intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Bài 35: Hoocmôn thực vật - GV. Hà Thu Trang

Chia sẻ: Hà Thu Trang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

116
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án bài 35 "Hoocmôn thực vật" được biên soạn với mục tiêu sau khi học xong bài này học sinh phải nắm bắt được khái niệm Hormone thực vật, trình bày được nguồn gốc, nơi phân bố, tác động sinh lí, ứng dụng trong nông nghiệp của từng loại Hormone,... Hy vọng nội dung giáo án phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và giảng dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Bài 35: Hoocmôn thực vật - GV. Hà Thu Trang

  1. BÀI 35 : HOOCMÔN THỰC VẬT Người soạn: Hà Thu Trang Ngày soạn: 22/02/2015 Ngày dạy: 25/02/2016 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: ­ Phát biểu được khái niệm hormone thực vật. ­ Kể tên và trình bày được nguồn gốc, nơi phân bố, tác động sinh lí, ứng dụng trong   nông nghiệp của từng loại hormone. 2. Kĩ năng: ­ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp… 3. Thái độ: Biết cách sử dụng hợp lí các hormone trong sản xuất nông nghiệp. 4. Năng lực hướng đến: Hướng đến hoàn thiện cho học sinh các năng lực: ­ Giải quyết vấn đề. ­ Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. II. Kiến thức trọng tâm: ­ Khái niệm hormone. ­ Tác động sinh lí và vai trò của hormone đối với thực vật. III. Phương pháp: ­ Hỏi đáp. ­ Hoạt động nhóm. ­ Làm việc với sách giáo khoa. IV. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: ­ Phiếu học tập. ­ Đọc các tài liệu tham khảo, nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa. 2. Chuẩn bị của học sinh: ­ Đọc trước bài. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ, ­ Nêu khái niệm sinh trưởng ở thực vật? ­ Mô phân sinh là gì? Phân loại mô phân sinh. ­ Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 3. Bài mới. Vào bài: Tại sao chiếc lá vàng lại có thể tự lìa cành, hay tại sao trái cây có thể chín? Đó   là do hoạt động của các hormone thực vật. Vậy hormone thực vật là gì?chúng có vai trò  
  2. như  thế  nào đối với sinh trưởng của thực vật, và được  ứng dụng như  nào trong sản   xuất nông nghiệp. Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của GV­HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hoormone. I. Khái niệm. GV: vẽ nhanh công thức hóa học của một số loại   ­   Hormone   thực   vật   là   các   chất  hormone điển hình: hữu   cơ   do   cơ   thể   tiết   thực   vật  Auxin: Acid β Indolyacetic (AIA). tiết   ra   nó   có   tác   dụng   điều   tiết  Etilen: C2H4. hoạt động sống của cây. ­ Đây   là   công   thức   cấu   tạo   của   một   số   ­ Các đặc điểm của hormone: hormone thực vật điển hình. + Được tạo ra  ở  một nơi, nhưng   ­ Vậy dựa vào công thức cấu tạo trên bảng   gây   phản   ứng   ở   một   nơi   khác  và  nghiên   cứu  sgk,  một   em  hãy  cho  biết   trong   cây.   Hormone   được   vận  hormone là gì? chuyển   theo   mạch   gỗ   và   mạch  HS: Trả lời. rây. GV: Nhận xét, kết luận lại. + Với nồng độ  rất thất gây biến  ­ Hormone là các chất hữu cơ  bản chất là   đổi mạnh trong cơ thể. các   amino   axit   (AIA),   Axit   hữu   cơ   (GA),   +   Tính   chuyên   hóa   thấp   hơn   so  Aanken (etylen) do cơ thể tiết thực vật tiết   với hormone ở động vật bậc cao. ra nó có tác dụng điều tiết hoạt động sống   II.   Hormone   kích   thích   và  của cây. hormone ức chế. ­ Bằng kiến thức các em đã học ở bài trước,   ­ Nội dung phiếu học tâp. và kiến thức sgk hãy cho biết hormone có   III. Tương quan Hoocmôn thực  những đặc điểm nào? vật. HS: Trả lời. ­ Tương quan giữa hoocmôn  GV:   Nhận   xét,   lấy   ví   dụ   phân   tích   từng   đặc  kích   thích   và   hoocmôn   ức  điểm: chế sinh trưởng. ­ VD:   Auxin   được   sinh   ra   ở   đỉnh   thân   và   ­ Tương quan giữa các hooc  đỉnh   rễ   nhưng   được   vận   chuyển   hướng   môn kích thích với nhau.  gốc để  kích thích làm dài thân và rễ, gây   hiện tượng ưu thế ngọn. ­ VD: Cây xử  lí bằng lượng rất nhỏ  auxin   (20­50ppm)   sinh   trưởng   nhanh   hơn,   cao   nhanh hơn cây không xử lí auxin rất nhiều. ­ VD: Etilen vừa kích thích rụng lá vừa kích   thích sự chín của quả.
