Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT<br />
GÂY NHIỄU HIỆU QUẢ CHO THIẾT BỊ CHẾ ÁP UAV ORBITER-2<br />
Trần Đình Lâm1*, Trần Việt Hải1, Cao Văn Thắng2, Hoàng Văn Phương3<br />
Tóm tắt: Bài báo đề xuất giải pháp thiết kế hệ thống và tính toán xác định công<br />
suất chế áp hiệu quả cho thiết bị gây nhiễu đối với kênh truyền dữ liệu downlink các<br />
hệ thống mini UAV. Việc thiết kế hệ thống và xác định công suất gây nhiễu hiệu quả<br />
cho thiết bị chế áp được phân tích, đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với các<br />
tham số đặc trưng của một hệ thống mini UAV điển hình (UAV Orbiter-2) bao gồm<br />
dải tần làm việc, băng thông, công suất phát kênh downlink của UAV, cự li hoạt<br />
động và địa hình thực tế triển khai thử nghiệm thiết bị gây nhiễu. Việc xác định<br />
công suất gây nhiễu hiệu quả cho thiết bị được kiểm chứng bằng phần mềm mô<br />
phỏng RF chuyên dụng. Phương pháp tính toán xác định và kiểm chứng kết quả này<br />
là bước cơ bản quan trọng ban đầu trong một quy trình thiết kế, chế tạo thiết bị chế<br />
áp các hệ thống mini UAV.<br />
Từ khóa: Chế áp UAV; Giải pháp thiết kế hệ thống; Công suất gây nhiễu hiệu quả.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mini MUAV là hệ thống thiết bị bay không người lái UAS (Unmanned Aerial System)<br />
được nhiều nước có nền khoa học tiên tiến nghiên cứu, chế tạo làm phương tiện quan sát, thu<br />
thập chỉ thị mục tiêu phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng. Cấu trúc hệ thống UAS<br />
bao gồm các mini UAV và trạm điều khiển, thu thập dữ liệu mặt đất GCS (Ground Control<br />
Station). Cấu trúc tổng quát của một hệ thống UAS được minh họa trong hình 1 [4].<br />
<br />
<br />
<br />
Down-link<br />
Up-link<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cấu hình hệ thống UAS MUAV [4].<br />
Xây dựng được giải pháp chế áp loại mini UAV này có ý nghĩa quan trọng trong việc<br />
hoàn thiện được các giải pháp tác chiến điện tử đối phó với một số loại UAV của đối<br />
phương trong chiến tranh hiện đại. Đồng thời, qua đó có thể đánh giá được khả năng<br />
chống nhiễu của UAV, làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ loại UAV<br />
này khỏi tác chiến điện tử của đối phương.<br />
Việc nghiên cứu, xây dựng giải pháp thiết kế hệ thống của thiết bị, trong đó, xác định<br />
đặc tính nhiễu, phổ nhiễu, công suất thiết bị gây nhiễu là tham số quan trọng quyết định tới<br />
hiệu quả gây nhiễu lên hệ thống UAV. Trên cơ sở phân tích đánh giá các giải pháp thiết kế<br />
các thiết bị gây nhiễu vô tuyến, bài báo đề xuất giải pháp thiết kế thiết bị gây nhiễu phù<br />
<br />
<br />
96 T. Đ. Lâm, …, H. V. Phương, “Giải pháp thiết kế hệ thống … chế áp UAV Orbiter-2.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hợp với hệ thống mini UAV này. Bố cục của bài báo như sau: Đánh giá, lựa chọn giải<br />
pháp thiết kế thiết bị gây nhiễu sẽ được trình bày trong mục 1. Mục 2 tiến hành tính toán,<br />
mô phỏng các tham số của thiết bị. Mục 3 sẽ đánh giá hiệu quả gây nhiễu, kết luận và đề<br />
xuất hướng phát triển tiếp theo.<br />
2. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG<br />
