Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG GÓC SAU NGOÀI KHỚP GỐI<br />
Lê Hoàng Trúc Phương*, Đỗ Phước Hùng,* Trang Mạnh Khôi**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đại cương: Góc sau ngoài là một cấu trúc quan trọng của gối và tổn thương góc sau ngoài chiếm<br />
khoảng 16% các tổn thương dây chằng của gối. Dù có nhiều phương pháp tái tao góc sau ngoài khác nhau<br />
nhưng chìa khóa quan trong cho sự thành công là nắm vững tường tận giải phẫu học. Tại Việt Nam chưa có<br />
công trình nghiên cứu về giải phẫu góc sau ngoài khớp gối.<br />
Mục tiêu: Xác định đặc điểm giải phẫu ứng dụng các thành phần góc sau ngoài khớp gối<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu được thực hiện trên<br />
15 gối ướp formol và 15 gối tươi cắt cụt.<br />
Kết quả: Giới tính: 30% là nữ, 70% là nam, vị trí: 40% là gối phải, 60% là gối trái, tuổi cao nhất: 81,<br />
thấp nhất: 33, tuổi trung bình: 55. Các cấu trúc của góc sau ngoài bao gồm: gân cơ khoeo, dây chằng bên<br />
mác, dải chậu chày, gân cơ nhị đầu đùi, gân cơ bụng chân ngoài, dây chằng khoeo cung, dây chằng khoeo<br />
chéo, bao khớp sau ngoài, dây chằng ngang sụn chêm ngoài, dây chằng khoeo mác, dây chằng vừng mác.<br />
Kết luận: Các thành phần hằng định: Gân cơ khoeo, dây chằng bên mác, dải chậu chày, gân cơ nhị đầu<br />
đùi, gân cơ bụng chân ngoài, dây chằng khoeo cung, dây chằng khoeo chéo, bao khớp sau ngoài, dây chằng<br />
ngang sụn chêm ngoài. các thành phần không hằng định: dây chằng khoeo mác, dây chằng vừng mác.<br />
Từ khóa: dây chằng bên ngoài, góc sau ngoài.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL ANATOMY STUDY OF POSTEROLATERAL CORNER OF THE KNEE<br />
Le Hoang Truc Phuong,Do Phuoc Hung, Trang Manh Khoi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 99 - 103<br />
Background: Posterolateral corner (PCL) is an important structure of knee and PCL injuries<br />
accounted for 16% of knee ligament injuries. Although there are a lot of methods of reconstructing the PCL<br />
but the key to succeed is to understand anatomy thoroughly. In Vietnam, there is no study about it.<br />
Objective: To describe the features of PCL clinical anatomy<br />
Materials and Method: Case series report study. The study include 15 formalin-preserved knees and<br />
15 amputated .<br />
Results: Gender: 70% male, 30% female. 40% right knee, 60% left knee.Lowest age: 33, highest age:<br />
81, mean age: 55. The structures of PCL include: popliteus muscle tendon, collateral ligament, iliotibial<br />
band, bicep femoris tendon, lateral gastrocnemius tendon, arcuate ligament, oblique popliteus ligament,<br />
posterolateral capsule, coronary ligament, popliteofibular ligament, fabellofibular ligament.<br />
Conclusion: Constant structure: popliteus muscle tendon, collateral ligament, iliotibial band, bicep<br />
femoris tendon, lateral gastrocnemius tendon, arcuate ligament, oblique popliteus ligament, posterolateral<br />
capsule, coronary ligament. Inconstant structure: popliteofibular ligament, fabellofibular ligament.<br />
Key words: Collateral ligament, Posterolateral corner<br />
* Bộ môn CTCH - ĐHYD TP.HCM,<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trang Mạnh Khôi,<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
** Bộ môn Giải Phẫu học ĐHYD - TP.HCM<br />
ĐT : 0903 810 910<br />
Email: tmkhoi2000@yahoo.com<br />
<br />
