intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp trong công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng những hoạt động thiết thực bổ trợ các kỹ năng của sinh viên khi trở thành “tân binh”, hỗ trợ học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, và các hoạt động thường niên khác công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên của Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên đã trở nên gần gũi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp trong công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên

Nguyễn Thị Hồng Thuyên<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 225- 230<br /> <br /> GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP VÀ ĐOÀN KẾT<br /> THANH NIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Thị Hồng Thuyên*<br /> Trung tâm Giáo dục quốc phòng – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Khái niệm Công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên được Mác-Angghen và sau đó là<br /> Lênin đưa ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đưa công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh<br /> niên về Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác vận động, tập hợp và đoàn kết<br /> thanh niên luôn được Đảng chú trọng. Vận dụng sáng tạo và có hiệu quả công tác vận động tập<br /> hợp và đoàn kết thanh niên, trong thời gian qua Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên đã<br /> tích cực tìm những hướng đi mới, một trong số đó là đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa cho sinh<br /> viên. Bằng những hoạt động thiết thực bổ trợ các kỹ năng của sinh viên khi trở thành “tân binh”,<br /> hỗ trợ học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, và các hoạt động thường niên khác công<br /> tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên của Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên đã<br /> trở nên gần gũi hiệu quả.<br /> Từ khóa: Vận động, tập hợp, đoàn kết thanh niên, Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên,<br /> hoạt động ngoại khóa.<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU*<br /> Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của<br /> xã hội, giữ vị trí và vai trò hàng đầu trong<br /> dựng nước và giữ nước. Ngay từ khi mới<br /> thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã xác<br /> định tầm quan trọng của công tác thanh niên,<br /> cũng như công tác vận động, tập hợp và đoàn<br /> kết thanh niên. Hiện nay, công tác thanh niên<br /> cũng như vận động, tập hợp và đoàn kết thanh<br /> niên luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng.<br /> Nó được hiện thực hóa một cách cụ thể và<br /> hiệu quả ở các tổ chức, đơn vị hành chính sự<br /> nghiệp, kinh doanh... Đoàn thanh niên trở<br /> thanh một kênh quan trọng, là tổ chức thay<br /> mặt cho Đảng để triển khai, điều tiết các hoạt<br /> động thanh niên cũng như vận động, tập hợp,<br /> đoàn kết thanh niên Công tác vận động, tập<br /> hợp và đoàn kết thanh niên đã luôn được chú<br /> trọng trong toàn thể đoàn viên, thanh niên,<br /> sinh viên đang học tập và công tác tại Trung<br /> tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên.<br /> Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức<br /> khác nhau, công tác vận động, tập hợp và<br /> đoàn kết thanh niên đã được thực hiện và<br /> bước đầu có hiệu quả tại Trung tâm Giáo dục<br /> *<br /> <br /> ĐT: 01233477789<br /> <br /> quốc phòng Thái Nguyên. Một trong những<br /> hình thức được coi là bước phát triển mới của<br /> công tác trên chính là tổ chức các hoạt động<br /> ngoại khóa cho sinh viên tại Trung tâm Giáo<br /> dục quốc phòng Thái Nguyên.<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA<br /> VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP VÀ ĐOÀN KẾT<br /> THANH NIÊN<br /> Cơ sở lý luận của công tác vận động, tập hợp<br /> và đoàn kết thanh niên xuất phát từ chủ nghĩa<br /> Mác - Lê Nin. