intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải phẫu ứng dụng phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh lý tổn thương phức hợp dây chằng bên ngoài diễn tiến đến mất vững khớp khuỷu mạn tính. Bài viết trình bày nghiên cứu các đặc điểm về hình thái học của phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu và sự thay đổi chiều dài của dây chằng bên quay và dây chằng bên trụ ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải phẫu ứng dụng phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG PHỨC HỢPDÂY CHẰNG BÊN NGOÀI KHỚP KHUỶU Nguyễn Phan Huy Vũ1, Cao Thỉ1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lý tổn thương phức hợp dây chằng bên ngoài diễn tiến đến mất vững khớp khuỷu mạn tính. Việc điều trị những tổn thương này thường là khâu phục hồi hoặc tái tạo dây chằng bên ngoài bằng ghép gân vì thế hiểu biết giải phẫu chi tiết của phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu là rất quan trọng. Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm về hình thái học của phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu và sự thay đổi chiều dài của dây chằng bên quay và dây chằng bên trụ ngoài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả. Phức hợp dây chằng bên ngoài trên khớp khuỷu xác tươi người Việt Nam được phẫu tích và khảo sát các đặc điểm giải phẫu học. Kết quả: Qua phẫu tích 30 khớp khuỷu xác tươi tại Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP. HCM, kết quả cho thấy phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu gồm 3 thành phần hằng định là dây chằng bên quay, dây chằng bên trụ ngoài và dây chằng vòng. Thành phần dây chằng bên phụ ngoài có tần suất xuất hiện là 26,7%. Trong cung vận động gấp – duỗi, sấp – ngửa khớp khuỷu, chiều dài dây chằng bên quay thay đổi rất ít, chiều dài dây chằng bên trụ ngoài có sự thay đổi đáng kể và có xu hướng tăng dần khi gấp khuỷu. Kết luận: Kết quả về mô tả giải phẫu đại thể phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu và sự thay đổi chiều dài của dây chằng bên quay và dây chằng bên trụ ngoài giúp ích trong các nghiên cứu tiếp theo cũng như chẩn đoán và điều trị tổn thương cấu trúc này trên lâm sàng. Từ khóa: phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu, dây chằng bên quay, dây chằng bên trụ ngoài ABSTRACT APPLIED ANATOMY OF THE LATERAL LIGAMENT COMPLEX OF THE ELBOW Nguyen Phan Huy Vu, Cao Thi * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 108 - 113 Background: Injury or attenuation of the lateral collateral ligament will lead to chronic lateral elbow instability. Reconstruction of the lateral ligament with repair of the surrounding soft tissue structures is recommended in patients who have symptoms of recurrent lateral instability. Therefore, it is very much necessary to explore the lateral ligament complex. Objectives: To define the anatomical structures of lateral ligament complex, to observe the variability of the length of lateral collateral ligament and lateral ulnar collateral ligament. Methods: Thirty fresh frozen cadaveric elbows were dissected and lateral ligament complex was observed. parameters of lateral ligament complex for each cadaver were recorded. Results: The lateral ligament