Giảm thiểu rủi ro vốn cho vay đầu tư chứng khoán góp phần phát triển ổn định nền kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
lượt xem 4
download
Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp định tính truyền thống, dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, của các Công ty chứng khoán, tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng này, đưa ra một số nhận xét và khuyến nghị hàm ý chính sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giảm thiểu rủi ro vốn cho vay đầu tư chứng khoán góp phần phát triển ổn định nền kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” GIẢM THIỂU RỦI RO VỐN CHO VAY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THÍCH ỨNG VỚI BỐI CẢNH MỚI TS. Hoàng Nguyên Khai TÓM TẮT Cho vay nhà đầu tư mua chứng khoán thông qua nghiệp vụ Margin là một kênh kinh doanh chủ yếu của các Công ty chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, cho khách hàng vay vốn đầu tư chứng khoán, cổ phiếu cũng là một kênh tín dụng quan trọng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Hai hoạt động này được các Công ty chứng khoán và Ngân hàng thương mại đẩy mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, cho vay đầu tư chứng khoán cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các bên cho vay và rủi ro đối với nền kinh tế. Bài viết tập trung phân tích rõ thực trạng này và khuyến nghị giải pháp có liên quan. Từ khóa: tiềm ẩn rủi ro, vốn cho vay, đầu tư chứng khoán ABSTRACT MINIMIZE CAPITAL RISKS FOR SECURITIES INVESTMENT LOANS CONTRIBUTE TO STABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM'S ECONOMY APPLY TO NEW CONTEXT Lending investors to buy securities through margin operations is a major business channel of Vietnamese securities companies. Besides, lending to customers for investment in securities and stocks is also an important credit channel of Vietnamese commercial banks. These two activities have been promoted by securities companies and commercial banks in recent years. However, in the new context, lending for securities investment is also posing many potential risks to lenders and risks to the economy. The article focuses on clearly analyzing this situation and recommending related solutions. Keywords: potential risks, loan capital, securities investment 1. GIỚI THIỆU Từ đầu quý IV/2020 đến nay, Thị trường chứng khoán Việt Nam thường xuyên biến động mạnh. Trong đó trong nhiều tháng thị trường phát triển ấn tượng, xu hướng đi lên với nhiều chỉ số chứng khoán thường xuyên tăng cao. Nhưng từ đầu tháng 7/2021, trong tháng 6, đầu tháng 7//2022 và một số thời điểm khác Thị trường chứng khoán Việt Nam bị điều chỉnh mạnh, giảm sâu. Song về tổng thể, hơn 2 năm qua bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xung đột quân sự tại Ucraina, giá dầu thô và khí đốt tăng cao. Chỉ số chứng khoán trên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam biến động 2 chiều, có tăng, có giảm nhưng nhìn chung là tăng nhiều hơn. Chỉ số VN -Index đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Quy mô giao dịch trong các phiên cũng đạt quy mô lớn nhất tronmg lịch sử. Số tài khoản các nhà đầu tư mở tại các Công ty chứng khoán liên tục gia tăng. Quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán cũng liên tục lập các đinh cao mới. Diễn biến đó một mặt cho thấy thành công của Chính phủ Việt Nam điều hành chính sách, đạt được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đáng ghi nhận trên thế giới trong điều kiện đại dịch Covid- 19 tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài. Nhưng mặt khác, dư nợ cho vay của các nhà đầu tư tại các Công ty chứng khoán, các Ngân hàng thương mại liên tục tăng cao, gây ra những tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Vì vậy nghiên cứu về nội dung này có ý nghĩa thiết thực hiện nay. 413