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người<br /> Việt Nam đầu tiên tiếp cận với học thuyết<br /> cách mạng của Mác - Lênin và đã vận dụng<br /> sáng tạo thành công vào việc lãnh đạo quần<br /> chúng, trong đó có lực lượng thanh niên tham<br /> gia phong trào cách mạng.<br /> Vận động quần chúng là một khoa học, có<br /> liên quan đến nhiều ngành khoa học khác<br /> như: triết học, chính trị học, kinh tế học, sử<br /> học, giáo dục học, tâm lý học và xã hội học.<br /> Do đó, cơ sở lý luận phải đi trước một bước<br /> và phải trở thành ngọn đuốc soi đường cho<br /> công tác thực tiễn. Đối tượng khoa học của<br /> công tác vận động là các phương thức công<br /> tác mà Đảng sử dụng để vận động nhân dân[8].<br /> Về lý luận ba vấn đề vận động, tập hợp và<br /> đoàn kết thanh niên có khái niệm và nội hàm<br /> 225<br /> <br /> Nguyễn Thị Hồng Thuyên<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> riêng. Công tác vận động thanh niên (thanh<br /> vận) là công tác tuyên truyền, giáo dục và<br /> động viên, cổ vũ các tầng lớp thanh niên có<br /> giác ngộ cách mạng, tự nguyện đi theo con<br /> đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta<br /> đã lựa chọn. Tập hợp được hiểu là đưa thanh<br /> niên ở nhiều chỗ, nhiều nơi và nhiều thành<br /> phần khác nhau tập trung lại thành một tổ<br /> chức hoặc một đội hình để tham gia các hoạt<br /> động cách mạng. Đoàn kết thanh niên được<br /> hiểu là sự gắn kết thanh niên Việt Nam thành<br /> một khối thống nhất trong khối đại đoàn kết<br /> toàn dân tộc để tham gia các phong trào cách<br /> mạng do Đảng khởi xướng và lãnh đạo[8].<br /> Đường lối chiến lược và quan điểm trên của<br /> Đảng là phương hướng, nhiệm vụ để Đảng,<br /> Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, phát triển<br /> thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,<br /> HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.<br /> Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên<br /> là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ Giáo<br /> dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh<br /> viên và đào tạo giáo viên Giáo dục quốc<br /> phòng - an ninh, phục vụ sự phát triển kinh tế<br /> - xã hội của các tỉnh thuộc trung du, miền núi<br /> phía Bắc Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và<br /> bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br /> Hàng năm Trung tâm Giáo dục quốc phòng<br /> Thái Nguyên có nhiệm vụ giảng dạy môn học<br /> Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên<br /> các trường, khoa thuộc Đại học Thái Nguyên<br /> và các trường liên kết. Kết hợp với Trường<br /> Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đào<br /> tạo giáo viên Giáo dục thể chất - Giáo dục<br /> quốc phòng. Vì vậy, lưu lượng sinh viên đến<br /> học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng<br /> Thái Nguyên trong năm khoảng từ 15.000 đến<br /> 17.000 sinh viên.<br /> Nguồn sinh viên học tập tại Trung tâm Giáo<br /> dục quốc phòng Thái Nguyên gồm: sinh viên<br /> học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 05<br /> tuần, sinh viên lớp Giáo viên Giáo dục thể<br /> chất - Giáo dục quốc phòng thời gian đào tạo<br /> tại Trung tâm là 01 năm. Khi học tập tại<br /> Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên<br /> 226<br /> <br /> 112(12)/1: 225 - 230<br /> <br /> toàn bộ sinh viên đều ở tập trung tại ký túc<br /> xá. Mọi sinh hoạt, học tập của các em đều<br /> diễn ra tại Trung tâm. Cuộc sống nội trú trong<br /> một thời gian dài rất cần có các hoạt động<br /> đoàn, hội, hoạt động ngoại khóa bổ trợ sau<br /> giờ học tập và rèn luyện căng thẳng.