99<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Trong thể thao, chấn thương gối mà đặc<br />
biệt là tổn thương các dây chằng là một vấn đề<br />
khó tránh và có thể lại nhiều hậu quả lên khớp<br />
gối nếu không được điều trị đúng cách. Điều<br />
trị khớp gối sau chấn thương trở về với chức<br />
năng ban đầu là việc không hề đơn giản, đặc<br />
biệt là với các tổn thương dây chằng nặng. Nó<br />
đòi hỏi người bác sĩ phải có đầy đủ những<br />
kiến thức và kĩ năng mới có thể phục hồi<br />
chính xác giải phẫu của các cấu trúc bị thương<br />
tổn tạo nền tảng cho sư hồi phục chức năng<br />
của bệnh nhân.<br />
Trên thế giới, mặc dù đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu về góc sau ngoài nhưng vẫn<br />
chưa thống nhất các quan điểm về các cấu trúc<br />
và chức năng của nó. Việt Nam chưa có công<br />
trình nào khảo sát về giải phẫu góc sau ngoài.<br />
Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu “ Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng góc sau<br />
ngoài khớp gối ” để làm rõ hơn về các cấu trúc<br />
của góc sau ngoài và sự liên quan về mặt giải<br />
phẫu góp phần vào việc tái tạo giải phẫu và<br />
phục hồi chức năng khớp gối.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định đặc điểm giải phẫu ứng dụng các<br />
thành phần góc sau ngoài khớp gối bao gồm:<br />
-Xác định tính hằng định và kích thước các<br />
thành phần của góc sau ngoài khớp gối.<br />
-Xác định điểm bám giải phẫu, đường đi<br />
các thành phần của góc sau ngoài khớp gối.<br />
Xác định sự liên quan giữa các điểm bám<br />
giải phẫu với các mốc xương và giữa các điểm<br />
bám giải phẫu của các thành phần với nhau.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Chân được cắt từ 1/3 dưới đùi trở lên tại<br />
bệnh viện Chợ Rẫy do tắc động mạch đùi<br />
nông hoặc động mạch chậu ngoài có nguyên<br />
nhân bệnh lý hoặc do chấn thương.<br />
<br />
100<br />
<br />
Chân của xác đã được ngâm formol tại bộ<br />
môn Giải Phẫu - Đại Học Y Dược thành phố<br />
Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Khớp gối có bằng chứng chấn thương<br />
vùng gối khi phẫu tích như: gãy vùng đầu<br />
dưới xương đùi, gãy đầu trên xương chày,<br />
rách sụn chêm, tổn thương dây chằng,…<br />
Khớp gối có bướu làm thay đổi cấu trúc<br />
bình thường của khớp gối.<br />
Hư khớp gối trên đại thể.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tính hằng định và kích thước các thành phần<br />
góc sau ngoài khớp gối<br />
Trong các thành phần của góc sau ngoài<br />
khớp gối thì gân cơ khoeo, dây chằng bên<br />
mác, dải chậu chày, gân cơ nhị đầu đùi, gân cơ<br />
bụng chân ngoài, dây chằng khoeo cung, dây<br />
chằng khoeo chéo, bao khớp sau ngoài, dây<br />
chằng ngang sụn chêm ngoài là thành phần<br />
hằng định.<br />
Dây chằng vừng mác và dây chằng khoeo<br />
mác là thành phần không hằng định của góc<br />
sau ngoài khớp gối.<br />
Gân cơ nhị đầu đùi là thành phần lớn nhất,<br />
dây chằng khoeo cung là thành phần nhỏ nhất<br />
của góc sau ngoài.<br />
Điểm bám giải phẫu, đường đi các thành<br />
phần của góc sau ngoài khớp gối<br />
Cơ khoeo: bám tận tại rãnh cơ khoeo.<br />
Dây chằng bên mác: đầu gần bám tại mỏm<br />
trên lồi cầu ngoài, đầu xa bám tại mặt trước<br />
ngoài chỏm xương mác.<br />
Dây chằng khoeo mác: trường hợp dây<br />
chằng có 1 bó: đầu gần dây chằng bám vào nơi<br />
tiếp giáp gân cơ của cơ khoeo, đầu xa dây<br />