  3. GV: Tùy theo mức độ biểu hiện của hormone mà   người   ta   chia   hormone   thành   2   nhóm   là   nhóm   hormone kích thích và nhóm hormone ức chế. Để   hiểu rõ hơn về  từng nhóm này, chúng ta cùng   nhau nghiên cứu phần tiếp theo. Cô có sự  điều   chỉnh đề mục khác với sgk một chút. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hormone kích thích  và hormone ức chế. GV:   Chia   lớp   thành   2   đội   chơi   tiếp   sức.   Phát  phiếu học tập và giao nhiệm vụ: ­ Hãy sắp xếp các dữ kiện đúng trình tự để hoàn   thành bảng sau: ­ HS: thảo luận trong 7 phút. Rồi đại diện các  dãy lên điền kết quả. ­ GV: Gọi nhận xét chéo hai đội. Công bố đáp án  và tính điểm cho 2 đội. Yêu cầu hs về  nhà hoàn  thành bảng vào vở. 1­a 2­i 3­o 4­q 5­h 6­b 7­k 8­s 9­g 10­n 11­c 12­e 13­p 14­f 15­m 16­d 17­r 18­t 19­e 20­w ­ GV: Auxin là chất kích thích sinh trưởng, nhưng   tại sao người ta lại sử dụng auxin nhân tạo làm   thuốc diệt cỏ? ­ HS: Vì nếu sử  dụng với liều lượng cao, thì tế  bào sẽ bị kích thích quá mức, và gây ra nhiều rối  loạn. Dẫn đến chết tế bào. ­ GV: Kết luận lại:  Như  vậy, trong một số  trường hợp thì hormone   kích   thích   lại   trở   thành   hormone   ức   chế.   Và   ngược lại. Và trong thực tế, có rất nhiều hormone thực vật   có thể  tổng hợp nhân tạo được. Vì vậy chúng   được   lạm   dụng   trong   sản   xuất   nông   nghiệp.   Điều này là không nên. Vì các hormone nhân tạo   không bị enzime phân giải, sẽ tích lũy trong nông   sản và trở thành chất gây ung thư. ­ Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về các hormone.  
  4. Ở phần này các em cần ghi nhớ nguồn gốc sinh   ra, nơi phân bố, tác động sinh lí cũng như   ứng   dụng của các hormone. Còn giữa chúng có mối   quan hệ như nào, chúng ta cùng nhau nghiên cứu   phần tiếp theo. Hoạt động 3: Tìm hiểu tương quan hormone  thực vật. ­ GV:  Nghiên cứu sgk và cho biết, tương quan   giữa hormone điều tiết sinh trưởng và hormone   điều tiết phát triển gồm mấy kiểu? Đó là những   kiểu tương quan nào? ­ HS: Trả lời. ­ GV: Nhận xét, kết luận. Lấy ví dụ  phân tích  các mối tương quan: Vd: GA kích thích sự nảy mầm của hạt. AAB kích   thích sự ngủ của hạt.Vì vậy, trong hạt khô (trạng   thái   ngủ   thì   tỉ   lệ   GA/AAB   thấp.   Hay   nói   cách   khác thì hàm lượng AAB cực đại) còn  ở  hạt nảy   mầm thì ngược lại. Vd: Trong nuôi cấy mô callus auxin chiếm ưu thế   thì mô callus ra rễ. Khi xitokinin chiếm ưu thế thì   mô sẽ xuất hiện chồi. 4. Củng cố, dặn dò. ­ Nhắc lại phần tóm tắt bài. ­ Dặn dò học sinh về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài, và đọc trước bài 36.
  5. PHIẾU HỌC TẬP  Hoàn thành bảng sau: Các hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) bằng cách sắp xếp các dữ  kiện  ở  các  mục (a,b,c…) vào các ô (1,2,3…). Phân  Tên  Nguồn gốc sinh  Nơi phân bố Tác động sinh lí Ứng dụng nhóm hoocmôn ra Auxin 1 2 3 4 (AIA) Kích  Gibêrelin 5 6 7 8 thích (GA) Xitôkinin 9 10 11 12 Êtilen 13 14 15 16 Ức chế Axit abxixic 17 18 19 20 (AAB) a. Đỉnh của thân và cành. b. Lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm. Hạt và quả đang hình thành. Lóng, thân cành đang sinh trưởng. c. Mức tế bào: kích thích sự phân chia tế bào; làm chậm quá trình già hóa tế bào. Mức cơ thể: kích thích phân hóa mô; kìm hãm sự già hóa các bộ phận của cây. d. Giúp quả chín nhanh, chín trái mùa. e. Gây trạng thái chín và ngủ của hạt. Làm đóng khí khổng. Loại bỏ hiện tượng sinh con. f. Tất cả các tế bào sống của thực vật. g. Tự nhiên và nhân tạo. h. Lá và rễ. i. Chồi, hạt đang nẩy mầm; lá đang sinh trương; tầng phân sinh bên. k. Mức tế bào: tăng số lần nguyên phân, tăng sinh trưởng dãn dài của tế bào. Mức cơ thể: Tăng chiều cao cây gấp nhiều lần. l. Nuôi cấy mô, điều khiển sự phát sinh chồi ở mô callus. m. Thúc quả chín, rụng lá. n. Các phần của cây, được vận chuyển hướng ngọn. o. Mức tế bào: kích thích nguyên phân, tăng sinh trưởng dãn dài của tế bào. Mức cơ  thể: Tham gia vào nhiều hoạt động sóng của cây: hướng động,  ứng động; kích thích nảy  mầm của hạt, của chồi; kích thích ra rễ phụ, thể hiện ưu thế đỉnh. p. Hầu hết các phần khác nhau của thực vật. q. Kích thích ra rễ   ở  giâm, chiết cành. Tăng tỉ  lệ  thụ  quả. Tạo quả  không hạt. Nuôi cấy mô tế  bào.  Diệt cỏ. r. Trong lá, chóp rễ. s. Kích thích nảy mầm của hạt, củ. Kích thích sinh trưởng chiều cao cây. Tạo quả không hạt. Tăng tốc   độ phân giải tinh bột. t. Tích lũy trong cơ quan già hóa.
  6. w. Gây trạng thái ngủ của hạt, chồi. Kích thích rụng lá, quả. Kích thích đòng khí khổng trong điều kiện   khô hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2