2.1. Mô hình kênh truyền downlink một hệ thống mini MUAV<br />
Hệ thống MUAV với chức năng trinh sát, chỉ thị tọa độ, hình ảnh mục tiêu, có đặc<br />
điểm kết nối vô tuyến bao gồm 2 kênh liên lạc đường lên (Up-link) và đường xuống<br />
(Downlink) như được mô tả trong hình 2.<br />
From PGCS Ommi (UHF) Command UHF Command<br />
Airborne Antenna Receiver UMAS<br />
Up-link<br />
Telemetry<br />
Video Downlink<br />
To PGCS Ommi (S) &Telemetry S-Band<br />
Video Payload<br />
Airborne Antenna Transmitter<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối chức năng kết nối vô tuyến hệ thống MUAV Orbiter-2.<br />
Kênh downlink thực hiện kết nối vô tuyến để truyền các thông tin trạng thái máy bay<br />
(tốc độ, tọa độ, các thông số khí động học…) và tọa độ, hình ảnh mục tiêu mà camera<br />
quan sát, thu thập được về trạm mặt đất. Trên cơ sở đó, trạm mặt đất sẽ tiến hành điều<br />
khiển máy bay và cung cấp các thông tin, dữ liệu mục tiêu cho các hệ thống hỏa lực được<br />
kết nối với nó. Đặc điểm kênh truyền này đối với UAV Orbiter-2 thường hoạt động trong<br />
dải tần 2 – 4 GHz, truyền tín hiệu điều chế số như FSK tốc độ 4 Mbits/s trở lên, nhảy tần<br />
trong dải phổ có độ rộng 100 MHz quanh tần số trung tâm, thông lượng và tốc độ dữ liệu<br />
truyền xuống là lớn và liên tục [4]. Với những đặc trưng tín hiệu và phổ tần như vậy,<br />
phương pháp gây nhiễu đề xuất cho thiết bị là nhiễu trượt (với độ rộng phổ ít nhất 100<br />
MHz) ngẫu nhiên quanh tần số trung tâm.<br />
2.2. Xây dựng giải pháp hệ thống cho thiết bị gây nhiễu<br />
Một số giải pháp hệ thống cho phương pháp gây nhiễu trượt điều tần hỗn loạn quanh<br />
tần số trung tâm với độ rộng phổ ≥ 100 MHz như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối thiết bị gây nhiễu mobile phone [8].<br />
[8] đề xuất giải pháp thiết kế trong đó nhiễu được kết hợp với sóng mang tại cao tần<br />
RF trước khi khuếch đại công suất và phát xạ qua anten như được mô tả trong hình 3. Giải<br />
pháp này sử dụng phương pháp điều chế nhiễu trực tiếp vào sóng mang trước khi thực hiện<br />
khuếch đại công suất để đưa ra anten. Khó khăn của giải pháp này nằm ở khối tạo nhiễu<br />
khi yêu cầu độ rộng phổ nhiễu lên tới 100 MHz, có tính ngẫu nhiên cao trước khi kết hợp<br />
với sóng mang để phát xạ ra không gian. Có thể sử dụng công nghệ tương tự hoặc công<br />
nghệ số để tạo ra nguồn nhiễu này. Trong khi công nghệ tương tự thực thi khá đơn giản<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 53, 02 - 2018 97<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
nhưng độ tin cậy, chính xác và độ linh động không cao thì công nghệ số (FPGA, DSP …)<br />
lại yêu cầu hệ thống hoạt động ở tần số clock khá cao, cần phải thiết kế các bộ lọc số tiêu<br />
tốn tài nguyên.<br />
Trong khi đó [1] và [3] đề xuất giải pháp tạo nhiễu trực tiếp từ phần tử dao động sóng<br />
mang của thiết bị gây nhiễu. Đây là giải pháp phổ biến được sử dụng gây nhiễu các băng<br />
tần cố định như di động, GPS, 3G và Bluetooth như được minh họa trong hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ khối thiết bị gây nhiễu mobile phone, bluetooth [3].<br />