<br /> Vì vậy, công tác thanh niên, nhất là công tác<br /> vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên ở<br /> Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên<br /> được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan<br /> trọng. Nó không những góp phần quan trọng<br /> trong việc giúp sinh viên có một sân chơi bổ<br /> ích sau mỗi giờ học tập căng thẳng mà còn<br /> giúp sinh viên có được những kỹ năng sống,<br /> kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho cuộc sống<br /> sau này.<br /> Đoàn Thanh niên trở thành tổ chức đắc lực<br /> giúp Đảng ủy, Ban Giám đốc Trung tâm trong<br /> việc vận động, tập hợp và đoàn kết thanh<br /> niên, đoàn viên và sinh viên tại Trung tâm<br /> Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên.<br /> ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA<br /> - MỘT TRONG NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI<br /> CỦA CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, TẬP HỢP<br /> VÀ ĐOÀN KẾT THANH NIÊN TẠI<br /> TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG<br /> THÁI NGUYÊN<br /> Xuất phát từ nhu cầu thực tế của phong trào<br /> thanh niên cùng với nhiệm vụ chính trị của<br /> Trung tâm Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ<br /> Chí Minh Trung tâm Giáo dục quốc phòng<br /> Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định<br /> số 247/QĐ-Thái Nguyên ngày 15 tháng 8<br /> năm 2011 của Ban thường vụ Đoàn Đại học<br /> Thái Nguyên. Công tác vận động, tập hợp và<br /> đoàn kết các tầng lớp nhân dân, trong đó có<br /> thanh niên là công tác chiến lược của Đảng<br /> Cộng sản Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến<br /> nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi đó là<br /> công tác quan trọng hàng đầu của Đảng. Xác<br /> định được tầm quan trọng của công tác vận<br /> động, tập hợp và đoàn kết thanh niên, Trung<br /> tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên nói<br /> chung và Chi đoàn Thanh niên nói riêng đã<br /> tiến hành nhiều hoạt động trong đó có hoạt<br /> động ngoại khóa cho sinh viên.<br /> <br /> Nguyễn Thị Hồng Thuyên<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Các hoạt động ngoại khóa gắn với việc nâng<br /> cao chất lượng giáo dục<br /> Chất lượng giáo dục nói chung đặc biệt là<br /> Giáo dục quốc phòng - an ninh nói riêng hiện<br /> nay đang là những chủ đề được xã hội quan<br /> tâm. Với vai trò là môi trường Giáo dục quốc<br /> phòng - an ninh cho sinh viên các trường<br /> thành viên của Đại học Thái Nguyên và các<br /> trường liên kết, Trung tâm Giáo dục quốc<br /> phòng Thái Nguyên đã và đang nỗ lực phấn<br /> đấu để trở thành một địa chỉ tin cậy về Giáo<br /> dục quốc phòng - an ninh trong cả nước.<br /> Để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, Ban<br /> Giám đốc Trung tâm đã thực hiện nhiều biện<br /> pháp đồng bộ, trước hết là tập trung quán<br /> triệt, giáo dục cho các đối tượng về vai trò, vị<br /> trí của hoạt động ngoại khoá đối với môn học<br /> giáo dục quốc phòng - an ninh. Thông qua<br /> sinh hoạt, học tập, Trung tâm đã chủ động<br /> quán triệt, giáo dục làm cho mỗi người nhận<br /> thức rõ hoạt động ngoại khoá là một hoạt<br /> động giáo dục cơ bản, được tiến hành xen kẽ<br /> với chương trình dạy - học; diễn ra trong suốt<br /> quá trình đào tạo, góp phần tạo sự gắn kết<br /> giữa lý thuyết với thực hành, giữa nhận thức<br /> với hành động, giữa giáo dục trong nhà<br /> trường với ngoài xã hội, bổ trợ trực tiếp cho<br /> các nội dung chính khoá. Hoạt động ngoại<br /> khoá còn góp phần quan trọng trong việc<br /> truyền thụ cho sinh viên những kiến thức<br /> ngoài giáo trình, bổ trợ và nâng cao các kiến<br /> thức đã học. Mặt khác, hoạt động ngoại khoá<br /> còn khắc phục những bất cập trong nội dung,<br /> chương trình, giữa thời gian học tập ngắn với<br /> khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt<br /> nhiều...