intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 24: Tán sắc ánh sáng - Vật lý 12 - GV.Đ.V.Khanh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Loan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

370
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nêu được tính chất của ánh sáng đơn sắc , ánh sáng trắng. o Trình bày được thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng, thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc và cách tổng hợp ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 24: Tán sắc ánh sáng - Vật lý 12 - GV.Đ.V.Khanh

  1. Giáo án vật lí lớp 12 TÁN SẮC ÁNH SÁNG A. Mục tiêu bài học : Kiến thức : o Nêu được hiện tượng tán sắc ánh sáng là gì . Nêu được tính chất của ánh sáng đơn sắc , ánh sáng trắng. o Trình bày được thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng, thí nghiệm của Niutơn về ánh sáng đơn sắc và cách tổng hợp ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng. o Biết được các ứng dụng của hiện tượng tán sắc . Kỹ năng : o Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng o Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng tán sắc trong tự nhiên như cầu vồng .... B. Chuẩn bị : 1. GV a) Kiến thức và dụng cụ : o Sơ đồ mô tả thí nghiệm tán sắc ánh sáng, thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc , cũng như thí nghiệm về tổng hợp ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng o Một số hình vẽ về máy phân tích quang phổ, hình ảnh thu được khi phân tích ánh sáng mặt trời, cầu vồng .... o Những điều cần lưu ý trong SGK b) Phiếu học tập : P1. Hiện tượng tán sắc xảy ra khi A. chỉ với lăng kính thuỷ tinh B. chỉ với lăng kính chất rắn hoặc lỏng C. ở mặt phân cách hai môi trương chiết quang với nhau D. ở mặt phân cách môi trường rắn hoặc lỏng với chân không và không khí P2. Một chùm sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính thủy tinh thì A. không bị lệch và không đổi màu B. chỉ đồi màu và không bị lệch C. chỉ bị lệch mà không đổi màu D. vừa bị lệch vùa đổi màu. c) Đáp án phiếu học tập : 1(C), 2(C). d) Dự kiến ghi bảng (Chia thành hai cột)
  2. Bài 35 TÁN SẮC ÁNH SÁNG I. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng: III. Giải thích hiện tượng tán sắc ánh a) Thí nghiệm sáng : b)Kết quả thí nghiệm a) Giải thích b) Định nghĩa về sự tán sắc ánh sáng II. Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc : a) Thí nghiệm của Niuton về ánh sáng IV. Ứng dụng của sự tán sắc ánh sáng: đơn sắc a) Trong phòng thí nghiệm  Thí nghiệm b) Trong cuộc sống  Kết quả thí nghiệm b) Tổng hợp ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng c) Kết luận 2. HS : o Ôn lại kiến thức về lăng kính (chương trình lớp11 Nâng cao) o Đọc bài mới trước khi đến lớp 3.Gợi ý sử dụng CNTT : GV có thể sử dụng một số thí nghiệm ảo (phần mềm Crocodile Physics) thể hiện sự tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng hay sự tổng hợp ánh sáng . Bên cạnh đó , giáo viên cũng có thể đưa ra những hình ảnh thu được từ một máy quang phổ thực tế khi phân tách ánh sáng Mặt Trời. C. Tổ chức hoạt động dạy học : Hoạt động 1 (5 phút) : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC - KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ Biết được việc chuẩn bị bài và học bài của học sinh, chuẩn bị kiến thức bổ trợ bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu cán bộ lớp cho biết tình hình của - Cán bộ lớp báo cáo tình hình lớp lớp. - Nêu câu hỏi : - Nghe GV đặt câu hỏi và suy nghĩ trả lời 1)Trình bày cấu tạo của lăng kính ? - Trả lời : Lăng kính là khối trong suốt , đồng chất , giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song .Hai mặt phẳng giới hạn ở trên được gọi là các mặt bên của lăng kính.Giao tuyến của hai mặt bên được gọi là cạnh của lăng kính . Mặt đối diện với cạnh là đáy của lăng kính. 2)Trình bày đường đi của một tia sáng - Trả lời : Khi chiếu tia sáng tới mặt bên
  3. qua lăng kính ? của lăng kính . Tia sáng này sẽ bị khúc xạ khi qua các mặt bên và ló ra theo tia JR. A i I D r r J i’ ’ S R - Nhận xét và cho điểm. Hoạt động 2 (8 phút) : THÍ NGHIỆM VỀ SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG Biết được hiện tượng tán sắc ánh sáng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Đặt vấn đề : Trong những ngày hè , khi - Nghe GV đặt vấn đề cơn mưa vừa tạnh trên bầu trời đôi khi xuất hiện cầu vồng nhiều màu sắc , vắt ngang vòm trời . Vậy nguyên nhân nào gây ra điều này ? - Làm thí nghiệm về hiện tượng tán sắc . - Quan sát GV làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xuất hiện . - Nêu câu hỏi : So sánh hai hình ảnh nhìn - Trả lời : Trước khi đặt lăng kính hình ảnh thấy trên màn trước và sau khi đặt lăng thu được trên màn là ánh sáng trắng và kính xen vào giữa . (Gợi ý về phương và chùm sáng được truyền thẳng tới màn . Sau màu sắc). khi đặt lăng kính chùm sáng bị lệch về phía đáy và trên màn xuất hiện dải màu từ đỏ đến tím . - Nhận xét và kết luận : Chùm ánh sáng - Nghe , ghi nhớ kết luận của GV Mặt Trời khi đi qua lăng kính , đã bị phân tách thành các chùm sáng có màu khác nhau , dải màu đó được gọi là quang phổ. Chùm sáng đỏ bị lệch ít nhất và chùm sáng tím bị lệch nhiều nhất . Hiện tượng đó là hiện tượng tán sắc ánh sáng . Hoạt động 3 (15 phút) : ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC Biết được tính chất của ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng , cách tổng hợp ánh sáng trắng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Đặt vấn đề : Trong thí nghiệm trên có - Nghe GV đặt vấn đề vào bài.