Giải pháp này khá đơn giản cho việc thực thi phần cứng khi công nghệ analog được áp<br />
dụng cho hầu hết cá phần tử như phần tử tạo nhiễu trắng, tạo xung răng cưa, mạch kết hợp<br />
cũng như VCO. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ áp dụng tốt khi tần số và băng thông gây<br />
nhiễu là cố định, không thay đổi trong khi hoạt động. Do đó, nếu yêu cầu thiết bị có khả<br />
năng thay đổi tần số, băng thông gây nhiễu trong một dải rộng 2-3 GHz như đối với hệ<br />
thống Orbiter-2 thì giải pháp này có nhiều khó khăn về khả năng điều chỉnh mạch điều<br />
khiển VCO tới giá trị chính xác nhất định và độ rộng băng thông gây nhiễu mong muốn.<br />
Vì vậy, bài báo đề xuất giải pháp áp dụng công nghệ số thực thi phần tạo tín hiệu nhiễu<br />
ngẫu nhiên và mạch điều hưởng tần số trung tâm cho hệ thống thiết bị gây nhiễu theo mô<br />
hình sơ đồ khối do [1] và [3] đề xuất. Khi đó, giải pháp thiết kế hệ thống phần cứng cho<br />
thiết bị gây nhiễu được đề xuất như minh họa trong hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ khối thiết bị gây nhiễu MUAV.<br />
- Miền số (digital) được thực thi trên công nghệ FPGA thực hiện 3 chức năng chính.<br />
Module điều khiển thiết lập tần số trung tâm VCO thực hiện tính toán đưa ra giá trị đầu ra<br />
DAC hợp lí để sau khi khuếch đại bởi tầng KĐ được giá trị điện áp DC tương ứng với giá<br />
trị tần số trung tâm của VCO theo mong muốn. Module tạo xung răng cưa cho phép tạo<br />
xung răng cưa có biên độ, tần số tương thích với tốc độ nhảy tần và độ rộng băng thông tín<br />
hiệu mong muốn đầu ra VCO. Module tạo nhiễu ngẫu nhiên thực hiện tạo tín hiệu nhiễu<br />
trắng để khi kết hợp với tín hiệu răng cưa thực hiện ngẫu nhiên hóa quy luật nhảy tần trong<br />
phạm vi băng thông của VCO.<br />
- Miền Analog & RF thực hiện chức năng tạo ra tín hiệu cao tần nhiễu trượt ngẫu<br />
nhiên xung quanh tần số trung tâm và băng thông mong muốn bởi VCO và khuếch đại lên<br />
công suất mong muốn bởi khối KĐCS trước khi phát xạ ra không gian thông qua anten.<br />
Với giải pháp thiết kế và công nghệ được áp dụng như đề xuất, hệ thống khắc phục<br />
được các nhược điểm trong [1] và [3] cho phép linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh tần số và<br />
<br />
<br />
98 T. Đ. Lâm, …, H. V. Phương, “Giải pháp thiết kế hệ thống … chế áp UAV Orbiter-2.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
băng thông gây nhiễu mong muốn cũng như thay đổi tốc độ nhảy tần phù hợp với các ứng<br />
dụng khác nhau. Thực hiện giải pháp FPGA cho phép thay đổi tham số hệ thống một cách<br />
linh hoạt, thuận tiện trong việc cải tiến và mở rộng thiết kế cho phù hợp với các ứng dụng<br />
khác nhau.<br />
2.3. Xác định công suất gây nhiễu hiệu quả đối với hệ thống MUAV<br />
Thiết bị phát kênh downlink của UAV có công suất 2,5W dùng anten Ommi có độ lợi 2<br />
dBi, cự ly hoạt động khoảng 30 Km [4], tuy nhiên, với thực tế triển khai bay của hệ thống<br />
này thường tiến hành trong phạm vi 3 km trong tầm nhìn thẳng, trần bay tối đa 500m.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mối quan hệ BER và J/S trong truyền thông tin số [2]<br />
Đối với một hệ thống thông tin số như MUAV, chất lượng thông tin được đánh giá bởi<br />