<br /> Hoạt động ngoại khóa bổ trợ các kỹ năng<br /> của sinh viên khi trở thành “tân binh” tại<br /> Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Đại học<br /> Thái Nguyên<br /> Các hoạt động này giúp cho sinh viên tiếp cận<br /> với môi trường quân đội, hình thành những<br /> kỹ năng cần thiết (tự quản, tự tổ chức, điều<br /> khiển, nhận xét, đánh giá, hòa nhập, ứng<br /> xử…), thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện<br /> <br /> 112(12)/1: 225- 230<br /> <br /> cho sinh viên. Các hoạt động này diễn ra<br /> thường nhật và được các cán bộ khung, các<br /> giáo viên kiêm nhiệm hướng dẫn bài bản. Đó<br /> là chuỗi hoạt động nhằm thúc đẩy khả năng tự<br /> hoàn thiện trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi<br /> khóa học, Trung tâm Giáo dục quốc phòng<br /> Thái Nguyên phát động sinh viên tham gia<br /> chương trình sắp xếp nội vụ đẹp, giữ gìn cảnh<br /> quan môi trường, tác phong người chiến sĩ,...<br /> Những chương trình này được lồng ghép<br /> trong các hoạt động thường ngày. Sinh viên<br /> sẽ được vận động để tham gia các chương<br /> trình ngoại khóa trên. Từ đó hình thành ý thức<br /> tự giác, tự vận động, tự điều chỉnh không<br /> mang tính chất miễn cưỡng, không gây thái<br /> độ khó chịu khi sinh viên tham gia[1].<br /> Hoạt động ngoại khóa hỗ trợ học tập môn<br /> học Giáo dục quốc phòng - an ninh<br /> Giáo dục QP-AN là môn học có tính đặc thù<br /> cao, chương trình gồm 2 phần: lý thuyết (học<br /> trên giảng đường) và thực hành (học trên thao<br /> trường, bãi tập). Do đó, trên cơ sở chương<br /> trình, nội dung quy định, Trung tâm đã nghiên<br /> cứu đưa vào hoạt động ngoại khoá những nội<br /> dung phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa nội dung<br /> hoạt động ngoại khoá với nội dung chính<br /> khoá để mở rộng kiến thức và giúp sinh viên<br /> phát huy năng lực thực hành, vận dụng kiến<br /> thức đã học vào thực tiễn. Các nội dung hoạt<br /> động ngoại khoá của Trung tâm còn được<br /> nghiên cứu bảo đảm phù hợp với đặc điểm<br /> tâm, sinh lý, lứa tuổi, tạo được sự cuốn hút,<br /> phát huy được sở trường của sinh viên; đồng<br /> thời, tận dụng triệt để, hiệu quả hệ thống cơ<br /> sở vật chất, phương tiện của Trung tâm và<br /> khai thác các tiềm năng tự nhiên của địa<br /> phương. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và<br /> tình hình thực tế, hoạt động ngoại khoá của<br /> Trung tâm những năm qua thường tập trung<br /> vào các hoạt động: văn hoá - văn nghệ, thể<br /> dục - thể thao, các trò chơi quân sự, tổ chức<br /> nói chuyện chuyên đề, tham quan các đơn vị<br /> quân đội, các viện bảo tàng, di tích lịch sử, thi<br /> tìm hiểu về các tấm gương anh hùng, các trận<br /> đánh tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến của<br /> dân tộc và tổ chức các hoạt động xã hội cho<br /> sinh viên (dân vận, tuyên truyền, hiến máu<br /> 227<br /> <br /> Nguyễn Thị Hồng Thuyên<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nhân đạo, an toàn giao thông, phòng chống<br /> các tệ nạn xã hội...).<br /> Mỗi khóa học, Trung tâm Giáo dục quốc<br /> phòng Thái Nguyên mời một tuyên truyền viên<br /> của Quân khu 1 về nói chuyện với sinh viên.<br /> Đây là một buổi sinh hoạt chuyên đề vô cùng<br /> thú vị đối với các em. Sinh viên được nghe,<br /> tìm hiểu tình hình chính trị, trong nước và thế<br /> giới thông qua buổi tọa đàm. Cán bộ tuyên<br /> truyền sẽ nói chuyện, đưa ra các vấn đề chung,<br /> gợi ý để các em tự nhận thức, tự đánh giá.<br /> Hoạt động ngoại khóa thường niên<br /> Hàng năm, khi sinh viên các trường trong Đại<br /> học Thái Nguyên đến học môn học Giáo dục<br /> quốc phòng - an ninh tại Trung tâm Giáo dục<br /> quốc phòng Thái Nguyên, Trung tâm, đặc biệt<br /> là Đoàn Thanh niên luôn có chương trình hoạt<br /> động ngoại khóa cho sinh viên. Cụ thể:<br /> Kết hợp với trường Đại học Sư phạm huấn<br /> luyện sinh viên tham gia tình nguyện trong<br /> chương trình Học kỳ quân đội “Chúng em<br /> học làm chiến sĩ” tổ chức tại Trung tâm Giáo<br /> dục quốc phòng Thái Nguyên. Đây là chương<br /> trình được tổ chức thường niên