ) u (t ) y (t )<br />
Ki . e(t ).dt<br />
0<br />
<br />
<br />
de(t)<br />
Kd .<br />
dt<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ điều khiển động cơ một chiều theo luật PID [2,3,5].<br />
<br />
<br />
96 P.V. Hòa, Tr.C. Thìn, Đ.V. Hùng, V.N. Tuấn, “Giải pháp thiết kế …. điều khiển PID.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Sơ đồ hệ thống điều khiển sử dụng luật PID thể hiện như trên hình 1, gồm ba<br />
thành phần như tên gọi của nó: P (proportional) tạo ra tín hiệu điều khiển tỷ lệ với<br />
sai lệch, I (integral) tạo tín hiệu điều khiển tỉ lệ với tích phân theo thời gian của sai<br />
lệch, D (derivative) tạo tín hiệu điều khiển tỉ lệ với vi phân theo thời gian của sai<br />
lệch. Trong đó, r(t) là tín hiệu đầu vào mong muốn, y(t) là đáp ứng đầu ra đạt<br />
được, u(t) là tín hiệu điều khiển và e(t) = r(t) – y(t).<br />
Thành phần tỷ lệ P:<br />
Tín hiệu điều khiển theo luật tỷ lệ được hình thành theo công thức [2,3]:<br />
u(t ) K p .e(t ) (1)<br />
trong đó: Kp là hệ số khuếch đại.<br />
Tín hiệu ra của khâu P luôn luôn trùng pha với tín hiệu vào, do đó ưu điểm là có<br />
tác động nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của khâu tỷ lệ là khi hệ số tỷ lệ Kp càng<br />
lớn thì càng gây ra hiện tượng đầu ra vượt quá mức mong muốn (gây sai lệch tĩnh),<br />
làm cho hệ thống kém ổn định, nhiều trường hợp gây mất ổn định.<br />
Thành phần tích phân I:<br />
Theo luật tích phân, tín hiệu điều khiển được xác định theo biểu thức [2,3]:<br />
t t<br />
1<br />
u (t ) Ki . e(t ).dt e(t ).dt (2)<br />
0<br />
Ti 0<br />
trong đó: Ki là hệ số điều khiển tích phân, Ti=Kp/Ki là hằng số thời gian tích phân.<br />
Giá trị điều khiển u(t) chỉ đạt được giá trị xác lập (quá trình điều khiển đã kết<br />
thúc) khi sai số e(t) = 0, do đó ưu điểm là triệt tiêu được sai lệch tĩnh. Tuy nhiên,<br />
do tín hiệu sau khâu tích phân luôn chậm pha so với tín hiệu vào một góc /2, tức<br />
có tác động chậm. Đây cũng chính là nhược điểm của khâu tích phân.<br />
Thành phần vi phân D:<br />
Thành phần vi phân có tính chất ngược với thành phần tích phân. Tín hiệu điều<br />
khiển đưa ra tỷ lệ với sự thay đổi của sai lệch e theo biểu thức [2,3]:<br />
de(t) de(t)<br />
u (t ) Kd . K p .Td . (3)<br />
dt dt<br />
trong đó: Kd là hệ số điều khiển vi phân, Td=Kp/Kd là hằng số thời gian vi phân.<br />
Thành phần D chỉ đưa ra tín hiệu điều khiển khi có sự biến thiên của sai lệch<br />
đầu vào e. Khi e là hằng số thì thành phần vi phân không có tác dụng. Thành phần<br />
vi phân đưa ra tín hiệu điều khiển dựa trên sự biến thiên về hướng và tốc độ sai<br />
lệch e(t). Tác động của tín hiệu điều khiển D đáp ứng nhanh với sự thay đổi của sai<br />
lệch, nên cũng khá nhạy cảm với nhiễu. Tín hiệu điều khiển đạt kết quả cao khi dự<br />
đoán tốt sai lệch xảy ra ở giai đoạn sau. Do đó, hằng số thời gian vi phân Td không<br />
được lớn quá so với thời gian những lần thay đổi sai lệch e(t). Do vậy Td phải được<br />
giới hạn bởi thời gian Ti và thỏa mãn yêu cầu Td