tham số tỷ lệ lỗi bít BER (Bit Error Rate), và do đó, hiệu quả gây nhiễu của thiết bị lên hệ<br />
thống này cũng được đánh giá thông qua BER. Theo [1, 2], một hệ thống thông tin số được<br />
cho là bị ảnh hưởng chế áp không thể khôi phục thông tin khi BER > 33%. Để đạt được<br />
BER > 33% thì tỷ lệ công suất nhiễu (PJ) so với công suất tín hiệu (PS) tại đầu thu trạm mặt<br />
đất là 0dB (PJ = PS) như minh họa trong hình 6 [2]. Như vậy, bài toán đặt ra với hệ thống<br />
MUAV Orbiter-2 có công suất và cự li hoạt động nhất định, với cự li gây nhiễu cho phép<br />
ta cần tính toán công suất phát cho thiết bị gây nhiễu để có thể gây nhiễu một cách hiệu<br />
quả nhất. Với việc tính toán để áp dụng cho điều kiện thử nghiệm thực tế UAV hoạt động<br />
ở cự li 3000m, trần bay tối đa 500m thì khoảng cách gây nhiễu áp dụng cho bài toán có thể<br />
coi xấp xỉ bằng cự li hoạt động của UAV (3000 m). Công suất phát và cự li hoạt động của<br />
UAV là những tham số chính làm cơ sở để tính toán tham số công suất và cự li gây nhiễu<br />
hiệu quả của thiết bị theo lí thuyết chế áp điện tử như sau [1, 2, 7, 9, 10]:<br />
Tỷ số công suất tín hiệu kênh downlink từ UAV và công suất nhiễu chế áp tại đầu thu<br />
anten trạm mặt đất (tính theo dB) được xác định theo công thức (1) [2]<br />
⁄ = − − + + − (1)<br />
Trong đó:<br />
- J là công suất nhiễu tại đầu thu anten trạm mặt đất;<br />
- S là công suất tín hiệu kênh downlink tại đầu thu anten trạm mặt đất;<br />
- ERPJ là công suất phát xạ hiệu dụng thiết bị chế áp;<br />
- ERPS là công suất phát xạ hiệu dụng của UAV;<br />
- LOSSJ là suy hao trong không gian theo cự li của nhiễu chế áp;<br />
- LOSSS là suy hao trong không gian theo cự li của tín hiệu phát từ UAV;<br />
- GRJ là độ lợi anten thu trạm mặt đất đối với hướng tín hiệu tới từ thiết bị chế áp;<br />
- GR là độ lợi anten thu trạm mặt đất đối với hướng tín hiệu tới từ UAV.<br />
Vì GCS dùng anten vô hướng để thu tín hiệu kênh truyền downlink nên độ lợi của nó<br />
đối với các nguồn tín hiệu từ các hướng là như nhau, do đó, trong công thức (1) thì GRJ =<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 53, 02 - 2018 99<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
GR. Các đại lượng suy hao kênh truyền (LOSSJ và LOSSS) trong địa hình thử nghiệm được<br />
xác định là đồi núi độ cao trung bình, mật độ cây cối che khuất là vừa phải (Địa hình thực<br />
tế khi triển khai thử nghiệm) được xác định theo công thức tổng quát (2) [11, 12].<br />
= + 10g + + + (2)<br />
Trong (2), f là tần số tính theo MHz, còn d là khoảng cách từ thiết bị phát tới anten thu<br />
tính theo mét, d0 = 100 m. Xf và Xh lần lượt là các hệ số hiệu chỉnh suy hao theo tần số và<br />
độ cao anten thu. Còn tham số s là hệ số suy hao do ảnh hưởng của các vật cản trong phạm<br />
vi tuyền sóng (chủ yếu là cây cối) và có giá trị trong khoảng 8,2 ÷ 10,6 dB. Ở đây, do<br />
UAV hoạt động ở độ cao 500m nên được coi như không bị ảnh hưởng của tham số s. Các<br />
tham số trong (2) được xác định như sau [11]:<br />
= 20 (3)<br />
và = − ℎ + (4)<br />
Áp dụng (2) để tính suy hao đường truyền đối với các tín hiệu phát từ UAV và từ thiết bị<br />