chằng bám vào mặt trước trong chỏm xương<br />
mác. Trường hợp dây chằng có 2 bó: đầu gần<br />
dây chằng bám vào nơi tiếp giáp gân cơ của cơ<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khoeo, bó trước đầu xa bám ở mặt trước trong<br />
và bó sau đầu xa bám ở mặt sau trong chỏm<br />
xương mác.<br />
<br />
Sự liên quan giữa các điểm bám giải phẫu<br />
với các mốc xương và giữa các điểm bám giải<br />
phẫu của các thành phần với nhau<br />
<br />
Dải chậu chày: lớp nông bám vào mặt bên<br />
xương bánh chè và lồi củ Gerdy. Lớp sâu: bám<br />
từ lớp nông đến vùng mỏm trên lồi cầu ngoài<br />
xương đùi, lớp này nhập với bao khớp bên<br />
ngoài. Lớp bao khớp: bám từ vách gian cơ<br />
ngoài hợp với lớp cân bám từ cơ nhị đầu đùi<br />
tạo thành một dải cân chạy dọc bờ sau lồi cầu<br />
ngoài xương đùi bám tận tại bao khớp bên<br />
ngoài.<br />
<br />
Cơ khoeo bám vào chỏm xương mác qua<br />
dây chằng khoeo mác.<br />
<br />
Gân cơ nhị đầu đùi: gồm đầu dài và đầu<br />
ngắn: đầu dài gồm 3 thành phần cân (cân<br />
trước, cân bên, cân xa) và 2 thành phần gân<br />
(nhánh chính, nhánh phản chiếu). Đầu ngắn<br />
gồm 4 thành phần( các sợi cơ, nhánh chính,<br />
nhánh trước và cân bên).<br />
Gân cơ bụng chân ngoài: bám vào phần<br />
chêm đùi của bao khớp<br />
Dây chằng vừng mác: trong trường hợp có<br />
xương vừng: đầu gần dây chằng bám vào<br />
xương vừng sau đó nhập vào gân cơ bụng<br />
chân ngoài. Trong trường hợp không có<br />
xương vừng: đầu gần dây chằng bám trực tiếp<br />
vào gân cơ bụng chân ngoài. Đầu xa dây<br />
chằng bám vào mặt trước ngoài chỏm xương<br />
mác.<br />
<br />
Dây chằng bên mác: đầu gần bám trên và<br />
sau hơn so với mỏm trên lồi cầu. Đầu xa bám<br />
dưới so với đỉnh xương mác và phía sau so với<br />
bờ trước chỏm xương mác.<br />
Dây chằng khoeo mác: trường hợp dây<br />
chằng có một bó: đầu xa dây chằng bám dưới<br />
và trước so với đỉnh xương mác. Trường hợp<br />
dây chằng có 2 bó: bó trước đầu xa bám dưới<br />
và trước so với đỉnh xương mác. Bó sau đầu xa<br />
bám dưới và sau so với đỉnh xương mác.<br />
Gân cơ nhị đầu:<br />
Đầu dài:<br />
Nhánh chính: bám dưới và trước so với<br />
đỉnh xương mác.<br />
Nhánh phản chiếu: vị trí bám ở dãy chậu<br />
chày phía dưới mỏm trên lồi cầu ngoài.<br />
Đầu ngắn:<br />
Nhánh chính: bám dưới và trước so với<br />
đỉnh xương mác.<br />
Vị trí các sợi cơ từ đầu ngắn gân cơ nhị<br />
đầu hợp vào đầu dài gần cơ nhị đầu ở vị trí<br />
trên mỏm trên lồi cầu ngoài.<br />
<br />
Dây chằng khoeo chéo gồm 2 bó: bó trong<br />
và bó ngoài. Bó trong bám vào gân cơ bán<br />
màng, bó ngoài bám vào bao khớp.<br />
<br />
Gân cơ bụng chân ngoài: gân cơ bụng chân<br />
ngoài bám phía sau so với mỏm trên lồi cầu<br />
ngoài.<br />
<br />
Dây chằng khoeo cung: đầu gần: có 2 bó.<br />
Bó trong dây chằng bám vào dây chằng khoeo<br />
chéo, bó ngoài dây chằng bám vào bao khớp<br />
phía ngoài và đầu ngắn gân cơ nhị đầu đùi.<br />
đầu xa: dây chằng bám vào mặt trước trong<br />
chỏm xương mác.<br />
<br />
Dây chằng vừng mác: đầu xa dây chằng<br />
bám dưới và sau so với đỉnh xương mác.<br />
<br />
Bao khớp sau ngoài: bám từ lồi cầu xương<br />
đùi đến mâm chày.<br />
Dây chằng ngang sụn chêm ngoài: bám từ<br />
bờ dưới sụn chêm đến mâm chày.<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
Dây chằng khoeo cung: nằm phía sau so<br />
với dây chằng khoeo mác, động mạch gối dưới<br />