complex consists of 3 constant parts which are lateral collateral ligament, lateral ulnar collateral ligament and annular ligament. The accessory collateral ligament appears 26,7%. From prone to supine and flexion to extension of the forearm, the length of lateral collateral ligament changes little. On the contrary, the length of lateral ulnar collateral ligament changes remarkably, it tends to increase in flexion. Conclusions: This study gives size and structure of lateral ligament complex, the relationship of this to some neighboring structures. It can help surgeons in repair or reconstruction of lateral ligament complex and avoid Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: PGS.TS. Cao Thỉ ĐT: 0983306003 Email: caothibacsi@ump.edu.vn 108 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học iatrogenic complication in surgery about the elbow. Keywords: lateral ligament complex, lateral collateral ligament, lateral ulnar collateral ligament ĐẶT VẤN ĐỀ trưởng thành tại tại Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu đóng vai trò quan trọng trong cơ sinh học khớp Tiêu chuẩn loại trừ khuỷu và là thành phần chính ngăn khuỷu vẹo Có bằng chứng đại thể về chấn thương, viêm trong và xoay sau ngoài. Tổn thương phức hợp nhiễm, u bướu, dị dạng và có bằng chứng can dây chằng bên ngoài khuỷu có thể do nhiều thiệp phẫu thuật vùng khuỷu tay. nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là trật khớp Phương pháp nghiên cứu khuỷu, các nguyên nhân khác có thể kể đến là Thiết kế nghiên cứu tổn thương thứ phát khi có can thiệp phẫu thuật Nghiên cứu mô tả cắt ngang. vùng khuỷu, di chứng do điều trị bảo tồn viêm mỏm trên lồi cầu ngoài, phẫu thuật chỏm quay... Các bước thực hiện Bệnh lý tổn thương phức hợp dây chằng bên Bước 1: Phương pháp phẫu tích ngoài diễn tiến đến mất vững khớp khuỷu mạn Rạch da theo đường dọc giữa khuỷu tay, tính. Bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu và lỏng vuông góc với nếp gấp khuỷu, rạch hai đường lẻo khi vận động khuỷu tay. Việc điều trị những ngang vuông góc với đường dọc, phía trên và tổn thương này thường là khâu phục hồi hoặc phía dưới nếp gấp khuỷu để mở rộng phẫu tái tạo dây chằng bên ngoài bằng ghép gân . (1) trường (Hình 1). Với khuynh hướng khâu phục hồi hoặc tái Bóc tách lớp da, các cơ phía trước và phía tạo dây chằng đúng với giải phẫu ban đầu thì ngoài khuỷu để bộc lộ rõ phức hợp dây chằng việc hiểu rõ đặc điểm giải phẫu phức hợp dây bên ngoài khớp khuỷu. chằng bên ngoài khớp khuỷu ở người Việt Nam là rất quan trọng và thiết thực. Thêm vào đó, cũng chưa có nghiên cứu nào khảo sát giải phẫu của phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu trên người Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu của người Việt Nam”. Mục tiêu Xác định các đặc điểm giải phẫu các thành Hình 1: Đường rạch da. Nguồn: tư liệu nghiên cứu phần của phức hợp dây chằng bên ngoài khớp Bước 2: Phương pháp thu thập số liệu khuỷu và mối liên quan với các mốc giải phẫu Quan sát hình dạng và xác định tần suất lân cận. xuất hiện của các thành phần của phức hợp Khảo sát sự thay đổi chiều dài của dây chằng dây chằng bên ngoài khớp khuỷu bao gồm: bên quay và dây chằng bên trụ ngoài khi khuỷu dây chằng bên quay, dây chằng bên trụ ngoài, vận động gấp – duỗi, sấp – ngửa. dây chằng vòng và dây chằng bên phụ ngoài ĐỐITƯỢNG- PHƯỚNG PHÁPNGHIÊNCỨU (Hình 2). Đối tượng nghiên cứu Đo chiều dài, chiều rộng và độ dày các dây chằng thành phần ở tư thế khuỷu gấp 900, cẳng Tiêu chuẩn c€họn mẫu tay trung tính. Riêng chiều dài của dây chằng Khuỷu tay trên xác tươi người Việt Nam vòng được đo sau khi cắt ra khỏi mốc xương. Chuyên Đề Ngoại Khoa 109