gây nhiễu tới trạm GCS của hệ thống UAV như sau:<br />
= + 10g + + (5)<br />
<br />
= + 10g + + + (6)<br />
Trong (5) và (6), dUAV và djammer là cự li truyền sóng tầm nhìn thẳng từ UAV và máy<br />
phát nhiễu về trạm GCS. Cũng theo [11], tham số g được xác định đối với địa hình đối núi<br />
tương đối phẳng, mật độ cây cối vừa phải nên bộ tham số a = 3,6; b = 0,005 và c = 20<br />
được áp dụng cho công thức (4). Khi đó, g = 5,55. Để xác định mối quan hệ cự li và công<br />
suất gây nhiễu hiệu quả ta cũng tính cho trường hợp suy hao lớn nhất do ảnh hưởng địa<br />
hình lên kênh gây nhiễu, tức là tính toán cho trường hợp tham số s lớn nhất bằng 10,6 dB.<br />
Như trên đã xác định, công suất phát UAV là 2,5 Watt với anten có độ lợi 2 dBi, vì vậy,<br />
công suất phát xạ hiệu quả của UAV là ERPS = 36 dBm với cự li hoạt động là 3000 m. Áp<br />
dụng tất cả các kết luận trên vào công thức (1) ta xác định được mối quan hệ:<br />
<br />
⁄ = − 55,5 log − 36 + 55,5 30 − 10,6<br />
<br />
⁄ = − 55,5log ( ) + 146,4 (7)<br />
Như đã kết luận ở trên, để gây nhiễu hiệu quả đối với hệ thống thì tỷ lệ lỗi bít BER ≥<br />
33%, kéo theo tỷ số J/S trong (7) phải đạt tối thiểu là 0 dB. Vì vậy, ta xác định được mối<br />
quan hệ giữa công suất và cự li gây nhiễu hiệu quả của thiết bị gây nhiễu đối với hệ thống<br />
UAV như biểu diễn trong công thức sau.<br />
− 55,5log ( ) + 146,4 = 0 (8)<br />
trong đó, ERPJ được tính theo dBm, djammer được tính theo mét.<br />
3. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br />
Mục này sẽ tiến hành mô phỏng đánh giá độ tin cậy của mối quan hệ giữa cự li và<br />
công suất gây nhiễu của thiết bị gây nhiễu cũng như hiệu quả gây nhiễu lên hệ thống<br />
MUAV thông qua tham số BER của phép mô phỏng. Mô hình mô phỏng được xây dựng<br />
trên phần mềm SystemVue của hãng Keysight Technologies, là phần mềm chuyên dụng<br />
cho mô phỏng thiết kế các hệ thống thông tin vô tuyến. Mô hình mô phỏng kênh downlink<br />
của UAV dưới tác động của nhiễu và môi trường truyền sóng được mô tả trong hình 7.<br />
<br />
<br />
100 T. Đ. Lâm, …, H. V. Phương, “Giải pháp thiết kế hệ thống … chế áp UAV Orbiter-2.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Modulate & Transmit Noise & Channel Receive & Demodulate<br />
<br />
<br />
<br />
Ta ps<br />
Freq DEMAPPER<br />
Freq Ph ase<br />
Im Ph ase QUAD<br />
Amplifier Noise Channel Q Im ••• • • • No de<br />
••• ••• Q OUT Ou t DeMod I<br />
11010 ••• ••• Mod Density Amp Re<br />
••• ••• Bi ts<br />
OUT<br />
Amp<br />
MAPPER Re C3 {CommsChannel@Data Flow Models}<br />
A2 A1 D1 R1 D2<br />
B1 M1 C1 M2 FCarrier=2400MHz<br />
FCarrier=2400MHz<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TEST<br />
<br />
REF<br />
<br />
<br />
B2 {BER_FER@Data Flow Models}<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Compare Input vs<br />
Output for BER curves<br />
<br />
synchronize the BER reference<br />
<br />
Hình 7. Mô hình kênh thông tin downlink dưới tác động của nhiễu và kênh truyền.<br />
Kết quả mô phỏng dùng để đánh giá độ tin cậy của biểu thức (8) đảm bảo điều kiện tỷ<br />
số J/S = 0 dB tại đầu thu trạm mặt đất (tức là tỷ lệ lỗi bít BER 0,33) khi thay đổi công<br />