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Vốn cho vay đầu tư chứng khoán trong nền kinh tế của các nhà đầu tư nói chung mà chủ yếu là các Nhà đầu tư cá nhân được thực hiện theo 2 kênh: i) Các Công ty chứng khoán (CTCK) cho khách hàng là các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản tại công ty mình vay để đầu tư mua cổ phiếu, chủ yếu là cho vay Margin, tức là cầm cố chính cổ phiếu của nhà đầu tư để mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán; ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng để đầu tư mua tiếp chứng khoán; cho vay giữa 3 bên: Công ty chứng khoán, NHTM và Nhà đầu tư. ii) Các Ngân hàng thương mại (NHTM) cho khách vay vốn đầu tư chứng khoán với một tỷ lệ khá nằm trong mục đích cho vay vay tiêu dùng. Tức là trên danh nghĩa mục đích vay vốn thể hiện trên Hợp đồng tín dụng là khách hàng vay tiêu dùng, nhưng thực chất là vay đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, NHTM cung cấp vốn cho các CTCK để CTCK cho vay hay đầu tư, cung cấp Margin cho khách hàng dưới dạng chứng khoán nợ. Theo lý thuyết tài chính tiền tệ hiện đại, chứng khoán vốn (Equity Security) là loại chứng khoán được công ty cổ phần phát hành ra thị trường. Sản phẩm này để xác nhận quyền sở hữu một phần tài sản, thu nhập của công ty. Điều này cũng có nghĩa là nhà đầu tư sở hữu chứng khoán vốn là người sở hữu một phần công ty và được hưởng lợi ích từ công ty đem lại. Các CTCK của Việt Nam hiện nay hầu hết là CTCK, trong đó nhiều CTCK là công ty con của NHTM, do NHTM chiếm tỷ lệ sở hữu cổ phẩn chi phối. Còn chứng khoán nợ (Debt Security) là loại chứng khoán để chứng nhận mối quan người cho vay và người đi vay giữa người sở hữu và công ty phát hành. Chứng khoán nợ có nhiều dạng như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu chính quyền địa phương…Loại chứng khoán này được mua hoặc bán giữa hai đối tượng và có các quy định điều khoản nhất định như số tiền đã vay, lãi suất, thời gian đáo hạn và gia hạn. Ở một số nước có nền kinh tế phát triển, chứng khoán nợ được giao dịch khá phổ biến trên thị trường chứng khoán. Tại Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp, là một loại chứng khoán nợ, đang ngày một trở nên phổ biến, gắn với một thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh những năm gần đây. Nhiều CTCK phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cho đầu tư. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp định tính truyền thống, dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, của các Công ty chứng khoán, tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng này, đưa ra một số nhận xét và khuyến nghị hàm ý chính sách. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát cơ sở thực tiễn Trong hơn 2 năm gần đây, TTCK Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, với nhiều thời điểm diễn biến đáng mừng với sự bứt phá mạnh cả về điểm số và thanh khoản, song cũng có nhiều thời điểm gây ra sự thất vọng, chỉ số thị trường giảm sâu. Đóng góp vào diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán thời gian qua không thể không đề cập đến vai trò của dòng tiền từ các kênh nói trên, đặc biệt là cho vay Margin do các CTCK cung cấp cho các nhà đầu tư. Giá cồ phiếu tăng thì khả năng vay Margin của nhà đâu tư cũng tăng theo; ngược lại giá cổ phiếu giảm thì khả năng vay cũng giảm. Mặc dù vậy, việc nhà đầu tư đẩy mạnh sử dụng margin đã khiến nhiều thời điểm một số CTCK hết nguồn cho vay. Theo quy định hiện hành, 414