ngoài và phía trước so với dây chằng vừng<br />
mác. Dây chằng cũng là một thành phần trong<br />
phức hợp gân cơ khoeo.<br />
Thần kinh mác chung nằm phía sau mỏm<br />
trên lồi cầu ngoài và đỉnh xương mác với một<br />
khoảng cách tương đối hằng định.<br />
<br />
101<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Hình chiếu của động mạch khoeo lên dây<br />
chằng khoeo chéo nằm ở 1/3 giữa của dây<br />
chằng.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Cấu trúc của các thành phần góc sau ngoài<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối<br />
giống so với nghiên cứu của các tác giả trên<br />
thế giới. Tuy nhiên có một số điểm khác biệt<br />
như sau:<br />
Đầu ngắn gân cơ nhị đầu đùi: nghiên cứu<br />
của LaPrade ghi nhận đầu ngắn gân nhị đầu<br />
đùi có 1 nơi bám cơ (các sợi cơ nhập vào đầu<br />
dài gân cơ nhị đầu), 3 nơi bám gân (nhánh<br />
chính, nhánh trước và nhánh bao khớp), 1 nơi<br />
bám cân (cân bên). Tuy nhiên qua nghiên cứu<br />
chúng tôi nhận thấy nhánh bao khớp mà tác<br />
giả LaPrade mô tả thật ra là dây chằng vừng<br />
mác. Bởi vì theo tác giả mô tả thì nhánh bao<br />
khớp bám từ nhánh chính của đầu ngắn gân<br />
nhị đầu đùi đến bám vào bao khớp bên ngoài<br />
và cơ bụng chân ngoài. Nhưng trên nghiên<br />
cứu của chúng tôi có sự hiện diện của một dây<br />
chằng bám từ chỏm xương mác chứ không<br />
phải từ nhánh chính đầu ngắn gân nhị đầu đùi<br />
đến bao khớp bên ngoài và cơ bụng chân<br />
ngoài (đây chính là dây chằng vừng mác).<br />
Ngoài ra, tác giả Staubli và Birrer cho<br />
rằng dây chằng vừng mác và nhánh bao<br />
khớp của đầu ngắn cơ nhị đầu đùi góp phần<br />
tạo thành dây chằng khoeo cung. Nhưng theo<br />
nghiên cứu của chúng tôi trong không có sự<br />
liên quan giữa các cấu trúc này với dây chằng<br />
khoeo cung.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy<br />
khoảng cách từ bờ trước thần kinh mác chung<br />
đến mỏm trên lồi cầu và đỉnh xương mác là<br />
một sồ tương đối hằng định. Từ hai khoảng<br />
cách này chúng ta có thể biết được đường đi<br />
của thần kinh mác chung và giúp chúng ta<br />
không làm tổn thương thần kinh này khi phẫu<br />
thuật góc sau ngoài.<br />
<br />
102<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tuy có một số điểm khác biệt nhưng nhìn<br />
chung các cấu trúc của góc sau ngoài trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi giống các tác giả<br />
khác trên thế giới. Các thành phần hằng định:<br />
Gân cơ khoeo, dây chằng bên mác, dải chậu<br />
chày, gân cơ nhị đầu đùi, gân cơ bụng chân<br />
ngoài, dây chằng khoeo cung, dây chằng<br />
khoeo chéo, bao khớp sau ngoài, dây chằng<br />
ngang sụn chêm ngoài. các thành phần không<br />
hằng định: dây chằng khoeo mác, dây chằng<br />
vừng mác.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAMKHẢO<br />
1.<br />
<br />
Baker CLJr, Norwood LA,, Hughston JC (1983). "Acute<br />
posterolateral rotatory instability of the knee." J Bone Joint<br />
Surg Am 1(65): 614-618.<br />
2. Bollom TS (2009). "Anatomy and biomechanics of the<br />
posterolateral aspect of knee." Orthopaedic surgery(2): 32 –<br />
39.<br />
3. Brinkman JM, Schwering PJ, Blankevoort L, Kooloos JG,<br />
Luites J, Wymenga AB (2005). "The insertion geometry of<br />
the posterolateral corner of the knee." The Journal Of Bone<br />
And Joint Surgery 87-B(10): 1365 – 1366.<br />
4. Covey DC, United States Navy, et al (2001). "Current<br />
