intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 12 – Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

46
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Giáo án Vật lý 12 – Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân" trình bày định nghĩa phản ứng hạt nhân và nêu được các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân; biểu thức năng lượng của một phản ứng hạt nhân và nêu được điều kiện của phản ứng hạt nhân trong các trường hợp toả năng lượng và thu năng lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 – Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân

  1. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí BÀI 36: NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT CỦA HẠT NHÂN - PHẢN ỨNG HẠT NHÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa phản ứng hạt nhân và nêu được các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân. - Phát biểu được và nêu được ví dụ về phản ứng hạt nhân. - Viết biểu thức năng lượng của một phản ứng hạt nhân và nêu được điều kiện của phản ứng hạt nhân trong các trường hợp: toả năng lượng và thu năng lượng. 2. Kĩ năng: - Viết được phản ứng hạt nhân. - Phân biệt phản ứng hạt nhân toả năng lượng và thu năng lượng. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực và hợp tác trong quá trình học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án + SGK 2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài "Năng lượng liên kết hạt nhân. Phản ứng hạt nhân" ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. CH: Do cơ chế nào các nuclôn liên kết với nhau tạo thành hạt nhân bền vững? Năng lượng liên kết của hạt nhân được xác định như thế nào? Căn cứ vào yếu tố nào để xác định mức độ bền vững của hạt nhân? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu về phản ứng hạt III. Phản ứng hạt nhân nhân 1. Định nghĩa và đặc tính GV: Yêu cầu HS đọc Sgk và cho biết như Phản ứng hạt nhân là quá trình các
  2. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí thế nào là phản ứng hạt nhân hạt nhân tương tác với nhau và biến HS: Là quá trình các hạt nhân tương tác đổi thành các hạt nhân khác. với nhau và biến đổi thành hạt nhân khác. a. Phản ứng hạt nhân tự phát Là quá trình tự phân rã của một hạt GV: Phản ứng hạt nhân chia làm 2 loại: nhân không bền vững thành các hạt nhân khác. - Phản ứng hạt nhân tự phát VD: Quá trình phóng xạ - Phản ứng hạt nhân kích thích b. Phản ứng hạt nhân kích thích *Quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác. VD: Phản ứng phân hạch; phản ứng nhiệt hạch *Đặc tính của phản ứng hạt nhân: - Biến đổi các hạt nhân. - Biến đổi các nguyên tố. GV: Yêu cầu HS tìm hiểu các đặc tính của - Không bảo toàn khối lượng nghỉ. phản ứng hạt nhân dựa vào bảng 36.1/sgk/184 2. Các định luật bảo toàn trong HS: Dựa vào bảng 36.1, so sánh các phản phản ứng hạt nhân ứng hoá học để nêu rõ các đặc tính của phản ứng hạt nhân. a. Bảo toàn điện tích. GV: Yêu cầu HS đọc Sgk và nêu các định b. Bảo toàn số nuclôn (bảo toàn số luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân. A). Ví dụ: Xét phản ứng hạt nhân: c. Bảo toàn năng lượng toàn phần. A1 A2 A3 d. Bảo toàn động lượng. Z1 A Z2 B Z3 X  AZ4 Y 4 Ví dụ: HS: Nêu các định luật bảo toàn trong phản Xét phản ứng hạt nhân: ứng hạt nhân: A1 A2 A3 - Bảo toàn điện tích: Z1 A Z2 B Z3 X  AZ4 Y 4 Z1 + Z2 = Z3 + Z4 - Bảo toàn điện tích: (Các Z có thể âm) Z1 + Z2 = Z3 + Z4 - Bảo toàn số khối A: - Bảo toàn số khối A: A1 + A2 = A3 + A4 A1 + A2 = A3 + A4
  3. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí (Các A luôn không âm) * Chú ý: Số hạt nơtrôn (A – Z) không bảo toàn trong phản ứng hạt nhân. - Lưu ý: Không có định luật bảo toàn khối lượng nghỉ mà chỉ có bảo toàn năng lượng 3. Năng lượng phản ứng hạt nhân toàn phần trong phản ứng hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có thể toả năng GV: Muốn thực hiện một phản ứng hạt lượng hoặc thu năng lượng. nhân thu năng lượng chúng ta cần làm gì? W = (mtrước - msau)c2 HS: Phải cung cấp cho hệ một năng lượng + Nếu mtrước > msau thì W > 0 đủ lớn. phản ứng toả năng lượng: - Nếu mtrước < msau thì W < 0  phản ứng thu năng lượng: 3. Vận dụng Bài tập: Cho các phản ứng hạt nhân: 5 10 B  X    48 Be 11 23 Na  p  X 10 20 Ne a/ Hãy viết đầy đủ các phản ứng đó? b/ Phản ứng nào thu năng lượng, phản ứng nào toả năng lượng? Tính năng lượng thu vào hoặc toả ra đó? Cho biết: mNa = 22,983743u mp = 1,007276u mHe = 4,001506u mNe = 19,986950u 1u = 931MeV/c2 GV: Hướng dẫn HS giải bài tập. 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà. - GV: + Hệ thống lại nội dung bài học, khắc sâu nội dung chính của bài. + Giao nhiệm vụ về nàh cho HS: CH 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10/sgk/186, 187 - HS: Ghi chép yêu cầu của GV, chuẩn bị cho bài sau: "Bài tập".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2