intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân và phản ứng hạt nhân - Lý 12 - GV.Đ.Huy

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Loan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

314
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viết được hệ thức Anh-xtanh.Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của độ hụt khối lượng của hạt nhân. - Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của năng lượng liên kết của hạt nhân. Sử dụng các bảng đã cho trong Sgk

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân và phản ứng hạt nhân - Lý 12 - GV.Đ.Huy

BÀI 36: NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT CỦA HẠT NHÂN

PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

I. MỤC TIÊU :

1) Kiến thức :

- Nêu được những đặc tính của lực hạt nhân.

- Viết được hệ thức Anh-xtanh.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của độ hụt khối lượng của hạt nhân.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của năng lượng liên kết của hạt nhân.

- Sử dụng các bảng đã cho trong Sgk, tính được năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân.

2) Kĩ năng :  Tính năng lượng liên kết

 3) Thái độ: 

II. CHUẨN BỊ :

1) Giáo viên : 

Các bảng số liệu về khối lượng nguyên tử hoặc hạt nhân, đồ thị của  \(\frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\) theo A

 2) Học sinh : Ôn lại bài 35.

 III. PHƯƠNG PHÁP :

  Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY :

1) Ổn định tổ chức :

- Ổn định lớp

-Kiểm tra sỉ số .

-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

2)Kiểm tra bài cũ :

3) Giảng bài mới :

Hoạt động của Thầy , Trò

Nội dung bài học

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực hạt nhân

Mục tiêu : Nêu được những đặc tính của lực hạt nhân.

- Các hạt nhân bền vững, vậy lực nào đã liên kết các nuclôn lại với nhau.

- Thông báo về lực hạt nhân.

- Lực hạt nhân có phải là lực tĩnh điện?

(Không, vì lực hạt nhân là lực hút giữa các nuclôn, hay nói cách cách nó không phụ thuộc vào điện tích.)

- Lực hạt nhân có phải là lực hấp dẫn?

(Không, vì lực này khá nhỏ (cỡ 12,963.10-35N), không thể tạo thành liên kết bền vững.)

→ Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn.

→ Nó là một lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn → lực tương tác mạnh.

- Chỉ phát huy tác dụng  trong phạm vi kích thước hạt nhân nghĩa là gì?

(Nếu khoảng cách giữa các nuclôn lớn hơn kích thước hạt nhân thì lực hạt nhân giảm nhanh xuống không.)

*Hoạt động 2 : Tìm hiểu về năng lượng liên kết của hạt nhân

 Mục tiêu : Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của độ hụt khối lượng của hạt nhân.viết được biểu thức của năng lượng liên kết của hạt nhân.

- Xét hạt nhân \({}_2^4He\)  có khối lượng m(\({}_2^4He\) ) = 4,0015u với tổng khối lượng của các nuclôn?

→ Có nhận xét gì về kết quả tìm được?

→ Tính chất này là tổng quát đối với mọi hạt nhân.

- Độ hụt khối của hạt nhân \({}_2^4He\)?

- Xét hạt nhân \({}_2^4He\), muốn chuyển hệ từ trạng thái 1 sang trạng thái 2, cần cung cấp cho hệ năng lượng để thắng lực liên kết giữa các nuclôn, giá trị tối thiểu của năng lượng cần cung cấp?

- Trong trường hợp \({}_2^4He\), nếu trạng thái ban đầu gồm các nuclôn riêng lẻ → hạt nhân \({}_2^4He\) → toả năng lượng đúng bằng năng lượng liên kết Elk → quá trình hạt nhân toả năng lượng.

- Mức độ bền vững của một hạt nhân không những phụ thuộc vào năng lượng liên kết mà còn phụ thuộc vào số nuclôn của hạt nhân → Năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn?

- Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn chứng tỏ hạt nhân đó như thế nào?

- Các hạt nhân bền vững nhất có \(\frac{{{E_{lk}}}}{A}\) lớn nhất vào cỡ 8,8MeV/nuclôn, là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa của bảng tuần hoàn (50 < A < 95)

 

I. Lực hạt nhân :

- Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh).

- Kết luận:

+ Lực hạt nhân  không có cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn ; nó là một loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân, còn gọi là lực tương tác mạnh.

+ Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15m)

II. Năng lượng liên kết của hạt nhân:

1. Độ hụt khối

- Khối lượng của một hạt nhân luôn luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó.

- Độ chênh lệch khối lượng đó gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu \(\Delta \)m

\(\Delta \)m = Zmp + (A – Z)mn – mX

2. Năng lượng liên kết

Năng lượng liên kết của một hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần thiết phải cung cấp để tách các nuclôn có giá trị là :

\({W_{lk}} = \left[ {Z{m_p} + (A - Z){m_n} - m({}_Z^AX)} \right]{c^2}\)

Hay     \({W_{lk}} = \Delta m.{c^2}\)

- Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

3. Năng lượng liên kết riêng

- Năng lượng liên kết riêng, kí hiệu \(\frac{{{W_{lk}}}}{A}\), là thương số giữa năng lượng liên kết Elk và số nuclôn A.

- Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân.

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Năng lượng liên kết của hạt nhân và phản ứng hạt nhân. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 36 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân và phản ứng hạt nhân

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 37: Phóng xạ

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0