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Liên quan của các thành phần phức hợp dây chằng bên quay với dây chằng bên trụ ngoài với các mốc giải phẫu lân cận Đo khoảng cách từ điểm giữa nguyên ủy của dây chằng bên quay đến điểm nhô cao nhất của mỏm trên lồi cầu ngoài. Đo khoảng cách từ điểm giữa nguyên ủy của dây chằng bên trụ ngoài đến điểm nhô cao nhất của mỏm trên lồi cầu ngoài. Hình 2: Phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu. Đo khoảng cách từ điểm giữa nguyên ủy của Nguồn: tư liệu nghiên cứu dây chằng bên quay đến điểm giữa nguyên ủy Giải phẫu động của dây chằng bên quay và dây chằng của dây chằng bên trụ ngoài. bên trụ ngoài Đo khoảng cách từ điểm giữa bám tận dây Cho cẳng tay sấp tối đa, tiến hành đo chiều chằng bên trụ ngoài đến điểm nhô cao nhất của dài của dây chằng bên quay và dây chằng bên mào cơ ngửa. trụ ngoài khi cẳng tay lần lượt ở vị trí 00, 300, 600, Xử lý số liệu 900 và 1200. Các số liệu thu thập sau khi phẫu tích sẽ Tiếp tục cho cẳng tay ngửa tối đa, sau đó tiến được xử lý bằng bằng phần mềm SPSS 20 và hành đo chiều dài của dây chằng bên quay và Excel 2019. dây chằng bên trụ ngoài khi cẳng tay lần lượt ở vị trí 00, 300, 600, 900 và 1200. KẾT QUẢ Diện bám của dây chằng bên quay và dây chằng bên Nghiên cứu được tiến hành trên 30 khuỷu trụ ngoài tay gồm 18 nam và 12 nữ, độ tuổi trung bình là Bóc tách các dây chằng thành phần ra khỏi 72,9 ± 9,3, dao động từ 61 tuổi đến 89 tuổi. mốc xương, đánh dấu xung quanh nguyên ủy Sự hiện diện dây chằng bên quay, nguyên ủy và bám tận của Trong 30 mẫu nghiên cứu, có 3 thành phần dây chằng bên trụ ngoài bằng màu vẽ (Hình 3). luôn hiện diện là dây chằng bên quay, dây chằng Chụp hình thẳng góc vị trí nguyên ủy và bám bên trụ ngoài và dây chằng vòng. Dây chằng bên tận của các dây chằng bằng thước đo. Tính diện phụ ngoài chỉ ghi nhận trong 26,7% trường hợp. tích diện bám nguyên ủy và bám tận của dây Kiểu bám tận của dây chằng bên trụ ngoài chằng bên quay và dây chằng bên trụ ngoài Có sự liên quan giữa diện bám của dây bằng phần mềm Autocad. chằng bên trụ ngoài và dây chằng vòng ở đầu gần xương trụ tạo nên 2 kiểu bám tận được phân thành hai nhóm như sau: • Nhóm I (12 trường hợp, 40%): dây chằng bên trụ ngoài chia làm 2 bó, một bó bám cùng với dây chằng vòng, bó thứ hai bám vào vị trí xa hơn trên mào cơ ngửa xương trụ (Hình 4). • Nhóm II (18 trường hợp, 60%): dây chằng bên trụ ngoài bám cùng với dây chằng vòng tạo Hình 3: Minh họa diện bám của các dây chằng. Hình thành một dải rộng trên mào cơ ngửa xương trụ nền trích từ Christopher L. Camp(2) (Hình 5). 