Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG<br />
CỦA PHỨC HỢP DÂY CHẰNG DELTA CỔ CHÂN<br />
Trần Tiến Khánh*, Hoàng Đức Thái*, Trang Mạnh Khôi**<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Dây chằng delta là cấu trúc chính giữ vững mặt trong cổ chân, chống lại di lệch vẹo ngoài,<br />
xoay ngoài cổ chân. Để đạt kết quả tốt trong điều trị tổn thương dây chằng delta thì sự hiểu biết về mặt giải phẫu<br />
vô cùng cần thiết.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm hình thái học và vị trí tâm diện bám phức hợp dây chằng delta.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phẫu tích và khảo sát các đặc điểm giải phẫu học của phức hợp<br />
dây chằng delta cổ chân trên các mẫu cổ chân tươi cắt cụt.<br />
Kết quả: Phức hợp dây chằng delta có 6 thành phần chia làm 2 lớp nông và sâu. Có 3 thành phần luôn xuất<br />
hiện là dây chằng chày lò xo (TSL), dây chằng chày gót (TCL) và dây chằng chày sên sau sâu (dPTTL). Đây cũng<br />
là 3 thành phần có kích thước lớn nhất, xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là TCL, TSL và dPTTL. Có 3 thành phần<br />
không hằng định là dây chằng chày ghe (TNL), dây chằng chày sên sau nông (sPTTL) và dây chằng chày sên sau<br />
nông (sPTTL).<br />
Kết luận: Kết quả về mô tả hình thái học và định vị chính xác tâm diện bám dây chằng giúp ích trong chẩn<br />
đoán và điều trị thương tổn cấu trúc này trên lâm sàng.<br />
Từ khóa: Dây chằng delta cổ chân.<br />
ABSTRACT<br />
THE ANATOMICAL STUDY OF THE DELTOID LIGAMENT COMPLEX<br />
Tran Tien Khanh, Hoang Duc Thai, Trang Manh Khoi<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 209-215<br />
Background: The deltoid ligament complex is the main structure that maintain the stability of the medial<br />
ankle, againts valgus and external rotation force. In order to achieve good treatment results of deltoid ligament<br />
injuries, anatomical knowledge is essential.<br />
Objectives: The purpose of the study was to identify morphological features and attachment positions of the<br />
deltoid ligament complex.<br />
Methods: we dissected, identified and investigated the anatomical features of the delta ligament complex on<br />
fresh amputated ankle.<br />
Results: The deltoid ligament complex has six components divided into superficial and deep layers. Three<br />
components that were identified in all specimens are the tibiospring ligamnet (TSL), tibiocalcaneal ligament<br />
(TCL) and deep posterior tibiotalar ligaments (dPTTL). These are also the three largest size components, which<br />
rank in order from the smallest to the largest are TCL, TSL and dPTTL. Three other components which were not<br />
consistent are tibionavicular ligaments (TNL), superficial posterior tibiotalar (sPTTL) and deep anterior tibiotalar<br />
ligaments ligaments (dATTL).<br />
<br />
*Bộ môn Chấn thương chỉnh hình & PHCN, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
**Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BSNT. Trần Tiến Khánh ĐT: 0948660691 Email: dr.trankhanh491@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 209<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: The precise description of morphological features and attachment positions of the deltoid<br />
ligament complex helps in diagnosis and treatment of the injuries of this structure.<br />