Concepts Review Injuries of the Posterolateral Corner of the<br />
Knee." The Journal Of Bone & Joint Surgery 83-A(1): 107 –<br />
108.<br />
5. DeLee JC, Riley MB, Rockwood CAJr (1983). "Acute<br />
posterolateral rotatory instability of the knee." Am J Sports<br />
Med(11): 199-207.<br />
6. Ishigooka H, Sugihara T, Shimizu K, Aoki H, Hirata K<br />
(2004). "Anatomical study of the popliteofibular ligament<br />
and surrounding structures." Orthopaedic Science 9(1): 52.<br />
7. Krukhaug Y, Mølster A, Rodt A, Strand T (1998). "Lateral<br />
ligament injuries of the knee." Knee Surg Sports Traumatol<br />
Arthrosc(6): 21-25.<br />
8. LaPrade RF (2006). "Posterolateral Knee Injuries: Anatomy,<br />
Evaluation, And Treatment." J Bone Joint Surg Am(2): 33 –<br />
34.<br />
9. LaPrade RF, Ly TV, Wentorf FA, Engebretsen L (2003). "The<br />
posterolateral attachments of the knee: a qualitative and<br />
quantitative morphologic analysis of the fibular collateral<br />
ligament, popliteus tendon, popliteofibular ligament, and<br />
lateral gastrocnemius tendon." Am J Sports Med(31): 854860.<br />
10. Lunden JB, Bzdusek PJ, Monson JK, Malcomson KW,<br />
Laprade RF (2010). "Current Concepts in the Recognition<br />
and Treatment of Posterolateral Corner Injuries of the<br />
Knee." journal of orthopaedic & sports physical therapy 40<br />
(8): 502 – 503.<br />
11. Manaster BJ, et al (2006). "Diagnostic and Surgical Imaging<br />
Anatomy Musculoskeletal." J Bone JointSurg Am 2(6): 113 –<br />
128.<br />
12. Nyland J, Lachman N, Kocabey Y, Brosky J, Altun R,<br />
Caborn D (2005). "Anatomy, Function, and Rehabilitation of<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
the Popliteus Musculotendinous Complex." Journal of<br />
Orthopaedic & Sports Physical Therapy 35(3): 165 – 179.<br />
O’Brien SJ, Warren RF, Pavlov H, Panariello R, Wickiewicz<br />
TL (1991). "Reconstruction of the chronically insufficient<br />
anterior cruciate ligament with the central third of the<br />
patellar ligament." J Bone Joint Surg Am 1(73): 278-286.<br />
Osti M, Tschann P, Künzel KH, Benedetto KP (2013).<br />
"Posterolateral Corner of the Knee: Microsurgical Analysis<br />
of Anatomy and Morphometry." Orthopedics 36(9): 1117.<br />
Otake N, Chen H, Yao X and Shoumura S (2006).<br />
"Morphologic Study of the Lateral and Medial Collateral<br />
Ligaments of the Human Knee." Okajimas Folia Anat. Jpn<br />
83(4): 115-122.<br />
Sanchez AR, S. M., LaPrade RF (2006). "Anatomy and<br />
biomechanics of the lateral side of the knee." Sports Med<br />
Arthrosc(14): 2 – 11.<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
17. Seebacher JR, Inglis AE, Marshall JL, Warren RF (1982). "The<br />
structure of the posterolateral aspect of the knee." J Bone<br />
Joint Surg Am(64): 536-541.<br />
18. Terry GC, LaPrade RF (1996). "The posterolateral aspect of<br />
the knee. Anatomy and surgical approach." Am J Sports<br />
Med 24(9): 732-739.<br />
19. Yan J, Fujino K, Tajima G, Hitomi J (2012). "Anatomical<br />
Reconsideration of the Lateral Collateral Ligament in the<br />
Human Knee: Anatomical Observation and Literature<br />
Review." Surgical Science(3): 484 – 485.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
27/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
30/10/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
16/01/2015<br />
<br />
103<br />
<br />