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CTCK chỉ có thể cho vay tối đa gấp 2 lần Vốn chủ sở hữu (VCSH) và điều này khiến một số CTCK lớn thường xuyên tiệm cận mức giới hạn cho vay Margin. Do đó, nhiều CTCK luôn trong áp lực tăng VCSH để mở rộng quy mô cho vay, tăng nguồn thu trong hoạt động kinh doanh, nhưng cũng tạo sự phát triển thiếu bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai. 3.2. Thực trang cho vay đầu tư chứng khoán Tại Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 90% giao dịch hàng ngày trên Thị trường chứng khoán. Năm 2020 Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển khoán Việt Nam lại có sự phát triển bùng nổ mới của cả về diễn biến Chỉ số chứng khoán trên 3 sàn: HoSE, HNX và UpCom lẫn thanh khoản, với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên lên tới đơn vị hơn 1 tỷ đô la Mỹ (USD), thậm chí lên tới 2,4 tỷ đô la Mỹ, có phiên giao dịch đạt trên 56.000 tỷ đồng. Phiên giao dịch gần đây nhất, ngày 19/11/2021, lần đầu tiên tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 56.195 tỷ đồng, xấp xỉ 2,5 tỷ USD. Trong 2 tháng 10 và 11/2021, doanh số giao dịch trong mỗi phiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục phá kỷ lục, bình quân cao gấp 3 lần các tháng tương ứng của năm 2019, bình quân tháng 11/2021 đạt trên 40.000 tỷ đồng/ngày Bộ Tài chính (2019-2021) Bên cạnh việc nhà đầu tư mở tài khoản mới, sự bùng nổ thanh khoản trong mỗi phiên giao dịch cũng rất lớn; trong đó, một nguồn vốn đầu tư rất lớn đó là sự hỗ trợ từ dòng tiền margin, tức là các Công ty chứng khoán cho nhà đầu tư, khách hàng đang mở tài khoản của công ty, cầm cố cổ phiếu đang sở hữu để vay tiền đầu tư mua thêm cổ phiếu trên thị trường. Đến cuối năm 2021, ước tính dư nợ cho khách hàng vay đầu tư chứng khoán, mà chủ yếu là cho vay margin tại các công ty chứng khoán trên toàn Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt khoảng 193.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8,4 tỷ USD tính theo tỷ giá hiện tại, tăng gần 90% so với thời điểm tháng 6/2021. Đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Đó là số dư nợ không bao gồm cho vay 3 bên, tức là Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Nếu tính thêm dư nợ từ cho vay 3 bên, con số thực tế có thể lên tới hơn 200.000 tỷ đồng, ước tính lên tới 250.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều khoản vay với mục đích tiêu dùng của khách hàng tại các NHTM và công ty tài chính tiêu dùng, nhưng thực chất là đầu tư chứng khoán. Nên con số thực tế vốn vay từ các định chế tài chính: công ty chứng khoán, công ty tài chính tiêu dùng, NHTM… để đầu tư chứng khoán trên toàn TTCK Việt Nam đến hết năm 2021 là rất lớn VAFI (2020-2022) Quay trở lại phân tích riêng dư nợ cho vay của các CTCK, đến cuối năm 2021 tăng 38.000 tỷ đồng so với cuối tháng 9/2021 và tăng khoảng 100.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2020. Trong số 193.000 tỷ đồng dư nợ cho vay có khoảng gần 180.000 tỷ đồng là dư nợ cho vay margin, còn lại là ứng trước tiền bán chứng khoán của các CTCK cho nhà đầu tư VAFI (2020-2022) Dòng tiền vốn margin từ các nhà đầu tư trong nước đã góp phần quan trọng giúp Thị trường chứng khoán Việt Nam đứng vững trước áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối nhà đầu tư nước ngoài ở các thời điểm cuối tháng 12/2021 và trong tháng 1/2022. Trong năm 2021, khối các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng kỷ lục hơn 60.000 tỷ đồng trên toàn Thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông thường mỗi khi khối nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng, Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ diễn ra tiêu cực, nhưng trong thời gian qua, dòng tiền của các 415
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nhà đầu tư trong nước, bao gồm tiền cho vay margin đã cân bằng lại lực bán này và thậm chí đẩy chỉ số VN-Index lên những đỉnh cao mới, tới hơn 1.500 điểm. Cho khách hàng vay Margin và ứng trước tiền bán chứng khoán cũng như cho vay 3 bên là nguồn thu nhập rất quan trọng của mỗi Công ty chứng khoán. Bởi vì lãi suất cho vay lên tới 14-15%/năm, thậm chí là cao hơn và lãi tính theo ngày, trong khi lãi suất đầu vào chỉ khoảng 7-9%, thậm chí là chiếm dụng được tiền bán chứng khoán của nhà đầu tư vì nghiệp vụ T+2. Nếu 1 CTCK có dư nợ cho vay bình quân 1.000 tỷ đồng, mỗi năm có thu nhập tối chiểu 50 – 60 tỷ đồng, nếu dư nợ bình quân 10.000 tỷ đồng thì mỗi năm thu chênh lệch lãi tới 500-600 