Keyword: The deltoid ligament complex.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ dụng của phức hợp dây chằng delta cổ chân”.<br />
Tổn thương dây chằng (DC) vùng cổ chân là Mục tiêu nghiên cứu<br />
một chấn thương thường gặp đặc biệt là trong Nghiên cứu các đặc điểm hình thái học và<br />
lĩnh vực thể thao, Garrick (1977)(7) nghiên cứu mối liên quan của tâm diện bám phức hợp dây<br />
trên 2840 vận động viên cho thấy 14%. chằng delta cổ chân với các mốc giải phẫu vùng<br />
chấn thương thuộc vùng cổ chân, trong số cổ bàn chân.<br />
các chấn thương đó 85% là tổn thương DC. ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Trong số những chấn thương DC cổ chân thì<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
DC bên ngoài chiếm đa số, điều này do 85% cơ<br />
chế chấn thương cổ chân từ lực làm vẹo trong Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
cổ chân nên chủ yếu ảnh hưởng DC bên Chi cắt cụt từ 1/3 dưới cẳng chân trở lên tại<br />
ngoài(2). Nghiên cứu của Fallat (1998)(6) cho BV Chợ Rẫy vì tắc mạch do nguyên nhân chấn<br />
thấy tổn thương DC delta chỉ chiếm 2,5% các thương hoặc bệnh lý.<br />
tổn thương DC vùng cổ chân và nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ<br />
của Waterman (2011)(16) ghi nhận tỉ lệ này là Có bằng chứng đại thể về chấn thương, viêm<br />
5,1%. Tuy nhiên với những phương tiện chẩn nhiễm, u bướu, dị dạng và bằng chứng can thiệp<br />
đoán chính xác hơn thì tỉ lệ tổn thương DC phẫu thuật làm thay đổi các cấu trúc vùng cổ<br />
delta cũng được ghi nhận nhiều hơn, nghiên chân khi phẫu tích.<br />
cứu của Koftolis (2007)(10) trên nhóm bệnh Thiết kế nghiên cứu<br />
nhân là vận động viên bóng đá cho thấy tỉ lệ<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
tổn thương DC delta là 15,8%, Hintermann<br />
(2002)(9) nội soi 148 cổ chân mất vững mạn tính Các bước thực hiện<br />
ghi nhận 40% có tổn thương DC delta. Phẫu tích bộc lộ các thành phần của phức<br />
Dây chằng delta là cấu trúc chính giữ vững hợp dây chằng delta. Mô tả các đặc điểm đại thể<br />
mặt trong cổ chân, chống lại di lệch vẹo ngoài, ra của các DC: nguyên ủy, bám tận, hình dạng, mối<br />
ngoài, xoay ngoài cổ chân. Tổn thương DC delta liên hệ với các cấu trúc xung quanh, đo kích<br />
làm mất vững mặt trong gây đau, yếu vùng cổ thước các dây chằng.<br />
chân khi đi lại, thêm vào đó diện tích tiếp xúc Xác định vị trí các tâm diện bám trên các<br />
của khớp chày sên có thể giảm đến 43%, lực chịu xương bàn chân bằng cách đo khoảng cách từ<br />
tải lên mặt khớp có thể tăng đến 30%, kéo dài sẽ tâm diện bám đến các mốc giải phẫu ở vùng<br />
gây thoái hóa khớp cổ chân(5,13,14). bàn chân.<br />
Với xu hướng tái tạo DC tuân theo giải phẫu TSL: Đo khoảng cách từ tâm diện bám TSL<br />
hiện nay thì sự hiểu biết về mặt giải phẫu là rất trên DC gót ghe đến bờ trên diện bám của DC<br />
cần thiết để đạt kết quả điều trị tốt. Đây là một gót ghe trên xương gót và trên xương ghe.<br />
cấu trúc giải phẫu tương đối phức tạp và vẫn TNL: Đo khoảng cách từ tâm diện bám TNL<br />
chưa có sự thống nhất giữa các tác giả trên thế trên xương ghe đến diện khớp sên của xương<br />
giới. Thêm vào đó cũng chưa có nghiên cứu nào ghe và đến lồi củ xương ghe.<br />
khảo sát giải phẫu cấu trúc này trên người Việt TCL: Đo khoảng cách từ tâm điểm bám TCL<br />
Nam. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến trên xương gót đến cực sau mỏm chân đế sên<br />