  4. phải thuỷ tinh làm thay đổi màu sắc ánh sáng trắng chiều vào nó không ? - Làm thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc (sử - Quan sát GV làm thí nghiệm và kết quả dụng chùm màu đỏ). Yêu cầu học sinh thu được. quan sát kết quả thu được. - Đặt câu hỏi : Khi đi qua lăng kính hình - Trả lời : Khi đi qua lăng kính , chùm sáng ảnh thu được trên màn như thế nào ? bị lệch về phía đáy nhưng màu sắc không đổi (màu đỏ). - Nhận xét và kết luận : Ánh sáng đơn sắc - Nghe, ghi nhớ kết luận của GV là ánh sáng không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính. - Đặt vấn đề : Ánh sáng Mặt Trời là ánh - Nghe GV đặt vấn đề vào bài. sáng trắng , theo định nghĩa ở trên thì ánh sáng trắng không phải ánh sáng đơn sắc , vậy ánh sáng trắng được tạo ra như thế nào - Làm thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng - Quan sát thí nghiệm và kết quả thu được. bằng cách làm lại thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc nhưng thay nguồn sáng bắng ánh sáng trắng, đưa lăng kính thứ hai lại gần lăng kính thứ nhất (hai mặt bên song song với nhau) và bỏ màn chắn thứ hai. - Đặt câu hỏi : Điều khác biệt về dãi ánh - Suy nghĩ , trả lời : Dãi sáng thu được ở thí sáng trên màn giữa thí nghiệm về sự tán nghiệm về sự tán sắc ánh sáng là dãi màu sắc ánh sáng (thí nghiệm 1) và thí nghiệm liên tục từ đỏ đến tím , còn dải sáng thu tổng hợp ánh sáng trắng (thí nghiệm 3). được ở thí nghiệm tổng hợp này là dãi sáng trắng . - Nhận xét và kết luận : Ánh sáng trắng là - Nghe , ghi nhớ lời GV hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc , có màu từ đỏ đến tím . Hoạt động 3 (10 phút) : GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG VÀ ỨNG DỤNG SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG Biết được nguyên nhân và ứng dụng của hiện tuợng tán sắc ánh sáng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Đặt vấn đề : Nguyên nhân nào gây ra hiện - Nghe GV đặt vấn đề và suy nghĩ . tượng tán sắc ánh sáng ? - Gợi ý cho học sinh về màu sắc và phương - Trả lời : Ánh sáng trắng là hỗn hợp nhiều của ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính . ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím . Chiết suất của thủy tinh có giá trị khác nhau đối với ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau . Khúc xạ ánh sáng qua lăng kính phụ thuộc vào chiết suất của lăng kính , chiết suất càng lớn thì góc lệch càng lớn. Kết quả là chùm sáng ló ra khỏi lăng kính bị trải rộng thành nhiều chùm đơn sắc và bị lệch về phía đáy lăng kính .
  5. - Nhận xét và kết luận : Sự tán sắc ánh - Nghe và ghi nhớ lời của GV. sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau . - Trình bày cho học sinh những ứng dụng - Nghe và ghi nhớ lời GV của sự tán sắc ánh sáng : máy quang phổ , hiện tượng cầu vồng ... - Đặt câu hỏi : Vận dụng kiến thức vừa học - Suy nghĩ , trả lời : Vào những ngày hè các em hãy giải thích hiện tượng cầu vồng sau cơn mưa, trước khi tới mắt ta , các tia trong tự nhiên ? sáng mặt trời đã bị khúc xạ và phản xạ trong các giọt nước . - Nhận xét câu trả lời và kết luận bài học Hoạt động 4 (5 phút) : VẬN DỤNG VÀ CỦNG CỐ KIẾN THỨC Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong - Đọc phiếu học tập , suy nghĩ phiếu học tập . - Gợi ý - Trình bày đáp án (có giải thích lý do chọn đáp án đó) - Đọc câu hỏi trong SGK và yêu cầu học - Suy nghĩ lựa chọn phương án trả lời sinh trả lời. - Tóm tắt bài học - Ghi tóm tắt nội dung bài học - Đánh giá tiết dạy Hoạt động 5 (2 phút) : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao bài tập về nhà cho HS - Ghi bài tập về nhà - Căn dặn học sinh chuẩn bị Bài 36 “ Nhiễu - Ghi nhớ lời dặn GV xạ và giao thoa” . D. Một số kinh nghiệm rút ra từ bài dạy: - Ghi những nhận xét của GV sau khi dạy - Gợi ý các câu hỏi kiểm tra đánh giá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1