tỷ đồng nay 40-50 tỷ đồng/tháng. Bên cạnh đó là nguồn thu nhập phí môi giới, CTCK thu cả phí môi giới bên bán và phí môi giới bên mua. Do đó, để có thể tăng quy mô cho nhà đầu tư vay tiền mua chứng khoán, các Công ty chứng khoán phải tăng vốn điều lệ. Trong năm 2021, các CTCK đã đẩy mạnh tăng vốn điều lệ để mở rộng room (hạn mức) cho vay cũng như gia tăng nguồn lực cho hoạt động ký quỹ. Bên cạnh đó, các CTCK cũng tranh thủ huy động trái phiếu từ các định chế nước ngoài để gia tăng năng lực cho vay. Trong các năm 2020 - 2022 và những tháng đầu năm 2022, áp lực cạnh tranh giứa các Công ty chứng khoán tại Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút khách hàng mới, mở rộng quy mô dư nợ cho vay và tăng thị phần môi giới. Không chỉ các CTCK Hàn Quốc với lợi thế nguồn vốn giá rẻ từ bên ngoài đưa vào, các CTCK của Việt Nam cũng đẩy mạnh tăng vốn điều lệ, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng cao trọng năm 2021. Trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh cho khách hàng vay vốn đầu tư chứng khoán, làm cho cuộc cạnh tranh tăng trưởng dư nợ margin, giữ và mở rộng thị phần lĩnh vực này biến động nhanh. Tính tới cuối năm 2021, có tới 32 CTCK có dư nợ cho vay trên 1.000 tỷ đồng, đây là điều chưa từng có trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Điều có chứng tỏ các CTCK cạnh tranh tăng thu nhập từ nghiệp vụ này VAFI (2020-2022) Về dư nợ cho vay chứng khoán tại các NHTM. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, dư nợ vốn tín dụng cho hoạt động kinh doanh chứng khoán tháng 11, tháng 12 năm 2020 tăng khá nóng, sau đó sang tháng 1/2021 đã giảm 10%, tuy nhiên từ tháng 3 lại tiếp tục tăng trở lại. Đến hết tháng 3/2021, dư nợ vốn tín dụng đầu tư vào chứng khoán đạt 45.300 tỷ đồng, giảm 1% so với cuối năm 2020. Song dư nợ cho vay chứng khoán tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo. Cũng dựa theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 6/2021, con số này ước đạt 46.700 tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2020, chiếm khoảng 0,48% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Song đây chưa thể là con số sát thực tiễn NHNN (2020 - 2022) Từ thời điểm giữa năm 2021 đến nay không thấy số liệu công bố của NHNN về dư nợ cho vay chứng khoán của các NHTM Việt nam. Song dựa trên nhiều căn cứ và nguồn thông tinh khác nhau, ước tính dư nợ vốn vay đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tại các NHTM Việt Nam, bao gồm cả các khoản đầu tư dưới danh nghĩa vay tiêu dùng: sửa chữa nhà ở, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị nội thất, nhu cầu khác, nhưng thực chất đầu tư chứng khoán, lên tới trên 55.000 tỷ đồng. Số dư nợ này tuy chỉ chiếm khoảng trên 0,5% tổng dự nợ tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế nhưng cũng là con số đáng quan tâm, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán nhiều thời điểm điều chỉnh mạnh, nền kinh tế tiếp tục bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19. 416
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.3. Tăng vốn chủ sở hữu để có thể tăng quy mô dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán Để tăng VCSH, các CTCK có thể tăng vốn chủ sở hữu dựa trên tích lũy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hoặc chào bán cổ phiếu để tăng vốn. Việc tăng lợi nhuận sẽ không thể nhanh, thậm chí có thể không chắc chắn dựa trên biến động thị trường. Do đó, các CTCK lựa chọn giải pháp đẩy mạnh phương án phát hành cổ phiếu mới, huy động vốn của cổ đông để gia tăng khả năng cho vay. Giải pháp tăng vốn của các CTCK là đúng hướng và đó là điều đáng mừng phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Bởi vì các CTCK tiếp tục nâng cao được năng lực tài chính, mở rộng quy mô các hoạt động của mình, trước hết là nghiệp vụ Margin, đáp ứng nhu cầu vốn của các nhà đầu tư, tạo nguồn thu bền vững. 3.4. Giới hạn khả năng cho vay đầu tư chứng khoán Phân tích báo