suất theo cự li gây nhiễu tương ứng, tức là biểu thức (8) luôn đúng khi hai tham số ERPJ<br />
và djammer biến thiên. Từ công thức (8) ta thiết lập được một bộ các tham số đầu vào mô<br />
phỏng ERPJ và djammer (ký hiệu Pi và Di , i = 1÷ 4) như trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Bộ tham số công suất phát, cự li gây nhiễu mô phỏng tham số BER.<br />
<br />
ERPJ (dBm) 20,1 (P1) 36,8 (P2) 46,6 (P3) 55,5 (P4)<br />
djammer (m) 1000 (D1) 2000 (D2) 3000 (D3) 4000 (D4)<br />
Trong các phép mô phỏng, tham số công suất phát nhiễu thay đổi 10 dB xung quanh<br />
giá trị danh định, đảm bảo tỷ số J/S (SNR đầu vào) thay đổi trong dải (-5 ÷ 5) dB để đánh<br />
giá tham số BER đầu ra trạm thu. Vì vậy, các đồ thị kết quả mô phỏng thể hiện mối quan<br />
hệ giữa BER và SNR khi công suất phát nhiễu thay đổi. Hay nói cách khác là sự phụ thuộc<br />
của BER vào công suất phát nhiễu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. BER cho bộ tham số P1, D1. Hình 9. BER cho bộ tham số P2, D2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. BER cho bộ tham số P1, D1 Hình 11. BER cho bộ tham số P2, D2.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 53, 02 - 2018 101<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
0.42<br />
0.4<br />
0.38<br />
P1vsD<br />
0.36 1<br />
0.34 P2vsD<br />
2<br />
0.32 P3vsD<br />
0.3 3<br />
0.28<br />
0.26<br />
0.24<br />
0.22<br />
0.2<br />
0.18<br />
-6 -4 -2 0 2 4 6<br />
Hình 12. BER cho tất cả các bộ tham số Pi Di , i = 1÷4.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Các kết quả mô phỏng như minh họa trong các hình 8÷12 cho thấy rằng với các bộ<br />
tham số công suất phát nhiễu Pi và cự li gây nhiễu Di đảm bảo tỷ số J/S (hay SNR) tại đầu<br />
thu bằng 0 dB (J = S) thì tham số BER dao động trong khoảng 0.305 ÷ 0.318, giá trị này<br />
đảm bảo gây nhiễu cho hệ thống không có khả năng hồi phục.<br />
Như vậy về mặt thiết kế, bằng cách cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ số đã đề<br />
xuất được giải pháp thiết kế phần cứng để thực thi giải pháp gây nhiễu hệ thống UAV<br />
Orbiter-2 hoạt động trên dải tần và băng thông rộng. Ngoài ra, giải pháp đề xuất còn có<br />
tính linh hoạt mềm dẻo trong việc thay đổi thông số, cải tiến và nâng cấp một cách dễ dàng<br />
hơn cho các ứng dụng khác nhau. Việc tính toán, mô phỏng đánh giá kết quả về tham số<br />
công suất gây nhiễu hiệu quả với các cự li gây nhiễu khác nhau có ý nghĩa quan trọng<br />
trong việc lựa chọn phần cứng phù hợp với yêu cầu đặt ra.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. D.S. Madara et al, “Design and Testing of a Mobile-Phone-Jammer,” Innovative<br />
Systems Design and Engineering, ISSN 2222-1727, Vol.7, No.7, 2016.<br />
[2]. David L. Adamy, “EW Against a New Generation of Threats,” Artech house, 685<br />
Canton Street Norwood, MA 02062, ISBN 13: 978-1-60807-869-1, 2015.<br />
[3]. A. S.H. Abdul-Rahman, “Dual Band Mobile Jammer for GSM 900 & GSM 1800,”<br />
Faculty of Engineering Department of Electrical Engineering, JUST.<br />
[4]. AERONAUTICS, “Orbiter 2-description and operation manual,” Oct 2011.<br />
