intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 24 Tán sắc ánh sáng - Chương 5 vật lý 12

Chia sẻ: Tran Thu Thuy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

280
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu về kiến thức - Mô tả được 2 thí nghiệm của Niu-tơn và nêu được kết luận rút ra từ mỗi thí nghiệm. - Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính bằng hai giả thuyết của Niutơn.Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 24 Tán sắc ánh sáng - Chương 5 vật lý 12

VẬT LÝ LỚP 12

BÀI 24: TÁN SẮC ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

       - Mô tả được 2 thí nghiệm của Niu-tơn và nêu được kết luận rút ra từ mỗi thí nghiệm.

       - Giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính bằng hai giả thuyết của Niu-tơn.

2. Về kĩ năng

            - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

            - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

            - Dụng cụ thí nghiệm tán sắc ánh sáng bằng lăng kính

2. Học sinh

           - Xem lại kiến thức về lăng kính đã học lớp 11, về sự tán sắc ánh sáng

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Bài mới

            * Vào bài

-Ở lớp 11 ta đã học về tính chất của lăng kính. Nghĩa là khi ánh sang trắng qua lăng kính sẽ tách thành dãy bảy màu: đỏ cam vàng lục lam chàm tím.Vậy tại sao ánh sang trắng lại tách ra các as có màu sắc như vậy ta chưa giải thích. Hôm nay ta sẽ giải thích hiện tượng này qua bài “TÁN SẮC AS”.

* Tiến trình giảng dạy

Hoạt động 1 : Tìm hiểu Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn (1672)

Hoạt động của GV

Hoạt động của hs

Nội dung

- GV trình bày sự bố trí thí nghiệm của Niu-tơn và Y/c HS nêu tác dụng của từng bộ  phận trong thí nghiệm.

- Cho HS quan sát hình ảnh giao thoa trên ảnh và Y/c HS cho biết kết quả của thí nghiệm.

- Nếu ta quay lăng kính P quanh cạnh A, thì vị trí và độ dài của dải sáng bảy màu thay đổi thế nào?

- HS đọc Sgk để tìm hiểu tác dụng của từng bộ phận.

- HS ghi nhận các kết quả thí nghiệm, từ đó thảo luận về các kết quả của thí nghiệm.

- Khi quay theo chiều tăng góc tới thì thấy một trong 2 hiện tượng sau:

a. Dải sáng càng chạy xa thêm, xuống dưới và càng dài thêm. (i > imin: Dmin)

b. Khi đó nếu quay theo chiều ngược lại, dải sáng dịch lên → dừng lại → đi lại trở xuống.

Lúc dải sáng dừng lại: Dmin, dải sáng ngắn nhất.

- Đổi chiều quay: xảy ra ngược lại: chạy lên → dừng lại → chạy xuống.

Đổi chiều thì dải sáng chỉ lên tục chạy xuống.

I. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn (1672)

- Kết quả:

+ Vệt sáng F’ trên màn M bị dịch xuống phía đáy lăng kính, đồng thời bị trải dài thành một dải màu sặc sỡ.

+ Quan sát được 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, làm, chàm, tím.

+ Ranh giới giữa các màu không rõ rệt.

- Dải màu quan sát được này là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời hay quang phổ của Mặt Trời.

- Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng.

- Sự tán sắc ánh sáng: là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn

- Để kiểm nghiệm xem có phải thuỷ tinh đã làm thay đổi màu của ánh sáng hay không.

- Mô tả bố trí thí nghiệm:

 

- Niu-tơn gọi các chùm sáng đó là chùm sáng đơn sắc.

- Thí nghiệm với các chùm sáng khác kết quả vẫn tương tự

→ Bảy chùm sáng có bảy màu cầu vồng, tách ra từ quang phổ của Mặt Trời, đều là các chùm sáng đơn sắc

- HS đọc Sgk để biết tác dụng của từng bộ phận trong thí nghiệm.

- HS ghi nhận các kết quả thí nghiệm và thảo luận về các kết quả đó.

- Chùm sáng màu vàng, tách ra từ quang phổ của Mặt Trời, sau khi qua lăng kính P’ chỉ bị lệch về phái đáy của P’ mà không bị đổi màu.

 

II. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn

 

- Cho các chùm sáng đơn sắc đi qua lăng kính →  tia ló lệch về phía đáy nhưng không bị đổi màu.

Vậy: ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

Hoạt động 3 : Giải thích hiện tượng tán sắc

- Ta biết nếu là ánh sáng đơn sắc thì sau khi qua lăng kính sẽ không bị tách màu. Thế nhưng khi cho ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng đèn điện dây tóc, đèn măng sông…) qua lăng kính chúng bị tách thành 1 dải màu → điều này chứng tỏ điều gì?

- Góc lệch của tia sáng qua lăng kính phụ thuộc như thế nào vào chiết suất của lăng kính?

- Khi chiếu ánh sáng trắng → phân tách thành dải màu, màu tím lệch nhiều nhất, đỏ lệch ít nhất → điều này chứng tỏ điều gì?

- Chúng không phải là ánh sáng đơn sắc. Mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Chiết suất càng lớn thì càng bị lệch về phía đáy.

- Chiết suất của thuỷ tinh đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau, đối với màu đỏ là nhỏ nhất và màu tím là lớn nhất.

III. Giải thích hiện tượng tán sắc

- Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Chiết suất của thuỷ tinh biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.

- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành c chùm sáng đơn sắc.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng tán sắc.

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Tán sắc ánh sáng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 24 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 24 : Tán sắc ánh sáng

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2