110 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học chằng vòng. Từ đây chúng tách thành các bó chạy từ dây chằng vòng đến bám tận vào mào cơ ngửa xương trụ. Diện tích nguyên ủy trung bình là 21,8 ± 4,9 mm2 (nhỏ nhất: 13,6 mm2; lớn nhất: 33,4 mm2). Diện tích bám tận trung bình là 28,1 ± 11,5 mm2 (nhỏ nhất: 11,2 mm2; lớn nhất: 55,8 mm2). Dây chằng bên trụ ngoài có chiều dài trung bình là 37,7 ± 6,3 mm, trường hợp nhỏ nhất là Hình 4: Kiểu bám tận dây chằng bên trụ ngoài thuộc 28,9 mm; trường hợp lớn nhất là 60,1 mm. nhóm I. Nguồn: tư liệu nghiên cứu Chiều rộng tại đầu nguyên ủy dây chằng bên trụ ngoài trung bình là 4,7 ± 0,7 mm, biến thiên trong khoảng 3,5 - 6 mm. Chiều rộng tại đầu bám tận dây chằng bên trụ ngoài trung bình là 9,8 ± 2,1 mm, biến thiên trong khoảng 6 - 13 mm. Độ dày trung bình tại vị trí giữa dây chằng bên trụ ngoài là 1,8 ± 0,5 mm, trường hợp mỏng nhất là 0,5 mm, trường hợp dày nhất là 2,5 mm. Hình 5: Kiểu bám tận dây chằng bên trụ ngoài thuộc Dây chằng vòng nhóm II. Nguồn: tư liệu nghiên cứu Có cấu trúc dải sợi tương đối chắc chắn bao quanh chỏm xương quay và kéo dài đến đoạn Dây chằng bên quay gần cổ xương quay. Nguyên ủy và bám tận của Có cấu trúc hình rẽ quạt. Nguyên ủy ở phía dây chằng vòng là bờ trước và bờ sau của trước dưới của mỏm trên lồi cầu ngoài xương khuyết quay xương trụ. cánh tay chạy theo hướng từ trên xuống dưới Chiều dài trung bình của dây chằng vòng là hòa lẫn và bám tận vào dây chằng vòng. Diện 48,7 ± 5,32 mm; trường hợp nhỏ nhất là 38,7 mm, tích nguyên ủy trung bình là: 26,9 ± 8,1 mm2 trường hợp lớn nhất là 56,2 mm. (nhỏ nhất: 18,3 mm2, lớn nhất: 50,8 mm2 ). Chiều rộng tại vị trí rộng nhất của dây chằng Dây chằng bên quay có chiều dài trung bình vòng trung bình là 15,03 ± 1,7 mm; biến thiên là 17,5 ± 2,4 mm, trường hợp nhỏ nhất là 13,9 trong khoảng 12 - 18 mm. mm; trường hợp lớn nhất là 23,3 mm. Độ dày tại vị trí dày nhất của dây chằng Chiều rộng tại vị trí giữa dây chằng bên vòng trung bình là 1,02 ± 0,22; trường hợp mỏng quay trung bình là 6,5 ± 1,2 mm, biến thiên trong nhất là 0,7 mm, trường hợp dày nhất là 1,5 mm. khoảng 4 - 9 mm. Liên quan của các thành phần phức hợp dây chằng Độ dày trung bình tại vị trí giữa dây chằng bên ngoài với một số mốc giải phẫu lân cận bên quay là 2,7 ± 0,7 mm, trường hợp mỏng nhất Khoảng cách từ điểm giữa nguyên ủy dây là 1 mm, trường hợp dày nhất là 4 mm. chằng bên quay đến điểm nhô cao nhất của Dây chằng bên trụ ngoài mỏm trên lồi cầu ngoài trung bình là 8,1 ± 1,1 Là một dải mỏng và mảnh hơn so với dây mm; biến thiên trong khoảng 6 - 10 mm. chằng bên quay. Nguyên ủy ở phía sau dưới của Khoảng cách từ điểm giữa nguyên ủy dây mỏm trên lồi cầu ngoài chạy theo hướng từ trên chằng bên trụ ngoài đến điểm nhô cao nhất của xuống dưới, hơi ra sau đến hòa lẫn với dây Chuyên Đề Ngoại Khoa 111
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 mỏm trên lồi cầu ngoài trung bình là 11,5 ± 2,2 BÀN LUẬN mm; biến thiên trong khoảng 7 - 16 mm. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 3 thành Khoảng cách từ điểm giữa bám tận dây phần luôn hiện diện trong phức hợp dây chằng chằng bên trụ ngoài đến điểm nhô cao nhất của bên ngoài khớp khuỷu là dây chằng bên quay, mào cơ ngửa xương trụ trung bình là 4,1 ± 1,8 dây chằng bên trụ ngoài và dây chằng vòng mm; biến thiên trong khoảng 1 - 7 mm. tương đồng với các tác giả O’Driscoll SW(3), Khoảng cách từ điểm giữa nguyên ủy dây Olsen BS(4) và Takigawa N(5) tuy nhiên nghiên chằng bên quay đến điểm giữa nguyên ủy dây cứu của Beckett KS(6) và MorreyBF(7) chỉ ghi nhận chằng bên trụ ngoài trung bình là 5,4 ± 1,3 mm; sự hiện diện của dây chằng này ở 50% trường biến thiên trong khoảng 4 - 8 mm. hợp. Trong hầu hết các nghiên cứu, các tác giả Giải phẫu động đều ghi nhận rất khó để bóc tách riêng dây chằng bên trụ ngoài ra khỏi dây chằng bên quay Dây chằng bên quay và dây chằng vòng, điều này có thể dẫn đến sự Nhìn chung, chiều dài trung bình dây chằng khác biệt về kết quả trên. bên quay tăng rất ít khi khuỷu gấp từ 00 đến Kết quả mô tả đại thể về hình dạng, vị trí của 1200. Ở tư thế cẳng tay sấp hoàn toàn khi gấp các dây chằng cũng như liên quan với các cấu khuỷu từ 00 đến 1200 chiều dài dây chằng bên trúc xung quanh tương đối phù hợp với các tác quay tăng 0,6 mm. Ở tư thế cẳng tay ngửa hoàn giả trước đó. toàn, khi gấp khuỷu từ 00 đến 1200 chiều dài dây chằng này tăng 0,3 mm. Morrey BF(7) mô tả dây chằng bên quay có dạng hình rẽ quạt bắt nguồn từ mỏm trên lồi cầu Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng chiều dài ngoài đến bám tận và hòa lẫn vào dây chằng dây chằng bên quay thay đổi không đáng kể vòng. Chiều dài trung bình là 21,3 ± 3,3 mm và trong cung vận động gấp – duỗi khớp khuỷu. chiều rộng trung bình là 5,1 ± 1,5 mm. Có thể nói rằng dây chằng bên quay tương đối hằng định trong cung vận động gấp duỗi khuỷu. Cohen MS(8) thực hiện nghiên cứu trên 40 xác tươi, kết luận rằng có sự liên kết giữa diện bám Dây chằng bên trụ ngoài của dây chằng bên trụ ngoài và dây chằng vòng Khác biệt với dây chằng bên quay, chiều dài ở đầu gần xương trụ. Được chia thành hai nhóm: của dây chằng bên trụ ngoài có sự thay đổi đáng • Nhóm I chiếm 55% (22 trường hợp): diện kể và có xu hướng tăng dần khi khuỷu gấp từ 00 bám tận của dây chằng bên trụ ngoài chia làm đến 1200. Trong biên độ vận động của khớp hai bó, một bó bám vào cùng với dây chằng khuỷu chiều dài dây chằng bên trụ ngoài dao vòng, một bó bám xa hơn trên mào cơ ngửa động trong khoảng từ 35 - 43,8 mm. xương trụ. Ở tư thế cẳng tay sấp hoàn toàn, khi gấp • Nhóm II chiếm 45% (18 trường hợp): diện khuỷu từ 00 đến 1200, chiều dài trung bình của bám tận của dây chằng bên trụ ngoài bám cùng dây chằng bên trụ ngoài tăng từ 35 - 40,6 mm với dây chằng vòng tạo thành một dải rộng trên (tăng lên 5,6 mm). Trong đó, chiều dài dây chằng mào cơ ngửa xương trụ. bên trụ ngoài tăng lên nhiều nhất khi gấp khuỷu Hannouche D(9) mô tả phức hợp dây chằng từ 600 – 900. bên ngoài khớp khuỷu gồm 3 bó. Bó sau có Ở tư thế cẳng tay ngửa hoàn toàn, khi gấp nguyên ủy ở mặt sau mỏm trên lồi cầu ngoài khuỷu từ 00 đến 1200, chiều dài trung bình của xương cánh tay, chạy ra sau bám vào mỏm dây chằng bên trụ ngoài tăng từ 36,3 - 43,8 mm khuỷu. Nó là sự dày lên của bao khớp sau và (tăng lên 7,5 mm). Trong đó, chiều dài dây chằng không có vai trò trong sự ổn định của khớp bên trụ ngoài tăng lên nhiều nhất khi gấp khuỷu khuỷu cũng như gấp và duỗi khuỷu. Bó trước từ 300 – 600. 