[5]. Calculation of free-space attenuation, Recommendation ITU-R P.525-3, Sep 2016<br />
[6]. Y. S. Almashhadani, “BER Performance of M-ary FSK Modulation over AWGN and<br />
Rayleigh Fading Channels,” Journal of Babylon University/Engineering Sciences/<br />
No.(4)/ Vol.(25): 2017.<br />
[7]. Janette D. Hooper, “Communication Electronic Countermeasures: An overview”,<br />
Defense Research Establichment Ottawa, Canada, Dec 1990.<br />
[8]. Adil H. M. Aldlawie & Ghassan A. QasMarrogy, “Performance evaluation of the<br />
effect of noise power jammer on the mobile bluetooth network”, International<br />
Journal of Computer Networks & Communications (IJCNC) Vol.6, No.5, September<br />
<br />
<br />
102 T. Đ. Lâm, …, H. V. Phương, “Giải pháp thiết kế hệ thống … chế áp UAV Orbiter-2.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2014.<br />
[9]. Narciso A Vingson, Jr. Vaqar Muhammad, “Model to calculate the effectiveness of<br />
an airborne jammer on analog communications,” Naval postgraduate school, Sep<br />
2005.<br />
[10]. Jaber A. Kakar, “UAV Communications: Spectral Requirements, MAV and SUAV<br />
Channel Modeling, OFDM Waveform Parameters, Performance and Spectrum<br />
Management,” Virginia Polytechnic Institute and State University, May 2015.<br />
[11]. S. Dinesh et al, “A Survey on Path Loss Models Used In Wireless Communication<br />
System Design,” International Journal of Recent Trends in Engineering and<br />
Technology, Vol. 3, No. 2, May 2010.<br />
[12]. Sachin S. Kale, A.N. Jadhav, “An Empirically Based Path Loss Models for LTE<br />
Advanced Network and Modeling for 4G Wireless Systems at 2.4 GHz, 2.6 GHz and<br />
3.5 GHz,” IJAIEM 2013.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SYSTEM DESIGN SOLUTION AND EFECTIVE POWER DETERMINATION<br />
FOR UAV ORBITER-2 JAMMING EQUIPMENT<br />
In the paper, a system design solution is proposed and the effective power of<br />
jamming equipment that is targeted to interfere the downlink channel of mini UAV<br />
systems is determined. System design and effective power determination for the<br />
jammer is analyzed in close relation to the unique parameters of mini UAV system,<br />
e.g. MUAV Orbiter-2, such as working frequency range, bandwidth, downlink<br />
power, operational range and terrain that actually deployed equipment.<br />
Determination of effective jamming power for the equipment is verified by dedicated<br />
RF emulation software. This method of determining and verifying the result is an<br />
important initial step in a process of designing and manufacturing a mini UAV<br />
jamming transmitter.<br />
Keywords: UAV jamming; System design solution; Effective interfered power.<br />
<br />
Nhận bài ngày 08 tháng 9 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 12 tháng 10 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 02 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Viện Điện tử, Viện KH-CN quân sự;<br />
2<br />
Khoa Tổ chức thông tin, Trường Sĩ quan Thông tin;<br />
3<br />
Học Viện Phòng không - Không quân.<br />
*<br />
Email: lamtdvt@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 53, 02 - 2018 103<br />