hành nghiên cứu “Nghiên cứu giải phẫu ứng xương gót.<br />
<br />
<br />
<br />
210 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
sPTTL: Đo khoảng cách từ tâm điểm bám đến bám vào xương sên, xương gót; xương ghe<br />
sPTTL trên xương sên đến lồi củ sau trong và DC gót ghe, ở phía trong DC được phủ lên<br />
xương sên và đến góc sau trong ròng rọc sên. bởi gân cơ chày sau và gân cơ gấp các ngón<br />
dATTL: Đo khoảng cách từ tâm điểm bám chung dài. Phức hợp DC này được chia làm hai<br />
dATTL trên xương sên đến diện khớp mắt cá lơp nông và sâu, lớp sâu, hai lớp phân cách với<br />
trong của xương sên và đến góc trước trong ròng nhau bởi một lớp mỡ mỏng. Lớp nông bao gồm<br />
rọc sên. 4 thành phần là TNL, TSL, TCL và sPTTL; các<br />
dPTTL: Đo khoảng cách từ tâm điểm bám thành phần lớp nông có giới hạn không rõ và<br />
dPTTL trên xương sên đến diện khớp mắt cá việc bóc tách chúng phải dựa trên điểm bám tận<br />
trong của xương sên, đến lồi củ sau trong xương của chúng (Hình 2). Lớp sâu gồm 2 thành phần<br />
sên và đến góc sau trong ròng rọc sên. là dATTL và dPTTL (Hình 7).<br />
Xác định vị trí các tâm diện bám trên mắt cá<br />
trong: Định vị tâm diện bám trên mắt cá trong<br />
của các DC dựa vào tương quan trước sau so với<br />
đáy rãnh gian ụ nhô (x) và tương quan trong<br />
ngoài so với với đáy rãnh gan cơ chày sau (y), đo<br />
khoảng cách từ tâm diện bám đến (x) và (y)<br />
(Hình 1).<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Tần suất xuất hiện của từng thành phần DC<br />
sẽ được thể hiện dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Kích<br />
thước DC và khoảng cách tâm diện bám đến các<br />
mốc xương sẽ được thể hiện dưới dạng trung<br />
bình ± SD.<br />
KẾT QUẢ<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên 35 cổ chân Hình 1: Đáy rãnh gian ụ nhô (x), đáy rãnh gân<br />
tươi (19 chân trái, 16 chân phải) gồm 23 nam và cơ chày sau (y) được đánh dấu bằng bút vẽ và tâm<br />
12 nữ; tuổi trung bình là 52,3 tuổi. diện bám của các DC đã được đánh dấu bằng kim.<br />
Về tổng thể phức hợp DC delta cổ chân là<br />
một cấu trúc dạng hình thang đi từ mắt cá trong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Lớp nông phức hợp DC delta. A- TSL phủ lên một phần TNL và TCL.<br />
B- Lớp nông sau khi cắt TSL.<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 211<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TNL: xuất hiện trên 28 mẫu (81%). Đây là đi xuống dưới và ra sau, đến bám vào bờ trong<br />
thành phần nằm phía trước nhất của lớp nông, của mỏm chân đế sên xương gót, phía trước<br />
nó xuất phát từ bờ trước của ụ nhô trước mắt cá DC bị che phủ một phần bởi TSL (Hình 5). Tâm<br />
trong tỏa ra theo hình rẽ quạt đi xuống dưới, ra diện bám tại mắt cá trong phía trước đáy rãnh<br />
trước đến bám vào mặt trên trong của xương gian ụ nhô 4,18±1,1 mm, phía trong đáy rãnh<br />
ghe, sát khe khớp sên ghe. Chúng tôi cũng ghi gân cơ chày sau 2,73±0,6 mm. Tâm diện bám<br />
nhận DC này có cho những thớ sợi đi đến cổ trên xương gót cách cực sau mỏm chân đế sên<br />
xương sên và bao khớp sên ghe, những thớ sợi xương gót 7,83±2,5 mm. Kích thước DC: dài<br />
này nhỏ và không có cấu trúc đại thể dạng DC 18,65±3,43 mm; rộng 5,62±1,98 mm; dày<br />
rõ ràng (Hình 3). Tâm diện bám tại mắt cá trong 1,82±0,48 mm.<br />
phía trước đáy rãnh gian ụ nhô 12,6 ± 2,7 mm,<br />
phía trong đáy rãnh gân cơ chày sau 1,54 ± 0,55<br />