112 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học hay dây chằng bên quay có dạng hình quạt bắt gấp khuỷu. Nó dao động trong khoảng từ 35 nguồn từ phía trước dưới mỏm trên lồi cầu mm đến 43,8 mm. ngoài đến bám tận và hòa lẫn vào dây chằng Kết quả về mô tả giải phẫu đại thể phức hợp vòng. Dây chằng bên quay và dây chằng bên trụ dây chằng bên ngoài khớp khuỷu và sự thay đổi ngoài có nguyên ủy chung và chạy cùng hướng chiều dài của dây chằng bên quay và dây chằng với nhau ở đoạn gần. Bó giữa hay dây chằng bên bên trụ ngoài giúp ích trong các nghiên cứu tiếp trụ ngoài luôn được xác định rõ ràng nhất, bám theo cũng như chẩn đoán và điều trị tổn thương tận vào mào cơ ngửa trong tất cả trường hợp. cấu trúc này trên lâm sàng. Beckett KS(6) xác định được chiều dài trung TÀI LIỆU THAM KHẢO bình của dây chằng bên quay, dây chằng bên 1. Reichel LM, Milam GS, Sitton SE, et al (2013). Elbow lateral phụ ngoài và dây chằng bên trụ ngoài lần lượt là collateral ligament injuries. J Hand Surg Am, 38(1):84-201. 2. Camp CL, Fu M, Jahandar H, et al (2018). The lateral collateral 25,7 ± 2,7 mm; 41,1 ± 3,3 mm và 45,9 ± 6,3 mm ligament complex of the elbow: quantitative anatomic analysis Camp CL(2) mô tả giải phẫu học của 10 mẫu of the lateral ulnar collateral, radial collateral, and annular khuỷu tay xác định được diện tích nguyên ủy và ligaments. J Shoulder Elbow Surg, 28(4):665-670. 3. O'Driscoll SW, Bell DF, Morrey BF (1991). Posterolateral bám tận của dây chằng bên trụ ngoài lần lượt là rotatory instability of the elbow. J Bone Joint Surg Am, 73(3):440- 26,0 ± 5,9 mm2 và 22,9 ± 7,8 mm2; của dây chằng 446. 4. Olsen BS, Vaesel MT, Søjbjerg JO, et al (1996). Lateral collateral vòng lần lượt là 25,7 ± 17,4 mm2 và 36,6 ± 13,0 ligament of the elbow joint: anatomy and kinematics. J Shoulder mm2. Diện tích nguyên ủy của dây chằng bên Elbow Surg, 5(2 Pt 1):103-112. quay là 31,6 ± 10,0 mm2. 5. Takigawa N, Ryu J, Kish VL, et al (2005). Functional anatomy of the lateral collateral ligament complex of the elbow: KẾT LUẬN morphology and strain. J Hand Surg Br, 30(2):143-147. 6. Beckett KS, McConnell P, Lagopoulos M, et al (2000). Variations Phức hợp dây chằng bên ngoài khớp khuỷu in the normal anatomy of the collateral ligaments of the human gồm 3 thành phần luôn hằng định là dây chằng elbow joint. Journal of Anatomy, 197(Pt 3):507-511. bên quay, dây chằng bên trụ ngoài và dây chằng 7. Morrey BF, An KN (1985). Functional anatomy of the ligaments of the elbow. Clin Orthop Relat Res, (201):84-90. vòng. Tuy nhiên chúng có ranh giới không rõ 8. Cohen MS, Hastings H (1997). Rotatory instability of the elbow. ràng và gần như không thể bóc tách riêng rẽ The anatomy and role of the lateral stabilizers. J Bone Joint Surg Am, 79(2):225-233. từng thành phần được. Ngoài ra, còn có thành 9. Hannouche D, Begue T (1999). Functional anatomy of the lateral phần dây chằng bên phụ ngoài với tần suất xuất collateral ligament complex of the elbow. Surg Radiol Anat, hiện là 26,7%. 21(3):187-191. Trong cung vận động gấp – duỗi, sấp – ngửa Ngày nhận bài báo: 01/12/2020 khớp khuỷu: Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 13/01/2021 • Chiều dài dây chằng bên quay thay đổi rất ít. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 • Chiều dài dây chằng bên trụ ngoài có sự thay đổi đáng kể và có xu hướng tăng dần khi Chuyên Đề Ngoại Khoa 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2