intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải phẫu khớp đầu mặt (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

232
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các xương ở đầu và mặt tiếp khớp với nhau để tạo thành hộp sọ và khối mặt. Có hai loại khớp: - Khớp bất động thuộc loại khớp sụn cho các xương ở nền sọ và khớp bất động sợi cho các xương ở vòm sọ và mặt.. - Khớp động ở đầu-mặt chỉ duy nhất có khớp thái dương-hàm dưới 1. KHỚP BẤT ĐỘNG SỢI Có ở vòm sọ và ở mặt, gồm có nhiều loại hình thể khác nhau như: - Khớp răng cưa: khi xương sọ mắc vào xương kia như răng cưa ví dụ như khớp trán...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải phẫu khớp đầu mặt (Kỳ 1)

  1. Giải phẫu khớp đầu mặt (Kỳ 1) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn Các xương ở đầu và mặt tiếp khớp với nhau để tạo thành hộp sọ và khối mặt. Có hai loại khớp: - Khớp bất động thuộc loại khớp sụn cho các xương ở nền sọ và khớp bất động sợi cho các xương ở vòm sọ và mặt.. - Khớp động ở đầu-mặt chỉ duy nhất có khớp thái dương-hàm dưới 1. KHỚP BẤT ĐỘNG SỢI Có ở vòm sọ và ở mặt, gồm có nhiều loại hình thể khác nhau như: - Khớp răng cưa: khi xương sọ mắc vào xương kia như răng cưa ví dụ như khớp trán đỉnh (khớp vành), khớp dọc giữa (lưỡng đỉnh) và khớp lamda (đỉnh chẩm).
  2. - Khớp vây: khi các diện khớp được phạt chếch chồng lên nhau như vảy cá như khớp trai (khớp trai đỉnh). - Khớp mào: khi một diện khớp hình mào lắp vào một diện khác hình rãnh như khớp giữa xương lá mía và xương bướm... Các khớp ở sọ rất chắc nên khi sọ bị chạm thương thường vỡ xương mà không bao giờ sai khớp. Ở trẻ sơ sinh còn thấy Ở các góc xương những khoang mà xương chưa tiếp nối hèn nhau tạo thành khớp và mất khi trẻ 1-2 tuổi. 2. KHỚP THÁI DƯƠNG - HÀM DƯỚI Về cấu tạo giải phẫu khớp thái dương hàm dưới (articulatio temporoman- dibularis) là một khớp lưỡng lồi cầu do lồi cầu và ổ chảo xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới tạo thành. Về sinh lý, là một khớp quan trọng trong động tác nhai. Về bệnh lý thường hay xảy ra sai khớp gọi là sái quai hàm. 2.1. Diện khớp 2.1.1. Lồi cầu và ổ chảo xương thái dương - Lồi cầu (củ khớp) do rễ ngang của mỏm tiếp tạo thành, hơi lõm từ trong ra ngoài.
  3. - Ổ chảo (hố hàm dưới) ở ngay sau lồi cầu là hõm sâu, rộng có 2 phần, phần trước tiếp khớp, phần sau ở ngoài khớp. Giữa 2 phần là đường khớp trai đá. 2.1.2. Lồi cầu xương hàm dưới Hình bầu dục, có 2 mặt chỉ có mặt trước tiếp khớp, mặt sau cũng ở ngoài khớp. 2.1.3. Sụn chêm Vì hai diện của xương thái dương và xương hàm dưới đều là lồi cầu, nên cần có sụn chêm lắp vào giữa. Sụn chêm có hình thấu kính lõm 2 mặt, mặt trên lồi ở phía sau để khớp với ổ chảo, hơi lõm ở trước khớp với lồi cầu xương thái dương, còn ở mặt dưới lõm để khớp với lồi cầu xương hàm dưới. Sụn chêm mỏng ở giữa, dầy ở chu vi và phía trước mỏng hơn phía sau (trước 2mm; sau 4mm). Xung quanh sụn chêm
  4. 1. Lồi cầu xương thái dương 2. Ổ chảo xương thái dương 3. Lỗ ống tai ngoài 4. Sụn chêm 5. Lồi cầu xương hàm dưới 6. Bao khớp Hình 4.21. Khớp thái dương hàm (cắt đứng thẳng)
  5. dính chặt vào bao khớp, nên khớp thái dương hàm coi như 2 khớp là khớp thái dương sụn chêm, và khớp sụn chêm xương hàm dưới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2