mm. Tâm diện bám nằm phía trước ngoài so với<br />
lồi củ xương ghe cách lồi củ xương ghe 11,37 ±<br />
2,16 mm, khoảng cách từ tâm diện bám đến diện<br />
khớp sên ghe 2,77 ± 0,59 mm. Kích thước DC: dài<br />
24,63 ± 3,7mm; rộng tại nguyên ủy 5 ± 1,55 mm,<br />
tại đoạn giữa 6,8 ± 1,83 mm, tại bám tận 20,23 ±<br />
3,82 mm; dày 0,88 ± 0,23 mm.<br />
<br />
Hình 4: Thành phần TSL của lớp nông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Thành phần TNL của lớp nông (đã cắt TSL)<br />
TSL: xuất hiện trên 35 mẫu (100%). DC xuất<br />
Hình 5: Thành phần TSL của lớp nông (đã cắt TNL<br />
phát từ mặt trong phần trước của ụ nhô trước và<br />
và TSL)<br />
đến bám vào bờ trên của DC gót ghe. Chúng tôi<br />
ghi nhận DC này nằm nông nhất, che phủ một<br />
phần TCL ở phía sau và TNL phía trước (Hình<br />
4). Tâm diện bám tại mắt cá trong phía trước đáy<br />
rãnh gian ụ nhô 9,56 ± 2,29 mm, phía trong đáy<br />
rãnh gân cơ chày sau 3,9 ± 1,1 mm. Tâm diện<br />
bám trên DC gót ghe chia bờ trên DC gót ghe<br />
làm 2 phần với phần sau chiếm 35 ± 5 (%) chiều<br />
dài. Kích thước DC: dài 18,76 ± 2,39 mm; rộng 7,3<br />
± 1,39 mm; dày 2,11 ± 0,65 mm.<br />
TCL: xuất hiện trên 35 mẫu (100%). DC Hình 6: Thành phần sPTTL của lớp nông (đã cắt<br />
xuất phát từ mặt trong phần sau ụ nhô trước, TNL, TSL và TCL).<br />
<br />
<br />
212 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
sPTTL: xuất hiện trên 30 mẫu (86%). DC mm, phía trong đáy rãnh gân cơ chày sau 2,64 ±<br />
xuất phát từ rãnh gian ụ nhô và phần trước của 0,96 mm. Tâm diện bám trên xương sên cách lồi<br />
ụ nhô sau và đi xuống dưới ra sau đến bám vào củ sau trong xương sên 8,93 ± 1,57 mm, cách góc<br />
mặt trong xương sên phía trước trên lồi củ sau sau trong ròng rọc sên 13,2 ± 2,27 mm. Kích<br />
trong xương sên (Hình 6). Tâm diện bám tại mắt thước DC: dài 18,65 ± 2,25 mm; rộng 4,52 ±<br />
cá trong phía sau đáy rãnh gian ụ nhô 1,03 ± 1,34 1,18mm; dày 1,07 ± 0,34 mm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7: Lớp sâu phức hợp dây chằng delta sau khi đã cắt bỏ lớp nông. A- Lớp mỡ mỏng phân cách giữa 2<br />
lớp. B- 2 thành phần lớp sâu đã bóc tách.<br />
dATTL: xuất hiện trên 30 mẫu (86%). DC sên mắt cá trong. Phía sau DC liên tục với bao<br />
xuất phát từ đỉnh và bờ sau ụ nhô trước, đến khớp sau cổ chân. Tâm diện bám tại mắt cá<br />
bám vào mặt trong xương sên dưới phần trước trong phía sau đáy rãnh gian ụ nhô 3,13 ± 1,28<br />
diện khớp sên mắt cá trong, gần cổ xương sên. mm, phía ngoài đáy rãnh gân cơ chày sau 3,3 ±<br />
Tâm diện bám tại mắt cá trong phía trước đáy 0,85 mm. Tâm diện bám trên xương sên cách lồi<br />
rãnh gian ụ nhô 7,48 ± 2,23 mm, phía ngoài đáy củ sau trong xương sên 12,55 ± 1,93 mm, cách bờ<br />
rãnh gân cơ chày sau 2.56 ± 1,01 mm. Tâm diện dưới diện khớp mắt cá trong xương sên 7.22 ±<br />
bám trên xương sên cách góc trước trong ròng 1.42 mm và cách góc sau trong ròng rọc sên 11,09<br />
rọc sên 12,57 ± 2,14 mm và cách bờ dưới diện ± 2,25 mm. Kích thước DC: dài 11,19 ± 1,75 mm;<br />
khớp mắt cá trong xương sên 4,74 ± 1,14 mm. rộng 9,19 ± 1,61 mm; dày 7,95 ± 1 mm.<br />
Kích thước DC: dài 10,88 ± 1,55 mm; rộng 3,33 ±<br />
0,84 mm; dày 1,53 ± 0,52 mm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9: Thành phần dPTTL của lớp sâu (đã cắt lớp<br />
nông và dATTL).<br />
Hình 8: Thành phần dATTL của lớp sâu (đã cắt lớp BÀN LUẬN<br />