cáo của 25 CTCK có dư nợ cho vay lớn nhất Thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2021 cho thấy, nhiều CTCK đã ở trạng thái tiệm cận kín room và khó có thể gia tăng khả năng cho vay nếu không đẩy nhanh quá trình tăng vốn. Hầu hết các CTCK top 10 phần lớn đều đang có tỷ lệ Dư nợ/VCSH khá cao, từ 1,5 lần trở lên. Những CTCK còn nhiều room cho vay nhất trong top 10 Công ty tại thời điểm này là VPS và Bản Việt (VCSC) với tỷ lệ Dư nợ/VCSH chỉ là 1,15 lần. Trong khi đó, một số CTCK có thị phần nhỏ hơn như SHS, IBSC, Agriseco, Everest…vẫn còn khá nhiều dư địa cho vay khu tỷ lệ Dư nợ/VCSH hiện nay đều dưới 1 lần CTCKVN (2020-2022). Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, tăng dư nợ cho vay đem lại các nguồn thu nhập lớn cho các CTCK, do đó, trong năm 2022 nhiều Công ty chứng khoán tiếp tục gia tăng cạnh tranh, tăng vốn chủ sở hữu. Trong năm 2021, thị trường đã chứng kiến cuộc đua tăng vốn của các CTCK để đón đầu cơ hội bùng nổ từ làn sóng nhà đầu tư mới. Hàng loạt CTCK, như: VNDirect, SSI, HSC, VCSC, MBS…hay các CTCK nhỏ hơn như: Pinetree, Đại Nam (DNSE), Everest, An Bình…đều tăng vốn chủ sở hữu ở mức độ rất lớn để gia tăng dư cho vay. Hoạt động tăng vốn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp các CTCK gia tăng năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng. Tiêu biểu là 2 CTCK lớn: SI và VNDirect khi đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ lần lượt lên hơn 15.000 tỷ đồng và hơn 12.000 tỷ đồng trong năm 2022 CTCKVN (2020-2022). Tuy nhiên, việc tăng vốn sẽ cần thời gian hoàn thiện hồ sơ, trình UBCK và công việc này không thể diễn ra nhanh chóng được. Nếu hoạt động tăng vốn chậm trễ sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các CTCK. Thậm chí, cổ phiếu một số CTCK thời điểm cuối tháng 1/2022 đã giảm khá mạnh sau những thông tin về việc không được chấp thuận tăng vốn. Nhìn chung, các CTCK tư nhân sẽ có lợi thế hơn khi có thể chủ động trong việc thông qua ý kiến cổ đông về việc tăng vốn và đây là lợi thế không nhỏ để gia tăng thị phần. Còn với các CTCK có cổ đông là các Ngân hàng có yếu tố Nhà nước, hoạt động này có phần khó hơn, thậm chí không dễ được thông qua khi mà nhiều Ngân hàng còn đang có ý định thoái vốn khỏi các CTCK, như trường hợp CTS, BSC,… 3.5. Những rủi ro cho sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam Nhìn tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm có 2021 có thể thấy một số điểm chính sau. Tính đến ngày 27/12/2021, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 26.526 tỷ đồng/phiên, tăng 257,5% so với bình quân năm 2020; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 11.421 tỷ đồng/phiên, tăng 9,9%; khối lượng giao dịch bình quân sản 417
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 189.923 hợp đồng/phiên, tăng 21% so với năm trước. Tính đến cuối tháng 11/2021, trên toàn thị trường chứng khoán có 4,08 triệu tài khoản của các nhà đầu tư, tăng 47,3% so với năm 2020 Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022 Tính riêng năm 2021, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, lớn gấp 1,5 lần tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm 2017; 2018; 2019 và 2020 cộng lại (tổng 4 năm đạt 1,04 triệu tài khoản). Tính bình quân, mỗi ngày có 4.100 nhà đầu tư chứng khoán mới tham gia thị trường Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022. Trong những tháng đầu năm 2022, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động mạnh, thị trường chứng khoán trong nước có biến động 2 chiều, nhiều thời điểm bị điều chỉnh giảm mạnh, nhưng số lượng tài khoản các nhà đầu tư cá nhân mới mở tại các Công ty chứng khoán tiếp tục gia tăng. Theo số liệu của Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 1,8 triệu tài khoản trong vượt qua con số kỷ lục 1,5 triệu tài khoản trong cả năm 2021. Lượng tài khoản mở mới trong 6 tháng đầu năm chiếm đến 1/3 tổng số tài khoản chứng khoán trong hơn 22 