dành cho học<br /> sinh lứa tuổi 11-17 tuổi trong môi trường<br /> quân đội. Để tổ chức tốt chương trình cần đội<br /> ngũ tình nguyện viên đông đảo. Trung tâm<br /> thường kết hợp với Đoàn Thanh niên trường<br /> Đại học Sư phạm tuyển chọn các sinh viên có<br /> khả năng giao tiếp, kỹ năng sư phạm tốt, có<br /> phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe tốt để tham<br /> gia thực hiện chương trình. Chương trình là<br /> nơi trải nghiệm thú vị cho sinh viên sư phạm<br /> khi các em lần đầu tiên được “ba cùng” với<br /> học sinh. Sau khi tham gia chương trình các<br /> sinh viên đã thu lượm được khối kiến thức<br /> thực tế không hề nhỏ phục vụ cho công tác<br /> giảng dạy học sinh sau này.<br /> Kết hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên<br /> trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh<br /> doanh, hàng năm Trung tâm Giáo dục quốc<br /> phòng Thái Nguyên Tổ chức chương trình<br /> “Đêm của những chiến sĩ TUEBA”. Đây là<br /> chương trình dành cho sinh viên trường Đại<br /> học Kinh tế và Quản trị kinh doanh khi tham<br /> gia học Giáo dục quốc phòng - an ninh tại<br /> 228<br /> <br /> 112(12)/1: 225 - 230<br /> <br /> Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên.<br /> Chương trình là một sân chơi thú vị và bổ ích<br /> nơi các em sinh viên thể hiện tài năng cũng<br /> như tình yêu đối với mái trường Đại học Kinh<br /> tế và Quản trị kinh doanh, với Trung tâm Giáo<br /> dục quốc phòng Thái Nguyên và đặc biệt là<br /> với hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ.<br /> Đoàn Thanh niên Trung tâm Giáo dục quốc<br /> phòng Thái Nguyên phát thanh chương trình<br /> “Quà tặng âm nhạc” cho các em sinh viên<br /> trong khu vực ký túc xá.<br /> Trung tâm thành lập tổ thông tin tuyên truyền<br /> với hạt nhân là các cán bộ đoàn và sinh viên<br /> nhằm đưa đến sinh viên các kiến thức bổ ích<br /> về các vấn đề xã hội, tạo ra một kênh thông<br /> tin hữu ích cho sinh viên.<br /> Kết hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên<br /> Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tổ<br /> chức cuộc thi “Tiếng hát quốc phòng”. Đây là<br /> một chương trình ý nghĩa, được dàn dựng<br /> công phu tạo nên một thế giới âm nhạc cho<br /> sinh viên. Sau khi tuyển chọn và tập luyện kỹ<br /> càng, cuộc thi “Tiếng hát quốc phòng” đã<br /> mang lại những thành công nhất định, tạo<br /> được sự sôi nổi, hiệu ứng tích cực trong các<br /> sinh viên. Những bài hát về Đảng, Bác, Cách<br /> mạng, những bản tình ca ngọt ngào đã xóa tan<br /> đi những lo lắng với sinh viên khi tham gia<br /> học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng<br /> Thái Nguyên. Tạo cơ hội để các em xích lại<br /> gần nhau hơn và đặc biệt là thêm yêu Trung<br /> tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên, yêu<br /> môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh hơn.<br /> Kết hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ<br /> thuật tổ chức Hiến máu nhân đạo “Mỗi giọt<br /> máu một tấm lòng”. Qua chương trình giúp<br /> các em sinh viên hiểu về ý nghĩa của công tác<br /> hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp.<br /> Như vậy, có thể nói, bằng sự sáng tạo Trung<br /> tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên đã<br /> đưa công tác vận động, tập hợp và đoàn kết<br /> thanh niên trở nên gần gũi, dễ thực hiện. Các<br /> chương trình hoạt động ngoại khóa của<br /> Trung tâm là một kênh quan trọng kết nối<br /> đoàn viên, thanh niên đặc biệt là sinh viên<br /> khi tham gia học tập môn học Giáo dục quốc<br /> <br /> Nguyễn Thị Hồng Thuyên<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> phòng - an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc<br /> phòng Thái Nguyên.