nông) Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định phức<br />
dPTTL: DC này xuất phát. chủ yếu từ ụ nhô hợp dây chằng delta có 6 thành phần và chia<br />
sau và rãnh gian ụ nhô, đôi khi diện bám kéo dài thành 2 lơp nông và sâu. Kết quả mô tả đại thể<br />
đến bờ sau của ụ nhô trước, đến bám vào mặt về hình dạng, vị trí của các dây chằng cũng như<br />
trong xương sên dưới phần sau của diện khớp<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 213<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
liên hệ với các cấu trúc xung quanh tương đối tạo DC tuân theo giải phẫu hiện nay thì việc xác<br />
phù hợp với các tác giả trước đó(3,4,11,17,5). định chính xác vị trí tâm diện bám DC bằng cách<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 thành phần định lượng khoảng các từ tâm diện bám đến các<br />
hằng định cũng là 3 thành phần có kích thước mốc giải phẫu vùng cổ bàn chân là rất cần thiết<br />
lớn nhất của phức hợp, sắp xếp theo thứ tự từ và đó là điểm mạnh của nghiên cứu chúng tôi.<br />
lớn đến nhỏ là sPTTL, TSL và TCL, kết quả này KẾT LUẬN<br />
tương đồng với kết quả của Won (2016)(17). Ở lớp Phức hợp DC delta cổ chân có 6 thành phần<br />
nông TSL là thành phần có kích thước lớn nhất, chia làm 2 lớp nông và sâu. Trong đó 3 thành<br />
các nghiên cứu sinh cơ học trước đây chỉ ra rằng phần hằng định và có kích thước lớn nhất là<br />
TCL mới là thành phần quan trọng nhất của lớp dPTTL, TSL và TCL. Ba thành phần còn lại<br />
nông, chịu trách nhiệm chính chống lại di lệch không hằng định là TNL, sPTTL và dATTL. Kết<br />
vẹo ngoài cổ chân, tuy nhiên vì sự chưa thông quả về mô tả giải phẫu đại thể và định vị tâm<br />
nhất về mặt giải phẫu học nên các nghiên cứu diện bám DC giúp ích trong các nghiên cứu tiếp<br />
này đều gộp cả TSL như một thành phần của theo cũng như chẩn đoán và điều trị thương tổn<br />
TCL và hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu sinh cơ cấu trúc này trên lâm sàng.<br />
học nào xét riêng vai trò của TSL. Từ kết quả<br />
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng nếu gộp<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Attarian DE, McCrackin HJ, DeVito DP, McElhaney JH, et al<br />
chung cả TSL và TCL làm thì thành phần này sẽ (1985). Biomechanical characteristics of human ankle<br />
trở thành cấu trúc có độ rộng trung bình lớn ligaments. Foot Ankle, 6: 54-58.<br />
nhất (12,92 mm) và độ dày trung bình (1,82 đến 2. Baumhauer JF, Alosa DM, Renström AF, Trevino S, et al (1995).<br />
A Prospective Study of Ankle Injury Risk Factors. Am J Sports<br />
2,11 mm) chỉ nhỏ hơn dPTTL, điều này phù hợp Med, 23: 564-570.<br />
với quan điểm cho rằng nó là một trong hai cấu 3. Boss AP, Hintermann B (2002). Anatomical Study of the<br />
trúc quan trọng nhất của DC Delta. dPTTL thành Medial Ankle Ligament Complex. Foot Ankle Int, 23: 547-553.<br />
4. Campbell KJ, Michalski MP, Wilson KJ, Goldsmith MT, et al<br />
phần rộng và dày nhất của DC Delta, điều này (2014). The ligament anatomy of the deltoid complex of the<br />
phù hợp sinh cơ học cho thấy dPTTL là thành ankle: a qualitative and quantitative anatomical study. J Bone<br />
Joint Surg Am, 96: 1-10.<br />
thành phần có khả năng chịu lực lớn nhất và là 5. Earll M, Wayne J, Brodrick C, Vokshoor A (1996). Contribution<br />
thành phần chính chống di lệch xoay ngoài cổ of the deltoid ligament to ankle joint contact characteristics: a<br />