năm hoạt động của TTCK Việt Nam Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022. Đáng chú ý, lượng tài khoản mới lớn chưa từng có trong lịch sử lại xuất hiện đúng vào giai đoạn sóng gió nhất của thị trường trong nhiều năm trở lại đây. Từ đầu năm đến giữa tháng 7/2022, VN-Index giảm hơn 20% với 70% số cổ phiếu giảm điểm. Trong đó, gần một nửa số cổ phiếu trên 3 sàn có mức giảm lớn hơn VN-Index, 1/4 số cổ phiếu trên sàn giảm gấp đôi chỉ số này từ đầu năm. Không chỉ các cổ phiếu có tính đầu cơ cao, ngay cả những Bluechips hàng đầu cũng không tránh khỏi giông bão. Thống kê trong 49 cổ phiếu có vốn hóa trên 1 tỷ USD trên cả 3 sàn chỉ có 5 cổ phiếu ngược dòng xu hướng từ đầu năm trong khi phần lớn đã mất hàng chục %, thậm chí quá nửa số cổ phiếu này giảm sâu hơn nhiều so với VN-Index Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022. Điều này cho thấy xác suất để tài khoản mới mở mua phải cổ phiếu giảm từ đầu năm 2022 đến nay là khá cao, khác hẳn so với trạng thái "mua gì cũng thắng" trong năm 2021. Thay vì hồ hởi khoe lãi khắp các diễn đàn, mạng xã hội về chứng khoán, câu chuyện gồng lỗ được nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Mở mới tài khoản tham gia TTCK đúng thời điểm khó khăn, nhưng kết quả giao dịch trên TTCK thì diễn ra ngược lại. Thanh khoản thị trường liên tục sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2022, trái ngược với xu hướng tăng của số tài khoản mở mới. Liên tục giảm từ đỉnh vào cuối năm 2021, giá trị khớp lệnh bình quân trong tháng 6 đầu năm 2022 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Có nhiều yếu tố tác động đến sụt giảm thanh khoản trên thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2022 như xu hướng tăng lãi suất, ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu, hoạt động siết margin,...Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư đang lỗ sâu, chấp nhận "gồng" đến khi "về bờ" do không chịu sức ép buộc phải bán. "Đóng bảng đi làm việc" trở thành câu khẩu hiệu khá quen thuộc trên các diễn đàn chứng khoán, giao dịch thị trường trở nên ảm đạm cũng không quá bất ngờ. Thêm nữa, số tài khoản mở mới cũng không còn phản ánh chính xác lượng nhà đầu tư F0 tham gia vào thị trường chứng khoán bởi nhiều lý do: (1) Một nhà đầu tư có thể có nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán khác nhau; (2) Tự động mở tài khoản chứng khoán khi khách 418
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” hàng mở tài khoản tại một số ngân hàng có liên kết CTCK; (3) Nhiều tài khoản ở trạng thái passive do nhà đầu tư không còn nhu cầu sử dụng,... Chưa có số liệu thống kê chính xác lượng nhà đầu tư mới thực sự tham gia vào thị trường nhưng không thể phủ nhận mức độ phổ biến của chứng khoán đang ngày càng cao. Dù vậy, tỷ lệ người dân đầu tư chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với các thị trường khác trong khu vực. Tiêu biểu như Thái Lan hiện có hơn 5 triệu tài khoản chứng khoán, chiếm khoảng 8% sân số trong khi Đài Loan (Trung Quốc) có đến 22 triệu người đầu tư chứng khoán, tương đương 93% dân số... Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022 Thực tế tăng trưởng nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu. Theo đó, tỷ lệ dân số tham gia vào chứng khoán tại Việt Nam mới chỉ tương đương với Đài Loan (Trung Quốc) trong giai đoạn những năm 1980-1990 và vẫn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022. Chưa dừng lại đó, như đã đề cập, trong các tháng 3-4-5 và 6/2022, mặc dù TTCK Việt Nam bị điều chỉnh sâu, nhưng các nhà đầu tư tiếp tục mở mới tài khoản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng con số này chưa thực sự phản ánh chính xác tỷ lệ người dân tham gia vào chứng khoán bởi một nhà đầu tư có thể có nhiều tài khoản tại nhiều CTCK chưa kể những tài khoản ở trạng thái "passive". Thanh khoản thị trường cổ phiếu có xu hướng giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2022; riêng tháng 