<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT<br /> LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI<br /> TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG<br /> THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI<br /> Thứ nhất: Cần nâng cao nhận thức về vị trí,<br /> vai trò, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động<br /> ngoại khóa trong cán bộ, viên chức, đoàn<br /> viên, thanh niên, sinh viên Trung tâm. Vì đây<br /> vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động<br /> thực tiễn, kết hợp với hoạt động văn hóa, văn<br /> nghệ, thể dục, thể thao góp phần quan trọng<br /> tạo ra niềm say mê hứng khởi của sinh viên<br /> đối với môn học. Mặt khác tổ chức các hoạt<br /> động ngoại khóa đã giúp cho người dạy khắc<br /> phục được những bất cập trong nội dung,<br /> chương trình, giữa thời gian cho phép và khối<br /> lượng kiến thức cần phải truyền đạt, có thể<br /> mở rộng và đào sâu những nội dung quan<br /> trọng, bổ sung làm rõ những vấn đề khó hiểu<br /> và trìu tượng trong chương trình chính khóa.<br /> Mặt khác tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với<br /> môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh còn<br /> làm tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho<br /> nội dung môn học. Qua hoạt động ngoại khóa<br /> trang bị cho sinh viên có kiến thức để giải<br /> quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.<br /> Thứ hai: Phải thường xuyên tăng cường bồi<br /> dưỡng kỹ năng và phương pháp tổ chức hoạt<br /> động ngoại khóa cho cán bộ, viên chức nhất<br /> là cán bộ trực tiếp làm công tác đoàn. Bồi<br /> dưỡng năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh<br /> viên tham gia công tác đoàn. Đồng thời phải<br /> sáng tạo trong xây dựng nội dung, kế hoạch tổ<br /> chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng<br /> đối tượng và khả năng nhận thức thực tế của<br /> sinh viên từng trường.<br /> Thứ ba: Phải luôn đổi mới nội dung, chương<br /> trình, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt<br /> động ngoại khóa, tạo ra niềm say mê hứng<br /> khởi đối với đoàn viên, thanh niên và sinh<br /> viên. Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa cần<br /> phải có sự chuẩn bị kỹ về khâu tổ chức và<br /> nghiên cứu kỹ về nội dung, chương trình.<br /> Đồng thời tùy theo đặc điểm, khả năng của<br /> <br /> 112(12)/1: 225- 230<br /> <br /> sinh viên và nhiệm vụ chính trị trong từng<br /> giai đoạn để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt<br /> động ngoại khóa cho phù hợp.<br /> Thứ tư: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất,<br /> trang thiết bị, phương tiện cho tổ chức hoạt<br /> động ngoại khóa.<br /> Thực tiễn đặt ra, muốn tổ chức tốt các hoạt<br /> động ngoại khóa, phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở<br /> vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho các<br /> hoạt động, đồng thời phải huy động được sức<br /> mạnh của các tổ chức, cá nhân, các nhà<br /> trường để tăng cường cơ sở vật chất cho các<br /> hoạt động.<br /> Như vậy tổ chức hoạt động ngoại khóa có vai<br /> trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao<br /> chất lượng dạy học môn học GDQP-AN, khắc<br /> phục được tình trạng xơ cứng, thiếu hứng thú<br /> của sinh viên đối với môn học. Tổ chức tốt<br /> các hoạt động ngoại khóa là tạo ra sân chơi bổ<br /> ích cho sinh viên, góp phần nâng cao khả<br /> năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng<br /> sáng tạo, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới<br /> của phương pháp dạy học hiện đại. Để làm tốt<br /> công việc này cần phải có sự nhận thức đúng<br /> đắn về vị trí, tầm quan trọng của tổ chức hoạt<br /> động ngoại khóa, có sự quan tâm đầu tư đúng<br /> mức về mọi mặt. Mặt khác phải có sự chỉ đạo,<br /> tổ chức chặt chẽ, hình thức linh hoạt, sáng<br /> tạo, tổ chức được nhiều loại hình câu lạc bộ<br /> và sân chơi để sinh viên phát huy khả năng,<br /> trí tuệ của mình./.<br /> <br /> 229<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2