chân(1,5,13,15). cadaver study. Foot Ankle Int, 17: 317-324.<br />
6. Fallat L, Grimm DJ, Saracco JA (1998). Sprained ankle<br />
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về lựa syndrome: prevalence and analysis of 639 acute injuries. J Foot<br />
chọn thành phần nào của DC delta trong phẫu Ankle Surg, 37: 280-285.<br />
7. Garrick JG (1977). The frequency of injury, mechanism of<br />
thuật tái tạo. Haddad (2010)(8) đề xuất tái tạo injury, and epidemiology of ankle sprains. Am J Sports Med, 5:<br />
TCL và dPTTL và tiến hành nghiên cứu đo độ 241-242.<br />
vững cổ chân trên xác trước khi cắt DC và sau tái 8. Haddad SL, Dedhia S, Ren Y, Rotstein J, et al (2010). Deltoid<br />
Ligament Reconstruction: A Novel Technique with<br />
tạo DC cho kết quả độ vững tương tự nhau. Kết Biomechanical Analysis. Foot Ankle Int, 31: 639-651.<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 3 thành 9. Hintermann B, Boss A, Schäfer D (2002). Arthroscopic findings<br />
in patients with chronic ankle instability, Am J Sports Med. 30:<br />
phần hằng định cũng là 3 thành phần có kích<br />
402-9.<br />
thước lớn nhất lớn nhất cung cấp dữ kiện cho 10. Kofotolis ND, Kellis E, Vlachopoulos SP (2007). Ankle sprain<br />
quyết định lựa chọn thành phần tái tạo cũng injuries and risk factors in amateur soccer players during a 2-<br />
year period. Am J Sports Med, 35: 458-466.<br />
như kích thước mãnh ghép. 11. Milner CE, Soames RW (1998). The medial collateral ligaments<br />
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu mô tả về of the human ankle joint: anatomical variations. Foot Ankle Int,<br />
19: 289-292.<br />
diện bám của các DC delta, hạn chế chính của 12. Panchani PN, Chappell TM, Moore GD, Tubbs RS, et al (2014).<br />
các nghiên cứu này là chỉ mô tả mối liên hệ giữa Anatomic study of the deltoid ligament of the ankle. Foot Ankle<br />
vị trí diện bám DC với các mốc giải phẫu khác Int, 35: 916-921.<br />
<br />
một cách định tính(3,4,11,12,17,5). Với xu hướng tái<br />
<br />
<br />
<br />
214 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
13. Rasmussen O (1985). Stability of the ankle joint Analysis of the 17. Won HJ, Koh IJ, Won HS (2016). Morphological variations of<br />
function and traumatology of the ankle ligaments. Acta Orthop the deltoid ligament of the medial ankle. Clin Anat, 29: 1059-1065.<br />
Scand Suppl, 211: 1-75. 18. Yammine K (2017). The Morphology and Prevalence of the<br />
14. Stormont DM, Morrey BF, An KN, Cass JR (1985). Stability of Deltoid Complex Ligament of the Ankle. Foot Ankle Spec, 10:<br />
the loaded ankle. Relation between articular restraint and 55-62.<br />
primary and secondary static restraints. Am J Sports Med, 13:<br />
295-300. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br />
15. Watanabe K, Kitaoka HB, Berglund LJ, Zhao KD (2012). The<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018<br />
role of ankle ligaments and articular geometry in stabilizing<br />
the ankle. Clin Biomech, 27: 189-195. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019<br />
16. Waterman BR, Belmont PJ Jr, Cameron KL, Svoboda SJ (2011).<br />
Risk Factors for Syndesmotic and Medial Ankle Sprain: : role of<br />
sex, sport, and level of competition, Am J Sports Med, 39: 992-998.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa 215<br />