5/2022 giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 14.951 tỷ đồng và 540,22 triệu cổ phiếu, giảm lần lượt 32,4% về giá trị và 21% về khối lượng so với tháng trước. Riêng trên HoSE, thanh khoản bình quân phiên đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021 Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp tục mở mới tài khoản. Lũy kế từ đầu năm 2022 đến hết tháng 6/2022 các nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới gần 2.000 tài khoản kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) 2020 -2022. Những con số trên là điều đáng mừng của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Kênh đầu tư vốn trên TTCK ngày càng hấp dẫn khách hành và họ không chỉ gần như duy nhất một kênh gửi tiết kiệm NHTM như trước đây. Người dân làm quen và chấp nhận kênh đầu tư vốn mới theo thông lệ quốc tế. Tổng mức vốn hoá thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với năm 2020. Tính đến ngày 28/12/2021, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729.000 tỷ đồng, tương đương 122,8% GDP năm 2020. VAFI (2020-2022) Tuy nhiên, vốn đầu tư mua cổ phiếu, giao dịch mua cổ phiếu hàng ngày trong các phiên giao dịch của TTCK Việt Nam cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn, bởi vì có tỷ trọng lớn là vốn đi vay. Khi TTCK điều chỉnh mạnh và trong thời gian dài, như đã nhiều lần xẩy ra trong lịch sử phát triển gần 20 năm qua, thực tế đã diễn ra trong các tháng 7 tháng 8 và tháng 12/2021, gần đây nhất là giữa tháng 1/2022, trong tháng 4/2022 giá cổ phiếu giảm mạnh. Giá hầu hết các loại cổ phiếu giảm liên tục xuống dưới giới hạn của Margin, nếu các Nhà đầu tư không bổ sung thêm tài sản, nộp thêm tiền mặt vào tài khoản, hay chủ động bán cổ phiếu, thì CTCK sẽ giả chấp và bán tháo cổ phiếu ra thị trường. Tương tự, vốn vay của các nhà đầu tư chứng khoán tại các NHTM cũng diễn ra như vậy, nhà đầu tư chứng khoán sẽ thiếu hụt nguồn tiền trả nợ, gây rủi ro và dấn đến nợ xấu, nợ quá hạn tại các NHTM. TTCK Việt Nam đã nhiều lần chứng kiến những diễn biến như vậy đối với các NHTM, nhất là các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức. 419
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.6. Rủi ro đối với ngân hàng thương mại đầu tư vào chứng khoán nợ Trước đây, TPDN, do các TCTD phát hành có hệ số rủi ro thấp hơn, mà TCTD khác đầu tư (sở hữu) không phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng hiện nay, NHNN đã có quy định TCTD phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, cũng như tách bạch trong việc xác định các loại vốn để kê tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Còn với TPDN do các tổ chức kinh tế phi tín dụng phát hành, trong đó có trái phiếu của các CTCK NHNN và Bộ Tài chính đã liên tục có cảnh báo rủi ro tiềm ẩn. 3.7. Khuyến nghị Từ những nội dung phân tích, đánh giá nói trên, để giảm thiểu rủi ro cho vay đầu rư chứng khoán và góp phần phát triển bền vững TTCK Việt Nam trong bôi cảnh mới của kinh tế quốc tế và diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước, bài viết xin để xuất một số khuyến nghị sau: Một là, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần có biện pháp tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc TTCK Việt Nam, liên tục đưa ra các cảnh báo cần thiết. Ủy ban chứng khoán tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra các giao dịch trên TTCK, nghiệp vụ tư vấn và bảo lãnh của các CTCK, các hoạt động thao túng về giá, công bố không kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, chậm công bố thông tin hay không công bố thông tin của các cổ đông lớn công ty cổ phần khi bán cổ phiếu, mà trường hợp ông Trịnh Văn Quyết với cổ phiếu FLC là điển hình, tăng cường giám sát việc tăng vốn và thực hiện quy định về Margin của các CTCK. Hai là, NHNN tăng cường thanh gia, giám sát hoạt động tín dụng nói riêng, hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay chứng khoán nói riêng của các