intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải quyết bé hay cắn người khác

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

90
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một người mẹ hỏi: ‘Bé gái một tuổi nhà tôi rất thích cắn người khác. Nhiều lúc chẳng có lý do gì, bé cũng cắn, dù đó là người quen hay người mới gặp. Tôi chưa bao giờ cắn lại hay đánh đòn bé. Tôi đã cho con một chiếc khăn sạch để cháu thoải mái cắn nhưng cháu không ngó ngàng tới nó. Tôi nói với bé không được cắn người khác, chỉ nên cắn thức ăn, đồ chơi… nhưng không có kết quả. Tôi không biết phải dạy con thế nào. Xin hãy cho tôi lời khuyên?’. Tham...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải quyết bé hay cắn người khác

  1. Giải quyết bé hay cắn người khác Một người mẹ hỏi: ‘Bé gái một tuổi nhà tôi rất thích cắn người khác. Nhiều lúc chẳng có lý do gì, bé cũng cắn, dù đó là người quen hay người mới gặp. Tôi chưa bao giờ cắn lại hay đánh đòn bé. Tôi đã cho con một chiếc khăn sạch để cháu thoải mái cắn nhưng cháu không ngó ngàng tới nó. Tôi nói với bé không được cắn người khác, chỉ nên cắn thức ăn, đồ chơi… nhưng không có kết quả. Tôi không biết phải dạy con thế nào. Xin hãy cho tôi lời khuyên?’. Tham khảo câu trả lời từ Familyeducation: Cắn là hành vi bình thường ở bé mới biết đi. Thật hiếm có bé nào ở tuổi chập chững mà chưa từng cắn người khác. Cắn là một hành vi “gây hấn” (tương tự như giật tóc, đá người khác) mà bé dùng để giải quyết chuyện gì đó.
  2. Ở độ tuổi này, cảm xúc của bé thay đổi khá nhanh. Vì thế, bạn cần can thiệp nếu bé có những hành động nghiêm trọng. Bé đang phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ chưa hoàn thiện lại chưa biết cách tự kiềm chế. Bé dùng cách cắn để thể hiện sự thất vọng, bực tức, không hài lòng của mình. Do không thể diễn đạt bằng lời nên bé thường bị căng thẳng với những sự thay đổi trong gia đình (có em bé, có người trông bé mới); phát triển các kỹ năng như học đi, học ngồi bô hoặc thay đổi thể chất như mọc răng, nhiễm trùng tai… Những bứt rứt trong người khiến bé chọn cách cắn để “thư giãn”.
  3. Vài gợi ý dành cho bạn như sau: - Cắn lại bé hoặc đánh đòn không phải cách dạy con hiệu quả. - Tiếp tục giải thích cho bé, cắn là hành vi không được chấp nhận. Giữ bé trong vòng tay để bé không có cơ hội cắn người khác nữa. Cho bé những thứ an toàn để bé có thể cắn: thức ăn, đồ chơi, vòng ngậm… - Tìm hiểu cảm xúc của bé. Điều này giúp bạn giải tỏa khó chịu cho con, ngừa được việc bé tiếp tục cắn người khác. - Luôn luôn cổ vũ khi bé chọn cách không cắn để giải quyết vấn đề. - Kiểm tra xem sức khỏe của con có tốt không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2