NHTM. Riêng hoạt động cho vay tiêu dùng cần thanh tra đảm bảo các NHTM thực sự minh bạch đối tượng đầu tư, mục đích sử dụng vốn của khách hàng, quy định về trích lập dự phòng rủi ro. Ba là, Chính phủ chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc lộ trình niêm yết trên TTCK của các NHTM nói riêng và các công ty đại chúng khác nói riêng, đẩy nhanh tiến độ cồ phần hóa DNNN theo đúng kế hoạch, tăng nguồn cung cho TTCK. Bên cạnh đó, Chính phủ cần nới rộng tỷ lệ nhà đầu tư chiến lượnc sở hữu cổ phần tại NHTM Việt Nam, thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn tài chính lớn, có uy tín trên thế giới. Bốn là, các CTCK cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thực hiện chặt chẽ lộ trình tăng vốn chù sở hữu, chủ động tư vốn cho nhà đầu tư trong sử dụng Marrgin đảm bảo an toàn, hiệu quả. Năm là, NHNN tiếp tục kiên trì điều hành ổn định tỷ giá, tạo sự an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần phát triển bền vững TTCK. 4. KẾT LUẬN Từ nay đến cuối năm 2022 và trong năm 2023, rộng hơn là đến năm 2025 TTCK Việt Nam diễn biến như thế nào thật khó mà dự đoán chính xác được, nên rủi ro cho các Công ty chứng khoán trong cho vay margin; rủi ro cho các NHTM cho vay vốn đầu tư chứng khoán, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (chứng khoán nợ) cũng đang còn rất lớn. Thực tế đòi hỏi tính cấp bách cần phải có giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro cho vay nhà đầu tư mua chứng khoán, góp phần phát triển bền vững TTCK Việt Nam, sự phát triển ổn định của các Công ty chứng khoán và NHTM. Các giải pháp được đề xuất ở trên rút ra từ phân tích và đánh giá thực trạng. 420
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2019-2022): Truy cập tại: https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/, thời gian truy cập, từ ngày 29/6- 18/7/2022. 2. CTCKVN (2020-2022): “Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 - 2022” công bố trên trang Web của các Công ty chứng khoán được lựa chọn; thời gian truy cập, từ ngày 29/6- 18/7/2022. 3. NHTM (2020 - 2022): “Báo cáo tài chính năm 2020 và 2021 của các NHTM Việt Nam công bố trên trang web của ngân hàng; thời gian truy cập, từ ngày 29/6- 18/7/2022. 4. NHNN (2020 - 2022): “Thông tin và tư liệu”; truy cập tại mục: Tin tức- Sự kiện, trang www.sbv.gov.vn, thời gian truy cập, từ ngày 2964- 19/7/2022. 5. VAFI (2020-2022): Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (2021): truy cập tại: https://www.vafi.org.vn/2006/index.php. thời gian truy cập, từ ngày 29/6- 18/7/2022. 6. VSD (2020-2022): Thống kê số lượng tài khoản nhà đầu tư - Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) file mềm, tháng 6/2022. --- Thông tin tác giả: TS. Hoàng Nguyên Khai Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh - HUTECH University Số 475 A Điện Biên Phủ, Phường 25 Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh ĐT 0814238239 Email: hn.khai@hutech.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng – Quản trị kinh doanh 421
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mười mẹo giảm thiểu rủi ro trong đầu tư
3 p | 487 | 155
-
Định giá bất động sản tại các ngân hàng thương mại, tồn tại và giải pháp
4 p | 88 | 17
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 1: Chương 2 - ThS. Hà Minh Phước
45 p | 195 | 15
-
Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
3 p | 128 | 9
-
Quá trình hình thành giáo trình giải ngân theo nguồn vốn vãng lai của ngân hàng p10
8 p | 68 | 6
-
Phương pháp luận quy trình kiểm định sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại
12 p | 100 | 5
-
Vốn chủ sở hữu, sở hữu nhà nước, bán nợ xấu và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
20 p | 61 | 5
-
Nguồn cung cổ phiếu sẽ không nhiều như dự đoán
3 p | 73 | 4
-
Giải pháp hỗ trợ giảm thiểu rủi ro trong cho vay hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam
8 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn